Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Tài chính giáo dục quốc tế trong só sánh giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.09 KB, 30 trang )

TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
QuỐC TẾ

TS. Đỗ thị Bích Loan


Nội dung


Một số chỉ số phát triển GD-ĐT



Tài chính giáo dục của một số nước



So sánh giữa Việt Nam với một số
nước về tài chính giáo dục


I. Chỉ số phát triển giáo dục ở một số nước
trên thế giới
1. 1 Số năm đi học bình quân
Từ nguồn số liệu thống kê của UNESCO năm 2007 cho thấy số năm đi
học bình quân ở một số nước phát triển là tương đối cao, từ 14,9
năm ở Nhật đến 15,9 ở Đức và Mỹ, 16,7 năm ở Anh và 20,3 năm ở
Úc.
Đối với các nước mới phát triển, số năm đi học bình quân của Ấn Độ là
10,5 năm, Indonesia: 11,7 năm, Thái Lan: 12,2 năm, Chi Lê: 14,1
năm. Số năm học bình quân ở Việt Nam là 10,8 năm, cao hơn Ấn


Độ 0,3 năm, thấp hơn Thái Lan 1,8 năm, thấp hơn Nhật 4,1 năm,
thấp hơn Đức và Mỹ 5,1 năm, thấp hơn Úc 9,5 năm.


1.

2 Số sinh viên trên 1 vạn dân

Theo số liệu Thống kê của Ngân hàng Thế giới, thì số sinh viên trên 1
vạn dân ở các nước phát triển và mới phát triển là rất khác
nhau.
ví dụ năm 2005 ở Úc là 504 sinh viên/1vạn dân, Hàn Quốc là 674, Mỹ
là 576, trong khi đó ở Anh là 380, ở Pháp là 359, Nhật: 316,
Thái Lan: 374, Chi Lê: 407, Ấn Độ: 112, Indonesia: 162.
So với các nước mới phát triển và các nước phát triển thì Việt Nam
vẫn còn ở mức thấp: 191 sinh viên/1 vạn dân (năm 2008),
nhưng cao hơn Ấn Độ và Indonesia.


1.3. Dân số và GDP/1 người dân theo đô la sức
mua tương đương
Năm 2006, GDP/người của Việt Nam theo sức mua tương đương là
2.363 PPP.USD.
Ở nhóm nước phát triển, Mỹ là nước có GDP/người cao nhất (gần
44 nghìn PPP.USD/năm), gấp 18 lần Việt Nam. Các nước khác như Úc,
Pháp, Đức, Nhật và Anh đều có GDP/người trên 30 nghìn PPP.USD,
cao gấp từ 13-15 lần của Việt Nam.
Trong nhóm nước mới phát triển, Chi Lê có GDP/người là 13.030
PPP.USD, cao gấp 5,5 lần của Việt Nam, Thái Lan có GDP/người là
7.599 USD, cao gấp 3,2 lần của Việt Nam. GDP/người của Việt Nam

thấp hơn Indonesia và gần bằng Ấn Độ.


II. Tài chính cho giáo dục của một số nước trên
thế giới
2.1 Chi tiêu công cho giáo dục


a. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng thu nhập quốc nội
(GNP)
Năm 2005, các nước ở Bắc Mỹ và Tây Âu có tỷ trọng cao nhất
(trung bình 5,7%), sau đó là Châu Mỹ La tinh và Vùng biển
Caribean, Châu phi cận Saharan (5%), Trung và Đông Âu (4,9%),
Đông Á và Thái Bình Dương (4,7%), các nước Ả Rập (4,5%), Tây
và Nam Á (3,6%) và Trung Á (3,2%).
Sự khác nhau giữa các nước trong cùng một vùng cũng rất lớn,
đặc biệt ở Đông Á và Thái Bình Dương, Châu Mỹ La Tinh và vùng
biển Caribe, Châu phi cận Saharan. Trong mỗi nước ở các vùng
này, tỷ trọng chi tiêu công cho giáo dục trong tổng thu nhập quốc nội
(GNP) cũng rất khác nhau, ít nhất là 9%.


 Trong 107 nước báo cáo, 26 nước có tỷ trọng chi tiêu công cho giáo dục
trong GNP là 6% và lớn hơn, đó là: Botswana, Cape Verde, Ethiopia,
Kenya, Lesotho, Namibia và Swaziland, Djibouti, Morocco, Saudi Arabia
va Tunisia, Malaysia, Bolivia va Guyana, Belarus. Phần lớn các nước này
có dân số nhỏ (chỉ có 8 nước có dân số lớn hơn 5 triệu người). Riêng
Bắc Mỹ và Tây Âu đã có 9 trong 26 nước có tỷ trọng chi hơn 6% và lớn
hơn.
 24 nước có tỷ trọng chi tiêu công cho giáo dục trong GNP là 3% và thấp

hơn, đó là : Cameroon, Chad, Congo, Gambia, Guinea, Niger, Zambia,
Lebanon, Mauritania, Ả rập thống nhất Emirates, Azerbaijan, Georgia và
Kazakhstan, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippin, Bangladesh,
Pakistan, Dominican, El salvador, Guatemala, peru, Urguay


b. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chính phủ:
Vùng các nước Ả rập đã dành tỷ phần trong tổng chi tiêu của chính
phủ cao hơn đáng kể các nước khác trong vùng. Vùng có tỷ trọng
trung bình cao nhất là vùng Trung á (18%), sau đó là các nước Ả rập
(17,5%). Đông Á và Thái Bình Dương, Châu Mỹ La Tinh và vùng biển
Caribe, Tây và Nam Á có tỷ trọng trung bình giữa 13-15%. Sự khác
nhau giữa các nước này cũng rất lớn.
Vùng Bắc Mỹ và Tây Âu có tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng thu
nhập quốc nội (GNP) là cao nhất, nhưng lại có tỷ trọng chi cho giáo
dục thấp nhất trong tổng chi tiêu của Chính phủ (dưới 13%).
Mặc dù các nước giàu có xu hướng dành phần chi GNP lớn hơn cho
giáo dục và có ít sự khác nhau theo các nhóm thu nhập trong việc chia
sẻ tổng chi tiêu cho giáo dục. Trung bình khoảng 16-17% đối với
nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp, cũng như nhóm
các nước có thu nhập trung bình cao. Còn nhóm các nước có thu
nhập cao có tỷ trọng chi cho GD trong GNP thấp hơn (13%), bởi vì họ
dành phần lớn hơn cho các phúc lợi xã hội (xem Bảng 4.2)



Sự thay đổi về tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng
thu nhập quốc nội (GNP) của các nước



2.2 Cấu trúc tài chính giáo dục theo các cấp học



2.3 Sự hưởng lợi chi tiêu công cho giáo dục đối với nhóm
hộ gia đình nghèo nhất và giàu nhất ở một số nước


2.4 Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục


b. Chi tiêu bình quân của hộ gia đìncho một học
sinh tiểu học


c. Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục tiểu học theo nội
dung chi


d. Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục theo các cấp học


III. So sánh giữa Việt Nam và một số nước về
tài chính cho giáo dục
3.1 Chi phí hàng năm cho giáo dục tính bằng đô la theo sức mua
tương đương của một số nước trên thế giới và Việt Nam
Phân tích số liệu thống kê chi phí hàng năm cho giáo dục của các
nước trên thế giới tính theo sức mua tương đương cho thấy:
Chi cho giáo dục bình quân 1 học sinh, sinh viên ở Mỹ là cao nhất
(năm 2002-2003 là 12.023 USD/học sinh, sinh viên/năm), gấp hơn 16

lần Việt Nam (năm 2006 chi cho 1 học sinh, sinh viên ở Việt Nam là
723 USD theo sức mua tương đương).
 ở Pháp là 7.807 USD (gấp hơn 11 lần Việt Nam), ở Thái Lan là
3.170 USD, Malaysia là 3.031 USD (gấp hơn 4 lần Việt Nam) (xem
Bảng 1).


Biểu 1: Dân số, số năm đi học bình quân, số sinh viên trên 1
vạn dân, GDP/1 người dân theo đôla sức mua tương đương
năm 2006
Các nước

Dân số
(người)

Số năm đi
học bình
quân

Số SV/ 1 vạn
dân (năm
2005)

GDP/người
(Đô la sức
mua tương
đương)

So với
Việt Nam

(lần)

Nước phát triển
Úc

20.530.424

20,3

504

35.547

15,04

Pháp

61.329.898

16,5

359

31.992

13,53

Đức

82.640.853


15,9

227

32.322

13,67

Hungary

10.058.461

15,1

432

18.277

7,71

127.953.098

14,9

316

31.947

13,51


Hàn Quốc

48.050.440

16,4

674

22.988

9,72

Anh

60.512.059

16,7

380

33.087

14,00

Mỹ

302.841.222

15,9


576

43.968

18,61

Nhật

Nước mới phát
triển

(năm 2005)

Chi Lê

16.465.420

14,1

407

13.030

5,51

Ấn Độ

1.151.751.462


10,5

112

2.469

1,04

Indonesia

228.864.479

11,7

162

3.454

1,46

Thái Lan

63.443.952

12,2

374

7.599


3,21

Việt Nam
(Năm 2006)

86.205.867

10,8

179

2.363


3.2 Chi cho giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học) của 1
gia đình 4 người, có 2 con đi học (tính bằng Đô la Mỹ theo
sức mua tương đương)
Chi phí cho con đi học phổ thông ở các nước phát triển chiếm từ
2,0% đến 10% thu nhập hộ gia đình,
ở các nước mới phát triển từ 1,9% đến 7,95%.
Bình quân của 10 nước được khảo sát (Úc, Nhật, Hàn quốc,
Mehico, Đức, Tiệp, Philipin, Indonesia, Ấn Độ, Chi Lê) là 5,74%, tức là
gần 6%. Vì đây là mức chi cho giáo dục của hàng trăm triệu hộ dân
(dân số của 10 nước được khảo sát là hơn 2 tỷ người) mà họ đã chấp
nhận trả thực tế, nên ta coi đây là mức chi trả bình quân tối đa khả thi
theo kinh nghiệm quốc tế.


3.3 Tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho giáo dục
mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp

Tỷ lệ chi bình quân của Nhà nước cho giáo dục mầm non ở nhóm 8
nước phát triển được khảo sát (Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ,
Hungary) là 80% tổng chi phí của giáo dục mầm non, người dân đóng góp
20%, phản ánh sự bao cấp cao của nhà nước đối với giáo dục mầm non.
Một số nước phát triển có tỷ lệ chi nhà nước cao như Anh, Pháp, Hungary
(trên 90%); ngược lại một số nước có tỷ lệ chi của nhà nước khá thấp như
Hàn Quốc (37,9%) và Nhật Bản (50%).
Tỷ lệ chi bình quân của Nhà nước cho giáo dục mầm non ở nhóm 4
nước mới phát triển được khảo sát (Chi Lê, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia) là
66%, người dân chi 34% tổng chi phí cho giáo dục mầm non. Ở Malaysia,
nhà nước chi đến 92% tổng chi phí, nhưng ở Indonesia nhà nước chỉ chi có
5,3% tổng chi phí. .


Tỷ lệ chi của nhà nước cho giáo dục mầm non ở Viêt Nam là 39%, gia
đình người học chi trả 61%. Tỷ lệ nhà nước chi cho giáo dục mầm non
ở Việt Nam đều thấp hơn so với bình quân nhóm nước phát triển và
mới phát triển.
Tỷ lệ chi bình quân của Nhà nước cho giáo dục phổ thông và giáo dục
nghề nghiệp ở các 8 phát triển (Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Anh,
Mỹ, Hungary) là 92% và 3 nước mới phát triển (Chi Lê, Ấn Độ,
Indonesia) là 72,7% phản ánh sự bao cấp rất cao của nhà nước đối với
giáo dục phổ thông và nghề nghiệp.
Hầu hết các nước phát triển đều có tỷ lệ chi của nhà nước trên 80%,
một số nước nhà nước chi trả trên 90% chi phí (như Pháp, Hungary,
Nhật, Mỹ). Việt Nam có tỷ lệ chi của nhà nước là 87%, cao hơn bình
quân của các nước mới phát triển.


3.4 Tỷ lệ chi của nhà nước và người dân cho đại học và

sau đại học
Tỷ lệ chi của nhà nước và của người dân cho giáo dục đại học và
sau đại học ở 8 nước phát triển là rất khác nhau, bình quân nhà nước
chi 75,7%, người dân chi trả 24,3% (năm 2004). Những nước phát
triển có tỷ lệ chi từ nhà nước cao hơn tỷ lệ bình quân, đó là: Đức
86,4%, Pháp 83,9%, Hungary: 79%. Những nước phát triển có tỷ lệ
chi từ nhà nước thấp hơn tỷ lệ bình quân là: Mỹ 35,4%, Hàn Quốc
21%, Nhật 41,2%, Úc 47,2%, Anh 69,6.
 Ở 4 nước mới phát triển được khảo sát (Chi Lê, Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia), tỷ lệ chi bình quân chung của nhà nước là 55,2%, người
dân chi trả 44,8%. Trong đó, một số nước có tỷ lệ chi từ nhà nước cao
hơn tỷ lệ bình quân là: Ấn Độ 86,1%, Thái Lan 67,5%, một số nước có
tỷ lệ chi từ nhà nước thấp hơn tỷ lệ bình quân là Chi Lê 15,5%,
Indonesia là 43,8%.


 Ở Việt Nam, năm 2006, nhà nước chi chiếm 63,3% tổng chi phí đào tạo
đại học, phần người dân chi là 36,7%. Tỷ lệ nhà nước chi cho giáo dục
đào tạo ở Việt Nam tương đương với Thái Lan, cao hơn tỷ lệ bình quân
nhóm nước mới phát triển nhưng thấp hơn tỷ lệ bình quân nhóm nước
phát triển.


×