BÁO CÁO
Xây dựng giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách, tài chính hỗ trợ doanh
nghiệp nghiên cứu làm chủ công nghệ nhập khẩu
Mục tiêu:
− Phát hiện những vướng mắc còn tồn tại về môi trường pháp lý và cơ chế chính
sách về đổi mới công nghệ; và đề xuất ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ;
− Xây dựng cơ chế thủ tục tài chính phù hợp, khắc phục những rào cản của thủ tục
tài chính hiện có ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ doanh nghiệp.
− Xây dựng quy trình, mẫu biểu, cách thức triển khai phù hợp với hoạt động của
doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai Đề án.
Nội dung thực hiện:
− Chương trình cải tiến thủ tục, quy trình quản lý hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới
công nghệ.
− Chương trình xây dựng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi
mới công nghệ; khai thác thương mại tài sản trí tuệ và kết quả nghiên cứu khoa học
được tạo ra từ kinh phí nhà nước.
− Xây dựng chính sách công nghệ hỗ trợ phát triển công nghệ 04 ngành công
nghiệp trọng yếu của thành phố.
− Tổ chức phổ biến thực thi Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và hệ
thống văn bản hướng dẫn phục vụ đổi mới công nghệ;
− Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình ươm tạo công nghệ
và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ mới.
Tổ chức thực hiện:
Đổi mới môi trường pháp lý:
− Rà soát và xác định những điểm không còn phù hợp với thực tế của hoạt động
đổi mới công nghệ trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
− Duy trì thường xuyên hoạt động đối thoại với các doanh nghiệp để tăng cường
công tác thông tin, truyền thông đầy đủ, kịp thời về các chính sách tài chính cho đổi mới
công nghệ.
Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính nhằm tăng nguồn tài chính ngoài ngân
sách nhà nước cho nhiệm vụ đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo động
lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động đổi mới chuyển giao công nghệ:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm
nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các biện pháp hỗ trợ bằng các sản phẩm tín
dụng, tư vấn công nghệ, hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ…
- Khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư cho KH&CN để thực hiện ứng dụng kết
quả nghiên cứu phục vụ đổi mới công nghệ và sản phẩm, doanh nghiệp được khấu hao
nhanh đối với tài sản thiết bị máy móc, được vay vốn với lãi suất ưu đãi Quỹ phát triển
KH&CN thành phố; phát triển các dịch vụ tài chính.
- Tăng cường hợp tác quốc tế cho phát triển đổi mới công nghệ; khai thác nguồn
vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác
nghiên cứu đổi mới công nghệ, sản xuất sạch hơn, chương trình tiết kiệm năng lượng,
cung cấp chuyên gia tư vấn theo yêu cầu…
- Hỗ trợ đăng ký bằng sáng chế, giải pháp hữu ích do doanh nghiệp tạo ra và hỗ trợ
doanh nghiệp tiếp nhận kết quả nghiên cứu khoa học được tạo ra từ kinh phí nhà nước.
- Xây dựng kênh thông tin thu nhận những phản ánh của doanh nghiệp về hiệu quả
thực thi các cơ chế chính sách nhằm phân tích, tổng hợp và kiến nghị Nhà nước bổ sung
điều chỉnh.
- Nghiên cứu đề xuất thành lập Quỹ Đầu tư đổi mới công nghệ vận hành đồng bộ
với Quỹ Hỗ trợ phát triển KH&CN hiện có.
Các chương trình thành phần đề xuất thực hiện nhằm nâng cao năng lực
nghhiên cứu, giải mã và làm chủ công nghệ
1. Chương trình nâng cao năng lực tiếp thu, giải mã công nghệ nước ngoài
Mục tiêu:
Đáp ứng 100% đơn hàng nghiên cứu, giải mã công nghệ từ các doanh nghiệp
sản xuất và từ các doanh nghiệp chế tạo máy, …
Đến năm 2010, có ít nhất 50 sản phẩm thiết bị, dây chuyền sản xuất được chế
tạo từ các doanh nghiệp chế tạo máy.
Định hướng, tổ chức nghiên cứu và chuyển giao các dự án nghiên cứu P (sản
xuất thử) đến doanh nghiệp.
Nội dung thực hiện:
Giúp các đơn vị sản suất có bộ phận nghiên cứu, kỹ thuật có năng lực cải tiến,
sửa chữa, vận hành, nâng cấp các thiết bị đang sử dụng.
-
Có khả năng chế tạo các thiết bị phụ trợ.
-
Có khả năng chế tạo thiết bị mới.
Đối với các doanh nghiệp chế tạo máy: có khả năng nắm bắt được công nghệ
sản xuất các thiết bị mới cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tổ chức thực hiện:
Điều tra, thu thập liên tục nhu cầu nghiên cứu cải tiến, giải mã, tìm kiếm thiết
kế mới của 2 nhóm doanh nghiệp sản xuất và chế tạo thiết bị
Đấu thầu nghiên cứu, giải mã công nghệ; hoặc chuyển giao những kết quả
nghiên cứu cho doanh nghiệp.
Những nội dung yêu cầu của doanh nghiệp sẽ được triển khai trong chương
trình công nghiệp, tự động hóa của Phòng Quản lý khoa học với ngân sách khoa học
hàng năm.
Xây dựng một kênh giao tiếp từ hiệu quả thông tin với doanh nghiệp khi phát
sinh nhu cầu.
-
Giới thiệu tham gia các Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong nước.
-
Các hoạt động được triển khai thường xuyên hàng năm.
2. Chuyển giao công nghệ, tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập khẩu
Mục tiêu:
Thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; tăng nhanh số
lượng các giao dịch mua bán công nghệ, phấn đấu mức tăng trưởng giá trị giao dịch
mua bán công nghệ đạt bình quân 15% mỗi năm và hỗ trợ chuyển giao công nghệ kỹ
thuật cao.
Nội dung thực hiện: Tập trung vào 3 nhóm giải pháp:
− Nhóm giải pháp kích cầu công nghệ, gồm: xây dựng môi trường kinh doanh
mang tính cạnh tranh thúc đẩy đổi mới công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy đổi
mới công nghệ; phát triển nhu cầu công nghệ trong 04 lĩnh vực ưu tiên.
− Nhóm giải pháp thúc đẩy cung công nghệ, gồm: phát triển nguồn cung công nghệ
trong nước; tăng cường hợp tác công nghệ với nước ngoài; tăng cường cung cấp các kỹ
thuật tiến bộ.
− Nhóm giải pháp phát triển các loại hình dịch vụ, xúc tiến mua bán công nghệ
thông qua chương trình trình diễn công nghệ; phát triển các dịch vụ tư vấn, giám định,
thẩm định, đánh giá công nghệ; phát triển dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch
vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán công nghệ.
Hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, tiếp thu và làm chủ công nghệ
nước ngoài.
Mục tiêu:
− Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí tư vấn lựa chọn công nghệ, patent, phí license
công nghệ (công nghệ nguồn, công nghệ cao), nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao
công nghệ đối với các doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư triển khai.
− Phấn đấu đến năm 2010, hỗ trợ tư vấn, lựa chọn và chuyển giao được 10 công
nghệ nguồn/công nghệ cao cho thành phố.
Nội dung chuyển giao công nghệ được xác định bao gồm một hoặc một số hoặc
toàn bộ các nội dung sau:
− Nội dung công nghệ thuộc hoặc gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp được
phép chuyển giao và đang trong thời gian được pháp luật VN bảo hộ.
− Các bí quyết công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp
kỹ thuật, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật, phần mềm,..... có kèm hoặc không kềm
theo máy móc thiết bị.
− Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ
− Hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao, tư vấn quản lý
kinh doanh; đào tạo, huấn luyện chuyên môn,
− Cấp phép đặc quyền kinh doanh và thời hạn sử dụng
Tổ chức thực hiện:
− Nghiên cứu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp thành phố, nhu cầu
chiến lược của các doanh nghiệp lớn, tổng công ty trong năm 2008.
− Tìm kiếm các nguồn cung ứng công nghệ từ các nước phát triển và từ Hàn Quốc,
CHLB Nga, .......
− Tổ chức đàm phán và chuyển giao.
3. Chương trình tiêu chuẩn hóa sản phẩm công nghệ, hệ thống kiểm định chất
lượng và đăng ký sở hữu trí tuệ
Mục tiêu:
- Phấn đấu 100% các thiết bị chế tạo được hỗ trợ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
các cấp quốc gia, xuất khẩu (EU, JIS,…)
- Đạt 100% tư vấn sở hữu trí tuệ cho hai nhóm doanh nghiệp chế tạo máy và doanh
nghiệp sản xuất.
Nội dung thực hiện:
- Tổ chức các công ty tư vấn trong và ngoài nước tư vấn quy trình thực hiện tiêu
chuẩn sản phẩm xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi
lâu dài về tài sản sở hữu trí tuệ.
Tổ chức thực hiện:
- Xây dựng cơ chế tiếp nhận, thông tin đến các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp
chế tạo máy
- Hội thảo giới thiệu đề án với các doanh nghiệp, các nhà tư vấn.
- Xác lập định kỳ các nhu cầu về xây dựng tiêu chuẩn, sở hữu trí tuệ của các doanh
nghiệp làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tư vấn.
- Đấu thầu đơn vị tư vấn
- Đấu thầu chọn đơn vị công nhận hợp chuẩn.
- Triển khai các hợp đồng tư vấn
Hình 1: Quy trình hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm công nghệ
Các đơn vị
truyền thông
Các doanh
nghiệp
Các nhà
khoa học
Cung cấp thông tin và
hướng dẫn thủ tục
Các đơn vị đăng ký nhu
cầu hỗ trợ
Văn phòng dự
án tiếp nhận nhu cầu
Tổ chức nghiên cứu
/triển khai giải pháp quản lý,
xây dựng quy trình và thủ
tục phù hợp
Theo quy trình
của Sở KH&CN
Đưa kết quả vào áp
dụng tại doanh nghiệp
Đánh giá kết quả
Chủ nhiệm Văn
phòng dự án
4. Chương trình đào tạo đội ngũ kỹ thuật, R&D, nâng cao năng suất – chất
lượng cho các doanh nghiệp
Mục tiêu:
− Đến năm 2010 và những năm tiếp theo, trên 50% doanh nghiệp trong bốn ngành
công nghiệp trọng yếu được đào tạo, tập huấn các kiến thức quản lý sản xuất, năng lực
nghiên cứu R&D, năng lực thiết kế, chế tạo, làm chủ công nghệ, sở hữu trí tuệ…
Nội dung đào tạo (ngắn hạn dưới 1 tháng và dài hạn từ 3 đến 6 tháng):
− Các lớp đào tạo về quản lý sản xuất, các phương pháp quản lý hiện đại.
− Các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghiên cứu và thiết kế
− Các khoá học về kỹ năng mua bán công nghệ
− Các khoá học về năng suất-chất lượng, các tiêu chuẩn sản xuất
− Đào tạo kỹ năng tổ chức, thương lượng và soạn thảo hợp đồng chuyển giao công
nghệ…
Các nội dung đào tạo trên không trùng lắp với nội dung đào tạo của các chương
trình khác trong Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp – phát triển công nghiệp
hiệu quả cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010 và bám sát yêu cầu cụ thể
của các doanh nghiệp theo từng giai đoạn và tình hình thực tế.
Phương pháp đánh giá:
− Căn cứ vào nhu cầu từ doanh nghiệp và kết quả tư vấn.
− Xây dựng tiêu chí chọn thầu.
− Đánh giá của học viên về chất lượng giảng dạy.
− Khảo sát thường niên kết quả ứng dụng kiến thức đào tạo
Hình 2: Quy trình đào tạo đào tạo đội ngũ kỹ thuật và R&D
Các nhóm
khảo sát
Ban chỉ đạo
đề án phê
duyệt
Đấu thầu
các gói đào tạo
chuyên đề
Các giảng
viên tham gia
đào tạo
Xác định nhu cầu
đào tạo của doanh
nghiệp
Phân loại các
chương trình đào tạo
Xây dựng chương
trình đào tạo/huấn
luyện chuyên sâu
Cán bộ quản lý, kỹ
thuật, nghiên cứu…
tham gia huấn luyện
Doanh nghiệp
xây dựng kế hoạch cử
người tham gia
Kiểm tra, đánh giá
hiệu quả đào tạo
Tham gia nghiên
cứu, ứng dụng kết quả
học tập
Đánh giá hiệu
quả học tập/phản hồi
với Văn phòng điều
hành dự án