Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tư tưởng triết học chính trị của jean jacques rousseau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.77 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐAM

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍ NH TRI ̣
CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐAM

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍ NH TRI ̣
CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẢO NGUYÊN

Hà Nội – 2011


2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 4
Chƣơng 1 ...............................................................................................
............................................................................................................ 10
NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƢ
TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA J.J.ROUSSEAU ................
............................................................................................................ 10
1.1. Điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau ..... 10
1.1.1. Tình hình nước Pháp thế kỷ XVIII ..................................................................... 10
1.1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học chính trị J.J.Rousseau ................... 14
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển triết học chính trị J.J.Rousseau .......................... 28
1.2.1. Những nhận thức ban đầ u về xã hội .................................................................. 28
1.2.2. Thời kỳ khẳng định của triết học chính trị J.J.Rousseau ................................... 32

Chƣơng 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
J.J.ROUSSEAU………………………………………………………….43
2.1. Quan niệm về Tự do , bình đẳng – quyền con người trong triết học chính trị của
J.J.Rousseau ..................................................................................................................... 45
2.1.1. Về luật tự nhiên và quyền tự nhiên .................................................................... 45
2.1.2. Tự do, bình đẳng trong xã hội dân sự ................................................................ 49
2.1.3. Nguồn gốc của bất bình đẳng và giải pháp khắ c phục ...................................... 53
2.2. Quan niệm về thể chế chính trị ................................................................................. 63
2.2.1. Quan niệm về thống nhất quyền lực nhà nước và những ý tưởng về nhà nước
của dân, do dân, vì dân ................................................................................................ 63
2.2.2 Triết lý kiến tạo mẫu người công dân tự do cho xã hội dân chủ lý tưởng trong
“Émily hay là về giáo dục” ......................................................................................... 79
2.3. Giá trị của tư tưởng triết học chính trị J .J.Rousseau và khả năng vâ ̣n du ̣ng ở Viê ̣t

Nam hiê ̣n nay ................................................................................................................... 88

KẾT LUẬN………………………………………………………………98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………..103

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Jean Jacques Rousseau là đa ̣i biể u cấ p tiế n thuô ̣c thế hê ̣ thứ hai của
Phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông đươ ̣c biế t đế n không chỉ là nhà
triế t ho ̣c mà còn là nhà văn , nhà chính trị học , nhà giáo dục học lỗi lạc . Sự
phân tích triế t ho ̣c những vấ n đề chính tri ̣chiế m phầ n lớn

trong di sản tinh

thầ n mà ông để la ̣i cho hâ ̣u thế .
Với tư cách là nhà triết học, nhà chính trị học, J.J.Rousseau có những
tư tưởng, những quan niệm độc đáo , sâu sắ c về dân chủ, về tự do, bình đẳng;
về nguồn gốc, bản chất của nhà nước, pháp luật; về quyền lực tối thượng
thuộc về nhân dân; những ý tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân, cũng
như tư tưởng về xây dựng mẫu người công dân lý tưởng … những tư tưởng đó
không chỉ góp phần làm nên thắng lợi của Đại Cách mạng Pháp 1789, mà còn
ảnh hưởng tới nhiều cuộc cách mạng và nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới,
trong đó có C.Marx, F.Engels, V.I.Lenin. Tư tưởng của ông về tự do , bình
đẳ ng đã trở thành mô ̣t nô ̣i dung cơ bản của

Tuyên ngôn nhân quyề n và dân


quyề n Pháp năm 1791. Ngày nay những tư tưởng chính trị của ông vẫn còn
nguyên giá tri.̣
Ở Việt Nam, từ những năm đầ u của thế kỷ

XX, tư tưởng của

J.J.Rousseau, mà đặc biệt là tư tưởng triết học chính trị của ông trong các Tân
văn, Tân thư cũng như các tư liê ̣u sách báo du
các nhà yêu nước Việt Nam tiếp nhận

nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam đã đươ ̣c

và kế thừa . Sau thắ ng lơ ̣ i của Cách

mạng tháng T ám, dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam và Chủ tich
̣
Hồ Chí Minh, nhân dân Viê ̣t Nam bắ t đầ u xây dựng nước Viê ̣t Nam dân chủ
cô ̣ng hòa, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầ u tiên ở Đông Nam Á . Dù
không trực tiế p khẳ ng đinh
̣ khái niê ̣m , song tư tưởng tự do , bình đẳng, dân

4


chủ và tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyề n xã hội chủ ng hĩa của dân, do
dân và vì dân đã đươ ̣c khẳ ng đinh
̣ trong “ Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 và
trong bản Hiế n Pháp năm1946.
Bước vào thời kỳ đổi mới , tại Đa ̣i hô ̣i VII Đảng ta khẳ ng đinh:
̣ “tiế p

tục cải cách bộ máy nhà nước theo ph ương hướng: nhà nước thực sự của dân ,
do dân và vì dân . Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật , dưới sự lañ h đa ̣o
của Đảng”. Đế n Đa ̣i hô ̣i VIII , khái niệm “nhà nước pháp quyền” chính thức
đươ ̣c đưa ra trong văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i

Đảng. Sau Đa ̣i hô ̣i IX , quan điể m nhà

nước pháp quyề n chính thức đươ ̣c thể chế hóa ta ̣i điề u 2 của Hiến pháp 1992
(sửa đổ i , bổ sung năm 2001): “nhà nước cô ̣ng hòa xã hội chủ nghiã Viê ̣t Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ a của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tấ t cả quyề n lực nhà nước thuô ̣c về nhân dân…

quyề n lực nhà nước là

thố ng nhấ t , có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong
viê ̣c thực hiê ̣n quyề n lâ ̣p pháp , hành pháp và tư pháp”. Đa ̣i hô ̣i X mô ̣t lầ n nữa
khẳ ng đinh:
̣ “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa . Cầ n xây
dựng cơ chế vâ ̣n hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà
nước đề u thuô ̣c về nhân dân . Quyề n lực nhà nước là thố ng nhấ t , có sự phân
công, phố i hơ ̣p giữa các cơ quan trong viê ̣c thực hiê ̣n quyề n lâ ̣p pháp

, hành

pháp và tư pháp”[16, 45]. Trên tinh thầ n đó, Đa ̣i hô ̣i XI vừa qua tiế p tu ̣c khẳ ng
đinh
̣ đẩ y ma ̣nh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViê ̣t Nam.
Tư tưởng về “Nhà nước pháp quyề n” là sự tiế p nố i tinh hoa t ư tưởng
của các thời đại. Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta
cầ n nghiên cứu triế t ho ̣c Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những tư

tưởng cận hiê ̣n đa ̣i và đương đa ̣i khác, trong đó tư tưởng triế t ho ̣c chiń h tri ̣của
J.J.Rousseau chiế m mô ̣t vi ̣trí quan tro ̣ng . Chính vì lý do đó mà chúng tôi
chọn đề tài “Tư tưởng Triết học chính trị của Jean Jacques Rousseau” làm đề
tài luận văn tha ̣c si ̃ của mình.

5


2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta, việc nghiên cứu về triết học của J.J.Rouseau nói chung và tư
tưởng triết học chính trị của ông nói riêng còn khá ít do nhiều lý do chủ quan
và khách quan khác nhau. Tư tưởng của J.J.Rousseau chủ yếu được nghiên
cứu từ góc độ văn học, lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng chính trị.
Từ góc độ văn học , có cuốn “Giăng Giắc Rút xô” của tác giả Phùng
Văn Tửu được xuất bản năm 1978. Tiế p đế n là cuốn “Văn học phương Tây
thế kỷ XVIII” của tác giả Phùng văn Tửu và Đỗ Ngoạn ra mắt độc giả năm
1983. Đã khái quát cuộc đời sự nghiệp của J.J.Rousseau cũng như những tư
tưởng cơ bản của ông.
Từ góc độ lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng chính trị , nghiên cứu về tư
tưởng của J.J.Rousseau có cuốn “Lịch sử triết học” do GS. Nguyễn Hữu Vui
chủ biên, công trình này đã giới thiệu một cách khái quát về thân thế, sự
nghiệp của J.J.Rousseau, phân tích thế giới quan của ông trong các vấn đề xã
hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho tái bản năm 1998; công trình
“106 Nhà thông thái” do P.S.Taranốp biên sọan (Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu
đính), đã trình bày một cách vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp và học thuyết
chính trị của J.J.Rousseau; cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế
giới”, là công trình do nhiều học giả nổi tiếng của Liên Bang Nga biên soạn
đã được đông đảo độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao được dịch giả
Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch sang tiếng Việt đây là cuốn sách
đã giới thiệu khái quát lịch sử và nội dung cơ bản nhất các học thuyết chính

trị của nhân loại từ cổ đại đến hiện đại, trong đó tư tưởng chính trị của
J.J.Rousseau cũng đã được nêu lên một cách khái quát.
Cùng với hướng nghiên cứu trên, những tác phẩm tiêu biểu của
J.J.Rousseau đã được dịch ra tiếng Việt được đông đảo độc giả Việt Nam đón
nhận như tiểu thuyết “Juyli” của J.J.Rousseau do Hướng Minh dịch ra tiếng

6


việt đã ra mắt độc giả năm 1982. Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, đươ ̣c
coi là tác phẩ m quan tro ̣ng nhấ t của nhà tư tưởng kh ai sáng J .J.Rousseau, có
ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình cách mạng dân chủ tư sản Pháp thế kỷ
XVIII, những tư tưởng của tác phẩ m còn có ý nghiã to lớn và sức ảnh hưởng
cho đế n tâ ̣n ngày nay. Tác phẩm do Hoàng Thanh Đạm dịch và giới thiệu tóm
tắt nội dung cơ bản cũng như những nhâ ̣n xét đánh giá của ông về

tác phẩm,

được nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản lần đầu năm 1992. Gần
đây nhất là tác phẩm “Emile hay là về giáo dục” do Lê Hồng Sâm, Trần Quốc
Dương dịch và nhà xuất bản Tri thức phát hành (tháng 6/2008), nhà văn Bùi
Nam Sơn cũng đã viết bài giới thiệu về tác phẩm này. Cùng với những tác
phẩm của J.J.Rousseau được dịch ra tiếng Việt thì trong tác phẩm “Triết học
chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”
(năm 2006), Tiến sĩ Lê Tuấn Huy cũng đã đưa ra những nhận xét, so sánh
triết học chính trị của J.J.Rousseau với triết học chính trị của Montesquieu và
những nhận định về vị trí, vai trò triết học chính trị của hai ông trong dòng
chảy của triết học chính trị nhân loại nói riêng và cách mạng thế giới nói
chung. Tác giả Phạm Thế Lực đã phân tích nội dung cơ bản của tác phẩm
“Khế ước xã hội” trong bài viết “Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác

phẩm Khế ước xã hội của J.J.Rousseau” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội
(số 8/2007)…
Mặc dù khó có thể phân biệt một cách rõ ràng về các cách tiếp cận, có
thể nói các nghiên cứu này xem xét chủ yếu từ góc độ khoa học chính trị- pháp
lý, và triết học xã hội. Trong đó đã trình bày tư tưởng của ông về các hình thức
tổ chức nhà nước. Nhiều tác phẩm chỉ đề cập đến các kết luận lý thuyết của ông
một cách gián tiếp. Việc nghiên cứu sâu hơn các xuất phát điểm cũng như lập
luận căn bản của ông về bản chất chính trị trong mỗi cá nhân, cũng như thể chế
lý tưởng phù hợp với bản chất đó vẫn còn ít được đề cập.

7


Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, ở những phương diện khác
nhau, đều có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu trào lưu tư tưởng
Khai sáng nói chung và triết học chính trị nói riêng. Dựa trên những nguồn tài
liệu của lịch sử triết học, kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả đã
được công bố, chúng tôi cố gắng nghiên cứu để trình bày có hệ thống tư
tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau trong luâ ̣n văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của đề tài nghiên cứu:
Luận văn làm rõ mô ̣t số nội dung cơ bản của triết học chính trị của
J.J.Rousseau từ đó phân tích những mặt tích cực và hạn chế cũng như vai trò
và ảnh hưởng của nó.
* Các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục đích trên là:
1. Phân tích những điều kiện kinh tế- xã hội và các tư tưởng có ảnh
hưởng đến triết học chính trị của J.J.Rousseau.
2. Phân tích những tư tưởng triết học chính trị của J.J.Rousseau như
quan niê ̣m về tự do, bình đẳng, về nhà nước pháp quyền…
3. Đưa ra một số nhận định, đánh giá về những giá trị tư tưởng của

J.J.Rousseau cùng những khả năng vận dụng trong viê ̣c xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam hiê ̣n nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu triế t ho ̣c chiń h tri ̣của J.J.Rousseau trong các tác phẩ m của
ông đã đươ ̣c dịch ra tiếng Việt như tác phẩm

“Juyli”, “Bàn về khế ước xã

hội”, “Émile hay là về giáo dục” cùng những tư tưởng của ông đã được đề
cập đến trong một số công trình nghiên cứu khác có liên quan, gắn với thực
tiễn Việt Nam.

8


5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, bằng việc xem xét
sự vật trong tính lịch sử-cụ thể, trong tính hệ thống với cấu trúc nhiều thành
tố, cùng những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin trong nghiên cứu lịch sử
tư tưởng.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích- tổng
hợp, so sánh, khái quát hoá, đặc biệt là phương pháp logic- lịch sử
6. Cái mới của luận văn
Luận văn góp phần khái quát những nội dung cơ bản của triết học chính
trị J.J.Rousseau.
Từ đó luận văn đánh giá và nêu ra những giá trị của triết học chính trị

của J.J.Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Những kết quả đạt được trong luận văn là bổ sung cho quá trình nghiên
cứu triết học chính trị và các ngành khoa học khác trong phạm vi có liên
quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục. Luận văn
chia làm 2 chương và 5 tiết.

9


Chƣơng 1
NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA J.J.ROUSSEAU
1.1. Điều kiện và tiền đề cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học chính trị
của J.J.Rousseau
1.1.1. Tình hình nước Pháp thế kỷ XVIII
Tư tưởng triế t ho ̣c của Jean Jacques Rousseau ra đời ở Châu Âu thế kỷ
XVIII, là sự phản ánh hiện thực xã hội Châu Âu trong thời đa ̣i của các cuô ̣c
cách mạng tư sản

nhằ m xác lập phương thức sản xuấ t

tư bản chủ nghĩa .

Những mầ m mố ng của phương thức sản xuấ t tư bản chủ nghiã đã hình thành
ngay trong lòng xã hội Phong kiến. Với sự phát triể n ma ̣nh mẽ của lực lươ ̣ng
sản xuất mà biểu hi ện trước hết là ở việc sử dụng kỹ thuật in và máy in, tiếp

sau đó là nghề dệt, luyện kim bùng nổ, công nghệ cũng theo đó mà phát triển.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự xác lập quan hê ̣ sản xuất
mới – quan hê ̣ sản xuất tư bản chủ nghĩa . Bên ca ̣nh đó , sự giao lưu kinh tế
giữa các nước đã hình thành các trung tâm kinh tế thương ma ̣i

, sự mở rô ̣ng

giao lưu trao đổ i hàng hóa, góp phần phá vỡ các quan hệ phong kiến chật hẹp,
biể u hiê ̣n của nề n kinh tế tự cung tự cấ p . Từ sự giao lưu về kinh tế kéo theo
sự giao lưu về văn hóa tư tưởng giữa các nước cũng ngày càng ma ̣nh mẽ . Hơn
nữa, những phát hiện địa lý đã đem lại một không gian thương mại mới cho
các nước Châu Âu trên phạm vi toàn thế giới, khiến cho sự thông thương
được tăng cường, tạo điều kiện phát triển hơn nữa nền sản xuất theo hướng tư
bản chủ nghĩa.
Từ thế kỷ XV , XVI và XVII , khi chủ nghiã tư bản đã đi từ những giai
đoa ̣n tić h lũy nguyên thủy đầ u tiên đế n sự dầ n dầ n hiǹ h thành và bước hẳ n lên
vũ đài lịch sử với Hà Lan (1579) và nước Anh (1642- 1688), thì đến thế kỷ

10


XVIII, trung tâm những cuô ̣c đấ u tranh của giai cấ p tư sản chố ng la ̣i những
giai cấ p và tầ ng lớp đă ̣c quyề n đă ̣c lơ ̣i đã chuyể n sang nước Pháp . Đây chính
là thời kỳ mà Engels đã nhắ c tới, thời kỳ “nước Pháp đã đâ ̣p tan chế đô ̣ phong
kiế n và thiế t lâ ̣p nề n thố ng tri ̣thuầ n túy của giai cấ p tư sản dưới mô ̣t da ̣ng cổ
điể n mà không mô ̣t nước nào ở châu Âu đa ̣t đươ ̣c” [32, 384].
Về kinh tế, bước vào thế kỷ XVIII , nước Pháp là nước phát triể n thứ hai ở
châu Âu, chỉ sau nước Anh, nhưng vẫn là nước nông nghiê ̣p với hơn 90% dân
số là nông dân . Hơn nữa , Pháp lại là nước có nền nông nghiệp lạc hậu hơn
nhiề u so với nước Anh . Trong khi, Hà Lan và Anh đang vững bước trên con

đường phát triể n tư bản chủ

nghĩa với tư tưởng của giai cấp tư sản đã trở

thành tư tưởng thống trị thì nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu
dưới sự cai tri ̣của các triề u đa ̣i quân chủ chuyên chế .
Về mặt chính trị , kể từ khi vua Louis XI á p du ̣ng những biê ̣n pháp để tâ ̣p
trung quyề n lực , thố ng nhấ t quố c gia, nước Pháp phải chiụ tấ t cả những quyề n
hành độc đoán , chuyên chế . Nế u như trong thế kỷ XIV , XV và XVI , ở Pháp
tồ n ta ̣i mô ̣t loa ̣i nghi ̣viê ̣n go ̣i là Estates

General, bao gồ m các đa ̣i biể u của

giới tăng lữ, quý tộc và thường dân, thì dưới triều Louis XV (1710- 1774), nhà
vua đã nắ m tro ̣n cả quyề n ban hành luâ ̣t pháp và quyề n hành xử tố i cao , hoàn
toàn đứng trên pháp luật . Khi đó người Pháp cai tri ̣quố c gia miǹ h bằ ng mô ̣t
bô ̣ máy quan liêu càng ngày càng phiǹ h to do sự mua quan bán chức vố n đươ ̣c
thừa nhâ ̣n từ thời vua Louis XI . Dù đã thống nhất từ lâu , nước Pháp trước
1789 vẫn tồ n ta ̣i những pha ̣m vi t ài phán riêng biệt của 13 pháp viện tối cao ở
mỗi vùng tương ứng . Lại còn tồn tại thêm một hệ thống đốc quan , đươ ̣c nhà
vua sử du ̣ng như mô ̣t công cu ̣ kim
̀ chế sức ma ̣nh của giới qu ý tộc và áp bức
người dân [ xem 26].
Về phương diê ̣n xã hội , nước Pháp thế kỷ XVIII chia thành ba đẳ ng cấ p
phi lý và bảo thủ : Đẳng cấp thứ nhất , bao gồ m tăng lữ và giáo hô ̣i Cơ đố c có

11


thế lực rấ t lớn về chin

́ h tri,̣ nắ m trong tay 20% ruô ̣ng đấ t và là chỗ dựa của chế
đô ̣ phong kiế n . Đẳng cấp thứ hai, quý tộc chỉ gồm chừng hai mươi vạn người ,
nhưng la ̣i chiế m khoảng 30% đấ t đai canh tác của cả nước . Hai đẳ ng cấ p này
nắ m phầ n lớn tư liê ̣u sản xuấ t chủ yế u trong xã hội, họ càng ngày càng trở nên
thố i nát , lười biế ng, ăn chơi, số ng nhờ bổ ng lô ̣c triề u đình và bóc lô ̣t tô tức .
Đẳng cấp thứ ba , bao gồ m các tầ ng lớp xã hô ̣i còn la ̣i như tư sản

, thơ ̣ thủ

công, nông dân, dân nghèo thành thi ̣, trí thức…là đẳng cấp chiế m đa số trong
xã hội, nhưng la ̣i không có bấ t kỳ mô ̣t điạ vi ̣chính tri ̣ - xã hội nào , họ bị hai
đẳ ng cấ p trên bóc lô ̣t về kinh tế và áp bức về chính tri ̣ , trong số đó , tình cảnh
của người nông dân là bi đát nhất. Chính sự phi lý và bảo thủ đó , dẫn đế n mâu
thuẫn xã hội ngày càng diễn ra gay gắ t giữa mô ̣t bên là đẳ ng cấ p thứ nhấ t cấ u
kế t với đẳ ng cấ p thứ hai và mô ̣t bên là đẳ ng cấ p thứ ba - là đẳng cấp chiếm đa
số trong xã hội nhưng có rấ t it́ tư liê ̣u sản xuấ t . Vì thế trong giai đoạn lịch sử
này đẳng cấp bị áp bức không ngừng đấu tranh để tự giải phóng.
Suố t trong thế kỷ XVIII , nước Pháp bi ̣suy yế u vì những cuô ̣c chiế n tranh
xảy ra liên miên như chiến tr anh với Anh vì tranh chấ p thuô ̣c điạ và ưu quyề n
trên mă ̣t biể n , chiế n tranh giành quyề n thừa kế ở Tây Ban Nha (1701-1714), ở
Ba Lan (1733-1735), ở Áo (1740-1748). Do đó , tài chính kiệt quệ . Hơn nữa
vua và triề u đin
̀ h la ̣i ăn chơi ph ung phí , để có tiền ăn chơi , triề u điǹ h đã tổ
chức mua quan bán tước và đánh thuế rấ t nă ̣ng . Bao nhiêu nỗi khổ cực đều
trút lên đầu nhân dân lao động . Như vâ ̣y, ngoài hai tầng áp bức trên , đẳ ng cấ p
thứ ba còn trực tiế p là na ̣ n nhân của chiń h thể quân chủ mu ̣c nát . Vì lẽ đó ,
mâu thuẫn nổ ra gay gắ t giữa mô ̣t bên là đẳ ng cấ p quý tô ̣c câu kế t với đẳ ng
cấ p tăng lữ cố duy trì trâ ̣t tự hiê ̣n hành và mô ̣t bên là đẳ ng cấ p thứ ba hướng
tới cách ma ̣ng. Giai cấ p tư sản Pháp thế kỷ XVIII, lực lươ ̣ng dẫn đầ u đẳ ng cấ p
thứ ba, hùng mạnh hơn giai cấp tư sản Đức , lại chưa bộc lộ nhiều khía cạnh

xấ u xa thuô ̣c bản chấ t của giai cấ p tư sản như tư sản Anh trong cùng thời đa ̣i .

12


Do đó, tính chiến đấu của giai cấp tư sản Pháp thời kỳ này mang tính chất trọn
vẹn hơn cả. Đây là giai đoa ̣n lich
̣ sử trong đó quyề n lơ ̣i của giai cấ p tư sản còn
thố ng nhấ t với quyề n lơ ̣i của toàn đẳ ng cấ p thứ ba . Chính trong hoàn cảnh ấ y ,
tiế ng nói của những người đa ̣i diê ̣n chân chính giai cấ p tư sản không chỉ phát
ngôn cho riêng giai cấ p mình mà còn nói lên tâm tư, nguyê ̣n vo ̣ng của toàn thể
nhân dân bi ̣áp bức [ xem 63, 115-116].
Về khoa học và Tôn giá o, thời kỳ này khoa học tự nhiên đã có bước phát
triển mạnh mẽ, đặc biệt là vật lý học. Những nguyên tắc vật lý của Newton,
những định luật toán học của D‟Alembert, những công trình nghiên cứu vật lý
học của Buffon, cũng như việc người ta đem áp dụng những thành tựu đó vào
sản xuất và đời sống thu được những thành tựu khả quan đã làm thay đổi
những quan niệm đương thời. Người ta đã bắt đầu nhận thấy rằng, sự sáng tạo
bắt nguồn từ kinh nghiệm và lý trí chứ không phải xuất phát từ chúa trời.
Những vấn đề khoa học ngày càng được công chúng yêu thích nghiên cứu. Sự
phát triển của khoa học thời kỳ này có tác dụng tích cực trong tiến trình vận
động của xã hội.
Còn Tôn giáo , từng đươ ̣c xem là sức mạnh tinh thần của x

ã hội Pháp

truyề n thố ng. Thì đến thời vua Louis XIV , nhà vua muốn trong nước chỉ có
một tôn giáo duy nhất, Thiên chúa giáo cổ truyền, nên ông đã truất quyền tồn
tại của đạo Tin lành. Vì thế, những người không chịu từ bỏ tôn giáo của mình
đành phải xuất ngoại, còn những người buộc phải ở lại thì trở thành những kẻ

bất mãn, căm thù nhà vua. Sự phát triển của khoa học tự nhiên là một trong
những nguyên nhân dẫn đế n thái độ hoài nghi đối với tôn giáo của người dân .
Các lực lượng tiến bộ xã hội cũng đã bày tỏ thái độ phán kháng đối với Nhà
thờ - thành lũy tinh thần của chế độ Phong kiến. Nếu nhà vua độc tài nhìn thấy
ở nhà thờ một sức mạnh to lớn để cũng cố quyền lực , thì ngược lại, các nhà tư
tưởng Khai sáng xem nhà thờ như một nền chuyên chế tinh thần . Chẳ ng ha ̣n,

13


Holbach (1723-1789), trong quyể n “Cơ đố c giáo bi ̣ kế t án” đã viế t : Tôn giáo
đó là nghê ̣ thuâ ̣t làm đầ n đô ̣n con người với mu ̣c đích đánh la ̣c hướng suy nghi ̃
của họ khỏi tội ác mà những kẻ cầm quyền gây ra cho họ … Vì thế, xung đô ̣t
giữa hai đẳ ng cấ p trên và “đẳ ng cấ p thứ ba” ngày càng gay gắ t . Do điều kiện
đặc thù lịch sử của đất nước, giai cấp tư sản Pháp đã liên minh với nông dân,
công nhân, thợ thủ công cũng như các tầng lớp nhân dân lao động khác trong
cuộc đấu tranh chống lại nền quân chủ, quý tộc và giáo hội phong kiến.
Như vậy, hệ thống chính tri ̣bảo thủ và phản động đã làm gay gắt thêm
những mâu thuẫn trong xã hội Pháp lúc bấy giờ . Không chỉ Giai cấp tư sảntập hợp trong “đẳng cấp thứ ba”- không thể chờ sự ban phát của chính quyền
trung ương mà hầu như tất cả các giai cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ đều
bày tỏ sự phản kháng bằng cách này hay cách khác đối với trật tự hiện tồn

.

Ngay cả giai cấp thống trị, tầng lớp quý tộc cũng bày tỏ sự bất bình trước
những chính sách của nhà nước chuyên chế. Tất cả những mâu thuẫn đó đã
báo hiệu cho một cuộc cách mạng đang đến gần - cuộc cách mạng tư sản.
Tóm lại, cơ sở thực tiễn của triết học J.J.Rousseau nói riêng và phong trào
khai sáng Pháp nói chung là bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội tại nước Pháp
đầu thế kỷ XVIII . Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong

lòng chế độ phong kiến cùng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Pháp lúc bấy giờ
là tác nhân trực tiếp gây nên sự bùng nổ các phong trào đấu tranh do giai cấp
tư sản lañ h đa ̣o trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội . Nước Pháp đã trở thành vũ
đài của các cuộc luận chiến giữa tư tưởng tự do với chủ nghĩa giáo điều và
chủ nghĩa thần quyền. Phong trào Khai sáng Pháp đã ra đời trong xu thế ấy,
trong đó J.J.Rousseau là đại biểu tiêu biểu.
1.1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học chính trị J.J.Rousseau

14


Tư tưởng xã hô ̣i của mô ̣t thời đa ̣i bao giờ cũng phản ánh tồ n ta ̣i xã hội
của thời đại ấy , đồ ng thời nó còn là sự kế thừa , tiế p nố i có phê phán thời đa ̣i
trước. Vì thế, để tìm hiểu tư tưởng triết học của J.J.Rousseau nói chung và
triết học chính trị của ông nói riêng, ngoài cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở
trên, chúng ta không thể không đi tìm nguồn gốc hình thành và phát triển của
nó. Hay nói cách khác là cơ sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng triế t ho ̣c
của J.J.Rousseau.
Trong Chống Đuyrinh Engels viết: “Không có chế độ nô lệ thì không có
quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy La ̣ p, không có chế độ
nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở của nền văn minh
Hy Lạp và đế quốc La Mã, thì không có Châu Âu hiện đại được”. Như vậy có
thể nói xuất phát điểm của triết học Khai sáng Pháp nói chung và triết học
J.J.Rousseau nói riêng trước tiên phải kể đến triết học Hy- La cổ đại.
Các nhà tư tưởng cổ đa ̣i Hy La ̣p đã xác lâ ̣p và sử du ̣ng trong các cuô ̣c
tranh luâ ̣n ho ̣c thuâ ̣t nhiề u tư tưởng và ho ̣c thuyế t chiń h tri ̣
khái niệm mà căn cứ vào đó người

, cùng hàng loạt


ở thời đại sau xác định , đánh giá và tim
̀

hiể u các hiê ̣n tươ ̣ng chin
́ h tri ̣. Nế u trong các vấ n đề triế t ho ̣c nói chung, từ bản
thể luâ ̣n đế n nhâ ̣n thức luâ ̣n

, người Hy La ̣p đã ta ̣o nên sự

phân tuyế n rõ

ràng về thế giới quan và phương pháp luâ ̣n , thì ở các vấn đề triết học chính
trị cũng vậy . Các phạm trù triết học chính trị cơ bản như : tự do , bình đẳng ,
dân chủ hay đô ̣c tài , công bằ ng hay bấ t công , quyề n lực… đươ ̣c đề câ ̣p đế n
như phầ n không thể thiế u trong tranh luâ ̣n triế t ho ̣c , từ thời kỳ sơ khai đế n
thời kỳ Hy La ̣p hóa .
Socrates (470- 399 T.CN), tư tưởng của ông chỉ được biế t đế n qua các tài
liê ̣u là: các tác phẩm của Platon, các tác phẩm của Kxenophonto, những thông
tin đươ ̣c Aristote le thu thâ ̣p và ghi la ̣i . Quan điể m về chiń h tri ̣xã hô ̣i c

ủa

Socrates gắ n với quan niê ̣m về đa ̣o đức của ông. Phản đối nền dân chủ Athens,

15


phản đối cơ cấu Hội nghị công dân bao gồm tất cả các thành phần mà ô ng cho
là thấp kém (nông dân , tiể u thương… ). Điề u này phản ánh mô ̣t chủ trương
nhằ m duy lý hóa nhà nước , trao quyề n điề u hành quố c gia vào tay những

người xứng đáng , có tri thức và năng lực . Có thể nói: “Đa ̣o đức ho ̣c chính trị
của Socrates là kết quả phát triển độc đáo tư tưởng chính trị Hy lạp cổ đại
trước đó và đồ ng thời đã trở thành xuấ t phát điể m cho sự phát triể n tiế p theo
của nó đến các đỉnh cao như triết học chính trị Plato n và khoa ho ̣c chính tri ̣
Aristoteles” [24, 116].
Platon (427- 347 TCN) và Aristotele (384-322 TCN) là những tên tuổi lớn
của thế giới cổ đa ̣i. Các ông đã có những tư tưởng về trình độ cao của sự phát
triể n xã hô ̣i, về hê ̣ thố ng phân loa ị các hình thức tổ chức đời số ng cô ̣ng đồ ng ,
quản lý xã hội. Trong đó , Platon đưa ra và luận giải tư tưởng về sự phát triển
và phân loại các kiểu tổ chức đời sống cộng đồng, quản lý xã hội như sau:
a. Chế đô ̣ quân chủ - sự cầ m quyề n của mô ̣t người
b. Chế đô ̣ quý tô ̣c - sự cầ m quyề n củ a mô ̣t số ít người
c. Chế đô ̣ dân chủ - sự cầ m quyề n của đa số , hay của nhân dân.
Theo Platon, các hình thức nhà nước trên là ngu ngố c , hạn chế, bẩ n thiủ .
Từ đó ông đưa ra mô hình nhà nước “tố t nhấ t” - “Nhà nước lý tưởng ”. Trong
nhà nước lý tư ởng cũng có một số người đ iề u hành nhà nước , giố ng như nhà
nước quân chủ , mô ̣t số it́ hơn . Ông đưa ra tiêu chuẩ n của những ngư ời điều
hành nhà nước là: phải có năng khiếu tự nhiên ; phải được đào tạo lâu dài .
Nguyên lý cơ bản của nhà nước lý tưởng là sự chiń h nghiã . Ông đưa ra sơ đồ
của nhà nước lý tưởng như sau:
Tầng lớp thứ nhất , những người điề u hành - là những người có khả năng
nắ m bắ t đươ ̣c nghê ̣ thuâ ̣t chiń h tri ,̣ là những người hiể u đươ ̣c cái chính nghĩa
và cái thiện, có khả năng thực hiê ̣n chúng, theo Platon, đó là những nhà thông
thái- những nhà triế t ho ̣c . Những người này phải là nh ững người ưu tú , đươ ̣c

16


huấ n luyê ̣n từ nhỏ . Ông chủ trương mô ̣t thế giới cô ̣ng sản dành riêng ch


o

những người đươ ̣c cho ̣n lựa để trở thành lañ h đa ̣ o hoàn hảo . Họ không có tài
sản riêng, số ng và đươ ̣c huấ n luyê ̣n chung theo kiể u t rại lính vì theo Platon đó
là cách duy nhất để những người này trở thành hiền đức

, không tự hào cá

nhân, không ghen tuông , không bi ̣quyế n rũ bởi vâ ̣t chấ t… tầ ng lớp này theo
ông là những nhà cai trị hoặc triết gia.
Tầ ng lớp thứ hai , là những người bảo vệ xã hội khỏi sự tấn công từ bên
ngoài và kể cả từ bên trong nữa , ông go ̣i tầ ng lớp này là tầ ng lớp vê ̣ sĩ , gọi là
vê ̣ quân.
Tầ ng lớp thứ ba , là tầng lớp thấp nhất trong xã hội bao gồm nhữ ng công
dân làm nông dân , thơ ̣ thủ công buôn bán , trao đổ i…. Là những người nặng
về đời số ng nhu ̣c cảm , có trách nhiệm lao đô ̣ng để cung cấ p đồ ăn , vâ ̣t du ̣ng
cho thành bang.
Theo Platon, muố n duy trì mô ̣t xã hô ̣i ổ n đinh
, các tầ ng lớp phải số ng
̣
đúng vi ̣trí của min
̀ h , đă ̣c biê ̣t phải cho ̣n lựa , đào ta ̣o đô ̣i ngũ cầ m quyề n mô ̣t
cách chặt chẽ và có ý thức [xem 58, 117].
Trong triế t ho ̣c chin
́ h tri ̣J .J.Rousseau thời kỳ đầ u , chịu ảnh hưởng của
Platon, ông cho rằ ng với trâ ̣t tự tự nhiên và ha ̣n chế nhu cầ u đế n mức tố i đa để
ngăn chă ̣n tin
̀ h tra ̣ng tha hóa nảy sinh do bấ t câ ̣p giữa phát triể n kinh tế v

à


hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, ở giai đoa ̣n phát triể n tiế p theo, J.J.Rousseau
không dừng la ̣i ở chủ nghiã biǹ h quân mà nhấ n ma ̣nh mu ̣c tiêu chiń h tri ̣của
phát triển kinh tế , đề cao giá trị nhân văn và dân chủ . Nế u Platon chủ trương
xóa bỏ sở hữu tư nhân, thiế t lâ ̣p sở hữu cô ̣ng đồ ng thì J .J.Rousseau không chủ
trương thủ tiêu hoàn toàn sở hữu tư nhân , và nếu Platon nhìn nhận tình trạng
bấ t bin
̀ h đẳ ng , bấ t công từ sự sa đo ̣a của nền dân chủ , thì J.J.Rousseau nhâ ̣n
thấ y nguyên nhân sâu xa của sự bất bình đẳng là từ kinh tế. Đây chiń h là điể m
khác biệt giữa hai nhà tư tưởng ở hai thời đại khác nhau.

17


Tư tưởng chin
́ h tri ̣ - xã hội của Aristotele cũng giống với Platon là xây
dựng ho ̣c thuyế t nhà nước lý tưởng trên n ền tảng quan niệm về bản chất con
người. Aristotele cho rằng, nhà nước chính là chỗ dựa cầ n thiế t cho mỗi cá
nhân trong quá trình hoàn thiê ̣n bản thân và thành tựu ha ̣nh phúc trong đời

.

Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điề u kiê ̣n cho mỗi công dân đươ ̣c hưởng
mô ̣t cuô ̣c số ng thư nhàn , có cơ hội nhận thức được giá trị tối thượng của con
người. Tuy nhiên, trong xã hô ̣i của Aristotele , quyề n công dân chỉ đươ ̣c dành
cho các tầ ng lớp thươ ̣ng đẳ ng , tầ ng lớp nô lệ và nông dân , do đời số ng nghèo
khổ , bị buộc phải lao đô ̣ng. Chỉ có các tầ ng lớp thươ ̣ng đẳ ng hưởng đươ ̣c cuô ̣c
số ng thư nhàn và đắ m mình trong các hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu chính tri ̣

, nghê ̣


thuâ ̣t, khoa ho ̣c, triế t ho ̣c… chỉ riêng ho ̣ mới có thể đa ̣t đươ ̣c ha ̣nh phúc , điề u
tố t đe ̣p nhấ t của cuô ̣c số ng và là sản phẩ m có giá tri ̣nhấ t đươ ̣c ta ̣o ra từ trí tuê ̣
ưu viê ̣t của con người [xem 69, 101].
Nhà nước - mô ̣t thực thể phức ta ̣p , tâ ̣p hơ ̣p những cá thể khác nhau về
chức phâ ̣n , về tin
̀ h tra ̣ng tài sản , về điạ vi ̣, trình độ học vấn . Khả năng tham
gia của công dân vào công viê ̣c nhà nước quy đinh
̣ thể chế chiń h tri ̣của nó
Thể chế chin
́ h tri ̣là mô ̣t trâ ̣t tự làm cơ sở ch

.

o sự phân chia quyề n lực nhà

nước và đảm bảo sức ma ̣nh của luâ ̣t pháp . Luâ ̣t pháp không từ trên trời rơi
xuố ng, mà được xây dựng trên những giá trị truyền thống, phong tu ̣c, tâ ̣p quán
lâu đời, vì thế có tính chất bền vững và thiêng liêng. Aristotele là người đầ u
tiên chỉ ra sự phân quyề n trong bô ̣ máy nhà nước , gồ m ba bô ̣ phâ ̣n : bô ̣ phâ ̣n
thứ nhấ t là cơ quan tư vấ n pháp lý về hoa ̣t đô ̣ng của nhà nước - cơ quan lâ ̣p
pháp, bô ̣ phâ ̣n thứ hai là các tòa thị chính - cơ quan hành pháp và bô ̣ phâ ̣n thứ
ba là các cơ quan tư pháp . Hơn hai mươi thế kỷ sau , tư tưởng này mới đươ ̣c
hồ i phu ̣c và phát triển trong triết học Khai sáng Pháp trong đó có J.J.Rousseau
theo tinh thầ n mới trong điề u kiê ̣ n lich
̣ sử mới [xem 26, 31]. Aristotele là
người có tư tưởng bảo vê ̣ quyề n tư hữu . Theo ông, sự thiế u thố n về vâ ̣t chấ t ,

18



nghèo đói, tự chúng chưa thể sinh ra ba ̣o loa ̣n và phân tranh. Aristotele tin vào
khả năng màu nhiệm của sở hữu cá nhân sẽ hòa giải và đoàn kết chặt chẽ đươ ̣c
mọi thành viên trong xã hội. Tư tưởng này về sau đươ ̣c thể hiê ̣n rõ nét trong tư
tưởng chính tri ̣của J .Locke trong tác phẩ m

“Khảo luận thứ hai về chính

quyề n”, ba quyề n cơ b ản mà J .Locke đề câ ̣p đế n đó là quyề n số ng , quyề n tự
do và quyề n tư hữu . Ông viế t : “Dù trái đấ t và tấ t cả sinh vâ ̣t cấ p thấ p là của
chung đố i với mo ̣i người , thế nhưng mỗi người vẫn có mô ̣t sở hữu riêng đố i
với cá nhân con người mình , và không một ai có bất kỳ quyền gì đối với sở
hữu này ngoài anh ta. Lao đô ̣ng của cơ thể anh ta, sản phẩm của đôi tay anh ta
- hoàn toàn có thể nói - đích thi ̣là của anh ta . Vâ ̣y thì , cái gì anh ta lấy ra từ
trạng thái mà tự nhiên đã cung cấp và đã để mặc ở đó , anh ta trô ̣n lẫn lao đô ̣ng
của mình và đã gắn kết vào nó bằng cái gì đó vố n là của riêng anh ta, và bằng
cách này mà khiến cho nó trở thành sở hữu

của mình” [29, 63]. Nghĩa là

quyề n sở hữu là quyề n của thươ ̣ng đế ban tă ̣ng , do đó nó là “bấ t khả xâm
phạm”. Tư tưở ng này đươ ̣c các nhà Khai sá ng về sau tiế p tu ̣c khẳ ng đinh
̣ tư
hữu là quyề n thiêng liêng của con người trong đó có J.J.Rousseau.
Thái độ của Platon và Aristotele đối với nền dân chủ Athens là như nhau ,
tuy nhiên trong khi Platon từ đó xây dựng mô ̣t nhà nước lý tưởng tuyê ̣t đố i
thố ng nhấ t trong mô ̣t khuôn mẫu từ trên xuố ng dưới, thì ở Aristotele la ̣i là vấ n
đề bỏ ngỏ , mă ̣c dù đôi khi Aristotele ca ngơ ̣i nề n dân chủ như hiǹ h thức nhà
nước xưa nhấ t và thánh thiê ̣n nhấ t , nhưng la ̣i dành nhiề u thiê ̣n cảm cho hiǹ h
thức cô ̣ng hòa , tâ ̣p hơ ̣p từ số đông “không giàu không nghèo” [6, 60-61]. Ông

cho rằ ng , mô ̣t nhà nước không nên q uá lớn và cũng không nên qúa

nhỏ,

khoảng mười ngàn công dân là vừa . Sau này, J.J.Rousseau cũng đã phân tić h
lại điều này trong tác phẩ m “Bàn về khế ước xã hội”.
Tiế p theo thời kỳ C ổ đa ̣i, thời Trung cổ Tây Âu đã kéo dài hàng trăm năm
dưới sự thố ng tri cu
̣ ̉ a chế đô ̣ chuyên chế vương quyề n và thầ n quyề n , của bạo

19


lực nhà nước và cuồ ng tin
́ tôn giáo . Trong đó chế đô ̣ thầ n quyề n luôn luôn
chiế m ưu thế , tòa án giáo hội là cơ quan xét xử có thế lực nhất và giáo lý tôn
giáo ngự trị trong tâm thức mọi thần dân trung cổ . Trong thời kỳ này , triế t ho ̣c
chỉ lo làm việc chứng minh về mặt bản thể cho sự tồn tại của chúa

, đem la ̣i

diê ̣n ma ̣o mới cho khoa ho ̣c thầ n ho ̣ c, để đi đến xây dựng và cũ ng cố lý luâ ̣n
cho sự hơ ̣p nhấ t thầ n quyề n và thế quyề n . Chính vì thế, trong thời kỳ này, vấn
đề tự do, bình đẳng, dân chủ… ít được đề cập đến.
Thời kỳ P hục hưng (thế kỷ XV - đầ u thế kỷ XVII ) đem la ̣i mô ̣t diê ̣n ma ̣o
mới x ua đi “đêm trường T rung cổ ” cho xã hội Phương Tây. Thời đại mà
Engels đánh giá là đã sản sinh ra những con người khổng lồ, “khổng lồ về
năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm
nghề và về mặt học thức sâu rộng…” [35, 459-460]. Thời kỳ này , triế t ho ̣c
cùng với văn học nghệ thuật và khoa học làm nhiệm vụ khôi phục những giá

trị nhân văn, khoa ho ̣c của thời Hi- La cổ đa ̣i, đề cao tình yêu con người và sự
thế tu ̣c hóa nhà nước… . Trên tinh thầ n đó , trong phương diê ̣n đời số ng chiń h
trị- xã hội đã xuấ t hiê ̣n nhiề u nhà tư tưởng bắ t đầ u xem xét nhà nước từ lâ ̣p
trường khoa ho ̣c, khách quan, thế tu ̣c.
N.Machiavelli (1469- 1527), là trường hợp điển hình cho cách tiếp cận
thế tu ̣c này và là sự báo hiệu cho những chuyển biến tích cực đang đến gần
N.Machiavelli đã tóm lược tất cả kiến thức và ý kiến của ông về nghệ
thuật làm vua trong tác phẩm “Quân vương”, được đánh giá là tác phẩm kinh
điển về triết học chính trị và về văn hóa thời Phục hưng . Trong tác phẩm này
N.Machiavelli nêu ra một số tư tưởng chính , có tác dụng đáng kể đến việc
hình thành khoa học chính trị hiện đại, đồng thời gợi mở khả năng phân tích
triết học đối với “công nghệ quyền lực”. Chính trị, theo N.Machiavelli là một
lĩnh vực tự mình xác định những mục tiêu cho mình, xác định phương pháp và
phương tiện thực hiện những mục tiêu ấy, mà không cần dựa vào chuẩn mực

20


bên ngoài nào, trong đó có các chuẩn mực của niềm tin và lý trí. Như vậy,
N.Machiavelli đã cố gắng giải phóng chính trị ra khỏi đạo đức và thuyết định
mệnh. N.Machiavelli cho rằng con người chúng ta chịu sự chi phối của số
mệnh một nửa, nửa còn lại dành cho sự sáng tạo tự do và tự chủ của con người.
Ông viết: “Số mệnh giống như người thiếu phụ, nếu muốn bắt họ phục tùng, ta
phải thường cương quyết chống chọi với họ... Ta thấy số mệnh cũng như các
thiếu phụ, thường quấn quýt luyến ái với bọn tráng niên, vì bọn này bao giờ
cũng dám mạnh dạn chỉ huy một cách hiên ngang và tàn ác” [36, 183].
N.Machiavelli là người đầu tiên nhấn mạnh tính hợp lý của các phương
tiện mà mỗi quốc gia có thể có, kể cả bạo lực và sự lừa dối, tráo trở, để bảo vệ
chủ quyền và hòa bình, “mục đích biện minh cho phương tiện”. Nhà nước là
mục đích tự thân, quyền lợi quốc gia là trên hết. Nhà chính trị phải “vừa là

Cáo (khôn ngoan) vừa là Sư tử (dũng mãnh)”, khôn khéo và quyết đoán, biết
dựa vào dân, nhưng cũng biết cách trừng phạt một cách minh bạch, thuyết
phục, sao cho dân vừa sợ vừa kính trọng [xem 36, 135]. Nhà chính trị tốt phải
biết nắm lấy thời cơ, nhạy bén tiên đoán những diễn biến trong tương lai, và
đưa ra những giải pháp trong những trường hợp cần thiết, biết lạnh lùng bỏ
qua những lời chỉ trích. Đó là mẫu người lãnh đạo có tài và có đức [xem 36,
33]. N.Machiavelli tỏ thái độ khinh bỉ đối với hạng người đạt đến quyền lực
không có tài năng, mà bằng sự quỷ quyệt, “kẻ làm điếm chính trị”.
N.Machiavelli nêu lên quan điểm ưu thế của nhà nước trước nhà thờ,
khẳng định tính chất thế tục hóa nhà nước và lĩnh vực chính trị nói chung.
Chính nhà nước thực hiện công việc của đời, quan tâm đến lợi ích con người,
trong đó nổi lên hàng đầu là lợi ích vật chất.
N.Machiavelli đã giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, từ đó
nêu lên những định chế pháp luật trong việc trị nước. Ông vạch ra quan hệ độc
lập tương đối giữa đạo đức và chính trị trước thực trạng Cơ đốc hóa nhà nước,

21


cái đã khiến cho những vấn đề chính trị lẫn lộn thành vấn đề đạo đức. Ông
cho rằng, cầ n phải bỏ thói quen này để có cái nhìn thật sự lành mạnh cho nền
chính trị và người cai trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cai trị một
cách phi đạo đức và tàn bạo, mà một quân vương phải xác lập hình thức cai trị
thích hợp, được lòng dân. Bạo lực không thể được sử dụng bừa bãi, thường
xuyên, mà phải phù hợp với quyền lợi quốc gia và chỉ khi nào cần thiết, là cái
để cải cách chứ không phải để tàn phá. Ông rất coi trọng dân chúng, xem đó là
lực lượng sẽ đưa một công dân ưu tú trở thành một quân vương bằng thiện
cảm và sự ủng hộ của họ, mà cũng có thể là lực lượng này hạ bệ ông ta, nên
trên tất cả mọi thứ, quân vương phải biết sống hòa trong dân chúng của mình
[xem 36, chương 8,9].

Mă ̣c dù tư tưởng của Machiavelli còn những ha ̣n chế mang tiń h thời đa ̣i ,
nhưng tư tưởng của ông về thế tu ̣c hóa nhà nước và liñ h vực chiń h tri ̣nói
chung trong mô ̣t chừng mực nhấ t đinh
̣ đã đánh đổ quan điể m của thầ n ho ̣c về
nhà nước , khiế n cho quân quyề n thoát khỏi thầ n quyề n và bắ t đầ u từ
Machiavelli, phong trào cải cách tôn giáo và tư tưởng chiń h tri ̣thế tu ̣c , phi tôn
giáo được khôi phục và phát triển.
Thời Phục hưng còn đươ ̣c biết đến bởi T.Campanenlla và T.More, những
nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng tiêu biểu. Cả hai ông đều vạch ra và phê
phán sự bất công của xã hội, sự bóc lột của các ông chủ tư sản đối với người
lao động, xác định nguyên nhân của bất công xã hội là chế độ chiếm hữu tư
nhân đối với tư liệu sản xuất, nêu lên ý tưởng về một xã hội tốt đẹp nhất, mà
hiện tại chưa thể có được, như tác phẩm “Thành phố mặt trời” của
Campanella, “Utopia” của T.More.
Đế n thời Cận đại, các nhà triết học tiếp tục triển khai và làm sâu sắc thêm
quan niệm về khế ước xã hội và quyền tự nhiên trong việc lý giải nguồn gốc
nhà nước. Quyền tự nhiên, theo nhiều nhà tư tưởng, là quyền con người, trong

22


đó có quyền sống và quyền tự vệ, mỗi người đều nhận được cái cần thiết cho
mình. Có thể nói, những tư tưởng của thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiế p tới
sự ra đời tư tưởng triế t ho ̣c chính trị của J.J.Rousseau mà trong đó H.Grotius,
Hobbes và Locke là những đa ̣i diê ̣n tiêu biể u.
H.Grotius (1583- 1645), ông là nhà lý luận xuất sắc đầu tiên của trường
phái pháp luật tự nhiên. Grotius cho rằng, Thượng đế tạo ra luật phù hợp với
quyền tự nhiên bất khả xâm phạm, nhà nước là kết quả tất yếu của sự thực
hiện quyền đó. Cơ sở của quyền tự nhiên chính là bản tính con người, là ước
muốn giao tiếp, trao đổi và chấp nhận lẫn nhau để cùng tồn tại. Pháp luật được

xác lập theo ý chí của nhà nước cần phải hoàn toàn phù hợp với những nguyên
tắc của pháp luật tự nhiên. Ông cho rằng, nhà nước được thiết lập theo thỏ a
thuận giữa mọi người với nhau. Mục đích của nhà nước là bảo vệ sở hữu tư
nhân, bởi lẽ xã hội (được Grotius đồng nhất với nhà nước) “cũng nhằm mục
đích để mỗi người đều sử dụng tài sản của mình bằng nỗ lực chung và sự thỏ a
thuận chung”. Theo Grotius, mọi hình thức nhà nước hiện thời đều có nguồn
gốc là Khế ước xã hội, là liên minh hoàn thiện của những con người tự do, kết
hợp với nhau để tuân thủ luật và lợi ích chung . Nó cũng là thỏ a thuận của đa
số chống thiểu số, là liên minh của những người yếu đuối và áp bức chống lại
những kẻ mạnh và tàn bạo. Quan niệm này là cơ sở cho quá trình hình thành
chủ nghĩa tự do công dân và quan điểm nhà nước pháp quyền trong đó có
quan điể m của J.J.Rousseau [xem 28, 185-187].
Kế thừa sáng tạo những quan điểm triết học chính trị trong quá khứ,
Th.Hobbes (1588- 1679) đã tạo nên bước đột phá trong tư tưởng triết học
chính trị cận đại. Những biến cố chính trị đầy ắp của nước Anh trong những
năm 40 của thế kỷ XVII là nguyên nhân giải thích vì sao quan điểm chính trị xã hội lại chiếm vị trí hàng đầu trong tư tưởng triết học của Hobbes.

23


Quan niê ̣m về c on người là một trong những vấn đề trung tâm của triết
học Hobbes. Theo Hobbes, con người là một thực thể thống nhất giữa tự nhiên
và xã hội. Về mặt tự nhiên thì mọi người khi sinh ra đều như nhau: “Giới tự
nhiên tạo ra con người là như nhau về năng lực, thể chất và trí tuệ”. Từ quan
niệm duy vật này, Hobbes đã đẩy sang một hướng khác. Ông cho rằng bản
tính con người là độc ác và ích kỷ. Mỗi người đều ích kỷ vì quyền lợi riêng
của mình mà có thể chà đạp lên tất cả. Ông cho rằng: Nếu có hai người bất kỳ
nào ước ao cùng một thứ mà cả hai không thể cùng hưởng chung, họ sẽ trở
thành kẻ thù của nhau; và trong khi đang tiến đến mục đích của mình, chủ yếu
là bảo toàn chính mình, và đôi khi chỉ là sự thú vị, họ nỗ lực đánh bại hoặc

triệt hạ lẫn nhau [xem 50, 71-72]. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy loài
người tới cuộc chiến tranh liên miên đau khổ. Hobbes là một trong những
người đầu tiên đưa ra quan niệm về trạng thái tự nhiên của con người, chính
quan niệm này về sau được các nhà Khai sáng tiếp thu có phê phán trong đó
có J.J.Rousseau. Hobbes cho rằng, chính trong trạng thái tự nhiên này, con
người hành động chống lại lẫn nhau, Hobbes gọi là: “cuộc chiến của mọi
người chống lại mọi người” [48, 188].
Xuất phát từ quan niệm về trạng thái tự nhiên của con người, Hobbes cho
rằng, xét theo luật cơ bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của
mình bằng mọi cách và với mọi giá, rằng không có gì quý hơn mạng sống mà
đáng phải hy sinh nó cả. “Tự bảo toàn sinh mạng” là quy luật tự nhiên đầu
tiên thúc giục con người tìm kiếm và theo đuổi hòa bình. Từ đó, thúc đẩy mọi
người đi đến ký kết khế ước xã hội - bởi lẽ sinh mạng chỉ được bảo toàn tốt
nhất trong một xã hội, nơi mà sự an bình lâu dài được xác lập trên nền tảng
của một khế ước cộng đồng [xem 69, 114]. Khế ước mà theo đó con người từ
bỏ trạng thái tự nhiên để đi vào xã hội dân sự khi mà các cá nhân có được
quyền công dân bằng cách chấp nhận một thỏ a ước cộng đồng được xây dựng

24


trên nguyên tắc: “Tôi cho phép và từ bỏ quyền tự chủ của tôi cho người này,
hay cho tập thể những người này, với điều kiện là bạn từ bỏ quyền của bạn
cho họ, và cho phép mọi hành động của họ cũng giống như thế” [48, 189].
Theo Hobbes, nguồn gốc ra đời của nhà nước là thông qua sự ký kết khế ước
xã hội, nó là một thực thể thống nhất, đại diện cho quyền lực tối cao của các
công dân và các công dân, chịu trách nhiệm về sự hoạt động của nó, thừa nhận
rằng thực thể này có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh và phương tiện của tất cả
các thành viên vì mục đích hòa bình và an ninh chung. Đại diện cho thực thể
này là “Đấng chúa tể vạn năng” có quyền lực tuyệt đối, bởi giờ đây người cầm

quyền hành động không chỉ vì lợi ích của người dân mà như thể hiện thân cho
ý chí của toàn dân, nghĩa là khẳng định sự đồng nhất giữa ý chí của chúa tể
với ý chí của dân. Ông phản bác tư tưởng phân chia quyền lực, bởi lẽ các
quyền đã được phân chia sẽ tiêu hủy lẫn nhau.
Kế thừa tư tưởng của các bậc tiền bối Jonh Locke (1632- 1704) xây dựng
tư tưởng về quyền tối cao của nhân dân, nguồn gốc khế ước của nhà nước và
quyề n lực , thế tục hóa sinh hoạt đạo đức của con người, đề cao quyền lựa
chọn của cá nhân... Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền chính quyền dân sự” Locke nêu ra quan điểm về nguồn gốc nhà nước, chủ
quyền nhân dân, đường lối cai trị, quan hệ giữa nhà nước và các thành tố
chính trị, nhà nước và tôn giáo, nhà nước và các quyền công dân.
Đầu tiên, Locke phân biệt trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân của
con người và của loài người, bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng
thái công dân. Ông chứng minh cho sự bình đẳng tự nhiên của con người
không bị hạn chế bởi bất kỳ cái gì: “Không có gì hiển nhiên hơn là những sinh
vật của cùng một loài và một hạng, được sinh ra một cách ngẫu nhiên với
cùng những thuận lợi tự nhiên, sử dụng những năng lực, cũng phải là những
sinh vật bình đẳng với nhau mà không có sự lệ thuộc hay khuất phục nào” [29,

25


×