Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA LÀM VIỆC NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.35 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----  -----

BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: HÀNH VI TỔ CHỨC
Đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÀM VIỆC NHÓM
VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Bảo Cường
Trương Minh Khương
Lê Thanh Sơn
Nguyễn Thành Tài
Bùi Thị Minh Thi
Bùi Văn Trường
Phạm Văn Tuyển

TP.HCM, 07/2012


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 3
NỘI DUNG....................................................................................................................... 5
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.........................................................................................5
1. Nhóm và sự hình thành của nhóm.........................................................................5
2. Các giai đoạn phát triển của nhóm........................................................................6
3. Lợi ích khi làm việc nhóm.....................................................................................7
4. Nguyên nhân thất bại khi làm việc nhóm..............................................................8
II. NHÓM CÓ HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.................10


1. Đặc tính của nhóm có hiệu quả...........................................................................10
2. Hiệu quả công việc..............................................................................................11
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM VÀ HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC..................................................................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................................14

Trang 2/14


LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói, ngay từ những ngày đầu hình thành loài người, xuất phát từ
nhu cầu tồn tại, đã hình thành những hình thái tổ chức theo nhóm. Người tối
cổ sống theo bầy khoảng vài chục người. Họ sống trong các hang động, mái
đá hoặc những túp lều bằng cành cây, lợp lá hoặc lợp cỏ khô, họ biết ghè, đẽo
đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
Trải qua hàng triệu năm phát triển, người tối cổ dần dần trở thành người tinh
khôn. Người tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình có
quan hệ họ hàng gọi là thị tộc ở giai đoạn đầu.
Ngày nay, tổ chức nhóm đã được phát triển lên tầm cao mới, song song
với nó là các hình thái xã hội ngày càng tổ chức chặt chẽ và tiến bộ, phát huy
được khả năng của từng cá nhân tồn tại trong xã hội.
Trong lĩnh vực kinh doanh, mô hình làm việc nhóm đã trở thành một
phần tất yếu trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nó phát huy được năng
lực của các thành viên trong doanh nghiệp để từ đó tạo nên sức mạnh tập thể
và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong các tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp nói riêng, luôn tồn tại
nhiều dạng nhóm, một cá nhân có thể và thường tham gia nhiều nhóm.
Thường có các dạng nhóm như sau:
 Nhóm chính thức: là nhóm được hình thành theo cơ cấu tổ chức của
đơn vị. Nhóm chính thức được quy định bởi chiến lược kinh doanh, cấu trúc

tổ chức của doanh nghiệp. Nhóm chính thức có thể được chia thành nhóm
mệnh lệnh hoặc nhóm nhiệm vụ:

Trang 3/14


- Nhóm chỉ huy: là nhóm được xác định theo sơ đồ tổ chức, bao gồm
những người cùng nhận mệnh lệnh và báo cáo trực tiếp lên 1 người quản lý.
- Nhóm nhiệm vụ: bao gồm những người lao động cùng làm việc với
nhau để hoán thành 1 nhiệm vụ hoặc một mục tiêu định trước.
 Nhóm không chính thức: là những liên minh không được xác định
một cách có tổ chức hoặc bởi cấu trúc chính thức. Nhóm không chính thức có
thể được phân thành nhóm lợi ích và nhóm bạn bè.
- Nhóm lợi ích: là những người đến với nhau để đạt tới mục tiêu cụ thể
mà họ quan tâm.
- Nhóm bạn bè: bao gồm những thành viên có những đặc điểm tương
đồng.
Đối với loại hình nhóm, mức độ những yếu tố ràng buộc là khác nhau,
do vậy phương thức làm việc và khả năng tồn tại của các nhóm có khác nhau.
Trong phạm vi đề tài của nhóm: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa phương
pháp làm việc nhóm và hiệu quả thực hiện công việc”. nhóm chúng tôi xác
định đối tượng nghiên cứu là nhóm nhiệm vụ vì vậy, trong đề tài nghiên cứu,
“nhóm” ở đây sẽ được hiểu là “nhóm nhiệm vụ”.
Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu, chắc chắn đề tài của
nhóm còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy và các bạn có chỉ bảo, góp ý để
nhóm ngày càng hoàn thiện hơn vế khả năng và phương pháp làm việc nhóm,
nhằm đáp ứng được công việc trong quá trình công tác sau này.

Trang 4/14



NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Nhóm và sự hình thành của nhóm
Khi mô hình làm việc nhóm đã trở thành một phần tất yếu trong mọi
hoạt động của cuôc sống, nhà lãnh đạo phải hoạch định trước các điều kiện
cấu thành nên nhóm: mục đích, vị trí, quyền hạn, cơ cấu và con người. Việc
nắm rõ các điều kiện này giúp cho lãnh đạo, khi cần thiết, có thể tạo lập
nhóm, theo dõi và kiểm soát tình hình hoạt động của nhóm mà không cần tác
động quá sâu hoặc can thiệp trực tiếp vào quá trình làm việc sau này của
nhóm.
Điều kiện tiên quyết để một nhóm làm việc ra đời là mục đích tồn tại
của nó. Nhìn chung, các nhóm đều được xây dựng với mục đích tập hợp
những người có công việc độc lập và liên quan lại với nhau, để họ hợp tác
trong công việc, nhằm đạt được những nhiệm vụ của bộ phận và tổ chức.
Câu trả lời về mục đích sẽ dẫn tới câu trả lời về vị trí của nhóm trong
doanh nghiệp: các nguồn lực cho nhóm, quan hệ giữa nhóm với các bộ phận
khác, bộ phận hoặc cá nhân trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động của nhóm... Điều quan trọng là giúp cho doanh nghiệp làm quen
với ý niệm về một vị trí làm việc mang tính cộng tác và liên kết thay vì tính
cục bộ như trước kia.
Khi đã giải quyết được những vấn đề có tính khái quát và trừu tượng
trên nhà lãnh đạo cần cân nhắc tới vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của
nhóm. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức (quy mô, cấu trúc) của

Trang 5/14


doanhnghiệp. Việc trả lời những câu hỏi như "Nhóm có quyền tự quyết định
đến đâu? Những ai ở ngoài có thể can thiệp vào công việc nội bộ của nhóm?

Phạm vi công việc, nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm sẽ là gì? Nhóm sẽ tập
trung vào lĩnh vực một lĩnh vực nhất định nào?..." giúp mở rộng định nghĩa
về nhóm.
Một yếu tố phải quan tâm ngay đó là việc hoạch định cơ cấu nhóm. Hơn
ai hết, người lãnh đạo ra quyết định thành lập nhóm phải là người đầu tiên dự
trù những vấn đề như số lượng người, cơ chế điều hành nội bộ nhóm, phạm vi
trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của các thành viên trong nhóm. Từ những
câu trả lời cho các vấn đề này, nhà lãnh đạo sẽ có hướng dẫn cụ thể và luôn
kiểm soát được tình hình hoạt động của nhóm.
Vấn đề cuối cùng nhưng lại mang tính trọng yếu đó là con người. Các cá
nhân sẽ được chọn vào nhóm theo các tiêu chí: kiến thức và kỹ thuật chuyên
môn, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; kỹ năng làm việc theo nhóm
và khả năng giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cá nhân. Cụ thể hơn nữa,
nguồn nhân lực được lựa chọn phải phù hợp với mục đích, vị trí, quyền hạn
và cơ cấu nhóm. Mặt khác, nhân lực trong nhóm phải có xu hướng bù đắp cho
nhau về những ưu trội hay khiếm khuyết trong các kiến thức hoặc kỹ năng cá
nhân mỗi người.
2. Các giai đoạn phát triển của nhóm
Có thể chia sự phát triển của nhóm ra làm 4 bước như sau:
2.1/ Tạo dựng: Khi thành lập một nhóm, mỗi thành viên phải xem xét
một cách kỹ lưỡng và tìm ra vị trí của mình trong nhóm. Một điều không thể
thiếu là thử khả năng lãnh đạo của người đứng đầu. Thông thường hầu như
không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Trang 6/14


2.2/ Công phá: Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các
thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của
công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật
sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với

những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không
thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác,
thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
2.3/ Ổn định: Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm
quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý
kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn
cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.
2.4/ Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi
được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được
vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý
kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh
hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý
tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc
mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong
nhóm là rất cao.
3. Lợi ích khi làm việc nhóm
 Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu
và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và
vạch ra phương pháp đạt được chúng.

Trang 7/14


 Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc
sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ
người lãnh đạo nào.
 Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học
hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ
những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là
cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo

tại chức).
 Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn
những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng.
 Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và
thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo.
 Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và
vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống
nhất về cách quản lý trong tổ chức.
 Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc
sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.
4. Nguyên nhân thất bại khi làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung,
cùng phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong học tập hoặc trong công việc.
Kết quả của sự cộng tác này đôi khi hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Tuy vậy, có
nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mà nhóm hoạt động của chúng ta không
đạt được mục tiêu đã đề ra. Và sau đây là một số nguyên nhân gây thất bại
trong làm việc theo nhóm:

Trang 8/14


4.1/ Quá nể nang các mối quan hệ.
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn
thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây
dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè
nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Còn đối
với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng,
không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc.
“Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành
viên quan trọng hơn việc một công việc không hoàn thành đúng thời hạn.

4.2/ Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý.
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm
còn chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn
luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc
chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy
hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng
còn công việc thì không hoàn thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở
thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà
chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa
ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi
với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý
4.3/ Đùn đẩy trách nhiệm.
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân
minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình.
Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra
cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Rất
Trang 9/14


nhiều lý do để giải thích tại sao nhóm làm việc thất bại, lý do nào cũng dẫn
đến điều mình không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân
của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì
chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.
4.4/ Không chú ý đến công việc của nhóm.
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình
là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành
viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ “những
người giỏi” hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham
gia. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng, khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành
viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra. Thế là,

trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện
riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu
quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết
trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.
II. NHÓM CÓ HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC
1. Đặc tính của nhóm có hiệu quả
 Các thành viên có kỹ năng trong thực hiện vai trò và chức năng của
mình.
 Nhóm được hình thành tốt và có một quan hệ làm việc thoải mái giữa
các thành viên của nó.
 Các thành viên được thu hút bởi nhóm và trung thành với nhóm.

Trang 10/14


 Giá trị mục tiêu của nhóm hòa hợp với giá trị mục tiêu của các thành
viên.
 Các thành viên được động viên cao độ để nhóm đạt được mục đích.
 Không khí làm việc thân thiện, giải quyết xung đột theo quan điểm
hợp tác vì mục tiêu chung.
 Các thành viên có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để mỗi người có
thể đạt mục tiêu riêng của họ.
 Hiểu biết về sự tuân thủ và biết cần sử dụng khi nào.
 Thông tin cởi mở, tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
 Thành viên cảm nhận được sự an toàn trong việc ra quyết định vì sự
hiểu biết và thống nhất của các thành viên trong nhóm.
2. Hiệu quả công việc
Hiệu quả công việc có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa:
 Hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đã đề ra.

 Làm việc với thời gian và công sức ít nhất nhưng kết quả đạt được cao
nhất, sử dụng các nguồn lực mình có để đạt được mục tiêu trong thời gian
ngắn nhất.
 Công việc có kết quả cao nhưng chưa chắc có hiệu quả nếu công việc
đó mất quá nhiều công sức để thực hiện.
 Hiệu quả khác với hiệu suất. Hiệu suất là cách làm để đạt được hiệu
quả, còn hiệu quả là cái đạt được so sánh với chi phí.

Trang 11/14


III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM
VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
Hoạt động nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể
làm được hay làm mà hiệu quả không cao. Vì:
- Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc
sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.
- Hoạt động nhóm giúp nâng cao tinh thần đồng đội: Mô hình nhóm có
thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức, do đó nó có khả năng
khơi dậy và duy trì tinh thần đồng đội, sự đoàn kết cao độ trong tập thể: Sự
thành công của một doanh nghiệp quả thực không thể tách rời khỏi sự đoàn
kết hợp tác của toàn thể nhân viên. Thông qua sự nỗ lực cố gắng của toàn thể
nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi nhân viên xuất phát từ lợi ích tổng thể của công
ty, biết suy nghĩ vì người khác, xây dựng ý thức hợp tác đồng đội, đồng thời,
không ngừng bồi dưỡng tinh thần tự hào là nhân viên của một doanh nghiệp
nào đó, tập thể có thể chiến thắng được mọi khó khăn.
- Hoạt động nhóm góp phần tạo nền văn hóa doanh nghiệp: Một doanh
nghiệp duy trì được mô hình nhóm hiệu quả đồng nghĩa với việc hình thành
được một nét văn hóa đẹp cho tổ chức: văn hóa chia sẻ và hợp tác trên cơ sở
các mối quan hệ bình đẳng. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn

cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo. Các
thành viên trong nhóm có cảm giác kiểm soát công việc của mình tốt hơn và
không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. Trong
khi đó, cá nhân được đảm bảo quyền lợi, các nhu cầu được đáp ứng một cách
công bằng, điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc liên kết với những cá
nhân khác trong tập thể. Nhân viên sẽ không chi li tính toán được mất nhất

Trang 12/14


thời của mình, mà biết nhìn xa hơn, làm việc hết mình vì sự nghiệp chung,
thật sự hoà mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
- Hoạt động nhóm giúp phát triển năng lực đội ngũ nhân viên: Thông
qua tương tác nhóm, các thành viên có thể trau dồi năng lực bản thân và bổ
sung, bù đắp cho nhau những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng làm việc. Mỗi
người học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo và bổ sung
những kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề nan giải.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp là việc nhóm có thể
làm cho hiệu quả thực hiện công việc giảm, cụ thể:
- Khối lượng công việc nhỏ: lúc này, làm việc theo nhóm có thể dẫn đến
sự phức tạp hóa trong công việc, mất nhiều thời gian không cần thiết cho ra
quyết định.
- Công việc có tính chuyên môn hóa cao, đòi hỏi trách nhiệm cá nhân
lớn: khi đó, làm việc nhóm có thể dẫn tới việc đùn đẩy trách nhiệm, không
dám quyết định hoặc quyết định chung chung, do đó làm giảm hiệu quả công
việc.

Trang 13/14



KẾT LUẬN

Mô hình làm việc nhóm là xu tất yếu trong xã hội hiện nay vì những ưu
điểm của nó, làm việc Nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo; đồng
thời thành viên trong nhóm có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ
năng làm việc để qua đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện công việc.
Làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả trong thực hiện công việc, đồng
thời cũng có thể làm giảm hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Người
lãnh đạo cần có khả năng bố trí và sắp xếp công việc một cách hợp lý thì qua
đó mới có thể phát huy hết hiệu quả làm việc của nhân viên kể cả trong
trường hợp làm việc độc lập và làm việc nhóm.
Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung,
cùng phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong học tập hoặc trong công việc.
Kết quả của sự cộng tác này đôi khi hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Tuy nhiên
mọi lý do xuất phát tự sự ích kỷ, tính tự cao tự đại hay sự nể nang thái quá, sự
nhút nhát trong bày tỏ ý kiến, tư tưởng “dĩ hòa vi quý”; đùn đẩy trách nhiệm,
không có tinh thần đoàn kết,… đều có thể dẫn đến hoạt động của nhóm không
đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, người lãnh đạo nhóm cần có đủ khả năng
lôi kéo và hướng mọi thành viên trong nhóm với mục tiêu chung, từ bỏ hoặc
hạ thấp cái “tôi” của từng thành viên thì mới xây dựng được nhóm thực sự
hiệu quả và qua đó mới có thể nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.

------------------Hết------------------

Trang 14/14



×