Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

So sánh hệ thống giáo dục việt nam đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.12 KB, 4 trang )

1
Vài nét về giáo dục VN và giáo dục CHLB Ðức
TS. Trang Quan Sen
Một trong những yếu tố quan trọng đưa nước Ðức từ một nước nghèo bị chiến
tranh
tàn phá thành một trong những cường quốc kinh tế thế giới là nền giáo dục truyền
thống của
Ðức. Và chính điểm nầy người Ðức rất hãnh diện. Ðối với họ, các cấp tiểu và trung
học là nơi
tạo kiến thức cơ bản để sản xuất ra những người thợ giỏi hay những nhà nghiên
cứu xuất sắc
trong tương lai.
Theo luật pháp Ðức một đứa trẻ muốn vào lớp một, ít nhất phải đủ 6 tuổi, nếu đứa
trẻ
ít tuổi hơn tuổi qui định thì phải đợi đến năm sau hoặc cha me phải làm đơn xin.
Trong trường
hợp nầy đứa bé sẽ được kiểm tra về sức khoẻ và khả năng trí tuệ. Người Ðức
thường cho con
đi học khi con vừa đúng tuổi hoặc trễ hơn, vì theo họ một đứa trẻ vào trường học
phải có đủ
khả năng về tinh thần lẫn thể chất mới có thể phát triển trước những đòi hỏi của
ngành giáo
dục. Trái lại người VN thích cho con đi học sớm, càng sớm càng tốt và thường hãnh
diện cho
rằng con mình „thông minh“ hơn bạn với quan niệm „tuổi trẻ tài cao“? Hơn nữa
cha mẹ học
sinh Việt Nam cố gắng, nếu có đủ khả năng tài chánh, cho con học thêm nhiều giờ
chuyên
môn để không thua sút bạn bè và tệ hơn nữa là chính sách giáo dục ở Việt Nam
hiện nay hỗ
trợ lối suy nghĩ nầy. Trẻ em VN không có thì giờ để chơi đùa với bạn bè hay để phát


triển các
khả năng khác.
Người Ðức quan niệm „tinh thần minh mẫn trong thân thể tráng kiện“ vì vậy các
môn
học như thể dục, thể thao rất quan trọng. Ngoài ra họ cho rằng các môn có tính
cách hài hòa
như âm nhạc, vẽ…cần thiết để cho đứa trẻ có thể phát triển toàn diện, vì vậy trong
các chương
trình học ở bậc tiểu học thường có thêm các môn học nói trên. Ðối với người Ðức,
ngoài
những giờ học ở trường và một ít giờ làm bài tập tại nhà, cha mẹ thường để cho
con mình có
thì giờ chơi đùa với bạn bè. Ðối với một số ít trẻ em không theo kịp bài vở trong lớp
thì chúng
được trường cho thêm giờ học miễn phí.
Lối giáo dục của người Ðức là giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho đứa trẻ, học
sinh Ðức có thì giờ và còn khoảng trống trong đầu để vận dụng các kiến thức thu
thập ở
trường và làm cơ sở cho việc phát triển trong tương lai. Trong khi lối học của chúng
ta là lối
học từ chương, chỉ nhằm nhét một số kiến thức vào đầu của học sinh, càng nhiều
càng tốt mà
quên rằng hiện nay thông tin khoa học dẫy đầy, con người có thể thu thập một
cách dễ dàng
qua sách vở và mạng Internet. Ðiều quan trọng trong thời đại hiện nay là con
người cần nắm


vững phương pháp thu thập và chọn lựa các thông tin. Một máy vi tính với một bộ
nhớ đầy số

liệu sẽ làm việc rất chậm so với một một máy có bộ nhớ còn chỗ trống. Tương tự
như vậy nếu
chúng ta chỉ lo nhét vào đầu của trẻ em đầy thông tin và không để chúng có thì
giờ tiêu hóa và
tưởng rằng sẽ giúp trẻ em học giỏi là một việc làm không phù hợp khoa học và thời
đại.
Giáo dục đại học
Sau 13 năm học phổ thông, sinh viên Ðức được trang bị một số kiến thức cơ bản và
các phương pháp tư duy để bước chân vào đại học, trái lại sinh viên VN với một mớ
kiến thức
đầy đầu, phần nhiều đã lỗi thời. Người viết bài nầy còn nhớ vào những năm đầu đại
học, vẫn
tự hào là mình biết nhiều về hình học Pythagore (cách đây hơn một ngàn năm) hơn
các sinh
2
viên Ðức, nhưng khi hỏi về các kiến thức khoa học phổ thông, các hiểu biết về hình
học hiện
đại hoặc lịch sử, địa lý thế giới hay âm nhạc thì mù tịt, thua xa người Ðức.
Tổ chức giáo dục đại học của Ðức khác VN rất nhiều. Mỗi tiểu bang có quyền quyết
định về chánh sách giáo dục kể cả giáo dục đại học. Bộ giáo dục liên bang chỉ có
nhiệm vụ
phối hợp với các Bộ giáo dục địa phương và đề ra một số hướng giáo dục chung và
không ảnh
hưởng đến chương trình giáo dục của từng địa phương. Các trường đại học ở Ðức
có quyền tự
trị. Từ nội dung giảng dạy đến các đề tài nghiên cứu, các giáo sư của trường đều
có quyền
quyết định.
Chánh sách giáo dục tự trị có hai điểm lợi quan trọng là một mặt có sự cạnh tranh
về

phẩm của mỗi trường đại học, vì vậy giáo sư trưởng của mỗi bộ môn đều bỏ công
sức nghiên
cứu, theo dõi các tiến triển khoa học trên thế giới để đạt được nhiều kết quả cho
môn mình
chịu trách nhiệm. Mặt khác tùy theo nhu cầu kinh tế ở từng địa phương các trường
đại học sẽ
chú trọng ít nhiều về ngành giảng dạy hay các đề tài nghiên cứu cho phù hợp với
những đòi
hỏi phát triển từng vùng. Nhờ vậy mà phẩm chất của các trường đại học ở Ðức đều
cao gần
như nhau. Nếu có trường đại học nổi tiếng về ngành này thì trường khác có tiếng
về ngành
khác…
Trong khi đó quản lý giáo dục VN có tính cách tập trung. Các chính sách giáo dục
đều
do Bộ giáo dục chỉ thị từ trung ương. Các nhân viên của Bộ ở Hà-Nội không thể nào
nắm rõ
sự phát triển ở Huế, Ðà Nẵng cách xa gần cả ngàn cây số, và lại càng khó biết rõ
những đặc
thù kinh tế, xã hội ở TP HCM hay cả vùng Ðồng bằng sông Cửu Long, vì vậy thường
dễ đưa
ra các chính sách xa thực tế cho mỗi địa phương, làm chậm đi sự phát triển của
từng vùng,
qua đó của cả nước. Vì tập trung nên thiếu cạnh tranh để phát triển và nếu phát
triển yếu,


chậm thì người ta có thể đổ lỗi cho Bộ. Ðó là chưa kể mỗi sự thay đổi, mỗi đề nghị
phải qua
một con đường hành chánh cực kỳ phức tạp và lâu dài, làm nhụt tâm, nhụt chí cho

những
người có sáng kiến và làm chậm sự phát triển giáo dục và khoa học cho cả nước.
Ở Ðức, tước vị khoa học có tính cách chuyên môn như tiến sĩ hay giáo sư do một
hội
đồng giáo sư chuyên ngành của trường đại học trực tiếp quyết định và trường có
toàn quyền
cấp bằng tiến sĩ. Trái lại ở Việt Nam các bằng khoa học nầy do bộ, nằm cách trường
cả ngàn
cây số và nhiều khi ngành chuyên môn của người quyết định không đúng ngành
chuyên môn
của thí sinh thì thử hỏi các chuyên gia nhân viên này làm sao có thể so sánh được
với đồng
nghiệp của mình tại trường, nơi thí sinh làm việc nhiều năm. Vì vậy những quyết
định thường
có tính cách hình thức, chỉ nhìn vào một số nghiên cứu của thí sinh, đó là chưa kể,
nó có thể
tạo ra những tệ trạng xã hội. Trong thời gian qua có lẽ chưa có một nước nào trên
thế giới,
ngay cả những nước tiền tiến nhất mà mức „cung cấp“ các vị tiến sĩ nhiều và
nhanh như VN,
một nước còn đang phát triển.
Phương pháp giáo dục đại học của Ðức cũng khác hẵn lối giáo dục của VN.
Giáo dục đại học ở Ðức là nhằm đào tạo sinh viên, ngoài các kiến thức khoa học cơ
bản còn tạo cho sinh viên có khả năng tư duy để phân tích và tổng hợp một sự
kiện. Trường
giành rất nhiều thì giờ cho sinh viên tự tìm hiểu, nghiên cứu hay thực tập chuyên
môn. Các
buổi thảo luận khoa học cho sinh viên vào những năm cuối được lập ra để sinh viên
tập trao
đổi các vấn đề khoa học.

Trái lại giáo dục của VN có tính cách từ chương và nhằm nhét vào đầu các sinh
viên
các sự kiện, càng nhiều càng tốt, giống như khi còn ở cấp trung học, không tạo cho
sinh viên
có tính tự chủ và tự lập để sau nầy có khả năng tự giải quyết các vấn đề. Nếu
muốn thực hiện
được phương pháp giảng dạy khoa học, tạo cho sinh viên có đầu óc tư duy như
những nước
3
tiền tiến thì cả thầy lẫn trò phải thay đổi lối học từ chương như hiện nay. Thầy phải
có thì giờ
nghiên cứu, theo dõi các biến chuyển khoa học mới, trò phải có điều kiện tập luyện
khả năng
thảo luận, phát biểu, đặt vấn đề: Thầy giỏi thì trò mới hay. Trò dám thảo luận thì
thầy mới
chịu khó tìm hiểu. Nhưng với lối quản lý đại học như hiện nay, xuất phát từ một Bộ
giáo dục
xa xôi thì dù trường, thầy hay trò có muốn thay đổi cũng khó thực vì phải qua một
bộ máy
hành chánh khổng lồ. Vì vậy việc địa phương hóa giáo dục đại học, trước mắt là tự
trị đại học,
nâng cao lương bổng cho „thầy cô“ đủ sống là một việc làm theo thiển ý không thể
tránh
khỏi.


Trên thế giới, ngoài những nước kỹ nghệ từ lâu đã bỏ lối giáo dục từ chương và
quản
lý tập trung, hiện nay cả Trung quốc, một nước gần và có những điều kiện giống
VN cũng

thay đổi, cho một số trường đại học được tự trị để hợp với sự phát triển của thế giới
thì Việt
Nam
„ Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật để mổ xẻ tận gốc nguyên nhân của sự trì
trệ,
bảo thủ. Giáo dục đại học đang cần một cải cách sâu rộng chứ không phải chỉ đơn
thuần là
tăng thêm một số giờ thực hành, thêm một ít kinh phí cho các trường, hay tăng
học phí cùng
những giải pháp chấp vá mỗi khi có sự phản ứng của xã hôi. Vấn đề ở đây liên
quan đến
phương thức quản lý, quyền tự chủ, trước tiên là tự chủ về đào tạo của các trường,
thay đổi
nội dung chương trình và phương pháp dạy và học, đào tạo lại và sàng lọc đội ngũ
giảng viên
và xây dựng những chính sách xã hội thoả đáng trong giáo dục. …. Nếu không, cứ
mỗi lần
bàn đến giáo dục là chúng ta lại lặp lại điệp khúc ru ngủ và vỗ về nhau bằng
những thành
tích đã đạt được bằng tiền của và công sức của toàn dân chứ chẳng phải của riêng
bộ phận
nào.“ Như giáo sư TS Trần Thượng Tuấn, cựu hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ
viết trên
tờ báo Tuổi trẻ.



×