Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA KHU VỰC NGOẠI THÀNH ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ KHU VỰC NỘI THÀNH TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ LỚN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 248 trang )

TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

BÁO CÁO
DỰ ÁN SỰ NGHIỆP KINH TẾ

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
CỦA KHU VỰC NGOẠI THÀNH ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ
KHU VỰC NỘI THÀNH TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ LỚN
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI

Hà Nội, 05/2012


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Sự cần thiết ...................................................................................................................... 4
2. Một số khái niệm ............................................................................................................ 5
3. Mục tiêu ........................................................................................................................... 6
4. Phạm vi, đối tƣợng điều tra, khảo sát ........................................................................... 6
5. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát .................................................................................... 7
6. Sản phẩm ......................................................................................................................... 7
7. Thời gian thực hiện......................................................................................................... 7
CHƢƠNG I: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ LỚN ............. 8
I.1. Tại thành phố Hà Nội .................................................................................................. 8
I.1.1. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật..................................................................................... 8
I.1.1.1. Giao thông .......................................................................................................... 8
I.1.1.2. Cấp nước .......................................................................................................... 11
I.1.1.3. Thoát nước ....................................................................................................... 12
I.1.1.4. Chất thải rắn .................................................................................................... 13
I.1.1.5. Nghĩa trang ...................................................................................................... 14


I.1.1.6. Cấp điện và chiếu sáng .................................................................................... 14
I.1.1.7. Công viên cây xanh .......................................................................................... 16
I.1.2. Thực trạng hạ tầng xã hội ..................................................................................... 17
I.1.2.1. Nhà ở ................................................................................................................ 17
I.1.2.2. Công trình Giáo dục - Đào tạo ........................................................................ 21
I.1.2.3. Công trình Văn hóa - Thể dục thể thao ............................................................ 22
I.1.2.4. Công trình Y tế ................................................................................................. 24
I.1.2.5. Công trình Thương mại .................................................................................... 25
I.1.2.6. Công trình Dịch vụ du lịch ............................................................................... 25
I.2. Tại thành phố Đà Nẵng ............................................................................................. 26
I.2.1. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật................................................................................... 27
I.2.1.1. Giao thông ........................................................................................................ 27
I.2.1.2. Cấp nước .......................................................................................................... 30
I.2.1.3. Thoát nước ....................................................................................................... 31
I.2.1.4. Chất thải rắn .................................................................................................... 31
I.2.1.5. Nghĩa trang ...................................................................................................... 32
I.2.1.6. Cấp điện và chiếu sáng .................................................................................... 33
I.2.1.7. Công viên cây xanh .......................................................................................... 34
I.2.2. Thực trạng hạ tầng xã hội ..................................................................................... 35
I.2.2.1. Nhà ở ................................................................................................................ 35
I.2.2.2. Công trình Giáo dục - Đào tạo ........................................................................ 35
I.2.2.3. Công trình Văn hóa - Thể dục thể thao ............................................................ 36
I.2.2.4. Công trình Y tế ................................................................................................. 37
I.2.2.5. Công trình Thương mại .................................................................................... 37
I.2.2.6. Công trình Dịch vụ, du lịch .............................................................................. 38
I.3. Tại thành phố Cần Thơ ............................................................................................. 38
I.3.1. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật................................................................................... 38
I.3.1.1. Giao thông ........................................................................................................ 38
I.3.1.2. Cấp nước .......................................................................................................... 40
I.3.1.3. Thoát nước ....................................................................................................... 41

I.3.1.4. Chất thải rắn .................................................................................................... 41
1


I.3.1.5. Nghĩa trang ...................................................................................................... 42
I.3.1.6. Cấp điện và chiếu sáng .................................................................................... 42
I.3.1.7. Công viên cây xanh .......................................................................................... 43
I.3.2. Thực trạng hạ tầng xã hội ..................................................................................... 44
I.3.2.1. Nhà ở ................................................................................................................ 44
I.3.2.2. Công trình Giáo dục - Đào tạo ........................................................................ 44
I.3.2.3. Công trình Văn hóa - Thể dục thể thao ............................................................ 45
I.3.2.4. Công trình Y tế ................................................................................................. 46
I.3.2.5. Công trình Thương mại .................................................................................... 46
I.3.2.6. Công trình Dịch vụ, du lịch .............................................................................. 47
I.4. Kết luận chƣơng I ...................................................................................................... 47
Chƣơng II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA KHU VỰC NGOẠI THÀNH VÀ
KHU VỰC NỘI THÀNH TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ
THỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT, QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN ............................................................... 52
II.1. Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý đô thị theo quy hoạch ...................... 52
II.1.1. Tại thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 52
II.1.1.1. Khu vực ngoại thành. ...................................................................................... 52
II.1.1.2. Khu vực nội thành. .......................................................................................... 59
II.1.2. Tại thành phố Đà Nẵng. ...................................................................................... 61
II.1.2.1. Khu vực ngoại thành ....................................................................................... 61
II.1.2.2. Khu vực nội thành ........................................................................................... 64
II.1.3. Tại thành phố Cần Thơ ........................................................................................ 66
II.1.3.1. Khu vực ngoại thành ....................................................................................... 66
II.1.3.2. Khu vực nội thành ........................................................................................... 70
II.1.4. Nhận xét đánh giá: ............................................................................................... 72

II.2. Thực trạng cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật........................... 75
II.2.1. Thực trạng cơ chế chính sách.............................................................................. 75
II.2.2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật ............................................................ 76
II.2.2.1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ................................................................... 76
II.2.2.2. Nghị định 08/2005/NĐ-CP ............................................................................. 77
II.2.2.3. Thông tư 07/2008/TT-BXD ............................................................................. 78
II.2.2.4. Thông tư 09/2010/TT-BXD ............................................................................. 78
II.2.2.5. Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC .......................... 79
II.2.2.6. Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT .................. 80
II.2.2.7. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ....................................................... 80
II.2.2.8. Nghị định 42/2009/NĐ-CP ............................................................................. 81
II.2.2.9. Nghị định 38/2010/NĐ-CP ............................................................................. 82
II.2.2.10. Nghị định 37/2010/NĐ-CP ........................................................................... 82
II.2.2.11. Nghị định 62/2011/NĐ-CP ........................................................................... 83
II.2.2.12. Thông tư 34/2009/TT-BXD ........................................................................... 83
II.2.2.13. Thông tư 10/2010/TT-BXD ........................................................................... 83
II.2.2.14. Thông tư 19/2010/TT-BXD ........................................................................... 84
II.2.3. Nhận xét, đánh giá ............................................................................................... 84
II.3. Thực trạng mối quan hệ giữa khu vực ngoại thành và khu vực nội thành trong
quy chuẩn và tiêu chuẩn. ................................................................................................. 88
II.3.1. Đối với quy chuẩn................................................................................................. 88
II.3.1.1. Quy chuẩn QCVN 01/2008/BXD .................................................................... 88
II.3.1.2. Quy chuẩn QCVN 14/2009/BXD .................................................................... 90
2


II.3.2. Đối với tiêu chuẩn ................................................................................................ 93
II.3.3. Nhận xét, đánh giá ............................................................................................... 97
II.4. Kết luận chƣơng II ................................................................................................... 99
Chƣơng III ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG

MỐI QUAN HỆ GIỮA KHU VỰC NGOẠI THÀNH VỚI KHU VỰC NỘI THÀNH . 104
III.1. Đề xuất giải pháp về công tác quy hoạch. ........................................................... 104
III.1.1. Nguyên tắc phát triển khu vực ngoại thành. ................................................... 104
III.1.2. Giải pháp cụ thể trong quy hoạch. ................................................................... 104
III.2. Đề xuất các nhóm giải pháp về thực hiện quy hoạch và tổ chức quản lý hành
chính khu vực ngoại thành trong mối quan hệ khu vực nội thành. ........................... 107
III.2.1. Nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch. ............................................................. 107
III.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý hành chính. ................................................. 110
III.3. Đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan ..................................................................................................................... 111
III.3.1. Đối với Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ........................................................ 112
III.3.2. Đối với Nghị định 08/2005/NĐ-CP .................................................................. 112
III.3.3. Đối với Thông tư 07/2008/TT-BXD ................................................................. 113
III.3.4. Đối với Thông tư 09/2010/TT-BXD ................................................................. 113
III.3.5. Đối với Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ........... 113
III.3.6. Đối với Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ... 114
III.3.7. Đối với Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ........................................... 114
III.3.8. Đối với Nghị định 42/2009/NĐ-CP .................................................................. 114
III.3.9. Đối với Nghị định 38/2010/NĐ-CP .................................................................. 115
III.3.10. Đối với Nghị định 37/2010/NĐ-CP ................................................................ 115
III.3.11. Đối với Nghị định 62/2011/NĐ-CP ................................................................ 115
III.3.12. Đề xuất đối với Thông tư 34/2009/TT-BXD .................................................. 116
III.3.13. Đối với Thông tư 10/2010/TT-BXD ............................................................... 116
III.3.14. Đối với Thông tư 19/2010/TT-BXD ............................................................... 116
III.4. Đề xuất các giải pháp về quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan........................... 116
III.4.1. Đối với quy chuẩn ............................................................................................. 117
III.4.1.1. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCVN 01/2008/BXD) ............................... 117
III.4.1.2. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCVN 14/2009/BXD) ............................... 117
III.4.2. Đề xuất đối với tiêu chuẩn ................................................................................ 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 119

1. Kết luận ....................................................................................................................... 119
1.1. ề thực trạng sự phát triển c các khu vực ngoại thị và mối liên hệ các khu vực
nội thị: ............................................................................................................................ 119
1.2. ề các văn bản pháp quy đối với sự phát triển c các khu vực ngoại thị và mối
liên hệ các khu vực nội thị ............................................................................................ 120
1.3. ề các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với sự phát triển c các khu vực ngoại thị và
mối liên hệ các khu vực nội thị: .................................................................................... 121
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 122
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 124
PHỤ LỤC I: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI........... 124
PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...... 188
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .... 210
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 246

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Đô thị được hình thành do hiệu quả tụ tập (agglomeration effect) và hiệu quả tiết
kiệm do quy mô (economies of scale) sử dụng đất đô thị đem lại ngoại ứng
(externalities) tích cực (như sự lan tỏa ảnh hưởng còn gọi là sự nhỏ giọt - trickling down effect) và tiêu cực (ô nhiễm môi trường…).
Do đó ngoại thành có hai vùng: Vùng ven nội (suburban areas) chịu tác động
mạnh, trực tiếp của sự lan tỏa và vùng ngoại vi xa hơn.
Nếu đô thị có động lực tăng trưởng mạnh thì vùng ven nội dần dần bị đẩy lùi ra
xa do một phần trở thành nội thị hệ quả là khó kiểm soát được quá trình phát triển đô
thị. Chính điều này đặt ra những vấn đề về quản lý và quy hoạch mà đề tài này quan
tâm.
Mối quan hệ ngoại thành khá phức tạp và được nghiên cứu từ nhiều góc độ (sử
dụng đất, kinh tế - xã hội, môi trường) còn đề tài này nghiên cứu từ góc độ quan hệ

giữa quản lý hành chính và quản lý quy hoạch đô thị để đề xuất hoàn thiện khung pháp
lý về quản lý phát triển đô thị (bao gồm cả quản lý quy hoạch, phát triển hạ tầng…) đô
thị. Hiện nay, trong quá trình phát triển của các đô thị lớn đã xuất hiện các mối quan
hệ giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành. Trong đó có các mối quan hệ về
các lĩnh vực hoạt động sản xuất, dịch vụ; quan hệ về văn hóa xã hội, lao động và dịch
cư; quan hệ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị; quan hệ về sử dụng đất đai; về
quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành... đang diễn ra ngày càng phức
tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đầu tư phát triển đô thị và quản lý phát
triển đô thị.
Vai trò của khu vực ngoại thành còn là để giảm tải cho khu vực nội thành, là đầu
mối cung cấp thực phẩm, nông sản, là nơi dự trữ đất phát triển cho khu vực nội thành,
là nơi tập trung các khu xử lý rác thải, nước thải, nghĩa trang cho khu vực nội thành.
Khu vực nội thành là thị trường tiêu thụ sản phẩm, là nơi tạo công ăn việc làm, tập
trung các dịch vụ đô thị, làm động lực phát triển cho khu vực ngoại thành...
Vấn đề mấu chốt của phát triển các khu vực ngoại thành trong thời gian tới là thúc
đẩy tăng trưởng, nâng cao mức sống và tạo điều kiện cho người dân ngoại thành làm giàu
ngay trên chính quê hương của họ. Tuy nhiên, có một thực tế là đất đai vùng ngoại thành
hiện nay đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng.
Để hiểu rõ bản chất các mối quan hệ giữa nội thành và ngoại thành từ đó có thể
đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị tại
các đô thị lớn hiện nay cần thiết phải điều tra, đánh giá các mối quan hệ trên. Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục và cơ chế quản lý phù hợp nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho chính quyền các đô thị và các chủ đầu tư tham gia vào công tác đầu
tư phát triển đô thị và nâng cao năng lực cho các nhà quản lý trong phát triển đô thị. Vì
vậy việc nghiên cứu dự án “Điều tra, khảo sát sự phát triển đô thị của khu vực ngoại
thành đối với mối quan hệ khu vực nội thành tại một số đô thị lớn và đề xuất các giải
pháp khắc phục những tồn tại” là cần thiết.
4



2. Một số khái niệm
Căn cứ Điều 118, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[1]:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân
định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung
ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và
xã; quận chia thành phường.
Căn cứ điều 3 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12[4]:
1. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của
thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Căn cứ điều 4 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
07/05/2009[9]:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại
IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố
thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng
tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

Theo nguyên lý quy hoạch đô thị [36] thì:
1. Vùng ngoại thành, ngoại thị có các chức năng sau:
a) Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình
vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa
học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành, nội thị không bố trí được;
b) Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công
viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái;
c) Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị.
2. Quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị được xác định trên cơ sở :
a) Vị trí và tính chất của đô thị;
5


b) Quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị;
c) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên hệ giữa khu vực nội thành,
nội thị với khu vực lân cận;
d) Các mối quan hệ giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực lân cận;
đ) Đặc điểm lịch sử và điều kiện tự nhiên của từng địa phương;
e) Tổ chức hợp lý các đơn vị quản lý hành chính đô thị;
g) Yêu cầu phát triển các chức năng của vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm hỗ trợ
cho sự phát triển khu vực nội thành, nội thị theo quy hoạch xây dựng đô thị được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo từ điển tiếng Việt [37] thì:
Nội thành là khu vực chính, ở giữa một thành phố, trái với ngoại thành.
Ngoại thành là vùng còn là nông thôn, thuộc quyền hành chính của một thành
phố.
Vậy nội thành, ngoại thành có thể được hiểu như sau:
Nội thành là các quận (đô thị đặc biệt, loại I, loại II trực thuộc Trung ương) hoặc
các phường (đô thị loại I, loại II thuộc tỉnh) là khu vực chính có mức độ đô thị hóa cao.
Ngoại thành là các huyện (đô thị đặc biệt, loại I, loại II trực thuộc Trung ương)

hoặc các xã (đô thị loại I, loại II, III thuộc tỉnh), là vùng đô thị hóa thấp, thuộc quyền
hành chính của một thành phố thiên về nông nghiệp, cân đối cơ cấu đất đai, lương thực,
thực phẩm…, hỗ trợ cho sự phát triển khu vực nội thành.
3. Mục tiêu
Mục tiêu của dự án này cần đạt được những yêu cầu sau đây:
- Nêu rõ được thực trạng sự phát triển đô thị của khu vực ngoại thành đối với mối
quan hệ khu vực nội thành tại một số đô thị lớn trong các vấn đề về phát riển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường.
- Nêu rõ được thực trạng các cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương,
các văn bản QPPL có liên quan đến sự phát triển của khu vực ngoại thành đối với mối
quan hệ khu vực nội thành.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý phát triển của khu vực ngoại thành trong
quá trình đô thị hoá đảm bảo phát triển và quản lý đồng bộ với khu vực nội thành, tiết
kiệm tài nguyên, sử dụng hợp lý quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững.
4. Phạm vi, đối tƣợng điều tra, khảo sát
Phạm vi điều tra, khảo sát của dự án này được thực hiện ở khu vực ngoại thành
của các đô thị lớn và mối quan hệ của nó với khu vực nội thành của 3 đô thị được lựa
chọn là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Thành phố Hà Nội bao gồm 10 quận nội thành (Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa,
Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hà Đông),
thị xã Sơn Tây và 18 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ
Liêm, Chương Mỹ, Đan Phượng, Ba Vì, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên,
Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa).
6


- Thành phố Đà Nẵng bao gồm 6 quận nội thành (Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê,
Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu) và 1 huyện ngoại thành (Hòa Vang) (hình I.32).
- Thành phố Cần Thơ bao gồm 5 quận nội thành (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn,
Cái Răng, Thốt Nốt) và 4 huyện ngoại thành (Thới Lai, Vĩnh Thanh, Cờ Đỏ, Phong

Điền).
Trong mối quan hệ của khu vực ngoại thành đối với sự phát triển của khu vực nội
thành nêu trên, dự án tập trung nghiên cứu khu vực ngoại thành ven nội thành, nơi
diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và sẽ trở thành nội thành trong tương lai theo quy
hoạch đô thị
5. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Việc điều tra, khảo sát được thực hiện trên cơ sở 3 phương pháp sau đây:
- Phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp hệ thống hóa.
6. Sản phẩm
Sản phẩm của dự án là bản báo cáo tổng hợp bao gồm các nội dung chính sau
đây:
- Vai trò chức năng của khu vực ngoại thành đối với khu vực nội thành và những
tác động của khu vực nội thành đối với khu vực ngoại thành.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của khu vực ngoại thành đối với mối
quan hệ khu vực nội thành.
- Mối quan hệ giữa khu vực ngoại thành và khu vực nội thành trong các nội dung
quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt.
- Thực trạng các cơ chế, chính sách, các văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn có
liên quan.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại về sự phát triển đô thị của khu
vực ngoại thành đối với mối quan hệ khu vực nội thành.
- Đề xuất giải pháp quản lý đô thị, tập trung đề xuất vào giải pháp cải thiện hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tại khu vực ngoại thành để phát triển đô thị bền vững.
7. Thời gian thực hiện
Dự án được thực hiện năm 2011.

7



CHƢƠNG I
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ LỚN
I.1. Tại thành phố Hà Nội
Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị đặc biệt, có diện tích là
3.342,45 km2 trong đó diện tích nội thành là 348,527 km2, diện tích ngoại thành là
2.976,373 km2 (2010). Hà Nội có dân số toàn thành phố là 6.116.200 người, trong đó
dân số nội thành là 2.717.097 người, ngoại thành là 3.779.762 người (2010). Các kết
quả điều tra, khảo sát được nêu chi tiết ở Phụ lục 1. Sau đây là tóm tắt các kết quả điều
tra khảo sát và những nhận xét chính.

Hình I.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

I.1.1. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật
I.1.1.1. Giao thông
Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia nói chung và của
vùng châu thổ sông Hồng nói riêng. Các tuyến đường bộ quan trọng đều hướng tâm về
8


Hà Nội tạo thành mạng lưới hình nan quạt. Hầu như các đô thị và các khu công nghiệp
lớn xung quanh Hà Nội, đều hình thành và phát triển dọc các tuyến quốc lộ dẫn đến
tình trạng “phố hoá quốc lộ”, không xây dựng đường gom nên tốc độ lưu thông, khả
năng thông xe và an toàn giao thông thấp. Trên thực tế, hầu hết các tuyến quốc lộ đã
đầy tải và quá tải trong khi việc xây dựng các tuyến thay thế hoặc mở rộng tuyến hiện
có rất chậm so với yêu cầu, dẫn đến sự thiếu mạng lưới đường ở khu vực ngoại thành
để kết nối với khu vực nội thành.
Dòng giao thông liên tỉnh và giao thông nối khu vực ngoại thành với nội thành
vẫn đang phải đi xuyên qua khu vực nội thành do hiện nay mới chỉ có 4 cầu qua sông
Hồng (4 cầu ở khu vực nội thành, còn lại ở ngoại thành) trong đó cầu Thanh Trì chưa

hoàn thành đường dẫn phía Nam.
Các tuyến tỉnh lộ hầu hết là đường cấp V, chủ yếu đường 1-2 làn xe, mặt đường
thấm nhập nhựa và cấp phối rộng 5-7 m, nền đường rộng 6-9m. Các tuyến tỉnh lộ phân
bố khá hợp lý và đồng đều cho tất cả các vùng. Các tuyến huyện lộ có quy mô nhỏ
hẹp, t lệ mặt đường được cứng hóa thấp (chiếm khoảng 35-40%).
Cầu vượt sông lớn: qua sông Hồng có 5 cầu, sông Đuống có 3 cầu, sông Đà có 1
cầu, sông Đáy có 4 cầu. Có 4 cầu ở khu vực nội thành, còn lại ở ngoại thành. Phần lớn
giao cắt giữa các tuyến giao thông đang là nút giao đồng mức đơn giản, số nút tổ chức
giao thông khác mức ít (khoảng10 nút)… chủ yếu là ở nội thành.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 11 bến xe liên tỉnh hàng ngày tiếp nhận bình
quân 3.500-4.000 lượt xe ra vào, bao gồm bến xe Giáp Bát, Mỹ, Gia Lâm, Nước
Ngầm, Lương Yên, Hà Đông, Sơn Tây, Đan Phượng, Thường Tín, Chúc Sơn, Hoài
Đức và trạm đón khách Thanh Xuân. Như vậy là có 7 bến xe ở khu vực nội thành, 4
bến xe ở các thị trấn, thị xã khu vực ngoại thành.
Đư ng sắt: Hà Nội là đầu mối đường sắt quan trọng nhất cả nước, tuy nhiên, vận
tải đường sắt có sức cạnh tranh kém hơn các loại hình giao thông khác và chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là hạ tầng giao thông
đường sắt của Việt Nam còn rất yếu kém và lạc hậu. Đường sắt đô thị đã có quy hoạch
từ lâu, nhưng chưa thực hiện được. Hiện nay đang lập dự án đầu tư hai tuyến: (1)
Nhổn - Cầu Giấy - Ga Hà Nội và (2) Hà Đông - Trung tâm - Nội Bài. Đây là 2 tuyến
đường sắt đô thị đầu tiên sẽ liên kết giữa ngoại thành và nội thành. Hiện chưa có tuyến
vận tải công cộng đường sắt khối lượng lớn kết nối với sân bay để vận chuyển nhanh
hành khách từ sân bay ở ngoại thành về khu vực nội thành.
Đư ng th y: Với vị trí thuận lợi, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, là nơi
hợp lưu của sông Hồng và sông Đà, là nơi sông Hồng tách ra chi lưu lớn nhất là sông
Đuống, Hà Nội có hệ thống giao thông đường thu nội địa và sông pha biển rất thuận
lợi. Tuy nhiên, t trọng vận tải đường thu đi đến Hà Nội còn thấp so với tiềm năng.
Đường thủy được sử dụng chủ yếu cho vận tải hàng hóa. Việc sử dụng đường thủy để
vận tải hành khách kết nối giữa ngoại thành và nội thành còn rất hạn chế.
Đư ng hông: Hà Nội hiện có 5 sân bay, tuy nhiên chỉ có 2 sân bay đang khai

thác dân dụng: sân bay Nội Bài (nằm ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành) và sân bay Gia
Lâm (nằm ở quận Long Biên, nội thành). Hiện chưa có tuyến vận tải công cộng đường
sắt khối lượng lớn kết nối với sân bay để vận chuyển nhanh hành khách từ sân bay ở
ngoại thành về khu vực nội thành.
Một số đặc điểm của hệ thống giao thông tại thành phố Hà Nội:
9


- Mạng lưới đường Hà Nội đang bị quá tải nặng nề do việc phát triển hệ thống
còn cách xa so với tốc độ tăng dân số và, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự quá tải
này thể hiện trên tất cả các mặt, từ diện tích đường so với diện tích xây dựng đô thị,
dân số và số lượng phương tiện, mật độ mạng lưới, các nút giao thông, hệ thống vận
tải hành khách công cộng, bến bãi đỗ xe và các công trình phục vụ giao thông khác.
- Quá trình đô thị hóa tăng nhanh và sự gia tăng đột biến của phương tiện giao
thông trong 10 năm trở lại đây làm suy giảm rất lớn chất lượng MTGT tại Thủ đô Hà
Nội. Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, ùn tắc
giao thông làm tê liệt và ngưng trệ hoạt động của đô thị, ô nhiễm khí thải, bụi, tiếng
ồn, an toàn giao thông và cảnh quan đô thị có chuyển biến xấu tới mức báo động.
- TP. Hà Nội, các chỉ tiêu đánh giá về hệ thống giao thông đô thị ở mức rất thấp.
Quỹ đất giao thông hiện trạng chỉ chiếm dưới 8% đất xây dựng đô thị, đáp ứng được
dưới 40% mức hợp lý. T lệ đáp ứng về vận tải hành khách công cộng thấp hơn 15%,
trong khi đó mức độ hợp lý 40-60%. Chính sách về phát triển cơ cấu phương tiện, cơ
cấu vận tải trong đô thị hầu như không được triển khai. Hoàn thiện hạ tầng thường
chậm hơn rất nhiều so với nhu cầu. Sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng và khai thác
hệ thống hạ tầng cũng còn nhiều điều bất cập. Điều đó diễn ra cả ở khu vực nội thành
và khu vực ngoại thành.
- Các công trình phục vụ giao thông đô thị thiếu các đầu mối giao thông khác
mức; cầu, hầm cho người đi bộ, đặc biệt là bến bãi đỗ xe, chủ yếu các điểm đỗ xe tận
dụng lòng hè đường có 139 điểm đỗ với tổng diện tích 75.634,85 m2. Diện tích bãi đỗ
xe quá nhỏ so với nhu cầu và các điểm phân bố không đều, đặc biệt thiếu ở khu vực

trung tâm diện tích trung bình 544 m2/1 điểm đỗ.
- Vận tải hành khách công cộng chiếm t lệ thấp, các phương tiện vận tải cá nhân
hai bánh giữ vai trò chủ đạo. Trong vùng chỉ có thành phố Hà Nội, có tổ chức hệ thống
giao thông xe buýt công cộng, vì thế chưa thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân
dân. Các phương tiện giao thông công cộng chưa thu hút được hành.
- Các phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không...
hoạt động thiếu sự kết nối thống nhất, thông qua các trung tâm tiếp vận đa phương
thức nên không những ít hỗ trợ mà còn làm cản trở lẫn nhau;
- Tổ chức giao thông, phân luồng, phân làn còn chưa hợp lý làm giảm sút công
suất của đường và phố;
- Vận tải bằng đường sắt hầu như không có vai trò gì trong vận tải nội đô;
- Không kiểm soát được phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt xe máy ngày
càng tăng, làm tăng thêm ùn tắc giao thông và khó khăn trong công tác quản lý đô thị
hiện nay.
- Tình trạng ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội ngày càng phổ biến và nghiêm
trọng hơn, nhất là trong giờ cao điểm. Trên các tuyến theo hướng Đông - Tây và các
tuyến vành đai thiếu liên thông, đặc biệt các tuyến cửa ngõ vào thành phố, khu vực
giáp ranh giữa nội thành và ngoại thành tình trạng ùn tắc thường xuyên và kéo dài.
- Giao thông ở khu vực ngoại thành về cơ bản đáp ứng được yêu cầu trước mắt.
Tuy nhiên tại một số khu vực sự phát triển khá mạnh của các khu công nghiệp, các
làng nghề đã cho thấy sự quá tải của hệ thống giao thông do thành phố và các huyện
quản lý (các tuyến tỉnh lộ, đường huyện và liên xã). Đối với các tuyến quốc lộ qua các
10


huyện ngoại thành Hà Nội phần lớn thiếu đường gom dân sinh, các đoạn qua các thị
trấn, thị tứ có mặt cắt ngang hẹp, chưa phân rõ giao thông liên tỉnh và giao thông địa
phương, làm giảm khả năng thông xe và mất an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ.
- Vận tải bằng xe buýt đã có dấu hiệu bão hòa và kém hiệu quả do kết cấu hạ
tầng giao thông yếu kém. Trên địa bàn Thành phố có 104 doanh nghiệp hoạt động với

khoảng 10.000 xe taxi. Hoạt động vận chuyển hành khách bằng taxi năm 2008 ổn định
và có chiều hướng gia tăng, góp phần cùng các phương thức vận tải khác giải quyết tốt
nhu cầu đi lại của nhân dân. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và bằng taxi
đã góp phần quan trọng cho việc lưu thông hành khách giữa nội thành và ngoại thành,
tuy nhiên còn thiếu loại GTCC có sức chở lớn (tàu điện ngầm, đường sắt trên cao).
I.1.1.2. Cấp nước
I.1.1.2.1. Nguồn nước
Trên địa bàn thủ đô Hà Nội có 3 con sông lớn có khả năng cấp nước cho thủ đô
Hà Nội là Sông Hồng, sông Đà và sông Đuống. Tuy nhiên hiện nay chỉ có 1 dự án
đang khai thác nước sông Đà phục vụ cho nhu cầu dùng nước của thủ đô Hà Nội.
Nước mặt sông Đà được khai thác cung cấp nước thô cho nhà máy nước sông Đà với
công suất 300.000 m3/ngđ và tương lai 1.200.000 m3/ngđ cung cấp cho cả khu vực nội
thành và ngoại thành Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội cũ, nước ngầm được sử dụng là nguồn nước chính
cấp cho các nhu cầu của đô thị và khu dân cư nông thôn. Tại Hà Đông, Sơn Tây và các
huyện thuộc địa bàn Hà Tây cũ nước ngầm cũng là nguồn nước chủ yếu cấp cho nhu
cầu sinh hoạt của dân cư. Tổng lượng nước khai thác tại Sơn Tây và Hà Đông 56.000
m3/ngđ. Tất cả các mẫu nước ngầm đều có chứa sắt, mangan với hàm lượng Sắt max
từ 10-24,5 mg/l, hàm lượng sắt trung bình từ 5,06-14,83 mg/l. Một số khu vực trên địa
bàn Hà Nội nước ngầm bị nhiễm Asen đặc biệt là khu vực phía Nam Hà Nội. Chất
lượng nước ngầm của các nhà máy nước phía Nam: Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân,
Nam Dư có hiện tượng ô nhiễm. Hay có thể nói nguồn nước ngầm phía Nam Hà Nội
đặc biệt là phía Nam vành đai 3 không phù hợp làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
I.1.1.2.2. Hiện trạng cấp nước thành phố Hà Nội
a. Nhà máy nƣớc
Các nhà máy nước lớn tập trung phần lớn tại Hà Nội cũ, Hà Đông và Sơn Tây.
Thị trấn và một số cụm dân cư nông thôn xây dựng các trạm cấp nước quy mô nhỏ.
Các huyện ngoại thành hầu hết chưa có nhà máy nước mà mới có trạm cấp nước.
Hiện nay đa số các nhà máy nước và trạm cấp nước khai thác từ nước ngầm. Tại
10 quận nội thành có 13 nhà máy nước với tổng công suất 585.000 m3/ngđ. Tại khu

vực phía Bắc sông Hồng có hai nhà máy nước có tổng công suất khai thác hiện nay là
29.000 m3/ngđ. Chỉ có một nhà máy nước mặt khai thác nước mặt sông Đà công suất
300.000 m3/ngđ và tương lai 1.200.000 m3/ngđ, đặt ở ngoài khu vực ngoại thành,
thuộc tỉnh Hòa Bình.
b. Công trình thu nƣớc
Công trình thu nước ngầm: Tất cả các nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy
nước và trạm cấp nước của Hà Nội được khai thác từ nguồn nước ngầm. Các giếng
khoan khai thác có độ sâu trung bình từ 60-70m thu nước từ tầng chứa nước cuội sỏi
11


qp1 có chiều dày từ 20-60m. Tổng số 207 giếng đang khai thác với tổng sông suất
542.020 m3/ngđ.
Công trình thu nước mặt: Nhà máy nước mặt khai thác nước sông Đà công suất
300.000 m3/ngđ. Vị trí khai thác nước mặt tại xã Yên Quang huyện Lương Sơn tỉnh
Hoà Bình.
c. Hiện trạng sử dụng nƣớc
Dân cư sử dụng nước máy tập trung phần lớn tại các đô thị. Nước được cấp bởi
các nhà máy nước lớn và các trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ. T lệ dân được cấp
nước tính cho toàn thành phố: T lệ hộ sử dụng nước máy: 46%; T lệ hộ sử dụng
nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước ao hồ 54%. T lệ dân sử dụng nước
hợp vệ sinh là 80%. Tại khu vực nông thôn dân cư sử dụng các loại hình khác nhau: từ
hệ thống cấp nước đô thị, từ hệ thống cấp nước tập trung, giếng khoan, giếng đào, ao,
ngòi, sông, hồ.
I.1.1.3. Thoát nước
I.1.1.3.1. Thoát nước mưa:
Nội thành Hà Nội, thị xã Sơn Tây đều đã có hệ thống thoát nước chung, mặc dù
vài năm gần đây có được nâng cấp song vẫn chưa hoàn chỉnh. Tại trung tâm của các
đô thị mạng thoát nước đã quá cũ, khẩu độ nhỏ không đáp ứng được khả năng thoát
nước theo sự phát triển của đô thị. Hầu hết kết cấu của các hệ thống thoát nước tại các

đô thị là hỗn hợp: cống ngầm, mương nắp đan, mương hở kết hợp với hệ thống hồ điều
hòa và các trạm bơm.
Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội đều xây dựng
hệ thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để. Tại các khu công nghiệp sau xử
lý cục bộ vẫn xả trực tiếp ra khu vực trũng gần kề, còn tại các khu đô thị mới thì tuy
mạng cống ngầm riêng nhưng chưa có trạm xử lý vì vậy vẫn xả chung.
Tại các thị trấn mới chỉ có một hai tuyến cống qua trung tâm, còn lại là các rãnh
đất hoặc chảy tràn theo độ dốc địa hình. Tại các xã, làng xóm nước mưa tự chảy theo
độ dốc địa hình.
Hệ thống thoát nước của nội thành Hà Nội đang sử dụng là hệ thống cống chung,
gồm 3 thể loại là cống ngầm trong khu vực nội thị cũ, mương hở kết hợp cống và
mương hở. Nằm trong hệ thống thoát nước là cả một hệ thống các hồ điều hòa và hệ
thống kênh tiêu thủy lợi.
Hiện nay tại nội thành Hà Nội mỗi khi xảy ra các trận mưa >100mm vẫn bị úng
trên 100 điểm, riêng trong nội thành khoảng 60 điểm. Nguyên nhân gây úng cục bộ và
úng những khu vực trũng là do địa hình thấp cục bộ, cống bị tắc, kích thước cống quá
nhỏ hoặc các đường bao xung quanh khu cao hơn địa hình bên trong. Tại Hà Nội khi
những trận mưa lớn >200mm xảy ra thường bị ngập úng toàn cục. Các vùng ngập nặng
là Thanh Trì, Đống Đa, Từ Liêm. Nguyên nhân do mực nước ở miệng xả cuối cùng
của thành phố cũ tại đập Thịnh Liệt bị dâng cao trên 4,5 m, thậm chí trên 5-5,7 m.
Mực nước này phụ thuộc vào mực nước sông Nhuệ ở hạ lưu đập Hà Đông vì lưu vực
của cả 4 sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu đều thoát qua họng xả ở Thịnh Liệt và đổ
vào sông Nhuệ tại hạ lưu đập Hà Đông. Những năm vừa qua Hà Nội đã thực hiện nạo
vét, kè hóa và tiến tới kín hóa các trục tiêu chính và đã xây dựng trạm bơm Yên Sở.

12


Với công suất của giai đoạn I - 45 m3/s trạm bơm Yên Sở đã làm giảm úng ngập đáng
kể cho TP Hà Nội.

Hệ thống các trạm bơm tiêu chủ yếu đặt bám vào hai sông chính: sông Nhuệ và
sông La Khê.
Khi không có mưa lớn việc thoát nước cho Hà Đông và các vùng lân cận đều tốt,
song những năm gần đây do mực nước sông Nhuệ có xu hướng dâng cao, mưa lớn
thường xuyên xảy ra, tốc độ phát triển đô thị nhanh nên tại quận Hà Đông cũng thường
bị úng ngập cục bộ, đặc biệt vào tháng 11/2008 mưa lớn bất thường, mực nước sông
Nhuệ tràn đê làm cho Hà Đông bị úng ngập nghiêm trọng.
Tại các khu công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội đều xây dựng
hệ thống thoát nước riêng, tuy vậy vẫn chưa triệt để. Tại các khu công nghiệp sau xử
lý cục bộ vẫn xả trực tiếp ra khu vực trũng gần kề, còn tại các khu đô thị mới thì tuy
mạng cống ngầm riêng nhưng chưa có trạm xử lý vì vậy vẫn xả chung. Tại các thị trấn
mới chỉ có một hai tuyến cống qua trung tâm, còn lại là các rãnh đất hoặc chảy tràn
theo độ dốc địa hình.Tại các xã, làng xóm nước mưa tự chảy theo độ dốc địa hình.
I.1.1.3.2. Thoát nước thải
a. Nƣớc thải sinh hoạt đô thị
Các đô thị đang sử dụng hệ thống thoát nước chung, mật độ cống thoát nước
không đều, chủ yếu ở trung tâm các đô thị. Các khu đô thị mới có thiết kế cống thoát
nước riêng nhưng chưa xây dựng các công trình trên tuyến (trạm bơm, trạm XLNT),
do đó nước thải chỉ xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, chưa đạt yêu cầu về môi trường.
Mương cống thoát nước có kích thước nhỏ, chất lượng kém, thường bị lắng đọng
đất cát do xây dựng, quản lý, nạo vét không thường xuyên, làm giảm khả năng tiêu
thoát. Khi mưa lớn ngập úng xảy ra ở nhiều nơi trong nội thị, gây ô nhiễm môi trường,
ùn tắc giao thông, thiệt hại kinh tế.
Lượng nước thải qua xử lý đạt tiêu chuẩn còn nhỏ so với yêu cầu (chưa tới 10%).
Các trạm XLNT đã xây dựng có công suất nhỏ, hoạt động không ổn định. Ở Thị trấn
các huyện, Lượng nước thải còn ít, chủ yếu xả phân tán, tự thấm và chảy ra các nơi đất
trũng, kênh mương xung quanh.
b. Nƣớc thải công nghiệp:
Hiện có 6 khu công nghiệp có trạm XLNT trong tổng số 16 KCN đã hoạt động
và đang xây dựng, đạt t lệ 37,5% số khu công nghiệp, t lệ còn thấp so với yêu cầu.

Có 21/100 cơ sở công nghiệp có nguồn thải ra lưu vực sông Nhuệ - Đáy có công trình
xử lý nước thải, đạt t lệ 21%. T lệ còn thấp so với yêu cầu.
c. Nƣớc thải y tế:
Toàn thành phố có 22/55 bệnh viện chính có trạm XLNT, đạt t lệ 40%. Một số
trạm XLNT trong đó hoạt động không thường xuyên do yếu kém trong quản lý và
thiếu kinh phí vận hành.
I.1.1.4. Chất thải rắn
I.1.1.4.1. Thu gom chất thải rắn
Toàn thành phố đã thu gom được 1.079.000 tấn/năm đạt 83,2% tổng lượng CTR
phát sinh trong đó: Khu vực nội thành Hà Nội cũ: 936.270 tấn/năm đạt t lệ 86,2%;
13


Khu vực quận Hà Đông: 69.350 tấn/năm đạt t lệ 80%; Khu vực thị xã Sơn Tây:
27.380 tấn/năm đạt t lệ 70%; Khu vực Xuân Mai - Mỹ Đức: 36.500 tấn/năm đạt t lệ
60%; Các huyện khác: 9.400 tấn/năm t lệ đạt 40%.
Hà Nội đang tiến hành thí điểm phân loại CTR tại nguồn ở 4 phường nội thành
cũ. Một phần CTR cũng được phân loại tự phát do người dân thu gom bán cho các cơ
sở tái chế.
I.1.1.4.2. Xử lý chất thải rắn
Thành phố chỉ có 1/6 khu xử lý CTR có bãi chôn lấp hợp vệ sinh (đạt t lệ
16,6%). Có 3 nhà máy tái chế CTR, tổng công suất 170 tấn/ngày, đạt t lệ 6%. Các
nhà máy chưa hoạt động hết công suất. Có 1 khu xử lý CTR công nghiệp, quy mô nhỏ,
thu gom khoảng 40 tấn/ngày đạt 14,3% tổng lượng phát sinh. Một số lò đốt chất thải y
tế hoạt động chưa hết công suất, không đủ khoảng cách ly, do đặt trong các bệnh viện
gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
I.1.1.5. Nghĩa trang
Tổng đất nghĩa trang toàn thành phố 2.856 ha chiếm khoảng 0,85% đất tự nhiên
Hà Nội mới. Trong số các nghĩa trang chỉ có nghĩa trang Thanh Tước có hệ thống thu
gom nước rỉ, xử lý môi trường nằm ở khu vực ngoại thành. Hầu hết các nghĩa trang

không đủ khoảng cách ly, do phát triển đô thị. Hình thức mai táng chủ yếu là hung
táng, cải táng. Riêng nghĩa trang Văn Điển có khu hoả táng, t lệ hoả táng ngày càng
tăng nhưng vẫn nhỏ so với quận nội thành hình thức táng truyền thống.
Địa bàn Hà Nội chỉ có 2 nhà tang lễ chuyên dùng. Ngoài ra ở các bệnh viện lớn
đều có nhà tang lễ. Các nhà tang lễ trong khuôn viên bệnh viện gây ảnh hưởng đến tâm
lý bệnh nhân và nhân dân xung quanh do không đủ khoảng cách ly.
I.1.1.6. Cấp điện và chiếu sáng
I.1.1.6.1. Cấp điện
Sau khi sát nhập, TP Hà Nội mở rộng còn 305 phường, thị trấn tồn tại lưới điện
nông thôn do 572 tổ chức làm trung gian. Các tổ chức này đứng ra mua điện của Công
ty Điện lực TP Hà Nội và bán lại điện cho 537.133 hộ dân, chủ yếu thuộc các quận
ngoại thành.
Hệ thống điện trên địa bàn TP Hà Nội mở rộng được phân cấp theo cấp điện áp,
trong đó lưới truyền tải từ 220KV đến 500KV và các trạm 110KV nằm trong khu vực
trạm 220KV do Công ty truyền tải điện 1 quản lý. Lưới điện phân phối từ 110KV trở
xuống do Công ty Điện Lực Hà Nội quản lý với 29 Điện lực ở các Quận, Huyện nội
ngoại thành. Sau sát nhập, TP Hà Nội mở rộng còn 305 phường, thị trấn tồn tại lưới
điện nông thôn do 572 tổ chức làm trung gian. Các tổ chức này đứng ra mua điện của
Công ty Điện lực TP Hà Nội và bán lại điện cho 537.133 hộ dân, chủ yếu thuộc các
quận ngoại thành.
Hà Nội là vùng phụ tải lớn của toàn miền Bắc và toàn quốc nói chung. Trung
bình chỉ tiêu điện năng thương phẩm trên đầu người tại Hà Nội tương đối cao. Giai
đoạn chưa mở rộng thành phố Hà Nội, từ năm 2001 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng
tiêu thụ điện tăng từ 19 đến 16%/năm, tổn thất giảm dần từ 11,26% xuống 9% vào
năm 2006. Năm 2008 ước còn 7,12%.

14


Các quận nội thành trung tâm phần lớn đường dây trung áp đã chuyển thành cáp

ngầm với chất lượng vận hành tốt, khu vực ngoại thành hầu hết vẫn là các tuyến dây đi
nổi.
Về kết cấu lưới, khu vực nội thành hầu hết là dạng mạch vòng vận hành hở, độ
tin cậy và mức độ dự phòng đảm bảo; mạng trung áp chuẩn 22KV vận hành với hiệu
quả cao. Kết cấu lưới trung áp các huyện ngoại thành chủ yếu là các đường dây nổi
hình tia, các đường dây, nhất là các tuyến 6KV, 10KV xây dựng đã lâu nên tổn thất
công suất và điện áp lớn; độ tin cậy của mạng lưới thấp.
Về các trạm biến áp phân phối, hiện tại chủ yếu gồm các loại trạm xây, trạm treo,
trạm kiosk, trạm cột. Khu vực nội thành đã lắp đặt được một số lượng lớn trạm xây,
trạm kiosk, trạm cột để phục vụ ngầm hoá lưới điện, tiết kiệm diện tích và đáp ứng yêu
cầu mỹ quan đô thị. Các trạm treo chủ yếu phân bố ở các quận mới và các huyện ngoại
thành. Ngoài ra còn có tới 51 trạm trung gian cấp điện áp 35/6KV, 35/10KV vẫn còn
tồn tại và đều nằm ở các huyện ngoại thành cũ.
Lưới hạ áp vùng ven nội và ngoại thành nói chung chất lượng còn thấp, cũ nát
nên có tổn thất cao.
Lưới điện 110KV của Hà Nội rất phát triển và cơ bản đã tạo thành các mạch
khép kín. Hệ thống lưới điện 110KV của Hà Nội mở rộng có liên quan trực tiếp đến
lưới điện của các tỉnh thuộc vùng thủ đô như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình.
Tình hình vận hành các trạm 110KV trên địa bàn TP Hà Nội năm 2009 đã xuất
hiện tình trạng quá tải hàng loạt. Có khoảng 15/31 trạm 110KV xảy ra quá tải, đặc biệt
là các trạm Hà Đông, Chèm, Nghĩa Đô, Đông Anh với mức cao nhất đến 32%.
Hiện nay, khu vực Hà Nội vẫn tồn tại nhiều cấp điện áp trung áp là 35KV, 22KV,
10KV và 6KIII. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi sang cấp điện áp chuẩn 22KV những
năm gần đây diễn ra khá nhanh. Khu vực Hà Tây cũ lưới trung áp 22KV chưa phát
triển do thiếu nguồn cung và các tuyến đường dây có tiêu chuẩn kỹ thuật chưa phù hợp.
Các quận nội thành trung tâm phần lớn đường dây trung áp đã chuyển thành cáp ngầm
với chất lượng vận hành tốt, khu vực ngoại thành hầu hết vẫn là các tuyến dây đi nổi.
I.1.1.6.2. Chiếu sáng đô thị
Lưới điện chiếu sáng đô thị Hà Nội phần lớn thuộc sự quản lý và vận hành của

công ty chiếu sáng đô thị Hà Nội (Hapulico). Lưới điện chiếu sáng các khu vực đô thị
mới sát nhập sau khi mở rộng thành phố hiện vẫn được phân cấp cho công ty công
trình đô thị hoặc phòng công thương đô thị quản lý.
Tính đến 01/01/2009, công suất tổng của hệ thống chiếu sáng công cộng các
quận nội thành, đường quốc lộ Hà Nội đã đạt đến 10.102KW; tổng chiều dài tuyến
chiếu sáng 1838km trong đó chiếu sáng xóm, ngõ đạt 889km; chiếu sáng đèn đường,
cảnh quan đạt 949km. Các tuyến chiếu sáng mới đầu tư được lắp đặt các loại đèn chất
lượng cao, đẹp, như đèn Rainbow, đèn Masteur, đèn Maccot; Tổng số đèn chất lượng
thấp đang sử dụng khoảng 13.000 bộ, chiếm đến 25% tổng số đèn trên lưới.
Nguồn sáng: hiện tại thành phố còn rất nhiều tuyến đèn sử dụng bóng cao áp
Thu ngân có hiệu suất phát quang chỉ thấp, gây lãng phí điện năng lớn.
Mức độ chiếu sáng: Trên các tuyến sử dụng choá đèn chất lượng thấp, lắp bóng
cao áp thu ngân, mức độ chiếu sáng rất thấp. Do chưa có chế độ thay bóng định kỳ
15


hàng loạt khi đèn hết tuổi thọ, quang thông sụt giảm mạnh nên chất lượng chiếu sáng
còn bị giảm sút hơn nữa, dẫn đến các chỉ tiêu kỹ thuật ánh sáng không đạt yêu cầu
theo tiêu chuẩn qui định. Kết quả đo kiểm độ chói trung bình trên nhiều tuyến phố chỉ
còn Ltb=0,32-0,6 Cd/m2, nhỏ hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn TCXDVN 259: 2001
quy định là Ltb=1,0-1,2 Cd/ m2.
Kết cấu lưới điện: cột đèn sắt độc lập cao 9,5÷10m, hình thức đẹp mới chỉ chiếm
khoảng 12%, trong khi đó các loại cột đèn sắt tận dụng, cột đèn bê tông ly tâm có kích
thước to, thô, cần đèn đơn điệu có đến trên 34.000 cột chiếm 78% tổng số cột đèn
(khoảng 42.480 cột). Hệ thống dây cáp các loại mới chỉ có khoảng 387km cáp điện đi
ngầm, chiếm 22%.
Về công nghệ và thiết bị điều khiển: Mặc dù đã có trung tâm điều khiển và giám
sát hệ thống CSCC ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông tin trên
đường dây tải điện PLC, có khả năng: Điều khiển đóng cắt và giám sát tình trang làm
việc của từng mạch vòng, của từng tủ chiếu sáng, quan sát trực tiếp tức thời các thông

số điện áp, dòng điện, tuy nhiên trung tâm này hiện nay mới chỉ quản lý được một
phần nhỏ (15%) các trạm đèn (chủ yếu là khu vực 4 quận nội thành cũ).
I.1.1.7. Công viên cây xanh
Quy hoạch xây dựng các không gian xanh, mặt nước, các công viên, vườn hoa
cho Thủ đô Hà Nội là hết sức quan trọng đặc biệt là khi địa giới hành chính Thủ Đô
Hà Nội đã được mở rộng gấp 4 lần. Vì vậy nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất và bảo
vệ không gian xanh, mặt nước, môi trường sống, bảo tồn di tích thiên nhiên trong các
công viên vườn hoa là nhiệm vụ rất quan trong với hiện trang không gian xanh đô thị.
Mặt nước và cây xanh chính là những yếu tố mang lại nét đặc trưng cho thành
phố Hà Nội. Với tổng diện tích cây xanh, mặt nước trên 14 quận, huyện nội thành cũ
và huyện Mê Linh khoảng hơn 10.000 ha, chiếm 9,5% tổng quỹ đất, có thể coi Hà Nội
là một thành phố của cây xanh và sông, hồ.
a. Khu vực ngoại thành
Chủ yếu là khu vực rừng tự nhiên, khu vực nông nghiệp chiếm 56,5% tổng diện
tích. Khu vực rừng tự nhiên hiện tại đang dần bị khai thác lấn chiếm, làm ảnh hưởng
tới môi trường sống của các loài động vật đang sinh sống, đồng thời một số nơi khai
thác du lịch với mật độ cao gây ảnh hưởng tới mỹ quan của không gian tự nhiên vốn
có. Khu vực nông nghiệp được khai thác bởi trồng lúa, trồng hoa màu, trồng hoa, cây
cảnh và cây ăn quả, chủ yếu là trồng lúa.
Sân golf là một loại hình không gian xanh vừa mang tính chất rèn luyện thể thao,
vui chơi giải trí đồng thời các dự án đầu tư xây dựng sân golf còn được coi là phát
triển du lịch, giải quyết lao động và tăng trưởng mạng nền kinh tế của khu vực. Tuy
nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây tình hình đất nông nghiệp bị khai thác để chuyển
đổi thành sân golf ngày một gia tăng.
b. Khu vực nội thành
Hệ thống cây xanh đô thị bao gồm: cây xanh công cộng và cây xanh chuyên môn.
Khu vực nội thành, mật độ che phủ cây xanh đạt 12% diện tích tự nhiên. Theo kết quả
điều tra tỉ lệ xanh trung bình ở nội thành Hà Nội hiện nay là 2,4m2 xanh/người. Với
khu phố cổ thì mật độ cây xanh chỉ đạt 0,2m2 xanh/người trong khi mật độ dân số là
rất cao (1.000 người/ha).

16


Diện tích công viên bình quân đầu người trong các quận là 0,9m2, ở nhiều khu
vực nội thành cũ như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, diện tích công viên bình quân đầu
người đạt 1,2m2 và 1,7m2. Tổng diện tích công viên hiện nay trong 4 quận nội thành cũ
hiện nay là 135ha, bình quân đầu người là 1,3m2. Tuy nhiên, đối với các quận đang đô
thị hoá nhanh như Đống Đa, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm thì t lệ này còn thấp chỉ
đạt 0,05m2.
c. Khu vực mở rộng của Hà Nội:
Năm 2000 tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà Nội chưa mở rộng là
92.097,45 ha trong đó diện tích đất cây xanh là 10749,49 ha chiếm 11%.
Sau khi địa giới hành chính Thủ đô mở rộng, toàn thành phố Hà Nội có khoảng
60 công viên, vườn hoa lớn nhỏ với tổng diện tích 300ha, bình quân đạt 1.09 m2/ng.
I.1.1.7.2. Hiện trạng mặt nước
Nằm ở vị trí Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có hệ thống mặt nước
phong phú bởi các dòng sông như: sông Đà, Hồng, Đuống, Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu,
Lừ, Sét…
Ngoài hệ thống các sông Hà Nội hiện nay là thành phố có số lượng ao hồ nhiều,
diện tích ao hồ lớn so với các đô thị trong cả nước. Tuy nhiên, diện tích ao hồ giảm
mạnh trong các năm qua gây tình trạng úng lụt và tiêu thoát không tốt, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cảnh quan thiên nhiên của đô thị và làm mất cân bằng sinh thái, ô
nhiễm môi trường. Sông hồ Hà Nội là nguồn tiếp nhận, dẫn, vận chuyển và chứa xử lý
nước thải sinh hoạt công nghiệp và điều hòa nước mưa.
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch thành phố Hà Nội năm 1998, Hà Nội được mở rộng
thêm về phía Bắc sông Hồng, dự kiến số lượng các ao hồ với tổng diện tích 2180 ha kể
cả các đầm, hồ nuôi cá .III.III.... chiếm 8% đất xây dựng. Sau khi sát nhập năm 2008,
diện tích sông hồ mặt nước tại Hà Nội càng nhiều hơn và trở thành một đặc thù cảnh
quan đô thị, một tài nguyên quý giá cho sự phát triển đô thị bền vững (bảng I.21).
Chức năng của các hồ hiện nay của Hà Nội gồm các chức năng như điều hòa

nước mưa, tạo cảnh quan vui chơi giải trí, xử lý nước thải, nuôi cá.
Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới 27 hồ đầm, trong đó các hồ lớn
gồm Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, Văn Chương,
Giảng Võ... Ngoài ra còn nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác phân bố khắp các quận huyện
của thành phố.
I.1.2. Thực trạng hạ tầng xã hội
Cơ chế quản lý, định hướng phát triển nhà ở còn thiếu và không ổn định đã không
kiểm soát được các hoạt động phát triển nhà ở theo nhu cầu thực tế của xã hội và yêu
cầu phát triển của thủ đô. Đô thị hóa nóng, thiếu kiểm soát ở các khu vực ngoại thành
trong điều kiện chưa được chuẩn bi về hạ tầng đã phá hỏng các không gian truyền
thống tạo nên các không gian ở không tiện nghi, không phù hợp với điều kiện văn hóa
xã hội.
I.1.2.1. Nhà ở
Vào cuối những năm 1950, thành phố chỉ phát triển ở phía hữu ngạn sông Hồng,
trong đó các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và khu vực phía nam Hồ Tây là trung tâm.
Thành phố được chia thành 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành với tổng diện tích
17


khoảng 200 km2. Đô thị hóa tập trung ở khu vực khu phố cổ và khu phố cũ trong thời
kỳ kinh tế kế hoạch hóa cho tới khi thực hiện chính sách Đổi mới chỉ giới hạn phía
trong đường Vành đai 2 song song với sông Tô Lịch, giúp kiểm soát hiệu quả quá trình
đô thị hóa không theo quy hoạch ở phía ngoài. Do đó, dân số đô thị chưa bao giờ vượt
quá 1 triệu người. Trong giai đoạn này, các khu nhà tập thể nhiều tầng như các khu
Kim Liên, Giảng Võ, Thanh Xuân và các khu tập thể khác được xây dựng trong phạm
vi ranh giới vành đai 2 với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ và các nước XHCN trước đây.
Phát triển đô thị tốc độ nhanh chỉ bắt đầu ở Hà Nội từ những năm 1990 sau khi
thực hiện chính sách Đổi mới. Kết quả so sánh khu vực đô thị trong các năm 1983,
1996 và 2003 cho thấy thành phố đã được mở rộng như thế nào trong 20 năm. Sự phát
triển diễn ra trong các khu vực ngoại vi của các khu vực đã phát triển và dọc các tuyến

đường chính. Khu vực đã phát triển trong trung tâm thành phố đã mở rộng từ 57 km2
lên 102 km2 trong khoảng thời gian này. Mặc dù chính sách Đổi mới cho phép Hà Nội
tiếp tục tăng trưởng dựa trên những tiềm năng sẵn có, đô thị hóa đã vượt ra ngoài ranh
giới VĐ2. Dưới đây là các đặc điểm của quá trình đô thị hóa không theo quy hoạch:
- Bùng nổ xây dựng nhà ở của người dân những năm 1990: Các hộ gia đình có
thu nhập tăng do kết quả của công cuộc Đổi mới đã đi đầu trong việc mở rộng ra phía
ngoài khu vực đã phát triển dọc các tuyến huyết mạch đô thị chính (QL1, Ql5, QL6 và
QL32), tạo nên hiện tượng “phố hóa” dọc các quốc lộ. Những hộ gia đình này đã xây
dựng các căn hộ biệt lập trên diện tích đất họ có ở những khu vực có cơ sở hạ tầng còn
nghèo nàn.
- Phát triển các khu nhà ở: Nhằm giải quyết tình trạng phát triển nhà ở cá nhân
ngày càng tăng và giành lại vai trò dẫn đầu trong phát triển nhà ở, Nhà nước đã bắt đầu
triển khai xây dựng các khu nhà ở mới thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Các đơn
vị phát triển nhà ở tư nhân cũng có cơ hội tham gia do kết quả của chính sách Đổi mới,
dẫn đến tình trạng phát triển các khu nhà ở không theo quy hoạch. Trong những năm
qua nhà nước xóa bỏ cơ chế bao cấp về nhà ở, khuyến khích mọi thành phần đầu tư cải
tạo, xây dựng nhà ở, mặt khác thành phố có chủ trương chuyển đổi quyền sở hữu quĩ
nhà ở do nhà nước quản lý cho thuê sang sở hữu tư nhân bằng cách bán cho người thuê
nhà. Chính do những chủ trương tích cực đó, quĩ nhà ở tăng hàng năm tương đối nhiều,
mặt khác đã hạn chế sự xuống cấp nghiêm trọng của quĩ nhà ở do nhà nước quản lý
cho thuê (do giá cho thuê nhà thấp không có tiền tái đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà ở).
Nhà ở Thủ đô Hà Nội rất đa dạng, phong phú về loại hình và chất lượng nhà ở.
Trong đó nhà ở phố cổ và nhà ở biệt thự kiểu Pháp ở phố cũ có rất nhiều giá trị di sản
kiến trúc đô thị.
Chất lượng nhà ở thủ đô cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, hầu hết hộ
gia đình đều có nhà ở. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn tồn tại một khối lượng lớn nhà ở chất
lượng thấp như khu vực nhà ở cho lao động dịch cư, nhà ở phố cổ, nhà ở khu tập thể
cũ, nhà tạm và nhà ở người nghèo ở các khu vực nông thôn.
Trên địa bàn thành phố, có khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân
phối nhà ở từ những năm 1990 của nền kinh tế bao cấp, nay không còn chế độ bao cấp

về nhà ở nữa. Năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người.
Đa số các hộ gia đình trẻ chưa có nhà ở, phải ở ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm do
truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, mô hình 3, 4 thế hệ cùng sống
chung trong một ngôi nhà còn phổ biến ở Hà Nội.
18


Chất lượng nhà ở: Nhà ở đang bị xuống cấp nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
- Một phần quĩ nhà ở xây dựng đã lâu (hết niên hạn sử dụng, mặt khác một số bộ
phận nhà ở do nhà nước quản lý - không được đầu tư sủa chữa thường xuyên).
- Xét về góc độ môi trường ở cũng rất nhiều vấn đề cần xem xét ví dụ: độ thông
thoáng của nhà ở, điều kiện chiếu sáng tự nhiên... một bộ phận đáng kể nhà ở (đặc biệt
tại các khu phố cổ và một số khu vực rải rác trong các quận) cũng rất kém, nguyên
nhân chính do mật độ xây dựng quá cao (có những khu vực 70-80%).
- Qua cuộc điều tra chọn mẫu do dự án nghiên cứu dân số và phát triển cho thấy
41,33% số hộ được điều tra cảm thấy điều kiện chiếu sáng tự nhiên chưa tốt; 2,7%
không có chiếu sáng tự nhiên.
Đặc điểm nhà ở các khu nhà ở điển hình:
+ Nhà ở khu phố cổ: Đặc trưng chính dạng nhà ống, xây dựng từ đầu thế k 19,
đã xuống cấp, mật độ xây dựng quá cao, có nhiều khu vực mật độ xây dựng từ 75-86%,
điều kiện vệ sinh, môi trường ở rất kém, chất lượng nhà ở xuống cấp nghiêm trọng, rất
ít diện tích cây xanh (trừ cây xanh ven vỉa hè) và không gian vui chơi. Theo báo cáo
của sở nhà đất cũ thì 80% số nhà cần đầu tư sửa chữa, trong đó 50% nhà hư hỏng nặng
cần đầu tư sửa chữa lớn. Khu vực này cần nghiên cứu bảo tồn tôn tạo kết hợp cải tạo
song vẫn phải giữ nét đặc trưng của khu phố cổ.
+ Khu phố cũ: Các nhà ở biệt thự theo kiến trúc Pháp, đẹp, có giá trị thẩm mỹ và
sử dụng cao tuy nhiên hiện nay đã xuống cấp do sử dụng sai mục đích, nhiều hộ ở một
nhà, chung đụng cơi nới, che vẩy lộn xộn khu vực này cần cải tạo, sắp xếp điều chỉnh
mục đích và chủ sử dụng để phát huy đúng giá trí của nhà ở biệt thự.

+ Nhà khu nhà ở chung cư thấp tầng (dưới 4 tầng): Nằm rải rác ở các quận Hai
Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân hầu hết đã quá niên hạn sử dụng, hư hỏng
nặng, không đồng bộ, thiếu hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng thiếu,
môi trường ở kém, dân tự cơi nới bừa bãi (khu Mai Hương, khu Quỳnh Lôi, khu Lò
Mổ...)
+ Nhà khu nhà ở chung cư nhiều tầng (4-5-6 tầng): Các khu này phần lớn xây
dựng từ những năm 70 - 80 như các khu Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công,
Khương Thượng, Kim Giang, Thanh Xuân, Nghĩa Đô... là những khu nhà ở thiết kế
theo kiểu căn hộ với cơ cấu buồng phòng chất lượng có nhiều mức độ khác nhau về
tiện nghi sinh hoạt, hệ thống các công trình dịch vụ trong khu ở thiếu, chất lượng xây
dựng không cao. Hiện nay có một số nhà, khu nhà đã biểu hiện xuống cấp như: dột,
thấm, lún, nứt, nhiều nhà cơi vẩy làm giảm mỹ quan đô thị. Các khu đất trống quanh
nhà đã bị lấn chiếm cơi nới, một số khu đã được xây dựng "xen cấy" làm tăng mật độ
xây dựng, giảm sự cân bằng hài hòa giữa không gian trống và các khối nhà cao tầng đã
được tính toán khoa học.
+ Các khu nhà ở phát triển mới: Các khu này phần lớn xây dựng từ những năm
1986 tới nay. Từ thời bắt đầu xóa bỏ bao cấp về nhà ở, phần lớn được xây dựng theo
phương thức: nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc nhà nước phân đất dân tự đầu tư
xây dựng hoặc dân tự xây dựng nhà ở, nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật. Ở đây có chủ sở hữu rõ ràng (phần lớn là tư nhân). Do vậy nhà ở xây dựng
tương đối hoàn chỉnh, khang trang hơn, tiện nghi hơn. đa dạng về phong cách kiến trúc,
tầng cao thông thường từ 2-4 tầng, cá biệt có nhà 5 tầng. Tuy nhiên các khu nhà ở
19


dạng này bộc lộ nhiều tồn tại đặc biệt về mặt quản lý qui hoạch và tạo cảnh quan
không gian kiến trúc đô thị như xây dựng lộn xộn, vụn vặt, chắp vá, không góp phần
tạo sự khang trang, bề thế cho mặt phố, chất lượng mỹ thuật của công trình, khối công
trình không cao.
+ Nhà ở xã hội:

- Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã xây
dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố để giải quyết các vấn
đề ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn Thành phố. Thời gian qua, công tác phát
triển nhà của Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc và vững chắc, tạo lập được
nhiều quỹ nhà ở để giải quyết các nhu cầu bức xúc về nhà ở của cư dân Thành phố,
nhất là nhà ở cho các đối tượng di dân giải phóng mặt bằng, CBCNV có khó khăn về
nhà ở, sinh viên, người nghèo với các cơ chế, chính sách đa dạng, linh hoạt và phù hợp
với điều kiện thực tế của Thủ đô.
- Trong thời gian qua Thành phố đã bước đầu giải quyết được nhà ở cho một bộ
phận các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với với cách mạng và người
nghèo…, bên cạnh đó hàng năm Thành phố huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng
hàng triệu mét vuông nhà ở tạo nên bộ mặt mới cho đô thị. Những khu đô thị mới hình
thành đồng bộ hạ tầng đô thị hiện đại, cảnh quan môi trường và các dịch vụ đô thị đã
góp phần tạo những bước đầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt góp phần hình thành nếp sống văn hóa văn minh đô thị.
Giải quyết nhà ở phục vụ cho các cán bộ lão thành Cách mạng, thương binh liệt
sỹ; Xây dựng nhà ở cho người nghèo; hỗ trợ 5 triệu/1 hộ nghèo có đất tại các huyện
ngoài thành để cải tạo nơi ở. Đến nay, Thành phố đã cơ bản xóa bỏ nhà dột nát của các
hộ nghèo.
Xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê: Đã thí điểm xây dựng trên diện tích 1.99ha
tại khu chung cư cho sinh viên thuê với diện tích sàn 42.789m2 với giá 100.000 đồng
/sinh viên/tháng.
Xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên, người có thu nhập thấp: Thành phố
quy định các dự án phát triển nhà ở phải dành 50% quỹ nhà ở chung cư bán cho cán bộ
công nhân viên trên địa bàn Thành phố trên 3000 trường hợp.
Kết quả đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo mới
dùng ở mức độ các mô hình thí điểm, Hà Nội vẫn còn thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất
là đối với người nghèo, người thu nhập thấp, công chức, viên chức. Theo số liệu điều
tra sơ bộ của nhà ở cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghệp
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên

địa bàn Thành phố Hà Nội là rất thiếu quỹ nhà ở, vẫn còn hàng ngàn hộ phải sống
trong điều kiện chỗ ở không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu.
+ Chỉ tiêu về hiện trạng nhà ở
Chỉ tiêu bình quân diện tích ở Năm 2007, khu vực nội thành thấp: bình quân đạt
7,5m sử dụng/người, diện tích sàn bình quân đạt 10,5m 2 sàn/người và 60 - 80 m2
đất/hộ. Khu vực ngoại thành đạt 15 m2 sử dụng/người, khu vực nông thôn đạt 18 m2 sử
dụng/người. Khu vực miền núi, bán sơn địa: 400 - 500 m2 đất/hộ. Khu vực nông thôn
đồng bằng: 120 - 150 m2 đất/hộ. T lệ phát triển về nhà ở theo các năm đạt 4,05%.
2

20


Về điều kiện sống: Do hệ thống hạ tầng đô thị bị quá tải và phát triển nhà ở
không đồng bộ với phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hệ thống các
cơ sở hạ tầng khu ở khu vực trung tâm hầu hết là xuống cấp, chất lượng thấp hơn tiêu
chuẩn và bị quá tải theo hệ thống hạ tầng chung của đô thị và bán kính phục vụ cao.
Các khu vực phát triển nhà ở mới, các dự án hạ tầng xã hội chậm thực hiện, người dân
phải di chuyển sang các khu vực khác để sử dụng.
Thị trường nhà ở của Hà Nội rất phát triển trong những năm gần đây, phần nào
đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tuy nhiên cần phải kiểm soát và định hướng phát
triển theo định hướng phát triển bền vững của thủ đô. Chất lượng nhà ở, chất lượng hạ
tầng xã hội, chất lượng hạ tầng kỹ thuật và kết nối hạ tầng khung đô thị không đáp ứng
được nhu cầu chung của xã hội.
Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của đất nước, nhu cầu phát triển nhà ở của thủ
đô rất đa dạng: nhà ở cao cấp, nhà ở cho thuê, nhà ở hỗn hợp, nhà ở sinh thái, nhà ở
nghỉ dưỡng... tạo nên bức tranh phát triển nhà ở đa dạng, phong phú.
Chính phủ đang thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả
nước nhằm cung cấp nhà ở cho các đối tượng chính sách, góp phần cải thiện điều kiện
ở và tạo sự cân bằng trong phát triển xã hội.

I.1.2.2. Công trình Giáo dục - Đào tạo
Hệ thống trường học Hà Nội đã được hình thành từ lâu, tại những địa điểm quy
tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc biệt là các điểm
dân cư tập trung góp phần tạo nên tính chất trung tâm về giáo dục của thủ đô Hà Nội.
Hệ thống giáo dục của Hà Nội bao gồm hệ thống trường đại học, cao đ ng và
trung học chuyên nghiệp do các bộ ngành quản lý và mạng lưới các trường phổ thông
từ bậc mầm non đến bậc PTTH. Hệ thống trường đại học chủ yếu tập trung ở khu vực
trung tâm nội thành, hệ thống các trường phổ thông tổ chức tầng bậc theo phân cấp
hành chính quận huyện, xã phường và đặc điểm phân bố dân cư.
Hệ thống giáo dục phổ thông được giữ vững và phát triển ở các cấp học, ngành
học. Mạng lưới trường học được bố trí tương đối hợp lý. Cho đến nay phường xã nào
cũng có các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, THCS; quận, huyện nào cũng
có từ 3 đến 6 trường PTTH, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành phố đã xây dựng
một số trung tâm chất lượng cao ở các ngành học và có hệ thống trường chuyên nghiệp
dạy nghề phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nghề. Mạng lưới trường học này đã
tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân không ngừng học tập, nâng cao trình độ. T
lệ bỏ học giảm, hiệu xuất đào tạo được nâng cao. Cấu trúc hệ thống giáo dục được
thay đổi theo hướng đa dạng hoá loại hình đào tạo, đáp ứng sự thay đổi của kinh tế xã hội và nhu cầu người học.
Bên cạnh hệ thống trường quốc lập, Thành phố đã quan tâm phát triển hệ thống
trường bán công, dân lập, tư thục ở các ngành học theo quy chế mở trường của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên quá trình phát triển hệ thống trường đại học, cao đ ng trong những
năm gần đây tại Thủ đô Hà Nội đã bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản như: cơ sở vật chất
không đáp ứng nhu cầu cầu đào tạo, lượng lớn sinh viên tập trung vào khu vực trung
tâm gây áp lực quá tải tới hệ thống hạ tầng đô thị, mô hình đào tạo không đáp ứng nhu
cầu phát triển của xã hội. Hầu hết các cơ sở trường thiếu hệ thống hạ tầng hỗ trợ như
khu ở nội trú, khu thực nghiệm, khu thể dục thể thao và khu dịch vụ hỗ trợ.Các cơ sở
21



trường hiện có và xây mới do lịch sử phát triển đô thị có bán kính phục vụ không
thuận lợi, khó tiếp cận.
Các tồn tại trên đã khiến cho Thủ đô Hà Nội ngày càng chịu thêm sức ép về dân
số, dịch vụ đô thị và hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là giao thông đô thị; đồng thời hạn chế
sự mở rộng phát triển các cơ sở đào tạo theo mô hình chuẩn của Quốc gia và Quốc tế.
Chính vì vậy đến nay công tác đào tạo đại học, cao đ ng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
cung cấp lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao, phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội đất nước.
I.1.2.3. Công trình Văn hóa - Thể dục thể thao
I.1.2.3.1. Hiện trạng hệ thống cơ sở văn hóa
a. Thực trạng phát triển
Các công trình văn hoá và hệ thống thiết chế văn hoá tại Hà Nội chia thành 4 cấp
độ: Quốc gia, thành phố, quận - huyện, làng - thôn - khu phố.
Cấp quốc gia: tập trung tại trung tâm của Hà Nội với đầy đủ các hạng mục công
trình, được xây dựng từ thời Pháp thuộc và nhiều công trình được xây mới.
Cấp thành phố: tập trung tại các đô thị lớn như nội thành Hà Nội, Sơn Tây, Hà
Đông. Cấp quận huyện: chưa đầy đủ, phân bố đồng đều tại các quận nội thành Hà Nội
và các đô thị lớn.
Thực hiện chủ trương của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã làm
tốt công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn
hoá của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Các công trình văn hóa chủ yếu trên địa bàn nội thành Hà Nội:
- Hệ thống trung tâm chiếu phim: hệ thống cơ sở các rạp phần lớn được xây
dựng vào thời kỳ đổi mới. Vài năm gần đây, Nhà nước cho phép các công ty phim ảnh
tư nhân được phép tham gia vào việc sản xuất các phim Việt Nam. Hiện tại có khoảng
21 rạp chiếu phim, trong đó có cả những cụm rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế
như Megastar, trung tâm chiếu phim Quốc Gia được xây dựng mới và có quy mô lớn.
Sự phân bố của các rạp chiếu phim chủ yếu ở trung tâm của thủ đô và đô thị lớn như
Sóc Sơn, Đông Anh, nên việc đáp ứng nhu cầu của người dân tại các đô thị và thị trấn,

thị tứ thiếu nghiêm trọng. Đồng thời chỉ có những rạp đủ tiêu chuẩn thu hút được khán
giả, nhiều rạp chiếu phim chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật như: chất lượng âm thanh và
hình ảnh kém, chỗ ngồi chưa hợp lý, tầm nhìn bị vướng, chỗ để xe chưa hợp lý...
- Hệ thống rạp hát: Rạp hát là nơi giao lưu và truyền bá văn hoá, đời sống của
con người thông qua bộ môn nghệ thuật diễn trên sân khấu. Văn hoá nghệ thuật được
thịnh hành và phát triển mạnh từ xa xưa, tuy nhiên phải đến thời kỳ Pháp thuộc các
nhà hát mới được xây dựng nhiều. Hệ thống nhà hát trên địa bàn Hà Nội có khoảng 19
rạp, đặc biệt 12 rạp hát thuộc hai quận trung tâm là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, phân
bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm của thủ đô, còn tại các huyện ngoại
thành hầu như không có. Chỉ có một số ít nhà hát đạt tiêu chuẩn như nhà hát Lớn xây
vào thời Pháp thuộc được xây dựng năm 1902-1911, bảo trì thường xuyên, còn đa số
không đạt chỉ tiêu về mặt kỹ thuật bên trong cũng như bên ngoài và thẩm mỹ kiến trúc.
So với sự phát triển của xã hội hiện nay thì quy mô của các nhà hát không lớn. Hạn
chế nữa là nhiều rạp hát bị che chắn tầm nhìn bởi dân cư phát triển trong đô thị. Trong
22


19 rạp hát có 4 rạp hát chưa có rạp, một số dự án xây dựng rạp hát bị treo, nhiều rạp
hát cũ bị phá bỏ hoặc chuyển đổi chức năng biến thành vũ trường, quán bia… Với đời
sống của người dân ngày càng phát triển, nhu cầu về thưởng thức văn hoá cũng tăng
theo và sự xuống cấp của hệ thống nhà hát không đủ để đáp ứng. Các khu vực ngoài
trung tâm Hà Nội thiếu cơ sở rạp hát tạo nên sự hình thành của những hát lưu động.
- Hệ thống trung tâm văn hóa: Là nơi giao lưu và hoạt động văn hóa cho mọi
người dân, cho mọi lứa tuổi. Hệ thống trung tâm văn hoá được phân bố đồng đều trên
toàn thành phố. Tuy nhiên các trung tâm văn hóa chỉ được chú trọng tại đô thị trung
tâm, tại các huyện ngoại thành chỉ được xây dựng với quy mô nhà văn hoá nhỏ. Tình
trạng các công trình thiếu thốn cơ sở vật chất, bộc lộ những hạn chế về mặt kiến trúc
và mau xuống cấp. Đặc biệt ở các quận huyện xa trung tâm chưa hoạt động có hiệu
quả. Nhiều trung tâm văn hóa tuy được xây mới nhưng quy mô nhỏ, kém cả về chất
lượng và thẩm mỹ. Thiếu những trung tâm văn hóa cấp quốc gia với quy mô lớn.

I.1.2.3.2. Khu Thể dục thể thao
Các công trình thể thao cấp Thành phố phần lớn tập trung tại quận Ba Đình,
trong đó tiêu biểu là các tổ hợp thể thao, được xây dựng từ nhiều năm trước đây.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Từ Liêm có một số trung tâm, khu liên hợp thể thao quốc
gia đang được nâng cấp, đầu tư xây dựng. Nhưng trong khu vực nội thành lại rất ít các
công trình quy mô nhỏ phục vụ dân cư luyện tập, vui chơi. Ngược lại, khu vực ngoại
thành chủ yếu là các công trình quy mô nhỏ cấp xã, thôn, không được đầu tư, chất
lượng kém. Công trình TDTT cấp phường và tại các khu ở hầu như rất ít và nhiều nơi
chưa có.
Nhìn chung các công trình thể dục - thể thao trên địa bàn Hà Nội nói chung, của
nội thành nói riêng rất thiếu về số lượng, kém về chất lượng và không đều về mặt phân
bố. Hệ thống các công trình thể dục thể thao từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ cần được
đầu tư nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu nhân dân.
Phân cấp các công trình thể thao:
Khu TDTT cấp quốc gia: Hiện nay có Khu liên hợp TDTT Mỹ Đình nằm tại
phía Nam thành phố được xây dựng từ năm 2003. Sân vận động Mỹ Đình sức chứa
40.192 chỗ ngồi. Là nơi diễn ra các giải thi đấu TDTT quốc gia và quốc tế. diện tích
250 ha. Trong đó khu vực thi đấu Quốc gia có diện tích: 190 ha, trung tâm đào tạo vận
động viên cấp cao của Hà Nội có diện tích: 60 ha. Tiêu chuẩn xây dựng đạt cấp quốc
gia. Đây cũng là công trình kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ “Đổi mới“ ở Hà Nội tuy
nhiên quy mô chưa đủ để đáp ứng cho ASIAD và các hoạt động giao lưu mang tầm cỡ
quốc tế trong thời gian tới.
Khu TDTT cấp Thành phố: Tập trung tại quận Ba Đình, gồm các tổ hợp thể
thao, được xây dựng từ nhiều năm trước đây như Trung tâm huấn luyện thể thao quốc
gia I, Sân vận động Cột Cờ và cùng hơn 20 điểm sân bãi, nhà tập khác trừ nhà thi đấu
Quần Ngựa. Các công trình xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Do được xây dựng
trong thời kỳ bao cấp, quỹ đất hạn chế nên hầu hếu các công trình này không có quảng
trường thoát người khi xây ra sự cố. Đến này khi thành phố mở rộng, dân số tăng
nhanh chóng, các tuyến đường xung quanh khu TDTT ngày một trở nên chật chội. Khi
có các buổi thi đấu diễn ra, các khu vực này trở nên tắc nghẽn giao thông lớn.

Cấp quận huyện: Khu vực nội thành là các công trình phục vụ dân cư luyện tập,
vui chơi tuy nhiên quy mô nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu. Khu vực ngoại thành chủ yếu là
23


các công trình quy mô nhỏ, nhiều công trình không được đầu tư mà chỉ là mô hình như
sân bãi TDTT ngoài trời. Khả năng phục vụ cho khu dân cư rất hạn chế. Theo thống
kê, trong tổng số 29 quận huyện của Hà Nội, chỉ có 14 quận huyện có 54 các công
trình thiết chế TDTT cấp huyện, chiếm 50%. Tập trung tại các quận nội thành cũ của
Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây.
Các công trình thể thao phân theo địa bàn:
Trung tâm thể thao quốc gia với đầy đủ tiêu chuẩn quốc gia tập trung tại Mỹ
Đình thành phố Hà Nội đáp ứng được hạ tầng vật chất TDTT của thành phố Hà Nội và
của cả nước. Sau khi Hà Nội mở rộng, hiện trạng một số huyện, thành phố cũng có sân
vận động, sân thể thao và nhà thi đấu tuy nhiên quy mô nhỏ, mức độ đầu tư còn thấp.
Một số huyện chưa có sân vận động trung tâm, chưa có nhà luyện tập thể thao đa
năng, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều cơ sở đang
xuống cấp nghiêm trọng.
I.1.2.4. Công trình Y tế
Hiện nay Hà Nội là một trong hai trung tâm y tế lớn nhất nước (Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh), một trong bốn trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Huế, Đà Nẵng) đồng thời cũng là trung tâm đào tạo cán bộ ngành y, dược lớn
nhất nước. Hà Nội là nơi tập trung đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, có nhiều bệnh
viện đầu ngành của TW, của các ngành cũng như của Hà Nội với trang thiết bị hiện đại.
Giữa các bệnh viện có mối quan hệ có thể hỗ trợ nhau về nghiên cứu, đào tạo nhân lực
và khoa học kỹ thuật vì sự nghiệp chung trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Sự tập trung một số lượng lớn các bệnh viện tuyến Trung ương và các Bộ, Ngành
trên địa bàn Hà Nội là một lợi thế lớn cho nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên, việc tập trung
mật độ cao các bệnh viện tuyến Trung ương trong nội thành (trong khi khu vực ngoại
thành hầu như không có bệnh viện tuyến Trung ương) với số lượng rất lớn bệnh nhân

từ các tỉnh phía Bắc đến chữa bệnh đã làm hệ thống bệnh viện trở nên quá tải trầm
trọng, gây áp lực đến cơ sở hạ tầng và môi trường khu vực nội thành Hà Nội. Mạng
lưới trạm y tế xã, phường, thị trấn hầu như phủ khắp địa bàn Hà Nội và được quan tâm
đầu tư. Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu.
a. Các cơ sở khám chữa bệnh do Trung ƣơng quản lý
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý,
trong đó: 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có tổng diện tích 51,93 ha với 6.680
giường bệnh. Các bệnh viện thuộc tuyến Trung ương tập trung hầu hết tại các quận nội
thành, trong đó quận Đống Đa tập trung tới 7/15 bệnh viện chiếm gần 50% tổng số
giường bệnh, quận Hoàn Kiếm có 4 bệnh viện, Hai Bà Trưng có 3 bệnh viện, quận Ba
Đình và Cầu Giấy mỗi quận có 1 bệnh viện; 16 viện nghiên cứu và thực nghiệm y
dược, trong đó có 8 cơ sở nghiên cứu có thực nghiệm điều trị với 1.030 giường bệnh.
b. Các cơ sở khám chữa bệnh do các Bộ, Ngành khác quản lý
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 09 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh
thuộc các Bộ, Ngành với tổng số 940 giường bệnh, bên cạnh đó còn có 05 bệnh viện
thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng với hàng nghìn giường bệnh. Các cơ sở này chủ
yếu phục vụ cho các cán bộ công nhân viên chức thuộc các cơ quan Trung ương và các

24


×