Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT phước thiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.12 KB, 23 trang )

Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN

Mã số :------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHƯỚC THIỀN.

Người thực hiện :Lê Thị Ngọc Anh
Lĩnh vực nghiên cứu :
- Quản lí giáo dục: ……….
- Phương pháp giảng dạy bộ môn : Anh văn
- Lĩnh vực khác :……………………
Có đính kèm : Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN.
Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Hiện vật khác

Năm Học 2011-2012

1


Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục hướng nghiệp là bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã
được xác định trong luật giáo dục. Nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ rõ: Trong giáo dục phổ
thông “Cần gắn với thực tiễn vùng, địa phương, đến sự tăng cường công tác hướng
nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động dạy nghề phổ thông và kỹ năng cần thiết khác cho
công việc trong nền kinh tế thị trường cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước”.Trong những năm qua chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện
nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích
cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống
lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thăng lợi phải phát triển mạnh
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát
triển nhanh và bền vững”. Đồng thời Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng chỉ ra cho
ngành Giáo dục và Đào tạo là: “Cần gắn chặt thực tiễn vùng địa phương đến sự tăng
cường công tác hướng nghiệp, đào tạo kỹ thuật lao động, dạy nghề phổ thông và kĩ năng
cần thiết khác cho công việc trong nền kinh tế thị trường, trong công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước ”
- Trong văn kiện Đại hội khoá IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn
và tay nghề. Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất; Nhà trường gắn liền với đời sống xã hội”. Coi trọng công tác giáo dục
hướng nghiệp và phân luồng học sinh THPT chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp.
- Bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông, tuổi trẻ học đường
thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ, không ít các

em tự đặt cho mình những câu hỏi như “mình sẽ làm gì?”, “mình chọn nghề gì”, “nghề
nào là hay nhất” và cũng không ít các em đã trăn trở, đắn đo, suy nghĩ, bởi có biết bao
nghề đáng yêu, biết bao con đường để đạt tới mục đích cuộc sống riêng.
Tuy vậy, giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và
các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy
đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp
ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học
chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với
bản thân và yêu cầu của xã hội.
Để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước
ta đã chủ trương đẩy mạnh công tác hướng nghiệp- dạy nghề phổ thông cho học sinh,
nhằm đảo tạo thế hệ trẻ thành lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, năng lực thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy công tác hướng

2

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

nghiệp trong trường phổ thông có một ý nghĩa quan trọng và là vấn đề đáng quan tâm của
những người làm công tác giáo dục - đào tạo. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình
trong việc nâng cao hiệu quả chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp trong Trường phổ thông.
Qua những lý do đã phân tích ở trên, qua thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường THPT Phước Thiền tôi đã mạnh dạn chọn đề tài.

“Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Phó hiệu
trưởng trường THPT Phước Thiền ”.
2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích những tồn tại dẫn đến việc quản lý giáo dục hướng nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn, các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ đó đề xuất một số biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Phước Thiền.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quản lý giáo dục hướng
nghiệp.
- Đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường THPT Phước Thiền.
- Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở
trường THPT Phước Thiền .
4. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp
ở trường THPT Phước Thiền .
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cấp về giáo dục và
đào tạo.
- Nghiên cứu sách giáo khoa “HĐGDHN” lớp 10, 11 và 12 nhà xuất bản giáo dục
năm 2004.
- Nghiên cứu văn bản hướng dẫn thực hiện công tác hướng nghiệp trong nhà
trường.
- Nghiên cứu giáo trình, tạp chí của Trường cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Trao đổi, trắc nghiệm đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu tâm tư nguyện
vọng và ước mơ của các em, sự hiểu biết về nghề nghiệp.
- Kết qủa thực hiện kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp của
trường THPT Phước Thiền.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3


Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

Trong 2 năm học 2009– 2011 BGH nhà trường đã chọn hai nghề để hướng dẫn
cho học sinh học là: Tin học văn phòng và điện gia dụng. Tỷ lệ tốt nghiệp Nghề phổ
thông trong các năm qua có sự tiến bộ đáng kể, kết quả cụ thể như sau:
- Năm học 2008 -2009: 94,9 %
- Năm học 2009 -2010: 98,5 %
- Năm học 2010 -2011: 98,7 %
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn
của việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT Phước
Thiền
1.1. Cơ sở lý luận
Thế nào là hướng nghiệp? Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ
sở tâm lý học sinh học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh
chọn nghề phù hợp với những năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm
mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng sự trữ có sẵn của đất
nước.
* Định hướng nghề nghiệp:
Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạt động
và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần
nhiều lao động trẻ tuổi có văn hoá, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình
hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường
lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân.
Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng phẩm
chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề,

hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục
hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em
định hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy giáo dục
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông phải làm các công việc sau:
+ Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường trung
học phổ thông vì giáo dục lao động nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch những
quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động, có tri thức lao động, kỹ năng nghề nhất định ở
học sinh chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với
thế giới việc làm và vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp
dạy nghề.
Lao động là cầu nối giữa định hướng nghề và tham gia học nghề, giữa lý thuyết
với thực hành.

4

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

+ Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát về sự phân công
lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của đất nước và địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ
yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương.
+ Giáo dục hướng nghiệp giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp
của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích
hợp nhất.
+ Giáo dục hướng nghiệp giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những
ngành nghề mà nhà nước địa phương đang cần phát triển.
1.2 Cơ sở pháp lý

- Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ
“Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và
trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD &ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học
sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản
thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp
với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”.
- Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục: “Để giúp học sinh
hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao
động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi
sinh hoạt giới thiệu nghề được phân phối chương trình trong 9 tháng.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,X khẳng định:
“Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Coi trọng
công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu
niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả
nước và từng địa phương”
- Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/TC-BGD&ĐT về tăng cường giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục hướng
nghiệp nâng cao chất lượng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của
từng địa phương, góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh cuối cấp THCS và
THPT.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Học sinh Trường THPT Phước Thiền là bộ phận thanh thiếu niên đến tuổi trưởng
thành được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ thông
và được trải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, Trường
Phước Thiền trong các tổ chức đoàn thể, hoạt động đoàn, nói chuyện trước cờ hàng tuần,
giáo dục hướng nghiệp hàng tháng và được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp của
các trường tuyển sinh và chính những điều kiện này đã giúp các em hình thành được

5


Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

những cơ sở xác đáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự trưởng thành đáng kể
trong nhận thức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của bản thân, có được sự thử thách trong
lao động nghề nghiệp góp phần vào đời sống gia đình tạo ra những tiêu để cho quá trình
thích ứng nghề nghiệp sau này. Một số học sinh với ý chí vươn lên, ngay từ khi còn học
phổ thông đã tích cực học thêm các môn học cần thiết như tin học, ngoại ngữ. Với cái
nền rất đáng quí đó của học sinh Trường THPT Phước Thiền, nhiệm vụ hướng nghiệp đối
với các em không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng hơn về
nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện kiến thức để đưa các em hoạt động
trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh
vực lao động mà họ ưa thích.
Do sự phân luồng của xã hội, do thực tế bức xúc bởi vì không có sự liên thông
giữa hướng nghiệp, đào tạo và sử dụng nên tồn tại thực tế

Đầu vào nhiều, chưa
được định hướng, tư
vấn nghề

Đầu ra thừa thầy thiếu
thợ chất lượng nghề
kém

+ Sau khi tốt nghiệp THCS sẽ có tầng trạng:

75% học tiếp THPT-> thi đại học, cao đẳng

THCS

cần nhiều Giáo viên, Phòng học
14-15% học nghề (quá ít)
24-25% sống tự do vào đời với 2 bàn tay
trắng -> sinh ra tệ nạn XH

Sau THPT

Đại học cao đẳng 19,7%
THCN, DN 74%; 4,9% vào Trường nghề
Còn lại vào đời

Rất nhiều học sinh sau khi thi Đại học, Cao đẳng trượt không biết mình nên học
gì? theo nghề gì:
Thực tế tại địa phương mà các em sinh sống là vùng nông thôn ,một số xã kinh tế
còn gặp khó khăn, mặt bằng dân trí cũng còn thấp việc định hướng và tư vấn nghề là một
việc vô cùng quan trọng và cần thiết để các em có việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo
cho quê hương, hạn chế các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng tại địa phương do
không có việc làm.
Tìm hiểu về định hướng của phụ huynh với con em sau khi tốt nghiệp THPT, kết
quả khảo sát cho thấy phụ huynh định hướng cho con em học ĐH, CĐ chiếm tỷ lệ cao
75,7%, chỉ có 13,1% phụ huynh định hướng cho HS đi học nghề và 5,7% phụ huynh định

6

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền


hướng con làm nghề truyền thống gia đình, và 5,5% phụ huynh cho con đi làm ngay. Số
liệu thống kê qua bảng sau :
Định hướng của phụ huynh :
Học ĐH, CĐ
Học nghề, TCCN
Làm nghề truyền thống gia đình
Đi làm
Cộng :

Số lượng
290
50
22
21
383

Tỷ lệ%
75,7
13,1
5,7
5,5

Ghi chú

Bảng 1 : Định hướng của phụ huynh cho HS sau THPT

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp Trường THPT Phước Thiền
2.1. Đặc điểm tình hình

2.1.1.Về qui mô trường, lớp
Trường THPT Phước Thiền được thành lập, theo Quyết định số 2705 QĐ-UBT của
UBND tỉnh ngày 22 tháng 7năm 1999, là một đơn vị trường học được đóng trên địa bàn
thuộc Ấp Bến sắn – xã Phước Thiền – huyện Nhơn Trạch– tỉnh Đồng Nai.
Từ năm 2010 – 2012 trường có 25 lớp với 1095 học sinh, trong đó:
 Khối 10: 8 lớp với 350 học sinh
 Khối 11: 8 lớp với 348học sinh .
 Khối 12: 9 lớp với 383 học sinh
2.1.2. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
Nhà trường có - Tổng số cán bộ, nhà giáo và nhân viên trong năm học 2011 - 2012 :
68 người .
Cán bộ quản lý : 03 Trong đó, đã qua bồi dưỡng -Quản lý giáo dục: 02
- Lý luận chính trị: 01
Nhà giáo : 53 ( Trong đó có :53 biên chế -cơ hữu )
Giảng dạy từ 1 đến 5 năm : 17 Từ 6 đến 10 năm: 22 Từ 11 năm trở lên : 17
Nhân viên : 12 Trong đó, biên chế : 4 ; hợp đồng: 8
Số nhà giáo cơ hữu : 53 / TS 53 . Tỷ lệ : 100
%.
- Trình độ đào tạo :
Chưa đủ chuẩn: 00 GV:
NV: 00
Trên chuẩn : 02 .Tỷ lệ : 3,5 % . Số GV dạy giỏi cấp Tỉnh : 12 .Tỷ lệ : 21,4 % .
Tốt nghiệp ĐH SP : 42 .Tỷ lệ : 75 % . Tốt nghiệp CĐSP : 00 Tỷ lệ :0 %
Tốt nghiệp ĐH khác : 14 .Tỷ lệ : 25 % . Có trình độ khác : 00 Tỷ lệ : 0 %
Số GV chưa đủ 5 năm công tác: 13

7

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh



Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

- Đa số cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, yêu ngành, yêu nghề, có kinh
nghiệm trong việc giảng dạy. Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng và dần
được nâng cao về chất lượng.
2.1.3Cơ sở vật chất
- Số phòng học : 20 . Chất lượng khá , tốt : khá . Số phòng học không được sử dụng : 0
- Phòng làm việc khác :05 , đủ ( thiếu: 01 phòng của phó hiệu trưởng) . Chất lượng : khá
- Diện tích khuôn viên trường : 7.300 m2 ; Bình quân : 6,7 m2/ 1 HS ;
- Thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất : có sổ đỏ về quyền sử dụng đất
- Diện tích Thư viện : 70 m2 . Diện tích phòng đọc : 50 m2 .
Sức chứa : 30 người cùng đọc một lúc .
Số đầu sách tham khảo của TV : 4.308 cuốn .Bình quân : 3,9 sách tham khảo / 1
người .
TV đạt chuẩn 01 năm : chưa ( lý do chưa đạt chuẩn: chưa đủ đầu sách; Cần bổ sung :
60 )
- Việc trang bị , khai thác và sử dụng CNTT cho quản lý, dạy và học ( tổng số máy vi
tính, số máy nối mạng, số phòng máy vi tính ? phòng học chuyên dùng dạy học có ứng
dụng CNTT? Việc kết nối mạng Internet , tổ chứx Website, hiệu quả sử dụng ) :
- Phòng học bộ môn, Phòng thí nghiệm , thực hành, phòng để đồ dùng dạy học
( Việc mượn và sử dụng ĐDDH ? Việc tổ chức thí nghiệm , thực hành …)
+ Phòng thực hành thí nghiệm: Nhà trường có 04 phòng thực hành thí nghiệm
là: phòng thí nghiệm Hóa, phòng thực hành môn Sinh- Công nghệ, phòng thực hành môn
Lý và phòng thực hành môn Điện gia dụng. Nhưng những phòng này chưa đúng chuẩn
qui định của Bô GD.
+ Phòng để đồ dùng dạy học: Nhà trường đã cải tạo 01 phòng học thành 01
phòng để đồ dùng dạy học nên diện tích chưa đạt.
2.2. Một số kết quả đã đạt được
Trong năm 2009 - 2012 trường đã được 1 số kết quả đáng khích lệ về mặt học tập

và tu dưỡng rèn luyện.
Kết quả xếp loại học lực của học sinh 3 năm liền kề :
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung
bình
Yếu
Kém

8

Năm 2009 - 2010

Năm 2010 – 2011

Năm 2011 – 2012

HS

8,8 %

6,9 %

70 HS

6.5%

HS


401 HS

34,1 %

31,4%

394 HS

36.4%

587 HS

531 HS

45,1 %

45,8 %

552HS

51.1%

197

141 HS

12%

15,4 %


64 HS

5.9%

0,1 %

0,5 %

1 HS

0.1%

89 HS
402

HS

6 HS

104

1

HS

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Mt s bin phỏp qun lớ hot ng giỏo dc hng nghip trng THPT Phc Thin


Nhn xột : Nhỡn vo bng kt qu trờn ta thy t l hc sinh cú hc lc khỏ gii
tng theo tng nm hc v t l hc sinh cú hc lc yu kộm gim dn.
Kt qu xp loi hnh kim ca hc sinh 3 nm lin k :
Xp loi

Nm 2009

- 2010

Nm 2010 - 2011

Nm 2011 - 2012

Tt

972

956

81,2 %

75,9%

918

84.9

Khỏ

265


174

14,8 %

20,7 %

145

13.4

Trung
bỡnh

42

47

4%

3,3 %

17

1.6

Yu

2


0

0%

0,2 %

0

0

+ i ng cỏn bi qun lý v giỏo viờn ó nhn thc c tm quan trng ca cụng tỏc
hng nghip. V coi nú l mt mụn hc quan trng nh cỏc mụn hc khỏc.
+ Trong nm hc 2009 - 2012 ó cú k hoch hot ng GDHN cho hc sinh cỏc
khi c th:
Khi 10: nh hng ngh
Khi 11: T vn ngh
Khi 12: Hc ngh
Thc hin mi cỏn b trung tõm t vn v gii thiu vic lm cỏc trng ngh
trong huyn Long Thnh v Nhn Trch
+ Hin nay biờn dao ng trong vic chn ngh, hiu bit ngh ó n nh hn
theo s

lớp 10
Ước mơ

lớp 11
Định huớng

lớp 12
Chọn nghề


Hng nm nh trng ó lp k hoch nm hc v vic huy ng cỏc ngun lc xó
hi phc v cho hng nghip thụng bỏo cho giỏo viờn v hc sinh tỡnh hỡnh phỏt trin
kinh t xó hi ca t nc núi chung v ca a phng; nhu cu s dng ngun lao
ng ch o v kim tra cụng tỏc hng nghip ca giỏo viờn, phi hp cỏc hỡnh thc
hng nghip trong v ngoi nh trng.
- Thụng qua cỏc b mụn vn hoỏ c bn, qua cỏc b mụn k thut, sinh hot
hng nghip v c bit thụng qua hot ng lao ng v dy ngh ph thụng, nh
trng ó tin hnh giỏo dc hng nghip cho b phn ln hc sinh.
Nm hc 2010 2011, 2011-2012 cú 100% hc sinh khi 11 tham gia hc ngh
ph thụng v bc u nhiu em dó bc l cỏc nng khiu v ngh nghip, 100% hc

9

Ngi thc hin : Lờ Th Ngc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

sinh khối 12 được tham gia hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp
trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN.
Kết quả thi ĐH, CĐ, THCN
-Số HS vào ĐH , CĐ hàng năm (số lượng, tỷ lệ) (2009- 2010, 2010 – 2011):
+ Năm học 2009-2010: 71 đại học, 102 cao đẳng ( đứng hạng 16/65 toàn tỉnh)
+ Năm học 2010-2011: 81 đại học, 156 cao đẳng ( đứng hạng 15/65 toàn tỉnh)
Đánh giá về kết quả tốt nghiệp và hiệu quả đào tạo:
* Ưu điểm:
- Nhà trường tham gia đầy đủ các kỳ thi học giỏi các năm kể cả thi máy tính bỏ
túi, Hội thao QP và đạt được những kết quả tương đối tốt.
- Kết quả thi tốt nghiệp, học sinh giỏi cấp tỉnh, CĐ-ĐH mỗi năm có kết quả khả

quan nhờ sự nổ lực phấn đấu của học sinh và sự nhiệt tâm của giáo viên
* KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP , THI HS GIỎI 3 NĂM LIỀN KỀ:

Năm
học

2008 - 2009
2009 - 2010
2010 - 2011

Vào Số HS Tốt nghiệp/
HS giỏi cấp tỉnh
lớp 10
Số HS cuối cấp
( Loại nhất, nhì, ba,
(đầu
(Tỷ lệ HS tốt
KK)
cấp)
nghiệp)
477
406
353

277/458
62,48 %
377/421
89,55 %
388/431
90,02 %


Hiệu quả đào tạo của khoá
học
( Tỷ lệ giữa số HS TN cuối
cấp /
Số HS vào lớp đầu cấp của
khóa HS tốt nghiệp)

10 giải ( 2 giải ba, 8
giải KK )
06 giải ( 1 giải ba, 5
giải KK )
08 giải ( 3 giải ba, 5
giải KK )

395/477
( 82,8% )

- Các giải trong kỳ thi khác như thi máy tính bỏ túi,…
+ Năm 2008-2009: 6 giải máy tính bỏ túi (4 giải KK, 2 giải ba); 2 giải nhất,
1 giải nhì, giải khuyến khích toàn đoàn về HTQP.
+ Năm 2009-2010: 2 giải máy tính bỏ túi (1 giải KK, 1 giải ba);
+ Năm 2010-2011: 4 giải máy tính bỏ túi (3 giải KK,1 giải ba); 1 giải nhất
HTQP
+ Năm 2011-202 : 13 giải HS giỏi ( 2 nhì, 5 giải 3, 6 giải KK )
- Tỷ lệ học sinh đạt từ điểm 5,0 trở lên theo từng môn thi tốt nghiệp năm học
2010 – 2011.
+ Môn Toán: 89,33 %

10


+ Môn Địa: 47,80 %
Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

+ Môn Văn: 37,82%

+ Môn Anh: 83,99 %

+Môn Lý:

+Môn Sinh: 92,58 %

77,03 %

- Giáo dục Hướng nghiệp: Nhà trường có kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh ngay từ
lớp 10 với mục đích giúp các em định hướng, tìm hiểu về một ngành nghề từ đó có thể
chọn cho mình một nghề thật thích hợp sau này.
-Trong các năm qua dựa vào đặc thù của nhà trường, hiệu trưởng đã chọn hai nghề để
hướng dẫn cho học sinh học là: Tin học văn phòng và điện gia dụng. Tỷ lệ tốt nghiệp
Nghề phổ thông trong các năm qua có sự tiến bộ đáng kể, kết quả cụ thể như sau:
- Năm học 2009 -2010: 98,5 %
- Năm học 2010 -2011: 98,7 %
+ Chính quyền địa phương và phụ huynh đã bắt đầu quan tâm đến các hoạt động
giáo dục hướng nghiệp.
Qua các đợt hoạt động GDHN học sinh và phụ huynh đã có cái nhìn cụ thể hơn
với những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu và đã có ý thức quan tâm hơn với
những nghề mà địa phương đang có. Nhiều em đã quyết tâm làm kinh tế trang trại đưa

sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá để tham gia thị trường mang lại lợi ích thiết
thực cho quê hương.
2.3. Một số tồn tại của công tác quản lý GDHN ở trường THPT Phước Thiền.
Nhà trường chưa quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch,
chương trình nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội.
Những năm qua đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp
chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè. Sự lựa chọn nghề
mang đậm tính chất chủ quan và phiến diện, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu
thế, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chỉ muốn thi vào các trường Đại học,
coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cả học sinh và cha mẹ các em đều chưa
chú ý đúng mức đến điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước.
Công tác GDHN còn nhiều bất cập hạn chế như:
+ Hoạt động SHHN và tư vấn hướng nghiệp còn chưa được tổ chức đồng bộ ở các
địa phương. Các giờ học giáo dục hướng nghiệp nhiều khi còn mang tính hình thức,
nghèo nàn nội dung.
Khó khăn lớn nhất là việc sử dụng chưa hợp lý học sinh tốt nghiệp PTTH hiện nay.
Một số tốt nghiệp THPT không muốn trở về địa phương sản xuất vì nhiều địa phương
không có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, do đó không có qui hoạch đào tạo cán bộ, sử
dụng lao động tại chỗ. Mặt khác chất lượng hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo tay nghề của

11

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

các cơ sở đào tạo hiện nay không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp đạt ra ở địa phương trong

cơ chế thị trường.
+ Tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn lúng túng chưa gắn với thực tế địa
phương. Địa bàn nhà trường đóng khá đa dạng về ngành nghề: như nghiệp, nông nghiệp,
buôn bán… Mặc dầu ngành nghề khá đa dạng như vậy nhưng kinh tế ở các ngành chưa
phát triển, phân công lao động còn hạn chế, lực lượng lao động dôi dư còn nhiều . Một số
ngành nghề truyền thống không đủ điều kiện phát triển, một số ngành nghề cũng mới
hình thành.
2.4. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trườngTHPT Phước Thiền.
2.4.1. Nguyên nhân
- Nhận thức của một số lãnh đạo địa phương, một số lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà
trường, giáo viên, gia đình và bản thân học sinh về công tác hướng nghiệp còn hạn chế,
chưa rõ ràng đúng đắn. Họ chưa thật hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của công tác
hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đối với bản thân học sinh nói riêng và
đối với sự phát triển kiến thức xã hội nói chung.
- Nhà trường không làm thay đổi được một số vấn đề xã hội liên quan đến công
tác hướng nghiệp như vấn đề việc làm, tuyển chọn nghề, chế độ đãi ngộ với các nghề….
Nhà trường không làm thay đổi được nhận thức của cha mẹ học sinh về vấn đề hướng
nghiệp.
- Sự bất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân dẫn đến sự mất cân đối trong sự
phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Giáo viên làm công tác tư vấn nghề, hướng nghiệp chưa được đào tạo, chưa có
giáo viên chuyên trách.
- Còn thiếu các tài liệu hướng dẫn về nội dung của tài liệu còn nghèo nàn, thiếu
hấp dẫn, chương trình chưa thật sự rõ nét, chưa phù hợp thực tiễn.
- Chương trình học các môn văn hoá và tâm lý thi cử còn quá nặng nề.
- Cơ sở vật chất phục vụ lao động sản xuất – hướng nghiệp- dạy nghề còn quá
thiếu thốn, trường không có xưởng cho học sinh lao động, không có một số thiết bị trực
quan phục vụ sinh hoạt hướng nghiệp.
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo hoạt động

GDHN
Qua thực tế đã đạt được và một số tồn tại trong công tác quản lý của Phó hiệu
trưởng đối với hoạt động GDHN của trường THPT Phước Thiền bản thân tôi nhận thấy
rằng để làm tốt công tác này cần có các giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức về GDHN của cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo.
- Cần đổi mới cơ chế chính sách đối với giáo viên phụ trách công tác GDHN, tư
vấn HN.

12

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

Ngoài ra Bộ GD-ĐT và các ban ngành chức năng kết hợp với UBND các cấp cần
có phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách chính quy giúp đội ngũ
này nâng cao tốc độ để có thể định hướng, tư vấn và dạy nghề phổ thông một cách cơ bản
có tính hệ thống.
Chương 3: Một số biện pháp tổ chức quản lý hoạt động GDHN của Phó hiệu
trưởng trường THPT phước Thiền.
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh
cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông
Phải coi hoạt động GDHN là một công việc thường xuyên và liên tục mang tính hệ
thống và quan trọng như các môn khoa học cơ bản khác phải tuân theo quy trình hướng
nghiệp.
Định hướng nghề

Thích ứng nghề


Phù hợp nghề

Chọn nghề

Học nghề

Chọn nghề

Bồi dưỡng
Đào tạo lại

3.2. Thành lập ban chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp
Trong mỗi nhà trường phổ thông nên có một phòng tư vấn nghề nghiệp giúp nhà
trường trong việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh. Muốn làm tốt nhà trường phải thành
lập ban chỉ đạo hướng theo cấu trúc sau:

Hiệu trưởng

Ban hướng nghiệp nhà trường

Giáo
viên
chủ
nhiệm

Giáo
viên
bộ
môn


13

Tổ
chức
đoàn
thanh
niên

Ban
đại
diện
phụ
huynh

Tổ
chức
xã hội

Thư
viện
nhà
trường

Y tế
nhà
trường

Trung
tâm kỹ
thuật

THHN

Cơ sở
sản
xuất

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

Việc xây dựng hệ thống và cấu trúc của hệ thống hướng nghiệp trong trường thể
hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong trường và ngoài xã hội.
Đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng là
chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ quá trình thực hiện HĐHN trên
các mặt cơ bản:
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của ban hướng nghiệp trên một số mặt
quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả, giáo dục của hoạt
động hướng nghiệp.
- Xét duyệt và phê chuẩn kế hoạch hướng nghiệp, các hợp đồng kinh tế và các văn
bản kết nghĩa, hợp tác trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp với các cơ quan
bạn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt
động hướng nghiệp.
Ban hướng nghiệp trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt
động hướng nghiệp. Có đại diện các thành phần chủ yếu như ở trong sơ đồ cấu trúc trên.
Phụ trách ban hướng nghiệp là một đồng chí Phó Hiệu trưởng. Sự có mặt của các
thành phần trong và ngoài trường như trong cấu trúc của hệ thống, cho phép mở rộng khả
năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội) trong hoạt động
hướng nghiệp.

Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn
thảo, phê chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch), nó đồng thời còn là bộ phận
trung gian môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ trong để đạt mục đích
chung trong hoạt động hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp bao gồm:
- Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt đối với các thầy cô
giáo, các tổ chức đoàn thể của giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục
đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong
trường PT.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công
tác hướng nghiệp.
- Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá theo từng phần việc, từng giai doạn của các bộ
phận hợp thành trên cơ sở kế hoạch hợp đồng được giao tương ứng với đặc điểm hoạt
động của bộ phận mình.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên Ban hướng nghiệp cần phải tiến hành những công
việc cụ thể sau:
+ Dựa vào kế hoạch của chính quyền địa phương về phân bổ lao động và phát
triển kinh tế- xã hội, cung cấp cho giáo viên những hiểu biết về nhu cầu sử dụng nhân lực
ở địa phương và khả năng tiếp nhận học sinh tốt nghiệp ra trường trong mỗi năm học.

14

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

+ Đưa hoạt động hướng nghiệp vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường ở
từng giai đoạn (tháng, học kỳ, năm học) từng mảng công vịêc (học tập văn hoá, lao động
sản xuất hoạt động ngoại khoá…)

+ Tổ chức trao đổi kế hoạch thực hiện nội dung hướng nghiệp giữa các bộ phận
chức năng trong trường để hoạt động hướng nghiệp được triển khai một cách đồng bộ.
+ Trao đổi với giáo viên và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường
để thiết lập kế hoạch sử dụng các hình thức hướng nghiệp nhằm phát triển hứng thú, sở
trường, năng lực của học sinh.
+ Thiết lập kế hoạch và sự cộng tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất và các
cơ quan đào tạo nghề xung quanh nơi trường đóng nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp và
hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp. Thực hiện các bài giảng hướng nghiệp theo
chương trình của Bộ, gặp gỡ trao đổi giữa học sinh và cơ sở sản xuất, giúp nhà trường về
cơ sở kĩ thuật cán bộ công nhân có tay nghề.
+ Phác thảo kế hoạch tham mưu (thời gian mục đích, địa điểm, lực lượng tham
gia).
Ngoài ra Ban chỉ đạo nên chuẩn bị một số bài giảng mẫu về công tác định hướng
và tư vấn nghề có nội dung như sau:
-

Sơ lược lịch sử phát triển các nghề.

-

Sự phát triển của lĩnh vực nghề trong giai đoạn hiện nay.

-

Hướng phát triển của lĩnh vực nghề trong thời gian tới.

-

Đặc điểm yêu cầu của lĩnh vực nghề tương ứng.
+ Đối tượng lao động

+ Mục đích lao động.
+ Nội dung lao động.
+ Điều kiện lao động.
+ Công cụ lao động
+ Chứng chỉ điều kiện y học.
+ Các cơ sở đào tạo nghề.

3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học
sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông.
Phải coi hướng nghiệp là một nội dung đào tạo về giáo dục lao động, kỹ thuật, dạy
nghề, là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Phải tìm mọi cách để khắc phục khó khăn
để hoàn thành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo yêu cầu, nội dung quy định.
Phương pháp tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi
chào cờ, sinh hoạt hướng nghiệp.
3.4. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp.

15

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

- Bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác
hướng nghiệp.
- Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về hướng nghiệp do bộ
giáo dục đào tạo tổ chức, liên kết với các đơn vị sản xuất trên địa bàn làm ăn có hiệu quả.
Bởi cơ sở sản xuất tại địa phương là minh chứng sống cho các em định hướng và chọn
nghề…
- Bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế và hội của đất nước và địa phương để làm

tốt công tác tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh.
- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ
giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề.
3.5. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ
chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; - xã hội hoá các nguồn lực cho công
tác hướng nghiệp.
- Các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết trong quá trình tổ
chức thực hiện công tác hướng nghiệp ở trường THPT Phước Thiền trong giai đoạn hiện
nay. Luôn thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ kinh
tế xã hội thì nhà trường quan tâm làm tốt công tác hướng nghiệp và thực hiện đồng bộ
các giải pháp trên. Trong đó vấn đề nâng cao nhận thức, kỹ năng hướng nghiệp dạy nghề
cho đội ngũ giáo viên là quan trọng nhất.
3.6. Nâng cao chất lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ưu tiên GVCN dự các lớp bồi dưỡng về hoạt động GVHN vì GVCN là người hơn
ai hết có điều kiện thuận lợi gần gũi hiểu biết học sinh về tất cả mọi mặt, là người đứng
mũi chịu sào đối với sự phát triển của tập thể cũng như của mỗi cá nhân trong lớp mình
phụ trách. GVCN phải giúp học sinh biết ý nghĩa của việc chọn nghề và định hướng nghề
nghiệp..
- Giáo viên chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề cho học sinh
lớp mình.
Kế hoạch chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề cho học sinh
lớp mình.
Kế hoạch hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm lớp về công tác hướng nghiệp
Tháng

Nội dung

Hình thức

9


Định hướng suy nghĩ cho học
sinh

Nói chuyện trao
đổi

Giới thiệu một số nghề ở địa
phương có khả năng phát
triển và một số ngành mới có
thể vận dụng

- Thuyết minh có
tranh ảnh, tham
quan sản phẩm
minh hoạ

10

- Thực hành

16

Biện pháp

- Yêu cầu một số
học sinh trong lớp
ở địa phương có
ngành nghề trình
bày hiểu biết của


Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

mình

11

Giới thiệu một số nghề có - Thuyết minh có
nhu cầu của địa phương và tranh ảnh, tham
đất nước
quan sản phẩm
mình hoạ
- Thực hành

12

- Cho học sinh
phát triển tranh
luận
- Giáo viên chủ
nhiệm kết luận

Cho học sinh đăng ký chọn GVCN xem xét, Tất cả học sinh
nghề cho tương lai
trao đổi toạ đàm
tham gia


Hàng năm vào đầu năm học GVCN các lớp 12 phải làm một số phiếu trắc nghiệm
điều tra theo mẫu sau
1) Họ và tên ......... Lớp.......
2) Bạn hãy khoanh tròn vào hướng đi của bạn sau khi tốt nghiệp THPT

a) Thi vào đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề.
b) Đi bộ đội, trở về nông thôn sản xuất.
Điền vào chỗ trống các các câu sau:
+ Thi vào trường Đại học ……………..Cao đẳng………………..
+ Nếu học nghề thì thích nghề …………………………………...
Phiếu thứ hai có nội dung sau
Hãy trả lời các câu hỏi:
b) Nếu có quyết định trở về nhà lao động sản xuất thì bạn chọn lĩnh vực nào? Tại
sao?
c) Vì sao bạn lại chọn nghề đó mà không phải nghề khác?
d) Bạn đã có chuẩn bị gì cho nghề định chọn?
e) Cha mẹ bạn đã khuyên bạn những gì?
f) Nếu trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá thì bạn thích hoạt động ở nhóm
nào?
g) Môn học nào bạn thích nhất?
h) Bạn có năng khiếu gì?
3.7. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT Phước Thiền cần
đạt được 3 yêu cầu sau:
-

Người học cần nắm được cấu trúc của hoạt động hướng nghiệp.

Nắm được cách tổ chức triển khai những nội dung cơ bản trong hoạt động
giáo dục hướng nghiệp ở trườn THPT Phước Thiền.

Hiểu được cách thức tiến hành tổ chức bài học trên lớp thưo chương trình,
biết cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trườngTHPT

17

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

Phước Thiền, thực chất là hoạt động giáo dục có sự gắn bó mật thiết giữa các bộ phận
trong trường, ngoài xã hội nó tạo nên sức mạnh tổng hợp đồng bộ khi thực hiện nhiệm
vụ của công tác hướng nghiệp.
Hoạt động SHHN có những đặc thù riêng về mặt phương pháp tổ chức học tập cho học
sinh. Tính đặc thù thể hiện ở vai trò là chủ thể hoạt động cảu học sinh các hoạt động học
tập của học sinh được lặp lại và liên tục, có liên quan với nhiều nguồn từ ngoài nhà
trường và góp phần vào việc phát triển tính tích cực hoạt động của học sinh và vì vậy
cũng có nhiều phương thức tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đó
là:
Tiến hành điều tra cơ bản đối với hoạt động đầu cấp (lớp 10) và cuối cấp
(lớp 12) theo mẫu, kiểu chung của Ban hướng nghiệp.
Hội thảo câu lạc bộ, báo tường, trao đổi với học sinh cũ của trường nay
thành đạt, mít tinh, hội diễn, vui chơi.
-

Trao đổi, ký kết hợp đồng, tham quan, báo cáo trao đổi với cơ sở sản xuất.

-

Triển lãm kết quả học tập và đồ dùng trực quan…


Tổ chức diễn đàn, nói chuyện thời sự, nghe báo cáo của cán bộ cấp trên về
những vấn đề: phương hướng phát triển, các ngành nghề của địa phương trong thời gian
tới… Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Phước Thiền còn
được thực hiện trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản. Những kiến thức
trong các môn học mà học sinh lĩnh hội sẽ tạo thành nền móng cho sự tiếp thu kiến thức
nghề nghiệp bởi lẽ đó là hệ thống tri thức cơ bản, chung nhất, được tất cả các ngành nghề
lấy đó làm điểm tựa để bồi đắp dần tri thức chuyên ngành cho giai đoạn tiếp theo.
- Nội dung kiến thức phổ thông đã bao gồm trong đó một lượng thông tin khá
phong phú về nghề nghiệp: công cụ và phương tiện lao động thông qua môn vật lý, công
cụ và phương tiện tư duy trong quá trình lao động, thông qua môn toán học, biến đổi
nguyên vật liệu thông qua các môn hoá học, vật lý; Biến đổi vật chất hưu cơ thông qua
môn sinh học, hoá học; Quan hệ giữa con người với tự nhiên trong lao động thông qua
môn văn học; Điều kiện tự nhiên và xã hội của quá trình lao động thông qua môn địa lý,
lịch sử; Lịch sử biến đổi tự nhiên và xã hội thông qua môn lịch sử…
Khi học các môn đó liên quan tới nghề nghiệp giáo viên cần lựa chọn lượng thông
tin cho phù hợp với đặc thù của từng môn học, vừa ăn nhịp với kinh nghiệm hiểu biết và
năng lực của học sinh.
- Thông qua các môn khoa học cơ bản học sinh hiểu biết về ý nghĩa, công dụng,
các nguyên lý, cơ sở khoa học của qui trình lao động sản xuất còn qui trình công nghệ, kĩ
năng, kĩ xảo thủ thuật tiến hành, thao tác, tư thế lao động … sẽ được hình thành thông
qua môn Công nghệ kĩ thuật, lao động sản xuất, lao động công ích, dạy nghề phổ thông.
- Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, sự tham gia của các tổ chức và lực
lượng xã hội có vai trò quan trọng đó là tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
với tư cách là một thành phần của hệ thống hướng nghiệp đó là hình thành cơ sở đạo đức

18

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh



Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

của lý tưởng và hứng thú nghề nghiệp cho học sinh, là sự tham gia tích cực, trước tiên
vào quá trình giải quyết những vấn đề hướng nghiệp.
Với hình thức và phương pháp cơ bản của công tác hướng nghiệp. Ban chấp hành
Đoàn trường có thể: thuyết trình mạn đàm, trao đổi, hội nghị, thông tin, gặp gỡ, dạ hội,
báo chí, giao lưu với các cơ sở đoàn ngoài nhà trường. Đó chính là hướng nghiệp qua
hoạt động ngoài giờ trên lớp.
- Trong hệ thống hướng nghiệp của nhà trường sự phối hợp công tác giáo viên
chủ nhiệm lớp, tập thể sư phạm nhà trường với cha mẹ học sinh có một ý nghĩa rất trọng
yếu.
Tiềm năng hướng nghiệp của cha mẹ học sinh là rất lớn, vì họ thuộc nhiều tầng
lớp xã hội, có những nghề nghiệp riêng, gần gũi cuộc sống hàng ngày của học sinh, cha
mẹ học sinh là người nhạy cảm hơn ai hết về tính chất nghề nghiệp cũng như xu thế phát
triển của nó. Đây chính là điều mà học sinh khi chọn nghề lại chưa thấu hiểu được.
Như vậy, sự đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông
qua sơ đồ sau:

Hướng

Giáo Các môn
dục khoa học kỹ
cơ bản

Công
nghệ và Thuật
LĐSX

Hướng


Nghiệp

Lao động
công ích Tổng
xã hội

Các giờ
nội khoá Hợp
về
KT&XH

Nghiệp

Trong tất cả các biện pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDHN thì việc
định hướng nghề nghiệp và tư vấn ngề là quan trọng nhất. Nó giúp cho học sinh định
hướng và hiểu biết khái quát về nghề từ đó các em đỡ ngơ ngàng khi bước chân ra khỏi
mái trường tìm con đường mưu sinh lập nghiệp.

19

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vào đầu phần đề tài tôi đã đề cập hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xu thế nền kinh tế nhiều thành phần đang phát

triển. Vì thế đòi hỏi nguồn nhân lực một cách cân đối là một đòi hỏi rất cấp bách. Đặc
biệt là tình trạng “Thừa thầy, thiếu thợ”. Do đó nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp
trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Phước Thiền nói riêng có một vị trí
rất quan trọng. Là một người quản lý của trường THPT Phước Thiền hàng năm nhìn
lượng học sinh lớp 12 ra trường mà phần lớn không thi đỗ Đại học, Cao đẳng, trong đó
không ít các em rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, không biết mình sẽ đi về đâu
trong tương lai.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cũng như thực trạng của công tác
giáo dục hướng nghiệp của trường THPT nói chung và trường trường THPT Phước Thiền
nói riêng tôi đã mạnh dạn đề xuất các biện pháp trong công tác quản lý giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT Phước Thiền cụ thể là:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh cũng
như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông.
-

Thành lập ban chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp.

Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học
sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông.
-

Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp.

Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ chức
lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; - xã hội hoá các nguồn lực cho công tác
hướng nghiệp.
-

Nâng cao chất lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp.


-

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Các giải pháp này tiến hành đồng bộ, có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau,
không tách bạch rời rạc. Bởi tách bạch rời rạc hiệu quả sẽ thấp.
2. Kiến nghị các cấp
2.1. Kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo
- Cần có chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về hoạt động giáo dục
hướng nghiệp để các địa phương có cơ sở đầu tư hơn nữa cho hoạt động hướng
nghiệp.
- Cần có đủ tài liệu, chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo về giáo
dục hướng nghiệp.
2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh

20

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

- Tăng cường kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp
và tư vấn nghề.
2.3. Kiến nghị với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh
- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên hướng
nghiệp và tư vấn nghề tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ này.
-Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những giáo viên đạt thành tích cao
trong công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề.

2.4. Kiến nghị với trường
- Mỗi trường phổ thông nên có một phòng tư vấn nghề nghiệp để giúp nhà
trường trong việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc VI, VII, VIII, IX.
(2) Luật giáo dục – Có sửa đổi 2005.
(3) Kế hoạch chương trình công tác giáo dục hướng nghiệp của sở giáo dục đào tạo
Đồng Nai, trường THPT Phước Thiền
(4) Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thuộc trung
tâm giáo dục và đào tạo lao động hướng nghiệp.
(5) Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 , năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 2012 của trường THPT Phước Thiền.

21

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

Mục lục

PHẦN MỞĐẦU.............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT Phước Thiền ...................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3

5.1. Nghiên cứu lý luận...................................................................................3
- Nghiên cứu giáo trình, tạp chí của Trường cán bộ Quản lý giáo dục và
đào tạo..............................................................................................................3
5.2. Nghiên cứu thực tiễn.................................................................................3
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.....................................................................3
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn..................4
của việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT
Phước Thiền.............................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................4
1.2 Cơ sở pháp lý..................................................................................................5
1.3. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................5
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động.............................................7
giáo dục hướng nghiệp Trường THPT Phước Thiền..........................7
2.1. Đặc điểm tình hình......................................................................................7
2.2. Một số kết quả đã đạt được..........................................................................8
2.3. Một số tồn tại của công tác quản lý GDHN ở trường THPT Phước Thiền.
.............................................................................................................................11
2.4. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra việc giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh trườngTHPT Phước Thiền...................................................................12
2.4.1. Nguyên nhân........................................................................................12
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo hoạt động
GDHN.............................................................................................................12
Chương 3: Một số biện pháp tổ chức quản lý hoạt động GDHN của Phó
hiệu trưởng trường THPT phước Thiền.............................................13
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh
cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông......................13
Ngoài ra Ban chỉ đạo nên chuẩn bị một số bài giảng mẫu về công tác định
hướng và tư vấn nghề có nội dung như sau:.................................................15
3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và

học sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ
thông...............................................................................................................15
3.4. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp......15
3.5. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ
chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; - xã hội hoá các nguồn lực
cho công tác hướng nghiệp...........................................................................16
3.6. Nâng cao chất lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp...............................16
3.7. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp...........17
PHẦN KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ...........................................................20
1. Kết luận..........................................................................................................20
2.Kiến nghị các cấp............................................................................................20
2.1. Kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo........................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................21
22

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh


Skkn: Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ờ trường THPT Phước Thiền

23

Người thực hiện : Lê Thị Ngọc Anh



×