Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Những hình thức cụ thể giáo dục dân số qua môn địa lí ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 28 trang )

CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT
TRÌNH CỦA NHÓM CHÚNG TÔI !!

Đề tài: Những hình thức cụ thể giáo dục dân số qua môn địa lí ở trường phổ thông

Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Hiển

Nhóm thực hiện
Nhóm 5


CẤU TRÚC NỘI DUNG
Dạy học nội khoá

Dạy học trong lớp
Hình thức tổ

Dạy học ngoài lớp

chức dạy học

Dạy học ngoại khoá

Dạy học trong lớp

Dạy học ngoài lớp


Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức học tập cho học
sinh phù hợp với mục đích, nội dung của bài học nhằm đạt được hiệu


quả cao nhất.


1. Dạy học nội khóa
Là hình thức tổ chức hoạt động dạy học địa lí được ghi cụ thể trong kế hoạch, chương
trình môn học. Đó là các hoạt động có tính bắt buộc đối với tất cả HS trong lớp. Kết quả học
tập của HS phải được GV nhận xét, kiểm tra, đánh giá.

Các hoạt động nội khoá địa lí được tổ chức dưới hình thức tiết học, có thời gian quy định
chặt chẽ theo thời khoá biểu và được tiến hành ở trong lớp, trong phòng bộ môn hoặc ở
ngoài vườn địa lí.



1.1. Dạy học trong lớp
1.1.1. Khái niệm
- Là hình thức tổ chức dạy học chủ yếu trong Nhà
trường phổ thông và được tổ chức hoạt động ngay
trong lớp học, có thời gian quy định chặt chẽ theo
thời khoá biểu và được tiến hành ở trong lớp dưới
sự chỉ đạo chặt chẽ của Nhà trường, của tập thể
GV bộ môn.


- Mỗi lớp học có từ 35 đến 50 học sinh.
- Nội dung của chương trình được chia ra thành các bài học. Mỗi bài học có thể
được hoàn thành trọn vẹn trong một tiết học, nhưng cũng có bài phải trong hai
hoặc ba tiết. Đối với mỗi tiết học, giáo viên dạy chung cho cả lớp trong một
phòng học cố định.
- Tất cả học sinh đều phải tham dự, nhưng tuỳ theo khả năng của từng người mà

mức độ lĩnh hội có sự phân hoá khác nhau.


1.1.2. Ưu điểm và hạn chế
1.1.2.1. Ưu điểm

GV dễ quản lí, bao quát, theo dõi HS.

GV đảm bảo về mặt thời gian

GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học.

.

HS tập trung chú ý hơn.

Giờ học không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời
tiết.


1.1.2.2. Hạn chế
- HS bị gò bó, tầm nhìn hẹp, khó liên hệ và vận dụng vào thực tế

-

HS khó có cơ hội để bộc lộ cá tính, sở trường riêng

- HS học tập một cách thụ động. GV khó quan tâm đến từng đối tượng HS.

- GV phải làm việc nhiều. GV khó thu nhận thông tin ngược từ HS


- GV khó tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt động đòi hỏi phòng học rộng rãi như làm thí nghiệm, hay trình bày
trực quan  HS khó theo dõi, quan sát.

- GV phải tuân thủ chặt chẽ về mặt thời gian


1.2. Dạy học ngoài lớp
1.2.1. Khái niệm
- Là hình thức tổ chức dạy học mà nội dung của nó
có ghi trong chương trình và kế hoạch dạy học, được
tiến hành dạy trong vườn địa lí, trong vườn khí tượng
hay trên thực địa…

- Là hình thức có tác dụng lớn trong việc học tập bộ môn bởi vì cách dạy này rất sinh
động, cụ thể và dễ gây hứng thú cho HS.


1.2.2. Vai trò

+ Bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ
các môn học.

Là cơ hội
để các
em HS:

+ Tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức
trong bài học với thực tiễn.


+ Vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn..


1.2.3. Ưu điểm và hạn chế
1.2.3.1. Ưu điểm
- Giúp cho HS nắm vững những kiến thức của chương trình một cách toàn diện.

- Không bị khống chế về không gian, có thể tổ chức hoạt động tại Hội trường, phòng truyền thống,
tại sân trường, vườn trường. Với một số nội dung, tuỳ theo mức độ cần thiết có thể tiến hành thực
hiện thông qua các hình thức tham gia, khảo sát ở ngoài thực địa.
 Khắc phục được hạn chế của dạy học trong lớp: Học sinh bị gò bó, tầm nhìn hẹp, khó liên hệ
và vận dụng vào thực tế

- Không gò bó về mặt thời gian: Trong một số trường hợp, thời gian có thể thay đổi (không phải
chỉ là 45 phút) để thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.


1.2.3.2. Hạn chế

Dạy học ngoài lớp

Giờ học bị
GV khó quản
lí, bao quát,
theo dõi HS

ảnh hưởng
GV khó đảm


của điều kiện

bảo thời gian.

ngoại cảnh và
các yếu tố của
thời tiết.


1.2.4. Ví dụ minh họa

Trong chương trình Địa lý lớp 12, có bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống
thiên tai. GV tiến hành tổ chức cho tất cả HS trong lớp của mình ra vườn địa lý của
trường để học. Một mặt giúp tạo hứng thú học tập cho HS, mặt khác thông qua tiếp
xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài (thực vật, động vật trong vườn Địa lý) hình
thành, nâng cao tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường cho các em HS. Nhờ
vậy mà giờ học đạt hiệu quả cao hơn.


2. Dạy học ngoại khóa
2.1 Khái niệm
- Là hình thức tổ chức hoạt động dạy học thường dựa trên cơ sở tự nguyện của HS,
không được ghi trong chương trình do thầy và trò tự nguyện tổ chức, tham gia với sự
khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường, tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của nhà
trường và của địa phương để phát triển hứng thú, phát triển nhận thức và phát huy
tính tự lực, sáng tạo của học sinh nhằm mục tiêu mở rộng, bổ sung những tri thức
được quy định trong chương trình.




2.2. Vai trò
Dạy học ngoại khóa có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng
dạy học ở trường THPT.
- Trong một mức độ nào đó vừa thoả mãn mong muốn vui chơi nhẹ nhàng
cho các em như: du lịch, cắm trại, văn nghệ kết hợp với tìm hiểu địa
phương v.v…vừa tạo điều kiện hướng các em tự giác, tích cực trau dồi kiến
thức, mở rộng tầm hiểu biết và rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo bộ môn (kĩ
năng quan sát, thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp v.v…).

-

Giúp GV phát hiện năng khiếu của HS.
Làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về mặt đạo đức, là con đường quan
trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho HS, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.


Dạy học trong lớp

Khái niệm

- Là hình thức dạy học ngoại khóa được tổ chức ngay trong lớp học

Dạy học ngoài lớp

- Là hình thức dạy học ngoại khóa được tổ chức
ở ngoài lớp học.

Ưu điểm


Hạn chế

+ GV dễ quản lí, bao quát, theo dõi HS.

+ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo, óc

+ GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học.

thẩm mĩ cũng như lòng yêu thiên nhiên và hứng

+ Giờ học không bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời

thú học tập của HS.

tiết.

+ Không bị khống chế về không gian tổ chức

+ GV dễ đảm bảo thời gian khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa.

hoạt động.

- GV khó tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt động đòi hỏi phòng học rộng

+ Giờ học bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại

rãi.

cảnh và các yếu tố của thời tiết.
+ GV khó quản lí, bao quát, theo dõi học sinh.

+ GV khó đảm bảo thời gian.


2.4.
Nội dung của hoạt động ngoại khóa môn Địa lý THPT

Tìm hiểu các nội dung có
Tìm hiểu các đặc điểm tự

Tìm hiểu những vấn đề bảo

nhiên của địa phương.

vệ môi trường

liên quan đến sản xuất và
đời sống địa phương

Các dạng địa hình: núi, đồi, đồng

Vấn đề bảo vệ đất đai, nguồn

bằng…; quan sát một con sông, một

nước, vấn đề chống phá rừng,

Tình hình sản xuất của các nhà

dãy rừng, tìm hiểu những danh lam,


săn bắn bừa bãi các động vật

máy, xí nghiệp, các ngành kinh tế

thắng cảnh của địa phương …

quý, hiếm …

chính của địa phương…


2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa Địa lý

Bao gồm:

Tham quan Địa lý

Đố vui Địa lý
Hoạt cảnh Địa lý
Hội thảo khoa học về Địa lý
Thi làm đồ dùng dạy học Địa lý
Câu lạc bộ (clb Địa lý, clb bảo vệ môi trường, clb tư vấn)


5. Ví dụ minh họa


Tham quan là một hình thức dạy học tiến hành ngoài nhà trường với cả lớp hay
một nhóm học sinh. Cùng là hình thức tham quan địa lí nhưng:
- Nếu nội dung tham quan là một vấn đề được ghi trong chương trình và kế hoạch

dạy học thì nó thuộc nội khóa.
- Còn nếu nội dung tham quan là một vấn đề không có ghi trong chương trình, kế
hoạch dạy học, thì đó là hình thức ngoại khóa. Khác với tiết học trong lớp, tham
quan thường được tiến hành ở ngoài nhà trường, trong thiên nhiên hoặc trong các cơ
sở sản xuất, nhà bảo tàng, khu triển lãm v.v…


Ví dụ về hình thức ngoại khóa:
GV tổ chức một buổi tham quan nhà máy thủy điện cho HS trong lớp mình chủ
nhiệm. Buổi tham quan này dựa trên cơ sở tự nguyện của HS, không được ghi trong
chương trình do thầy và trò tự nguyện tổ chức, tham gia với sự khuyến khích, tạo điều
kiện của nhà trường.
Buổi tham quan được thực hiện, sau khi đã học xong chương: Địa lí công nghiệp, chủ
yếu là “Công nghiệp năng lượng” và các em đã có khái niệm về các nhà máy thuỷ
điện.


Để chuẩn bị cho cuộc tham quan, giáo viên vạch hướng cho các em lưu ý tìm hiểu một
số vấn đề sau:
- Lịch sử của nhà máy và thành tích của nhà máy trong những năm gần đây.
- Vai trò và ý nghĩa của nhà máy trong nền kinh tế quốc dân (khu vực hay toàn quốc).
- Những vấn đề kĩ thuật của nhà máy (các bộ phận máy móc).
- Quy trình sản xuất của nhà máy.
- Triển vọng phát triển của nhà máy.
Sau buổi tham quan, GV hướng dẫn HS trao đổi, viết bài thu hoạch ( nếu cần) để làm tài
liệu học tập sau này.


3. Mối quan hệ giữa dạy học nội khóa và ngoại khóa


Hoạt động ngoại khoá thường có quan hệ chặt chẽ với hoạt động nội khoá
nhằm mục đích hỗ trợ, giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức của chương
trình một cách toàn diện và có khả năng vận dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn.


×