Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn lồng ghép công nghệ thông tin vào hoạt động ngoài giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 22 trang )

LỒNG GHÉP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ
thông tin, công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân
tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Do đó, trong các môn văn hóa có cả môn Tin học được đưa vào giảng dạy tại
Trung tâm GDTX chúng tôi vào năm 2009.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy ngoài việc truyền thụ kiến thức trên
lớp vẫn chưa đáp ứng sự ham hiểu biết về Tin học của các em nên đã thành lập
Câu lạc bộ Tin học (Năm 2010) để giúp các em cập nhật và trao đổi thêm nhiều
thông tin bổ ích.
Năm học 2011-2012, ngoài việc giảng dạy bộ môn Tin học, tôi được sự phân
công của Ban giám đốc phụ trách mảng Câu lạc bộ Tin học và thực hiện các
chuyên đề ngoại khóa bằng Công nghệ thông tin.
Tôi đã thực hiện và bước đầu giáo dục nhân cách, ý thức, tư duy và đạo đức
các em qua các chuyên đề hàng tháng, đó là lý do tôi chọn đề tài “Lồng ghép Công
nghệ thông tin vào hoạt động ngoài giờ”
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Các em đã được học môn Tin học trong chương trình chính khóa nên việc
tìm tư liệu không quá khó khăn;
- Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ban giám đốc có hiệu quả;
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa và tham gia
tích cực, đạt hiệu quả.
2. Khó khăn:
- Thiết bị, máy móc cũ kỹ.


- Không có máy quay phim, máy thu âm (phải đi mượn hoặc thuê).
- Hệ thống điện không ổn định (do sử dụng chung hộ điện nhà dân).
3. Số liệu thống kê:
- Năm 2009-2010: Chưa tổ chức được Câu lạc bộ.
- Năm 2010-2011: Câu lạc bộ gồm 30 em/ em, đề tài chưa phong phú do các
em chỉ mới được học phần cơ bản.
- Năm học 2011-2012: Câu lạc bộ gồm 60 em/120 em, đề tài phong phú hơn
và kiến thức sử dụng mạng, trình chiếu …….
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh
Trang 1


mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học. Công nghệ thông tin là
phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến
tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học phong phú và đa
dạng: dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy theo chuyên đề,… cũng có rất nhiều đổi
mới trong môi trường công nghệ thông tin.
Thông thường, các môn học đều có sự ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy,
ở bộ môn Tin học thì giúp các em biết ứng dụng CNTT vào thực tế, vào các môn
học. Trong các hoạt động ngoại khóa, CNTT đã góp phần giáo dục các em về đạo
đức, về nhận thức và kỹ năng sống để trở thành những người công dân tốt cho xã
hội.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Thành lập Câu lạc bộ Tin học, các em tự nguyện đăng ký tham gia, mỗi

tháng sinh hoạt 1 lần với các chuyên đề khác nhau.
- Nêu nội dung và ý nghĩa của từng chuyên đề mà tôi cùng các em sẽ thực
hiện trong năm học.
- Do trong chương trình giảng dạy không có phần trình chiếu, nên tôi đã
hướng dẫn thêm cho Câu lạc bộ 4 tiết ngoại khóa giúp các em sau khi tìm tư liệu
trên mạng có thể trình chiếu để hoàn thành bài thuyết trình của mình.
- Khi tiến hành 1 chuyên đề, tôi nêu mục đích yêu cầu, sau đó phân công các
em tìm tư liệu – sau khi được kiểm duyệt, các em bắt đầu viết bài thuyết trình và
trình chiếu. Cuối cùng sau đợt “tổng duyệt” của giáo viên, chúng tôi mới “ra mắt”
trước tập thể Trung tâm GDTX.
- Sau khi thực hiện chuyên đề, Chi đoàn sẽ góp ý, rút kinh nghiệm để thực
hiện chuyên đề sau tốt hơn.
2.1. Lập kế hoạch chủ đề sinh hoạt từng tháng:
- Tháng 10: Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10:
Tổ chức Chuyên đề Giáo dục Giới tính.
- Tháng 4: Chuyên về Bảo vệ môi trường.
2.2. Nội dung và biện pháp:

Trang 2


 Chuyên đề 1: Giới Tính
- Cho học sinh xem đoạn phóng sự về giới tính tuổi dậy thì
Timhieugioitinh
- Các em tự tìm hiểu Đồng tính là gì qua một số hình ảnh (chia nhóm thảo luận)

Đồng tính luyến ái, viết tắt là ĐTLA, được đọc ngắn là đồng tính, hay một
cách khiếm nhã là pê-đê (từ tiếng Pháp pédé, ngắn cho pédérastie - loạn dâm), hay
gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và lesbian (dùng cho phái nữ), là
việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với

nhau.
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới
tính thứ ba. Đồng tính không phải là bệnh mà là xu hướng tình dục bình thường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh từ năm
1990 và coi đây là một phần trong sự đa dạng của xu hướng tình dục.
Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính
luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn
giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này.
Hiện nay, trên quan điểm pháp luật, hầu hết các quốc gia trên thế giới không
cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người đủ tuổi. Một số địa phương công
nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa
phương khác, như các nước Hồi giáo, không chấp nhận việc quan hệ đồng tính và
người quan hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình. Tại Việt Nam

Trang 3


hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng hôn nhân đồng tính
là trái với luật hôn nhân và gia đình.
Các biểu hiện về đồng tính thật sự có trong thế giới động vật, đặc biệt trong
các loài chim biển, động vật có vú, khỉ và các loài linh trưởng lớn. Đã có 1500
trường hợp được quan sát, trong đó có khoảng 500 trường hợp được miêu tả khá cụ
thể. Jannet Mann, giáo sư của Đại học Georgetown cho rằng, các biểu hiện đồng
tính ở động vật, ít nhất là ở cá heo, là một lợi thế về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm
chiếm lãnh thổ, đặc biệt là giữa những con đực
Giới tính luôn là đề tài được nhiều người bàn cãi và thắc mắc, đơn giản nhất là
câu hỏi: “Tại sao có những người có thể yêu người cùng phái?".
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất
5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia.
Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu

của chúng ta. Vì vậy, họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè bỉu. Để dễ hiểu
hơn, chúng tôi khởi đầu bằng việc trả lời các câu hỏi.
Giới tính hình thành như thế nào?
Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể
thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới
tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định
những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ sinh dục ngoài. Bên cạnh
đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết
ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết
tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục
trặc thì có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái.
Để dễ hình dung, có thể phân chia giới tính thành 3 kiểu như sau, dựa theo
khuynh hướng tình dục:
- Dị giới tính luyến ái (heterosexuality): Đó là đa số nhân loại. Nếu là
nam, họ sẽ có cặp nhiễm sắc thể XY trong tế bào và chỉ yêu người khác phái,
người có cặp nhiễm sắc thể XX.
- Đồng tính luyến ái (homosexuality): Về mặt sinh học, những người
đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị “pêđê” không phải do thiếu
nội tiết tố sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ
testosterone có bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng
testosterone uống hay chích vì chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa
giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người
này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay
không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai
chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có
đồng tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.
- Lưỡng tính luyến ái (bisexuality): Nhắc tới đồng tính luyến ái thì không
thể không nhắc tới Alfred Kinsey, người đã đưa ra thang chia mức độ giới tính
luyến ái, đi từ dị giới tính tới đồng tính luyến ái, mà nằm giữa hai thái cực là
những người lưỡng tính luyến ái. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái,

những người lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có…
Trang 4


bồ cùng giới. Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con,
lại hiểu ra mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ
(chồng) bỏ con, đi theo một chàng (nàng) nào đó.
Đồng tính luyến ái có phải là bệnh?
Lật lại “hồ sơ” nghiên cứu về giới tính trước đây, đồng tính luyến ái được xếp
vào nhóm “lệch lạc tình dục” và cần chữa trị (dò theo bảng DSM - Diagnostic and
Statistical Manual of Mental Disorders - của Hội Tâm thần Mỹ). Đến năm 1973,
nó lại được điều chỉnh và xếp vào nhóm “rối loạn định hướng tình dục”. Mười năm
sau nữa thì người ta lại chia đồng tính luyến ái thành 2 nhóm: nhóm hài-lòng-vớichính-mình và nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình. Các nhà chuyên môn cho
rằng có thể chữa trị cho nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình để họ trở nên yêu
người khác giới. Sau đó, do việc điều trị liên tục thất bại, các nhà khoa học nhận ra
là mình đã sai lầm nên kể từ 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh nữa,
không có tên trong bảng DSM nữa, không thể chữa gì được, có chăng là hỗ trợ tâm
lý để họ yêu đời.
- Các em tìm hiểu về Tình yêu là gì qua một số hình ảnh

Trang 5


 Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm
xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu
hai người chỉ có cảm xúc với nhau.
 Tình yêu có phải là sự mơ hồ? (Cho HS xem ý kiến của một người trên
mạng)
“Tôi không biết mọi người xem tình yêu là như thế nào nhưng càng ngày tôi càng
cảm thấy tình yêu là một sự mơ hồ.

Vâng, tình yêu là một sự mơ hồ.....Nó wá đỗi mơ hồ!
Hãy thử hỏi hai người đang yêu nhau rằng họ có biết tình yêu đến với họ khi nào
không? Chắc chắc là không ai trong số hai người đó trả lời được. Vì tình yêu đến
và có khi ra đi bất ngờ mà người trong cuộc nhiều khi không thể cảm nhận được.
Có khi hai người yêu nhau mà không nhận ra là mình đang yêu. Chỉ vì tình yêu
quá mơ hồ!
Nếu hỏi bất kì một ai đó rằng tại sao bạn lại yêu người kia? Người đó sẽ trả lời:
Tôi không biết, yêu là yêu vậy thôi! Không ai biết được người ta yêu nhau vì lý do
gì? Tiền bạc ư, tất nhiên là ko. Vì lợi ích cá nhân ư, lại càng không thể...Chẳng có
lý do gì cả. Người ta không đưa ra được lý do của tình yêu, đơn giản, bởi vì tình
yêu là mơ hồ!
Có những người bị ép buộc đến với nhau, bị ép buộc phải yêu nhau, họ đến với
nhau với hai tâm hồn trống trải. Lúc đầu họ chỉ nghĩ rằng không bao giờ xuất hiện
tình yêu giữa hai người. Nhưng rồi càng gần nhau, càng tiếp xúc với nhau nhiều,
họ yêu nhau từ khi nào không hay. Tình yêu đã từ không thể trở thành có thể. Vì
sao tình yêu có thể chuyển biến được như vậy? Đó là vì tính chất mơ hồ của nó!
Lại có những người lúc đầu gặp nhau là chỉ muốn cãi nhau, chỉ dành cho nhau
những lời lẽ châm chọc. Giữa hai người là cả một khoảng cách, tình yêu xảy ra
đối với họ là quá xa vời. Nhưng đó chỉ là sự ngỡ như, vì từ đâu đó, trong trái tim
của hai người, một tình yêu đã chớm nở từ lâu. Hai người không dám khẳng định
mình yêu nhau vì cho rằng đó là điểu không thể. Chính sự mơ hồ của tình yêu đã
khiến cho con người ta có suy nghĩ như thế!
Thử hỏi cho đến tận bây giờ, đã có ai dám khẳng định là mình định nghĩa được
tình yêu, hiểu rõ được tình yêu và diễn giải về tình yêu một cách cặn kẽ, chi tiết.
Không ai làm được chuyện đó cả và sẽ mãi mãi là như thế. Trong cái mơ hồ,
chúng ta chẳng thể nắm bắt được cái gì cả và tình yêu rõ ràng là rất mơ hồ!
Tại sao có những người yêu nhau mà không thể đến được với nhau, không thể nói
cho những người khác biết là hai người yêu nhau. Vì hoàn cảnh ư? Có thế. Vì đạo
đức ư? Cũng có thể.... Nhưng suy cho cùng, chính cái mơ hồ mà tình yêu tạo ra đã
không cho phép người ta được bày tỏ tình yêu thật lòng!

Tất cả nhưng điều đó càng cho thấy: Tình yêu là một sự mơ hồ!”
- Học sinh tự phát biểu ý kiến của mình về “Tình yêu có phải là một sự mơ hồ”
Kết luận:
Tình yêu là mơ hồ chỉ đúng đối với tuổi thanh thiếu niên, khi các em nghĩ
rằng cảm mến qua cái nhìn đầu tiên, nhớ nhung, thích gặp mặt là tình yêu.
Câu thơ rằng: “Nắng tắt chưa hẳn là chiều, cảm mếm chưa hẳn là tình yêu”
Trang 6


Tình yêu là sự cảm thông, chia sẻ của hai người, là sự bắt đầu từ những điều
giản dị và thực lòng nhất…
=> tình yêu không phải là mơ hồ
 Tình yêu là nổi mụn?
Mụn là tình trạng rối loạn ở da, gây ra do da tăng tiết sản xuất các chất nhờn
(chất bình thường giữ cho da & tóc có độ bóng). Tuổi trẻ, sau thời gian dậy thì
thường bị mụn vì tình trạng thay đổi các nội tiết tố diễn ra nhanh hơn làm tăng tiết
các chất nhờn này. Các chất nhờn này gây bít các lổ chân lông, làm ứ đọng vi
khuẩn và hậu quả là nhiễm khuẩn tại chổ mà chúng ta gọi là các mụn bọc.
 Có nên đặt niềm tin vào một người không?
Có câu : "mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả"
- Niềm tin là một khái niệm trừu tượng, nó không phải là 1 thứ có thể cầm dễ dàng
trên tay, không phải là một điều muốn là có. Như những thứ khác, niềm tin cũng
cần có thời gian để bồi đắp.
- Tin vào bản thân:
+ Những việc mình làm không phải lúc nào cũng đúng, nhưng cũng không phải lúc
nào cũng hoàn toàn sai.
+ Khi ta đúng, thì dù có chuyện gì tác động, cũng nên giữ vững ý kiến đó, hãy đặt
cho nó một niềm tin, bởi ta biết nó đúng.
+ Khi ta sai, cần phải sáng suốt mà nhận ra rằng mình sai. Và cũng hãy đặt lên đó
một niềm tin là sẽ sửa được cái sai đó.

+ Luôn đặt niềm tin vào bản thân và từ đó, xây dựng nên niềm tin vào những điều
khác trong cuộc sống
- Tin vào những người xung quanh: và cũng hãy đặt lên những người xung quanh
mình một niềm tin, sẽ giúp bản thân thấy vui và an toàn hơn, và giúp cho người đó
có thêm nghị lực để làm tốt.
- Khi vấp ngã, ta thấy mình vô dụng, lúc đó, hãy đặt lên đó một niềm tin nữa, đứng
lên và đi tiếp.
- Niềm tin nó không chứa năng lượng nhưng lại là một thứ năng lượng vĩ đại về
tinh thần mà con người luôn cần phải có.
Bước qua khó khăn, cần đến niềm tin.
Tin tưởng một người, cần đến niềm tin.
Niềm tin giúp con người ta biết tin tưởng vào cuộc sống này và sống tốt hơn.
=> "Mất niềm tin là mất tất cả."
 Yêu một người nhưng bị gia đình cấm đoán thì phải làm sao?
Lứa tuổi vị thành niên phụ thuộc vào gia đình về mọi mặt, thực sự chưa
trưởng thành để yêu, để chịu trách nhiệm cũng như chưa chịu được sự mất mát đau
khổ
Tuổi thành niên được phép kết hôn, nếu thấy người mình yêu thương có đạo
đức, có công việc làm ổn định, nếu gia đình cấm thì tìm cách bảo vệ và vượt qua.
 Tình yêu và luật pháp có mối quan hệ như thế nào?
Quy định độ tuổi được phép yêu, không có tình cảm tay ba, hôn nhân một vợ
một chồng, không bạo lực.
 Cho các em chơi trò chơi bói vui về Mụn.
Trang 7


 Ngày nay tuổi “Teen” yêu như thế nào?
+ “Suy tập” người yêu

+ Ngộ nhận “yêu”


+ Yêu vội

+ Yêu “cầm hơi”

Trang 8


+ Yêu hết mình

 Tình yêu chân chính là gì?
- Yêu là nhìn thấy ở người đó những điều không hoàn hảo mà vẫn yêu.
- Yêu là muốn mang lại cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất
- Yêu là không mất trí, vẫn học quên mình, vẫn dành trái tim cho gia đình và bẹn
bè,…
- Yêu là dành thời gian, công sức để tìm hiểu tâm hồn và tính cách của nhau.
- Yêu là thời gian, công sức để tìm hiểu và yêu quý những gì mà người mình yêu
gắn bó.
- Yêu là tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
- Yêu là nếu tranh cãi thì không thường xuyên và cũng không nghiêm trọng.
- Yêu là nếu tranh cãi chỉ giúp hiểu nhau hơn và tình yêu bền vững hơn.
 Chúng ta có nên sống thử?
Trình chiếu đoạn phóng sự về việc sống thử
Songthu
Hauquaviecsongthu
Cho học sinh xem buổi trò chuyển của Tiến Sĩ Huỳnh Văn Sơn
Tamly1
Tamly2
Tamly3
* Học viên phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi tham dự chuyên đề này:

- Giáo dục giới tính giúp em hiểu nhiều điều bổ ích
- Có ý nghĩa: tránh một số trường hợp không nên ở tuổi học sinh
- Bổ ích, mong có những buổi như thế này
- Giới tính là vấn đề quan tâm của giáo dục, nên đưa vào chính khóa nhà trường.

Trang 9


 Chuyên đề 2: Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là gì?

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát
triển của sinh vật, hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.
Trình chiếu đoạn clip về môi trường
Ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm không khí: là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Cho HS xem đoạn clip về ô nhiễm do núi lửa
Núi lửa phun trào gây ô nhiễm
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự

nhiên và nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên:
 Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó
được phun lên rất cao.

Trang 10


Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường
lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.


Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt
mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.


Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.


Trang 11


b. Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao

thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
 Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
 Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
 Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
 Khói công nghiệp

 Khói xe

Trang 12


 Khói bụi

2. Ô nhiễm nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các

tác nhân vật lý.
 Nước thải công nghiệp

Trang 13


 Nước thải, rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước

 Dầu loang

3. Ô nhiễm môi trường đất: là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã
sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp
Trang 14


và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người.
Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và
nghiêm trọng.
 Chặt phá rừng

 Rác thải y tế:

 Rác thải công nghiệp


Trang 15


 Rác sinh hoạt
Cho HS xem đoạn phóng sự về rác thải sinh hoạt
Rác sinh hoạt 1
Rác sinh hoạt 2

Dân số và ý thức người dân
Do dân số tăng tác động đến môi trường nên dẫn đến những hệ quả : Sức ép
lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm,
sản xuất công nghiệp...
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn làm cho môi
trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước
sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi
trường không khí, nước tăng lên.
 Dân số đông

 Ý thức người dân chưa cao

Trang 16


Hậu quả
 Thủng tần ozon
Tầng Ozon là gì? Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm

trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở ÐỘ
CAO KHOẢNG 25 KM TRONG TẦNG bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu
khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không
khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc
hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao
này là tầng Ozon.
Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống
Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu
nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật
dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ
trước hiện tượng thủng tầng Ozon.

Trang 17


 Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là gì? Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân
bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái
đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các
tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái
đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16 oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng
bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí
quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
"Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu
ứng nhà kính".

 Trái đất nóng lên
Trái đất nóng dần lên khiến cho tầng ozone bị suy giảm, khí hậu thay đổi

thất thường khiến ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa khí hậu
thay đổi sẽ khiến phạm vi tồn tại của những vật chủ trung gian lây nhiều bệnh cũng
thay đổi theo, tình trạng bệnh sẽ lây lan nhanh và rộng hơn, làm gia tăng bệnh sốt
rét và sốt xuất huyết.

 Băng tan
Băng tan làm mực nước biển dâng cao và tất cả diện tích đất liền sẽ bị chìm
trong nước, chỉ còn một số ngọn núi cao trên 6000 mét trở lên. Lúc đó, chúng ta sẽ
không thể sống được vì ở độ cao như thế thì không khí rất loãng.
Trang 18


Khắc phục
- Cắt giảm khí thải
- Tích cực trồng cây

- Sử dụng các bao bì giấy thay thế nilon

- Ngăn chặn mọi hành vi đốt, chặt phá rừng
- Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải

Trang 19


Trách nhiệm của học sinh
- Giũ gìn vệ sinh lớp học
- Tham gia vệ sinh trường lớp
- Giữ vệ sinh nơi công cộng
- Trồng cây xanh


Cho HS xem đoạn clip sau , yêu cầu phát biểu ý kiến
Tinhrac
Guonghoctap
IV. KẾT QUẢ
- Sau khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, các em đã thu hút các bạn
trowng trung tâm tham gia 100%, trước khi kết thúc một chuyên đề, tôi đều phát
phiếu xin ý kiến, có 100% nhất trí chuyên đề phong phú, vui và có hiệu quả cao.
- Số liệu điều tra sau khi tham gia mỗi phong trào:
Số HS Thích tham gia Không thích tham gia Không có ý kiến Ghi chú
120
100%
0%
0%
Trang 20


V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay,
máy chụp, nối mạng.
- Tốc độ đường truyền cần ổn định hơn.
VI. KẾT LUẬN
Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao
một bước cơ bản chất lượng học tập cho các em học sinh, tạo ra một môi trường
giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn giản chỉ là thầy truyền thụ tri
thức, trò nhận tri thức, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động
tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện bản thân mình.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- />- />- />-
-
-

- Kỷ yếu “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất
lượng Dạy-Học trong nhà trường phổ thong” (Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí
Minh – Viện Nghiên cứu Giáo dục Trung tâm đánh giá và Kiểm định chất lượng
Giáo dục)
- Hoạt động ngoại khóa bao nhiêu là đủ ( Báo Tuổi trẻ online).
Người thực hiện

NGÔ THỊ THU LIỄU

Trang 21


Trang 22



×