Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS THPT huỳnh văn nghệ – vĩnh cửu – đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.92 KB, 21 trang )

Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai
Trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên
môn ở trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ
Vĩnh Cửu – Đồng Nai".

Người thực hiện: Nguyễn Văn A
Hiệu trưởng trường THCS&THPT HUỳnh Văn Nghệ
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy mơn học:

Phương Pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác:

Có đính kèm:
Mơ hình

Phần mềm

Phim ảnh

Năm học: 2011-2012

Trang -1-



Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN:

Họ tên: Nguyễn Văn A
Ngày tháng năm sinh: 27/10/1968
Nam (nữ): Nam
Địa chỉ: 162 tổ 10 - ấp 1 - Xã Phú Lý - Huyện Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0613 862034, DĐ: 0982034162
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

Học vị: Đại học sư phạm chuyên ngành Lịch sử
Năm nhận bằng: 2005
Chuyên môn đào tạo: chuyên ngành Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:

Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm
Số năm kinh nghiệm: 23 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần nhất: "Hiệu trưởng chỉ đạo
hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ"

Trang -2-


Phần I: Mở đầu

1/ Tên đề tài:
Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS
&THPT Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai
2/ Lý do chọn đề tài:
“ Hoạt động chuyên môn giáo viên trường trung học được tổ chức đặc
trưng cho từng bộ môn hoặc nhóm” điều lệ trường trung học năm 2007 thơng
qua hoạt động tổ chuyên môn, hiệu trưởng điều hành hoạt động giảng dạy và
các hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường. Tổ chuyên môn trực tiếp
quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
Trong thực tế công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường
THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ những năm vừa qua tôi nhận thấy: những
thành công hay thất bại của nhà trường nhất là trong hoạt động dạy và học
chưa gắn liền nhiều với việc thực hiện tốt hay chưa tốt công tác chỉ đạo hoạt
động của tổ chun mơn, từ trường có số giáo viên còn thiếu so với quy định
của Bộ (trường có tổng số giáo viên là 70 giáo viên trực tiếp giảng dạy, bao
gồm giáo viên THCS: 44, giáo viên THPT: 26. Trường có 2 cấp học gồm 35
lớp, THCS: 23 lớp, THPT: 12 lớp) nên công tác chỉ đạo chun mơn của lãnh
đạo cịn nhiều hạn chế, đơi khí gặp nhiều lúng túng, sau thời gian học tại
trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo II, tôi đã tiếp thu các bài giảng lí luận
quản lý giáo dục, qua đó tơi được trang bị thêm những kiến thức khoa học
quản lý, giúp tơi giải quyết những khó khăn lúng túng trong công tác quản lý
ở trường, tôi rất tâm đắc về đề tài: “Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ
chuyên môn ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu –
Đồng Nai”
3/ giới hạn của đề tài:
Hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều công
việc, ở đây SKKN chỉ nghiên cứu trong phạm vi của trường THCS & THPT
Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai
a/ Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
b/ Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế

hoạch của tổ chuyên môn
c/ Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn,
nghiệp vụ năm học
Phần II: Nội dung
A/ Cơ sở xây dựng đề tài:
1/ Cơ sở lý luận:
-Mục tiêu công tác quản lý của nhà trường là trạng thái tương lai, là
kết quả cuối cùng mà nhà trường cần phải đạt được trong một khoảng thời
Trang -3-


gian nhất định. Để thực hiện mục tiêu quản lý nhà trường, người hiệu trưởng
phải coi trọng công tác kế hoạch hóa nhà trường: xây dựng định hướng dài
hạn, xây dựng kế hoạch từng thời kỳ, trong đó kế hoạch năm học được xây
dựng cho mỗi năm học.
-Kế hoạch năm học là tổng hợp tất cả các hoạt động trong năm học của
nhà trường, có vai trị chủ đạo chi phối các hoạt động của nhà trường. Căn cứ
vào nội dung kế hoạch này để xây dựng kế hoạch cụ thể riêng cho từng bộ phận,
cá nhân của nhà trường. Người hiệu trưởng phải vận dụng cơ chế quản lý hợp lý
để chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
-Tổ chuyên môn là bộ phận của nhà trường, do đó tổ chuyên môn phải
xây dựng kế hoạch một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Kế hoạch phải được cụ thể hóa,
chi tiết hóa các nhiệm vụ mà trong kế hoạch nhà trường đã giao cho các tổ.
Do đó kế hoạch tổ phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm
vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được hệ thống biện pháp có hiệu lực,
đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.
-Từ kế hoạch năm học của hiệu trưởng cho năm học 2011-2012 xây
dựng kế hoạch cụ thể của tổ chuyên môn
-Tại cơ sở đặc điểm tình hình của tổ về đội ngũ giáo viên: cơ cấu, số
lượng, chất lượng, hoàn cảnh đặc biệt, kết quả giảng dạy của năm học trước,

tình hình học tập của học sinh ở các bộ môn do tổ chuyên môn phụ trách,
công tác quản lý của tổ, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của tổ cần phải lưu
ý đến những thuận lợi và khó khăn.
-Các mục tiêu và nhiệm vụ:
+Mục tiêu định tính: nêu ra được các vấn đề cần giải quyết, mức độ đạt
được để nâng cao chất lượng dạy và học.
+Mục tiêu định lượng: là các chỉ tiêu nhằm định mức phấn đấu, cụ thể
các nhiệm vụ được giao như về phân công giảng dạy, thực hiện nội dung
chương trình, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, soạn bài, chấm trả bài, thực
hiện giờ dạy trên lớp, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bộ
mơn, phối hợp với các tổ chức khác, đồn, đội, quản sinh.
-Kế hoạch của tổ phải đề ra được các biện pháp chính, tương ứng để thực
hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. Đề ra được nhiệm vụ chương trình hoạt đồng cụ
thể:
-Sau khi xây dựng kế hoạch và được duyệt, hiệu trưởng phải chỉ đạo
các tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch xây dựng. Trong
quá trình thực hiện phải kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để đưa ra hướng
điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tế.
2/ Cơ sở pháp lý:

Trang -4-


-Căn cứ luật giáo dục số 38/2005/QH ngày 14 tháng 6 năm 2005 của
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giáo dục (có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2006).
-Điều lệ trường THCS, THPT và trưởng phổ thơng có nhiều cấp học
(ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của
bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo.

-Điều 16 tổ chun mơn:
2.1/ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện,
viên chức thiết bị thí nghiệm của trường học được tổ chức thành tổ chun
mơn theo mơn học hoặc nhóm mơn học từng cấp học, THCS, THPT. Mỗi tổ
chun mơn có 1 tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của hiệu
trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
2.2/ Tổ chuyên mơn có những nhiệm vụ sau:
a/ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và
quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối
chương trình mơn học của bộ giáo dục và đào tạo và kế hoạch năm học của
nhà trường.
b/ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia đánh giá,
xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của bộ giáo dục đào tạo.
c/ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
2.3/ Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần.
-Công văn số 2465/SGD-TCCB ngày 28 tháng 12 năm 2006 về việc bố
trí sắp xếp các tổ, khối chun mơn trong nhà trường và trung tâm GDTX.
B/ Thực trạng chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở
trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai năm
học 2010-2011
1/ Đặc điểm tình hình nhà trường:
1.1/ Tình hình chung:
-Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai
đóng trên địa bàn vùng kháng chiến củ, nơi có khu di tích lịch sử chiến khu D
và TW cục miền nam, nơi có đồng bào dân tộc Châu ro sinh sống. Từ trường
đến trung tâm tỉnh Đồng Nai gần 100 km, trường được thành lập từ năm 1985
trước kia thuộc phạm vi quản lý của huyện Định Quán, khi có nhà máy thủy
điện Trị An, nước lịng hồ dâng cao từ đó, Phú Lý thuộc phạm vi quản lý của
huyện Vĩnh Cửu, lần lượt có các tên sau:
+Từ năm 1985 đến 1994: Trường Phổ thông cơ sở Phú Lý

+Từ năm 1994 đến 2005: Trường THCS Phú Lý
+Từ năm 2005 đến 2007: Trường THPT Phú Lý
Trang -5-


+Từ năm 2008 đến 2012: Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
-Đội ngũ giáo viên của trường được tập hợp từ nhiều tỉnh trong nước,
chủ yếu là các tỉnh phía bắc (chiếm hơn 50%) được đào tạo từ nhiều nguồn.
Có giáo viên được đào tạo từ trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai, Đại học
sư phạm TP Hồ Chí Minh, đại học Huế, đại học Vinh, đại học Đà Lạt với
nhiều hệ đào tạo từ xa, đào tạo tại chức, đào tạo chính quy hoặc tại nguồn đào
tạo tại chỗ (nguồn lực huyện) đạt 20% tổng số giáo viên
-Trong vòng 18 năm nhà trường phát triển nhanh về số lượng và chất
lượng, có 10% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, số học sinh
đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện đều tăng, năm sau cao hơn năm
trước, tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt từ 80 đến 85%, số học sinh đỗ vào các
trường đại học, cao đẳng đạt 40% trên tổng số học sinh đỗ tốt nghiệp.
-Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp ngành, năm 1998
được UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
-Năm 2010 trường được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích
xuất sắc từ năm 2006 đến 2010, và nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp
ngành.
1.2/ Đặc điểm tình hình cụ thể năm học 2010-2011:
-Tổng số CB – GV – CNV của trường là 85 trong đó trực tiếp giảng
dạy là 70 người (THCS: 44, THPT: 26)
-Tình hình giáo viên hiện nay của trường đã đủ theo quy định của Bộ,
tất cả giáo viên đều đạt chuẩn chuyên môn theo quy định của ngành, các tổ
đều có giáo viên nịng cốt lâu năm có kinh nghiệm hoặc có trình độ chun
mơn, nghiệp vụ giỏi, có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
-Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, có lương tâm

nghề nghiệp, có tinh thần khắc phục khó khăn nên trong giảng dạy đã dạy đủ,
dạy đúng chương trình, thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn, thực hiện đổi
mới trong công tác giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh
giáo viên nhiệt tình cũng cịn có một số giáo viên yếu về năng lực và cả
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và một số ít ý thức và trách nhiệm, lương tâm
nghề nghiệp chưa cao.
-Hoạt động giảng dạy bắt đầu đi vào nề nếp và chất lượng dạy và học
được nâng cao.
1.3/ Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm cuối năm của các năm học:
a/Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm năm 2007-2008:
(Bảng 1)
Khố
i

Tổn
g số

Xếp loại học lực
Giỏ Kh TB Yế


Trang -6-

Xếp loại hạnh kiểm
Tốt Kh TB Yế



Ghi
chú



i
(%)
6
7
8
9
10
11
12

284
269
196
206
215
143
114

18
9
13
11
9
3
1

á
(%

(%) )
46
41
42
44
31
22
26

133
122
81
126
77
77
31

u
m
(%) (%)
78
90
59
25
84
40
55

9
7

1
0
14
1
1

(%
)

á
(%
(%) )

118
85
93
89
80
68
48

129
137
67
106
75
40
61

32

42
33
10
54
30
5

u
m
(%) (%)
5
5
3
1
6
5
0

b/Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm năm 2008-2009:
(Bảng 2)
Khối Tổng Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
Ghi
số
chú
SL SL SL SL SL
SL SL SL SL SL
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém
6
7

8
9
10
11
12

275
250
200
190
210
140
120

19
10
14
12
14
7
4

47
43
50
41
45
25
25


135
124
90
130
115
89
80

74
69
36
7
31
15
11

4
4
10
0
5
4

119 130
90 140
101 70
120 71
120 57
87 32
75 28


22
15
25
19
27
16
15

4
5
4
6
5
2

c/Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm năm 2009-2010:
(Bảng 3)
Khối Tổng Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
Ghi
số
chú
SL SL SL SL SL
SL SL SL SL SL
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém
6
7
8
9

10
11
12

250
210
215
194
245
200
121

25
14
15
18
26
14
9

56
42
48
32
29
27
29

132
116

115
127
148
136
82

31
33
34
15
35
22
1

6
5
3
2
7
1

185
136
129
98
137
105
79

45

47
64
69
67
67
34

10
21
20
26
25
24
8

10
6
3
1
16
6
1

d/Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm năm 2010-2011:
(Bảng 4)
Khối Tổng Xếp loại học lực

Xếp loại hạnh kiểm
Trang -7-


Ghi


số
6
7
8
9
10
11
12

SL SL SL SL SL
SL SL SL SL SL
chú
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém

234
185
174
188
174
110
134

29
20
17
20
10

4
5

52
37
43
52
36
23
33

85
94
80
106
73
49
59

56
31
33
9
52
32
36

4
1
1

1
3
2
1

94
85
84
88
73
39
85

90
68
63
94
64
49
41

43
27
23
4
33
21
7

3

3
4
2
4
1
1

đ/Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm năm 2011-2012:
(Bảng 5)
Khối Tổng Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
Ghi
số
chú
SL SL SL SL SL
SL SL SL SL SL
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém
6
7
8
9
10
11
12

283
200
169
155
201

127
100

30
16
17
26
26
9
7

60
50
50
35
30
25
23

170
115
85
75
135
76
57

15
19
13

14
7
12
3

8
5
4
5
3
5

195
125
95
95
115
87
68

75
67
50
46
67
32
25

13
7

22
14
15
8
7

2
4

Kết quả học tập các bộ môn văn hóa cuối năm học 2011-2012 (Tỷ lệ %
trên trung bình).
STT

Mơn
học
1.
Văn

Khối
6
92

Khối
7
83
61

2.

Sử


70

3.

Địa lý

52.3

4.

GDCD

90

5.

Anh
văn
Tốn

6.

7. Tin học

(Bảng 2)
Khối Khối
8
9
82.5 69.2


Khối
10
93.4

Khối
11
82.8

Khối
12
62.9

55

90

88.2

89.5

84.8

80.2

85.4

93.1

100


97.3

98

97

95

98.8

96.8

100

42

55

47.4

52.3

67

65

64

67.7


48.5

56.2

68.3

48.8

51.4

36.9

87.8

66.2

83.3

77.2

84.1

95.4

75.3

87.7

Trang -8-


Ghi
chú


8.

Vật lý

68.6

80.9

9.

69.5

73.5

58.5

78.1

97.1

65.8

78.1

79.2


57.1

64.6

Hóa
học
10. Sinh
học
11. K.Thuật

78.9

74.

80

70.5

786

93.8

984

75

76.3

772


953

982

942

961

12. Thể dục

92

956

99.3

975

986

100

100

13. Nhạc

75

84


87.6

92

89.3

98.3

96.1

99.6

14.

Họa

*Nhận xét:
-Chất lượng giáo dục ở cuối năm có chuyển biến tích cự, năm sau cao hơn
năm trước. Số lượng học sinh yếu kém giảm dần qua các năm.
1.4/ Tình hình các tổ chuyên mơn: gồm 11 tổ chun mơn:

tt

Tổ

Số
GV
(nữ)


1

Văn
THPT

5

2

Văn
THCS

8

3

Lịch sử

6

4

TDnhạchọa
Địa lý

8

6

Tốn

THCS

5

7

Tốn
THPT

5

8

Lý Hóa
THCS

7

9

Lý Hóa
THPT

8

5

Trình độ CM
Đảng
viên


Đại
học

CĐSP

Hệ đào tạo
Tập
trung

Tuổi
đời

Tuổi
nghề

5

30

8

Khác

1

5

1


4

4

8

30

8

1

3

3

6

45

17

3

3

5

8


29

7

2

5

7

28

6

1

4

5

29

7

5

33

10


7

28

6

8

33

10

7
1

5
2

3
8

4

Trang -9-

Ghi
chú

Tổ trưởng
Chuyên

môn

ĐHS
P
ĐHS
P
ĐHS
P
ĐHS
P
CĐSP

DH
thi
đua


TT

TT

TT

TT

TT
CĐSP LĐ
TT
ĐHS LĐ
P

TT
ĐHS LĐ
P
TT
ĐHS LĐ
P
TT


1
0
1
1

Anh
văn

6

Sinh
học

5

3

5

1


6

32

9

1

3

2

5

28

5

ĐHS
P
ĐHS
P


TT

TT

*Nhận xét:
-Đa số tổ trưởng có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững .

-Giáo viên không đồng bộ, mất cân đối giữa các bộ môn, trong một bộ
môn giữa cấp 2 và cấp 3, việc phân chia tổ chưa phù hợp đặc trưng từng bộ
mơn.
1.5/ Cơ sở vật chất:
-Có đủ phịng làm việc cho hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, phịng
hội đồng, phóng hành chính, phịng đồn thể, phịng truyền thống, hội trường,
phịng thực hành lý, hóa, sinh, phịng học anh văn, phịng học tin học, phịng
ứng dụng cơng nghệ thơng tin, phịng y tế.
-Phịng học: có 42 phịng học, có 5 phịng dùng để bồi dưỡng học sinh
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém đều được trang bị đầy đủ các phương tiện
phục vụ cho dạy và học.
-Có một phòng thư viện phục vụ đầy đủ cho bạn đọc sách.
-Có 1 phịng dạy nghề may và một phịng dạy nữ cơng gia chánh.
*Nhận xét: Trường rộng thống mát, được xây dựng mới hoàn toàn, đáp ứng
đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên, phòng học
đúng quy cách, trang thiết bị đầy đủ.
2/ Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn:
2.1/Nhận thức của hiệu trưởng về tổ chuyên môn:
-Hiệu trưởng đã xác định trong nhà trường tổ chuyên môn giữ vai trò
rất quan trọng trong hoạt động dạy và học. Hiệu trưởng không thể hiểu hết
được kiến thức tất cả các bộ môn củng như không nắm hết được các khoa học
giảng dạy trong nhà trường. Do đó hiệu trưởng phải có trách nhiệm khơng
ngừng bồi dưỡng, phát huy khả năng của từng giáo viên thông qua tổ chuyên
môn. Tổ chuyên môn giúp hiệu trưởng chỉ đạo được hoạt động dạy đến từng
giáo viên. Mặt khác dựa vào các hoạt động của tổ chuyên môn để bồi dưỡng,
phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của từng giáo viên. Đồng thời thực hiện
kiểm tra, đôn đốc các thành viên của tổ hoạt động tích cực đó là cách thức tối
ưu mang tới hiệu quả quản lý của người hiệu trưởng. Vì vậy chỉ đạo sâu sát
hoạt động của tổ chuyên môn, người hiệu trưởng nâng cao vai trị quản lý của
mình. Để làm được trước hết phải chọn được tổ trưởng chun mơn có năng

lực và phẩm chất phù hợp với cương vị công tác.

Trang -10-


-Thực tế ở trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ trong năm học
qua, bằng kế hoạch và những định hướng chính hiệu trưởng đã chỉ đạo hoạt
động của các tổ chun mơn. Hiệu trưởng đã phân cơng cho phó hiệu trưởng
chuyên môn chỉ đạo trực tiếp các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên. Phó
hiệu trưởng chun mơn tác động đến hoạt động của tổ chuyên môn nhằm
thực hiện ý định của hiệu trưởng. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động của tổ
chun mơn theo hình thức báo cáo tháng của phó hiệu trưởng chun mơn
và báo cáo của tổ trưởng chuyên môn.
Hạn chế: Việc họp định kỳ hàng tháng giữa hiệu trưởng và các tổ
trưởng chuyên môn không được duy trì đều đặn. (Có tháng chỉ hội ý hiệu
trưởng với các phó hiệu trưởng) nên thơng tin ngược chưa chất lượng, việc
giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc dạy và học (cần quyết định của
hiệu trưởng) chưa kịp thời.
2.2/ Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:
2.2.1/ Lập kế hoạch là ra quyết định, bao gồm việc lựa chọn đường lối hành
động sẽ thực hiện trong tương lai và mục tiêu phấn đấu. Do đó lập kế hoạch
có nghĩa là xác định trước: phải làm cái gì? Làm thế nào? Khi nào làm? Ai sẽ
làm và làm đạt được mục tiêu nào? Như vậy kế hoạch năm học là chiếc cầu
nối giữa trạng thái hiện tại và trạng thái tương lai của nhà trường. Để kế
hoạch nhà trường đến với từng giáo viên và được cụ thể hóa thành những
chương trình, mục tiêu cụ thể để họ phấn đấu thực hiện. Hiệu trưởng phải chỉ
đạo tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch của tổ mình theo quy trình:
-Nghiên cứu kế hoạch năm học của nhà trường, đặc biệt nghiên cứu kỹ
phần nội dung kế hoạch có liên quan đến tổ. Nghiên cứu các văn bản quy định
chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của tổ chuyên môn.

-Điều tra cơ bản về đối tượng giáo dục và lực lượng giáo dục, điều kiện
thưc tế của tổ (từ các nguồn thông tin: kết quả năm học trước, cơ cấu đội ngũ
năm học mới) để xác định tình hình: thuận lợi, khó khăn, đặc trưng riêng của
tổ.
-Tổng hợp xử lý toàn bộ các thơng tin để xây dựng kế hoạch: Mục tiêu
chính phải đạt của năm học và nhiệm vụ chính để đạt các mục tiêu đó.
-Theo nội dung, cấu trúc chung của một bản kế hoạch do hiệu trưởng
hướng dẫn , tổ trưởng viết dự thảo kế hoạch, có tham khảo ý kiến chỉ đạo của
phó hiệu trưởng chun mơn và ý kiến đóng góp của giáo viên nịng cốt. Sau
đó đưa ra thảo luận công khai ở tổ nhằm giúp giáo viên quán triệt phương
hướng nhiệm vụ năm học. Đặc biệt là bàn biện pháp thực hiện mục tiêu
nhiệm vụ năm học cũng như các chỉ tiêu kế hoạch. Tổ trưởng chun mơn ghi
nhận các ý kiến đóng góp, các nội dung cần nghiên cứu lại hoặc bổ sung.
-Tổ trưởng chuyên mơn hồn chỉnh kế hoạch của tổ, trình hiệu trưởng
duyệt.

Trang -11-


2.2.2/ Thực trạng các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ ở trường THCS &
THPT Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.
-Sau khi kế hoạch năm học của nhà trường được xây dựng hồn chỉnh,
đúng quy trình (đầu tháng 10 – sau đại hội CBVC). Hiệu trưởng hướng dẫn
các tổ trưởng cách thức, nội dung, quy trình xây dựng kế hoạch và thời gian
nộp kế hoạch để lãnh đạo duyệt.
-Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào đặc điểm tình hình,
số lượng, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất, đối tượng học sinh và chương
trình giảng dạy bộ mơn mà tổ phụ trách để xây dựng kế hoạch tổ.
-Cho thảo luận trong tổ, hồn chỉnh và trình lãnh đạo duyệt nửa sau của
tháng 10. Sau đó tổ trưởng chun mơn điều chỉnh và bổ sung theo phê duyệt

của hiệu trưởng, hoàn thành kế hoạch chính thức của tổ cuối tháng 10.
Khi duyệt kế hoạch của các tổ hiệu trưởng có thể tham khảo ý kiến phó
hiệu trưởng chun mơn hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng duyệt.
Nhận xét:
*Ưu điểm:
+Nội dung cơ bản kế hoạch các tổ đã căn cứ vào kế hoạch năm học của
trường. Có đầy đủ các đề mục theo yêu cầu về cấu trúc kế hoạch.
+Đa số các chỉ tiêu đưa ra là phù hợp và có tính khả thi.
+Một số tổ đã có những biện pháp cơ bản, những giải pháp hay để thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
*Nhược điểm:
+Kế hoạch của tổ Ngữ văn chưa đáp ứng đầu đủ các nguyên tắc của
một bản kế hoạch.
+Tổ Lịch sử chưa nêu được nét đặc trưng riêng của tổ, thiếu biện pháp
thực hiện chỉ tiêu ở một số nội dung.
+Tổ địa lý trình bày một số nội dung sơ sài.
+Tổ Nhạc – Họa chỉ tiêu đưa ra thấp, không sát thực tế.
-Một số nguyên nhân:
+Năng lực của một số tổ trưởng còn yếu.
+Một số tổ trưởng chưa coi trọng việc xây dựng kế hoạch, chưa thấy
hết tầm quan trọng của công tác kế hoạch.
+Ở một số giáo viên hiểu sai con số chỉ tiêu (sợ rằng đưa chỉ tiêu cao,
nếu không đạt được sẽ bị cắt danh hiệu thi đua)
-Giải pháp khắc phục:
Để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh hiệu trưởng cần:
Trang -12-


+Phân tích để giáo viên nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công
tác xây dựng kế hoạch tổ.

+Hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết quy trình lập kế hoạch cho các tổ trưởng
chun mơn (có thể phân cơng phó hiệu trưởng chuyên môn làm công việc
này)
+Công việc lập kế hoạch phải được coi là một tiêu chí để đánh giá hoạt
động của tổ chuyên môn.
3/ Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực
hiện kế hoạch năm học của tổ:
Việc xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch năm học của tổ là quan trọng,
nhưng việc thực hiện kế hoạch đã đề ra mới quyết định tính hiệu quả của hoạt
động tổ chun mơn. Do đó hiệu trưởng phải có biện pháp chỉ đạo tổ chun
mơn thực hiện kế hoạch năm học và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3.1/ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn (cụ thể là tổ trưởng chuyên môn) lập
kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể từng học kỳ, từng tháng, mỗi tuần…
Trên cơ sở đó tổ chun mơn tổ chức, quản lý giáo viên, lập kế hoạch
cá nhân, các nhóm bộ mơn lập kế hoạch nhóm theo thời gian tương ứng gồm:
-Kế hoạch chủ nhiệm.
-Kế hoạch thực hiện chương trình: soạn bài, giảng bài trên lớp.
-Kế hoạch thực hiện quy chế chuyên môn.
-Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
-Kế hoạch ngoại khóa.
-Kế hoạch kiểm tra: kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề.
3.2/ Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn:
-Trong nhà trường mọi giáo viên đều phải coi kế hoạch là chỉ dẫn,
thước đo cho mọi hoạt động của mình trong suốt năm học.
-Tổ chức các đợt thi đua có nội dung tương ứng với nội dung kế hoạch
từng thời kỳ.
3.3/ Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn:
*Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn thông
qua các hình thức:
-Báo cáo tháng của tổ trưởng chun mơn, báo cáo của ban kiểm tra chuyên

môn.
-Kiểm tra chéo của các tổ trong các đợt thi đua.
-Theo dõi công việc cụ thể hàng ngày (tổ chức hoạt động giám thị).

Trang -13-


*Sau kiểm tra đánh giá để thấy được những giải pháp hay, mức độ thực
hiện kế hoạch, từ đó:
-Điều chỉnh kế hoạch cho sát thực tế (nếu cần thiệt).
-Rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng cách thực hiện hiệu quả.
3.4/ Thực trạng việc thực hiện kế hoạch tổ ở trường THCS & THPT Huỳnh
Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai:
-Tất cả các tổ đã xây dựng kế hoạch tổ, các nhóm bộ mơn xây dựng
được kế hoạch riêng của bộ môn, giáo viên xây dựng được kế hoạch cá nhân,
đa số kế hoạch đáp ứng được yêu cầu.
*Hạn chế:
+Việc xây dựng kế hoạch cá nhân cịn mang nặng tính hình thức, đối
phó với việc thanh tra của cấp trên.
+Kế hoạch được đề ra nhưng khi thực hiện giáo viên không bám vào kế
hoạch nên làm việc theo sự vụ diễn ra trước mắt, yêu cầu gì làm nấy nên công
việc hiệu quả không cao.
*Nguyên nhân:
+Các phong trào thi đua cịn hình thức, chưa đi vào chiều sâu.
+Việc thực hiện công việc theo kế hoạch chưa trở thành lề lối làm việc
trong giáo viên.
+Cơng việc của tổ trưởng cịn nặng nề: dạy nhiều giờ, kiêm nhiệm
nhiều việc (do thiếu giáo viên) nên thiếu đầu tư vào công tác kế hoạch.
+Công tác kiểm tra chưa được chú trọng, đội ngũ ban kiểm tra chun
mơn chưa tích cực do thiếu kinh phí hoạt động kiểm tra.

*Giải pháp:
+Tăng cường thêm lực lượng để giảm bớt công việc cho vừa sức giáo
viên (đặc biết là đội ngũ lãnh đạo và thành viên ban kiểm tra).
+Thay đổi lề lối làm việc: thực hiện công việc theo kế hoạch. Kiểm tra
việc hồn thành cơng việc theo chỉ tiêu kế hoạch, về số lượng, thời gian và
mức độ hoàn thành.
+Xây dựng các phong trào thi đua đi vào thực chất hơn.
+Chú trọng công tác kiểm tra, phát huy hết năng lực của các thành viên
trong ban kiểm tra.
+Tăng cường kinh phí (từ nguồn hỗ trợ ngồi ngân sách) cho cơng tác
kiểm tra, có chế độ thỏa đáng cho các thành viên ban kiểm tra chuyên môn
làm nhiệm vụ. Có khen thưởng động viên những thành tích, những sáng kiếm
trong quá trình thực hiện kế hoạch.
4/ Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của tổ chuyên môn:
Trang -14-


4.1/ Nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của tổ chuyên môn:
-Hoạt động dạy và học là hoạt động đặc trưng của nhà trường. Hoạt
động dạy của thầy và hoạt động học của trị có mối quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó hoạt động dạy của thầy đóng vai trị quyết định. Nếu xét q
trình dạy học như một hệ thống thì quan hệ hoạt động dạy của thầy và hoạt
động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Vì vậy hoạt động quản
lý của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy. Các trường
THPT ở Việt Nam hiện nay thướng áp dụng cơ chế quản lý gián tiếp. Do đó
một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học là hiệu trưởng cần
tập trung chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của tổ chuyên môn.
4.1.1/ Xây dựng nề nếp kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên:
-Hiệu trưởng nắm vững các quy định về nề nếp giảng dạy của giáo viên. Các
quy chế chuyên môn của nhà trường: đạo đức tác phong của giáo viên, giờ giấc ra

vào lớp, hồ sơ giảng dạy, kiểm tra và đánh giá học sinh ở từng bộ môn. Cần cụ thể
hóa các quy định đó phù hợp với điều kiện nhà trường, trở thành những quy định
được coi là cơ sở pháp lý của kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn trong nhà
trường.
-Tổ chức thảo luận kỹ các quy định và quy chế trong hội đồng sư phạm.
-Thuyết phục giáo viên chấp hành quy định và quy chế đó.
-Thơng qua tổ chun mơn kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy
chế chuyên môn.
4.1.2/ Chỉ đạo thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của Bộ GD – ĐT:
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng bộ mơn
nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy toàn cấp, kết hợp kế hoạch giảng dạy của
trường để vạch ra kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn (nhóm chun mơn).
Dự kiến tiến trình thực hiện chương trình và hướng điều chỉnh trong quá trình
thực hiện chương trình.
-Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chun mơn duy trì sinh hoạt tổ chun
mơn, nhóm chun mơn và các báo cáo của tổ chun mơn để giải quyết các
vấn đề có liên quan.
-Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng chun mơn xem xét biên bản sinh
hoạt tổ chun mơn, nhóm chun mơn và các báo cáo của tổ chuyên môn để
giải quyết các vần đề có liên quan.
4.1.3/ Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra hoạt động soạn bài chuẩn bị lên lớp:
-Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng chun mơn làm việc với tổ
trưởng chuyên môn để thực hiện các công việc:
-Thảo luận kế hoạch giảng dạy, các yêu cầu đối với nhà trường hỗ trợ
cho giáo viên làm tốt việc chuẩn bị lên lớp: Tài liệu, dụng cụ thí nghiệm…

Trang -15-


-Trao đổi trong nhóm chun mơn về soạn bài: mục đích, u cầu bài

soạn, nội dung khó của kiến thức. Trao đổi việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy
trong từng bài giảng, từng tiết học.
4.1.4/ Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên:
-Hiệu trưởng tạo điều kiện để giờ dạy trên lớp của giáo viên có khả
năng thực hiện tốt.
-Hiệu trưởng tích cực thực hiện tốt kỷ luật lao động trong nhà trường:
+Nhắc nhở nội quy, quy chế.
+Theo dõi hoạt động hàng ngày thông qua hoạt động của giám thị.
-Hiệu trưởng tích cực quản lý kỷ luật chuyên môn ở các giờ lên lớp:
+Tổ chức dự giờ thăm lớp. (báo trước hoặc đột xuất).
+Kiểm tra xác suất hồ sơ giáo viên, vở ghi học sinh, bài tập và bài kiểm
tra của học sinh.
-Theo dõi việc dạy thay, dạy bù của giáo viên. Cụ thể là: hiệu trưởng
(có thể qua phó hiệu trưởng chun mơn) chỉ đạo tổ trưởng chun mơn làm
tốt cơng tác:
+Nắm vững thời khóa biểu, lập hồ sơ theo dõi tình hình giảng dạy của
giáo viên trong tổ.
+Kiểm tra sổ theo dõi tiết học trên lớp (Sổ đầu bài).
+Bố trí dạy thay, sắp xếp dạy bù.
+Nhắc nhở giáo viên về kỷ luật lao động và kỷ luật chuyên môn.
-Hiệu trưởng chỉ đạo việc dự giờ và phân tích sư phạm:
+Tổ trưởng chun mơn lập kế hoạch dự giờ của tổ, phân công giáo
viên dạy, giáo viên dự, thời gian thực hiện tổ chức giáo viên nghiên cứu kỹ lý
thuyết dự giờ chuẩn đánh giá phân tích sư phạm.
+Tập hợp những nhận xét, đánh giá, thống nhất việc đánh giá, kiểm tra
thực hiện dự giờ theo kế hoạch.
4.1.5/ Hiệu trưởng quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh:
-Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên nắm vững: mục địch, ý nghĩa, yêu cầu
của việc đánh giá cho điểm học sinh.
-Đưa ra một số quy định:

+Học sinh phải có túi đựng bài kiểm tra và giữ gìn các bài kiểm tra do
giáo viên trả sau khi chấm.
+Giáo viên nộp bài kiểm tra chất lượng, kiểm tra học kỳ cho nhà
trường.
+Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn:
Trang -16-


+Tổ chức thảo luận việc kiểm tra cho điểm, đánh giá học sinh.
+Nhắc nhở giáo viên nghiên cứu kỹ quy chế đánh giá.
+Xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
4.1.6/ Hiệu trưởng chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng học
sinh
-Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xác định trọng tâm kế
hoạch chung của tổ: Tổ chức thực hiện chuyên đề chuyên môn, giúp đỡ giáo
viên còn tập sự, phát động phong trào tự học trong giáo viên.
-Qua điều tra cơ bản và qua các mặt hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác,
phân loại được giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong tổ.
-Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém, học sinh các lớp đi thi.
-Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện đầy đủ trong kế hoạch
năm học của nhà trường, thể hiện cụ thể chi tiết trong kế hoạch tổ chuyên
môn và kế hoạch cá nhân. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động, chuyên môn nghiệp
vụ của tổ là một trong những biện pháp quyết định (cùng với đổi mới phương
pháp dạy và học) nâng cao chất lượng dạy, từ đó nâng cao chất lượng học.
Góp phần thực hiện tốt kế hoạch năm học của nhà trường.
4.2/ Thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở
trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ – Vĩnh Cửu – Đồng Nai:
Hiệu trưởng đã nhận thức đầy đủ vai trò và vị trí của hoạt động chun
mơn, nghiệp vụ trong hoạt động của nhà trường từ đó hiệu trưởng đã chỉ đạo

các tổ chuyên môn hoạt động theo các nội dung sau:
4.2.1/ Thực hiện tốt kỷ cương nề nếp chuyên môn:
-Khắc phục tình trạng vào lớp trễ, ra lớp sớm, nghỉ trước xin phép sau,
bỏ tiết, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
-Ghi sổ theo dõi tiết học đầy đủ, chi tiết. giúp lãnh đạo nhà trường
theo dõi sâu sát tình hình dạy và học, kịp thời xử lý những vướng mắc, theo
dõi thi đua.
Thực hiện báo giảng đầu tuần đúng quy định.
-Mỗi tổ xây dựng kế hoạch thao giảng dự giờ giáo viên theo quy định:
+Mỗi giáo viên dự ít nhất 1 tiết/tháng (giáo viên tập sự ít nhất 2
tiết/tháng)
+Sau dự giờ, thao giảng có đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm, trao
đổi, học hỏi lẫn nhau.
-Về hồ sơ sổ sách giáo viên:
+Giáo án: Soạn giảng đầy đủ, chất lượng.
Trang -17-


Hiệu trưởng ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn vào thứ tư hàng tuần
ký duyệt giáo án cho các tiết dạy tuần sau của các giáo viên trong tổ. Hiệu
trưởng kiểm tra việc ký duyệt giáo án của tổ trưởng chun mơn mỗi tháng
(có thể ủy quyền cho phó hiệu trưởng chuyên môn)
Giáo viên được phép sử dụng giáo án củ có bổ sung, nếu đáp ứng đủ
các tiêu chuẩn do Sở GD – ĐT quy định và được sự đồng ý cho phép của Sở
GD – ĐT.
+Sổ điểm cá nhân: phải có đầy đủ các cột điểm mỗi tháng, rõ ràng, sửa
đúng quy chế. Hàng tháng giáo viên nộp điểm cho văn phòng để cộng điểm,
đánh giá xếp hạng học sinh theo tháng.
+Sổ dự giờ: ghi chép đầy đủ các bước lên lớp, phần trình bày bảng. Có
đánh giá nhận xét, xếp loại tiết dạy.

+Sổ hội họp cá nhân: ghi chép đầy đủ nội dung các buổi họp Hội đồng
sư phạm, sinh hoạt tổ chun mơn, sinh hoạt nhóm chuyên môn và các buổi
họp khác.
+Sổ tự bồi dưỡng: ghi chép việc tự bồi dưỡng về chính trị tư tưởng,
chuyên môn nghiệp vụ.
+Kế hoạch cá nhân: thực hiện đầy đủ việc xây dựng kế hoạch cá nhân
theo quy định. Trong đó có kế hoạch bộ mơn thể hiện: thời gian dạy, mục
địch yêu cầu bài dạy, nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy, chuẩn bị
của thầy và trò.
+Sổ chủ nhiệm: (dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm) ghi đầy đủ theo
mẫu quy định của Bộ GD – ĐT, nhà trường có cải tiến, chi tiết hơn phần ghi
chép của từng học sinh.
-Sinh hoạt chun mơn: được duy trì đều đặn 2 lần/tháng, tổ chức vào
tiết 3, tiết 4 và tiết 5 chiều thứ tư của tuần II và tuần IV trong tháng.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn:
+Thảo luận kế hoạch thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy.
Lưu ý đến những bài khó, kiến thức trọng tâm.
+Phổ biến nội dung công tác thời gian kế tiếp do nhà trường đưa
xuống.
+Đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tháng trước, bàn
biện pháp khắc phục những yếu kém, tồn tại.
4.2.2/ Thực hiên cải tiến phương pháp giảng dạy. Chú trọng phát huy tính
năng động, sáng tạo của học sinh, khắc phục tình trạng đọc chép trong dạy
học.
Nhận xét:
*Ưu điểm: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chun mơn đã:
Trang -18-


+Chỉ đạo sâu sát hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chuyên

môn. Hoạt động của các tổ chuyên môn khá đầy đủ nội dung và ở một số nội
dung hoạt động có hiệu quả.
+Kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện
*Nhược điểm:
+Tuy vậy trong từng hoạt động chi tiết không tránh khỏi những sai sót:
+Cịn tình trạng đơn xin phép gởi cận giờ lên lớp, khơng bố trí dạy thay kịp.
+Việc sắp xếp quản lý dạy bù chưa được quan tâm để ý.
+Hồ sơ sổ sách có loại cịn sơ sài, ví dụ như sổ tự bồi dưỡng. Ở một số
giáo viên giáo án soạn chưa tốt, cịn mang tính chất đối phó. Việc sử dụng
giáo án cũ chưa thực hiện.
+Còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc tự học, tự bồi dưỡng nên
khơng có sự tiến bộ về chun mơn, nghiệp vụ.
+Việc tổ chức hoạt động của tổ theo kế hoạch, một số tổ trưởng còn lúng túng.
*Nguyên nhân:
Vẫn là các nguyên nhân chủ yếu sau:
+Đội ngũ giáo viên mất cân đối, thiếu giáo viên trầm trọng, một số giáo
viên năng lực cịn yếu. Nên cơng việc của mỗi người rất nặng, phải kiêm
nhiệm nhiều việc, do đó thiếu thời gian đầu tư cho hoạt động chuyên môn.
+Năng lực của một số tổ trưởng chun mơn cịn yếu, khơng biết cách
tổ chức hoạt động, chưa đủ uy tín thuyết phục giáo viên trong tổ.
*Giải pháp:
+Tăng cường giáo viên để san sẻ bớt công việc.
+Chấn chỉnh lại đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, chú ý công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các tổ trưởng chuyên môn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1/ Nhận xét chung:
-Công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường
THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ có những ưu, nhược điểm sau:
*Ưu điểm:
-Hiệu trưởng đã nhận thức đầy đủ vai trị, vị trí của tổ chun mơn và

hoạt động của tổ chun mơn trong nhà trường do đó đã có những biện pháp
chỉ đạo hoạt động tổ chuyên mơn trong nhà trường một cách có hiệu quả.
-Vận dụng cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện nhà trường vào công
tác chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Nên hoạt động của các tổ chuyên
môn ngày càng có chất lượng hơn.
Trang -19-


-Thời điểm đầu năm học tháng 9 và tháng 10 chưa có kế hoạch năm
học. Hiệu trưởng đã xây dựng chi tiết tỉ mỉ kế hoạch cặp tháng, do đó hoạt
động của nhà trường, của các bộ phận, của cá nhân đều điễn ra trong kế
hoạch.
*Nhược điểm:
-Thiếu chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa các tổ chuyên môn.
-Công tác kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn chưa liên tục.
2/ Đề xuất, kiến nghị:
-Sở GD – ĐT Đồng Nai chú ý hơn đến chất lượng năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm khi tuyển dụng giáo viên.
-Tăng cường thêm cơ sở vật chất, phịng bộ mơn, phịng thí nghiệm,
phịng tập đa năng và trang thiết bị phục vụ làm việc, xây dựng thư viện đạt
chuẩn.
- Đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đặc biệt là ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
- Cần có kế hoạch dài hạn đề cử giáo viên đi học nâng cao trình độ.
3/ Bài học kinh nghiệm:
Là nhà quản lý, người hiệu trưởng phải:
-Nắm vững cơ sở lý luận, hiểu rõ tổ chức mình đang quản lý để xác
định và lựa chọn phong cách quản lý phù hợp.
-Biết sử dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp quản lý: tổ chức
hành chính, kinh tế, xã hội tâm lý nhằm tác động có hiệu quả đến đối

tượng quản lý.
-Thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
-Có trình độ chun mơn vững, có năng lực quản lý, nắm vững các văn
bản pháp quy và tổ chức một cách khoa học quá trình quản lý. Trong quản lý
biết xây dựng kế hoạch tốt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
-Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho cấp dưới và kiểm tra hiệu quả thực
hiện cơng việc của cấp dưới.
-Bản thân có ý thức tự học và chú ý đến công tác bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ và quản lý cho cấp dưới.
Đây là SKKN mà bản thân tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua tại
trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ, tuy bước đầu có nhiều kết quả
nhưng vẫn cịn có nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!.

Trang -20-


Phú Lý, ngày tháng
Người viết

Nguyễn Văn A

Trang -21-

năm 2012




×