Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn THIẾT kế PHƯƠNG TIỆN dạy học ĐỘNG cơ máy nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐỊNH QUÁN
Mã số:……….
Tiểu luận
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Môn :Công nghệ 11
Đề tài:
THIẾT KẾ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ĐỘNG CƠ MÁY NỔ

Người thực hiện
Nguyễn Xuân Thương

Năm học 2012-2013


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên: Nguyễn Xuân Thương
2.Sinh năm: 22/08/1979
3.Giới tính : Nam
4.Địa chỉ: tổ 8 – Ngọc Lâm 3- Phú Xuân- Tân Phú –Đồng Nai
5.Điện thoại: 01653799101 hoặc cơ quan :0613851103
6.E-mail:
6.Chức vụ : Tổ phó công nghệ
7.Đơn vị công tác: Trường THPT Định Quán
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
 Học vị cao nhất: Đại học
 Năm nhận bằng: 2003
 Chuyên ngành đào tạo: Cơ khí động lực
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC


 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Động cơ đốt trong( động cơ máy nổ)
 Số năm có kinh nghiệm: 9 năm


Phần I :PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay nhà trường phải luôn đưa vào nội dung chương trình
học tập những thành tựu khoa học mới nhất, lượng thông tin truyền đến học sinh
ngày càng đa dạng và phức tạp. Bởi vậy giáo viên không thể giảng giải cho học
sinh hiểu bằng thuyết trình thuần túy mà phải sử dụng nhiều loại phương tiện dạy
học để hỗ trợ. Ngày nay phương tiên dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá
trình điều khiển lớp học, phương tiện dạy học giúp học có hứng thú trong học và
yêu thích môn mình học.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí
làm việc của các hệ thống, các cơ cấu của động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn
cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát tình hình
thực tế hiện nay các trường đều chưa có đầy đủ các phương dạy học về động cơ
máy nổ.
Xuất phát từ vấn đề trên, với mong muốn góp phần đẩy mạnh thiết kế phương
tiên dạy học và sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, tôi chọn đề tài: “
THIẾT KẾ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỘNG CƠ MÁY NỔ”.
II.Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
1. Thuận lợi: Được sự động viên cùa các thầy cô trong tổ bộ môn khi làm đề tài
2. Khó khăn.
a/ Các yếu tố chủ quan:
Do bản thân đầu tư nhiều thời gian cho việc nguyên cứu tài liệu, soạn giảng nên
việc nghiên cứu, thiết kế phương tiện dạy học còn hạn chế.
b/ Các yếu tố khách quan:
Đa số học sinh trường Định Quán có năng lực học và tiếp thu bài còn nhiều hạn
chế.

Mặc dù việc thảo luận nhóm ở các lớp cấp 2 các em đã làm quen, nhưng khi
bước sang cấp học mới các em vẫn còn rất hạn chế trong việc áp dụng phương
pháp tích cực để các em tự tìm tòi và khám phá kiến thức mới trong mỗi tiết dạy.


Phần II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.Cơ sở lí luận:
Chúng ta biết rằng phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình
điều khiển lớp học. Nét đặc trưng của phương tiện dạy học là có thể cung cấp cho
học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác. Như vậy nguồn tin học
thu nhận được trỞ nên cụ thề hơn, vì vậy tăng thêm khả năng của học sinh tiếp thu
những sự vật hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó
nắm vững được. Nó giúp cho học sinh tập trung sự chú ý, gây được hứng thú trong
học tập, rút ngắn thời gian lĩnh hội kiến thức, giải phóng thầy giáo khỏi một khối
lượng lớn các công việc chân tay. Do đó làm tăng khả năng cao hiệu quả của việc
giảng dạy. Ngoài ra bằng việc sử dụng các phương tiện dạy học, thầy giáo có thể
kiểm tra một cách khách quan hơn khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình
thành kỹ năng của học sinh
Nếu chỉ được nghe thì quá trình nhận thức, phát hiện kiến thức của học sinh
chậm hơn so với vừa được nghe vừa tận mắt quan sát sự vật hiện tượng. Ngoài ra
học sinh tiếp nhận kiến thức gần như áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể, vẫn
còn mơ hồ cấu tạo của các hệ thống, các cơ cấu
Những kiến thức của các bài : Khái quát về động cơ đốt trong, nguyên lí làm
việc của động cơ đốt trong , thân máy và nắp máy, hệ thống bôi trơn, hệ thống
cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng, hệ thống đánh lủa, Cơ cấu
trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, động cơ đốt trong dùng cho xe gắn
máy…đa số mang tính chất trừu tượng . Vì vậy cần phải kết hợp giữa tranh và vật
thật (vật thật ở đây được tháo từ động cơ máy nổ) để giúp các em học sinh lĩnh hội
kiến thức nhanh. Chính vì vậy việc thiết kế phương tiện dạy học phục vụ cho các

tiết dạy trên rất quan trọng
II.Những căn cứ để xây dựng đề tài:
a.căn cứ vào chương trình tài liệu
- Đối với phân phối chương trình của môn công 11 có nhiều tiết giảm tải nhờ
vậy giáo viên lấy tiết đó để luyện tập ( bằng cách giáo viên dùng tháo lắp các cơ
cấu, các hệ thống mà các em đã học. Ví dụ : tìm hiểu cấu tạo cơ phân phối khí, cơ
cấu trục khuỷu thanh truyền, hệ thống bôi trơn, bộ chế hòa khí, hệ đánh lửa, li
hợp…..) và kết hợp với tranh để dạy
b.Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường:
Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít. Hiện nay trong tình
hình thực tế ở trường THPT Định Quán hầu như không có tranh vẽ, động cơ máy
nổ, mô hình , vì vậy rất khó khăn trong giảng dạy
c.Căn cứ vào tình hình học sinhh trong trường phổ thông
Đa số các em là học có học lực yếu và đa số các em học sinh ở khu vực có nền
công nghiệp chưa phát triển vì vậy việc giảng dạy đối tượng học là rất khó khăn.
Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp mới có tác dụng cho học sinh cảm
thấy hứng thú và yêu thích môn học.


III.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
A.Bộ tranh dạy học: Dùng khổ giấy A1 (594x841) mm2 làm bộ tranh có thể vẽ
hoặc in lên giấy dày. Nội dung của tranh đảm bảo cho học sinh nhìn rõ từ khoảng 6
đến 8 mét. Nội dung cụ thể của từng tranh như sau:
.1/Mô tả khái quát cấu tạo động cơ máy nổ :
a/.Tên tranh:Sơ đồ cấu tạo đôngg5 cơ xe honda
b/Nội dung:


Sau khi giáo viên vừa dạy hết phần cấu tạo chung của động cơ đốt trong (bài khái
quát về động cơ đốt trong) thì giáo viên sẽ đưa tranh “ sơ đồ cấu tạo động cơ hon

đa” để mô tả cấu tạo khái quát về động cơ máy nổ giúp các em hình dung về động
cơ.
2/.Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì:
2.1.Nguyên lí làm việc của động cơ diêzen 4 kì:
a.Tên tranh:Động cơ điêzen 4 kì
b.Nội dung:
*Cấu tạo: Giaó viên chụp hình ảnh cấu tạo của động cơ diêzen 4 kì hình 21.2SGK
công nghệ 11 treo lên bảng giới thiệu cho học sinh quan sát và năm được cấu tạo.
Sau khi giáo viên cho học tìm hiểu cấu tạo thì chuyển sang trình bày nguyên lí làm
việc
*Nguyên lí làm việc của độn g cơ diêzen 4 kì:


+Hình a (kì nạp) :Pittong từ điểm chết trên đến điểm chết dưới xupap nạp mở
xupap thoát đóng, không khí được nạp vào xilanh.
+Hình b (kì nén): Pittong từ điểm chết dưới (ĐCD) đến điểm chết trên (ĐCT), cá
hai xupap đều đóng, hòa khí trong xilanh nén lại và cuối kì nén vòi phun phun một
lượng nhiên liệu diêzen vào buồn đốt với áp lực cao.
+Hình c(kì nổ): Nhiên liệu diezen tự bốc cháy,hai xupap vẫn đóng. Áp lực khí
cháy tác động lên đỉnh pittông, thông qua thanh truyền trục khuỷu quay nửa vòng
thứ 3.
+Hình d(kì xả) : Pittong đi từ điểm chết dưới (ĐCD) đến điểm chết trên (ĐCT),
xupap nạp đóng, xupap thoát mở, khí cháy thoát ra ngoài.
2.2.Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì:
a.Tên tranh:Động cơ xăng 4 kì
b.Nội dung:
*Cấu tạo: Giáo viên chụp hình ảnh cấu tạo của động cơ xăng 4 kì treo lên bảng
giới thiệu cho học sinh quan sát và nêu sự khác nhau giữa động cơ xăng và điêzen:
- Trong kì nạp : khí nạp vào xi lanh của động cơ điêzen là không khí, còn ở động
cơ xăng là hòa khí.Hòa khí này được tạo bởi bộ chế hòa khí lắp trên đường ống

nạp.
- Ở cuối kì nén, động cơ điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, còn động cơ
xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí.


c. Sử dụng:
Dùng khi dạy về cấu tạo động cơ hai thì và trình bày nguyên tắc vận hành của
động cơ xăng 4 kì
3/ :Nguyên tắc vận hành của động cơ hai kì
a/ Tên tranh : Động cơ xăng hai kì


b/ Nội dung: Giáo viên treo lên bảng để học sinh quan sát và mô tả cấu tạo
* Cấu tạo:Tranh mô tả cấu tạo của động cơ hai thì gồm các thành phần như quy
lát, xilanh, catte, pittong, xecmăng, thanh truyền, cốt máy. Trên quy lát có lỗ gắn
bugi, ở xilanh có cửa nạp nối với bộ chế hòa khí và thông với catte, cửa thải để
gắn ống bô và cửa quét thông với catte lên xilanh.
* chu trình làm việc của động cơ 2 kì: Sau khi trình bày xong phần cấu tạo giáo
viên chuyển sang trình bày nguyên lí làm việc.


-Hình a : Kì nén
Pittông đi lên từ ĐCD đến ĐCT, chuyển động của pittông làm cửa 3, đường thông 7
đóng kín và mở cửa hút 5. Ngoài ra còn tạo một một độ chân không trong các te, nhờ
đó hòa khí được hút vào các te.Trong thời gian này hòa khí bị nén trong không gian
trên pittông. Cuối kì nén bugi bậc tia lử điện để đốt cháy hỗn hợp trong xilanh
-Hình b,c : Cháy – giản nở
Sau khi cháy, áp suất và nhiệt độ của môi chất tăng nhanh đẩy pittông đi xuống từ
ĐCT đến ĐCD sinh công và làm trục khuỷu quay nửa vòng thú 2.
Trong quá trình đi xuống, lúc đầu pittông đóng cửa hút 5 để nén hỗn hợp xăng và

không khí trong cạt te 6. Pittông tiếp tục đi xuống mở của xả 3 để cho sản vật cháy ra
ngoài, sau đó mở cửa đường thông 7, hỗn hợp trong cạt te 6 đi vào xilanh tiếp tục đẩy
quét sản vật cháy ra ngoài, đồng thời hỗn hợp mới cũng chiếm chỗ, thay thế sản vật
cháy trong xilanh
c. Sử dụng:
Dùng khi dạy về cấu tạo động cơ hai thì và trình bày nguyên tắc vận hành của
động cơ hai thì.
4.Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:
*Pittông:
a/Tên tranh: Pittông
b/Nội dung : Giáo viên chụp ảnh cấu tạo của pittông thật sau đó in lên khổ giấy
A1. Khi trình bày cấu tạo pittông giáo viên treo lên bảng để học sinh quan sát và
hướng dẫn học sinh mô tả cấu tạo của pittông:
*Cấu tạo:Tranh mô tả cấu tạo pittông gồm : Đỉnh, đầu và thân
+Đỉnh : Đỉnh pittông gồm có 3 dạng : đỉnh bằng, đỉnh lõm và lồi. Đỉnh pittông
của động cơ điêzen thường làm lõm còn động cơ xăng thường làm đỉnh bằng
+Đầu: Có xécmăng dầu và xécmăng khí.Xécmăng dầu được lắp ở phía dưới,
số lượng xécmăng phụ thuộc vào tỉ số nén. Đáy rãnh xéc măng dầu có khoan lỗ
nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu về cạt te
+Thân pittông có nhiệm vụ hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên
kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân pittông có khoan lỗ ngang để lắp chốt
pittông.
C/Sử dụng:
Dùng khi dạy cấu tạo pittông


pittông


*Thanh truyền:

a/Tên tranh : Thanh truyền

Thanh truyền


b/Nội dung: Giáo viên treo tranh cấu tạo thanh truyên để học sinh quan sát và
hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo
*Cấu tạo:Thanh truyền được chia làm 3 phần : Đầu nhỏ, thân và đầu to
-Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. Đầu nhỏ thanh
truyền còn có khoang lỗ nhỏ để bôi trơn cho chốt pittông
- Thân thanh truyền nối đầu nhỏ và đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I
- Đầu to tthanh truyền có hai phần một phần liền với thân thanh truyền, còn một
phần tháo rời đó là nắp đầu to số 6
5.Cơ cấu phân phối khí:
Sau khi dạy xong bài cơ cấu phân phối khí, giáo viên dùng tiết giảm tải để hướng
dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo cơ cấu phân phối khí của honda
a.Tên tranh: hệ thống phân phối khí
b.Nội dung: Giáo viên chụp hình ảnh cơ cơ cấu phân phối khí và treo lên bảng để
học sinh quan sát và yêu cầu các em chỉ ra một số chi tiết mà các em biết và sau
đó giáo viên chỉ rõ từng chi tiết để các em nắm rõ hơn về cấu tạo:
1,2 ống kềm xupáp
8.phớt xupap
14.Chén chặn
3. cốt cam
9.Nắp chụp
15. Móng xupap
3.Cò mổ
10.miếng đệm
16,17 Vít chỉnh và đai ốc
5. ắc cò mổ

11,12 lò xo
18.bugi
6,7. xupáp
13.Nòng cao su
C .Sử dụng : Dùng trong tiết giảm tải kết hợp tranh và vật thật ( tháo lắp trên động
cơ máy nổ honda) để giảng dạy cấu tạo


Hệ thống phân phối khí


6.Hệ thống bôi trơn:
6.1. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
Giáo viên chụp hình ảnh sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức treo lên bảng để học
sinh quan sát nắm được cấu tạo chung về hệ thống

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC
a.Cấu tạo:
1.Cạc te

2. Lưới lọc

3. Bơm nhớt

4. van an toàn

5. Bình lọc li tâm

6.Van khống chế dầu


7.Két làm mát

8. Đồng hồ đo áp xuất

9. Đường mạch chính

10. Đường dầu bôi trơn trục khhuỷu

11. Đường dầu bôi trơn trục cam

12. Đường dầu bôi trơn các hệ thống phụ
b.Nguyên lí làm việc:
- Khi nhiệt độ dầu bôi trơn bình thường:Bơm dầu hút qua từ cạt te qua bầu lọc đến
van nhiệt đến đường dầu chính, đên bôi trơn cho các bề mặt ma sát rồi trở về cat te
- Khi nhiệt độ dầu bôi trơn cao:Bơm dầu hút từ cat te đẩy qua bầu lọc, lúc này
nhiệt dầu cao nên van 6 đóng lại toàn bộ dầu đi qua két làm mát rồi đên mạch dầu
chính, đên bôi trơn cho các bề mặt ma sát rồi trởvề cat te.
-Khi áp suất đường ống cao: áp suất đường ống cao để bảo vệ thiết bi thí van an
toàn mở để đưa dầu trở về trước bơm
C. Sử dụng: Dùng để mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc


6.2.Tìm hiểu hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ
a.Tên tranh:Hoạt động của hệ thống bôi trơn động cơ honda

b.Nội dung: Giáo viên chụp hình ảnh hoạt động của hệ thống bôi trơn động cơ
honda treo lên bảng để học sinh quan sát và yêu cầu học sinh chỉ ra bơm nhớt, sau
đó yêu cầu chỉ ra đường nhớt đi bôi trơn cho các chi tiết. Sau đó giáo viên tiến
hành tháo bơm roto từ động cơ máy nổ và trình bày rõ về cấu tạo cho các em hiểu


*Cấu tạo:


-Lưới lọc có nhiệm vụ lọc các chất cẳn bẩn, bụi bặm lẫn trong dầu để bảo vệ bơm
dầu, làm nghẹt các đường dẫn dầu, tránh sự mài mòn các chi tiết
- Bơm nhớt: có nhiệm vụ hút nhớt dâu từ cat te đưa lên các chi tiết cần thiết làm
trơn theo các mạch dầu đã có sẵn.Bơm dầu dùng trên xe gắn máy thường có 2 loại:
Bơm trái khế và bơm rôto. Ti nhiên ở đây chỉ giới thiệu học sinh bơm dầu loại
roto. Bơm roto gồm có 2 loại : roto trong, roto ngoài, cốt điều khiển, vỏ
*Nguyên lí làm việc: khi động cơ hoạt động , bơm nhớt hút dầu từ cạt te đẩy đi.
Sau khi ra khỏi bơm dầu chia theo 2 mạch:
+ Dầu theo đường dẫn dầu ở xilanh( lổ xỏ gu-lông bên tay phải phía dưới) lên qui
lát, đến nắp cánh bơm bên phải đầu qui lát theo lỗ khoan ở cốt cam, hai trục cò mổ
để làm trơn cốt cam, cò mổ, bánh răng cam, xích cam rồi trở về cạt te
+Dầu theo đường dẫn trong cạt te li hợp về đầu bên phải trục ( cốt máy) làm trơn
phía trong ly hợp. Ở đây dầu được lọc thêm bằng phương pháp li tâm. Sau đó theo
đường dẩu khoan giữa trục cốt máy làm trơn cốt máy, thanh truyền rồi văng ra làm
trơn pittông, xilanh, xecmăng rồi trở về cạt te.
D.Sử dụng: Dùng trong tiết giảm tải kết hợp tranh và vật thật ( tháo lắp trên động
cơ máy nổ honda) để giảng dạy cấu tạo và nguyên lí làm việc.
7/ Hệ thống nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng:
a/. Tên tranh: Hệ thống nhiên liệu của động cơ 4 thì:

b/ Nội dung : Sau khi giáo viên trình bày xong sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ
chế hòa khí, giáo viên treo tranh “ hệ thống nhiên liệu động cơ 4 thì “
để học sinh hình dung hơn về sơ đồ khối


*Cấu tạo
Tranh mô tả cấu tạo của các chi tiết chính của hệ thống nhiên liệu như: Thùng

xăng, khóa xăng, ống dẫn xăng, chổ nối bầu lọc không khí bộ chế hòa khí (phao
xăng , trụ ga, lỗ phun. Kim ga……) và xilanh
Sau khi hướng học sinh tìm hiểu cấu thì giáo viên chuyển sang trình bày nguyên lí
làm việc. Cần nhấn mạnh rằng động cơ xe máy không có bơm xăng vì bình xăng
cao hơn bộ chế hòa khí
*Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc xăng từ thùng chứa xuống khóa xăng
qua bầu lọc theo ông dẫn xuống bộ chế hòa khí. Ở kì nạp, pittông đi xuống tạo sự
áp suất trong xilanh. Do chênh áp suất, không khí được hút qua bầu lọc không khí
rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hòa khí, tại dây không khí hút xăng từ buồng
phao, hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí. Hòa khí theo đường ống nạp đi vào
xilanh ép, đốt cháy, giản nở và sinh công . Muốn động cơ chạy nhanh ta vặn tay ga
làm cho trụ ga nhất kim xăng làm cho xăng lên nhiều và ngược lại.
C.Sử dụng: dùng để mô tả cấu tạo và nguyên lí hoạt động
8.Hệ thống đánh lửa
a.Tên tranh : Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

4

2

CDI

3

1

*b.Nội dung: Giáo viên chụp hình ảnh hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
treo lên bảng để học sinh quan sát và giáo viên hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo và
nguyên lí làm :



*Cấu tạo:
1.Ma-nhê-tô

3.Bugi

-WN : Cuộn nguồn

4.Khóa điện

-WĐK : Cuộn điều khiển

5.CDI hay gọi là IC

2.Biến áp đánh lửa(bô bin sườn)
- W1 :Cuộn sơ cấp
- W2 : Cuộn thứ cấp
*Nguyên lí làm việc:
-

Khi động cơ làm việc, vôlăng quay. Theo nguyên tắc cảm ứng điện, vôlăng

quét qua cuộn dây nguồn sinh ra dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu thành
dòng điện một chiều nhờ điốt D1 rồi nạp vào tụ điện C, trong thời gian rất ngắn
tụ điện C được nạp đầy
- Vào cuối kì nén, cái cựa của nam châm ở ngoài vôlăng quét qua cuộn dây điều khiển
xuất hiện một dòng điện xoay chiều, được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều nhờ
điốt D2, dòng điện này kích con SCR làm cho nó mở ra ( làm việc) . Ngay lập tức tụ
điện C phóng điện qua SCR trở về mass đến mass cuộn W1, qua cuộn sơ cấp W1 rồi trở
về cực âm của tụ C theo mạch điện:

Bản cực + của tụ

SCR

mass

mass W1

W1

bản cực

- của tụ C.
- Dòng điện phóng qua cuộn W1 của biến áp đánh lửa trong thời gian cực nhanh
làm cảm ứng cuộn dây thứ cấp W2 của biến áp đánh lửa, tạo ra dòng điện cao thế
dẫn đến bugi tạo thành tia lửa điện đốt cháy hòa khí.
Muốn tắt máy ta đóng công tắt 5, điện từ cuộn nguồn WN sẽ ra mass, hệ thống
đánh lửa ngưng làm việc
C.Sử dụng: Dùng để mô tả cấu tạo và nguyên làm việc
9.Ly hợp:
a.Tên tranh: Bộ li hợp honda 50
b.Nội dung : Giáo viên chụp hình ảnh bộ li hợp treo lên bảng để học sinh quan sát
và giáo viên chỉ ra những bộ phận quan trọng trong bộ li hợp , ví dụ : lá bố, lá thép,

-


Nhông hú lớn, nhông hú nhỏ, vỏ nồi, lỏi.....sau khi các em biết được cấu tạo trên
tranh rồi giáo viên tiến hành tháo bộ li hợp : Đưa từng chi tiết và yêu cầu học sinh
chỉ chi tiết nào trên tranh mà các em vừa học.

C.Sử dụng: Dùng cho tiết giảm tải kết hợp tranh và vật thật để giảng dạy học sinh
về cấu tạo
B. Vật thật:
Vật thật là những máy móc bộ phận chi tiết có thể làm việc được trong thực tế.
tính chất phương tiện này là xác thực và các vật thật được sử dụng có đặc điểm là
nhỏ gọn. Do đó nó không đảm bảo yêu cầu khi sử dụng để dạy trên lớp vì các em
học sinh ở phía sau không thể nhìn rõ các chi tiết. Vì vậy tôi đã chế tạo khung sườn
cho cao để gác máy lên và giúp cho học sinh dễ thấy khi cần tháo bộ phận nào liên
quan đến bài học.


SAU ĐÂY LÀ NỘI DUNG VẬT THẬT:


Vật thật được tháo ra khi liên quan đến bài học. Học sinh không những tìm hiểu
cấu tạo của vật thật liên quan đến bài học mà còn hiểu được cách tháo lắp các chi
tiết của động cơ máy nổ honda.
1.Thân máy và nắp máy: Giáo viên nên nới lỏng 4 đai ốc dầu máy trước để tránh
mất thời gian
- Khi dạy về thân xilanh động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí(bài thân
máy và nắp máy) thì giáo viên tháo thân xilanh động cơ honda và đưa cho các em
thấy rằng thân xilanh làm mát bằng không khí : Không có khoang chứa nước , chỉ
có canh tản nhiệt và thân xi lanh có dạng hình ống
-Khi dạy về nắp máy thì giáo viên tháo nắp máy từ động cơ máy nổ và đưa lên
cho học sinh thấy và nêu nhiệm vụ: Nắp máy nhôm có tác dụng đậy kín xilanh và
cùng với xilanh và đỉnh pittong tạo thành buồng đốt. Ngoài ra nắp máy lát động cơ
4 thì phức tạp, ngoài buồng đốt lỗ gắn bugi còn lỗ hút để gắn bộ chế hòa khí và lỗ
thoát để gắn ống bô và một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí
2.Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: khi dạy đến cấu tạo pittông giáo viên kết hợp
tranh và vật thật để dạy: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo pittông thông

qua tranh, giáo viên tiến hành tháo pittông : Trước hết tháo nắp máy, rồi tháo thân
xilanh sau đó tháo pittông đưa lên cho các em thấy và yêu cầu học sinh chỉ ra 3
phần của pittông: Đỉnh, đầu, thân
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết đầu pittông và thân pittông có bằng nhau
không? Vì sao
3.Cơ cấu phân phối khí: Sau khi học xong bài ” cơ cấu phân phối khí” giáo viên
dùng tiết giảm tải để hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo cơ cấu phân phối khí
honda. Dạy cấu tạo cần kêt hợp tranh và và vật thật (vật thật tháo từ động cơ máy
nổ.Tranh được treo lên bảng và giáo viên chỉ ra thành phần cấu tạo chính của cơ
cấu phân phối khí.
Sau đó tiến hành tháo cơ cấu phân phối khí từ động cơ máy nổ ra và tháo ra
từng chi tiết đưa lên cho học sinh xem và yêu cầu học chỉ ra thuộc chi tiết nào trên
tranh, sau đó giáo viên trình bày cấu tạo từng chi tiết ,ví dụ:
- Ắc cò : có dạng hình trụ tròn, có 2 dầu một dầu có ren và không ren
- Trục cam : Có 2 đầu tiện tròn, phần giữa có 2 bướu cam để điều khhiển hai
xupap, trên trục có khoan các lỗ để dẫn dầu bôi trơn
- Xu páp: gồm có 3 phần:
+Phần đầu: có dạng hình nón, đầu xupáp hút lớn hơn xupap xả để cho hòa khí hút
vào nhiều hơn.
+Phần thân: Để hướng dẫn chuyển động xupap lên xuống
+Phần đuôi: Trên đuôi có tiện rãnh để lắp chén chặn lo xo xupap và chốt
chân(móng ngựa)
-Cò mổ: Có nhiệm vụ biến chyển động xoay tròn của bướu cam thành chuyển động
lên xuống để đóng mở xupap.
4.Hệ thống bôi trơn:
Sau khi học xong bài ” hệ thống bôi trơn” giáo viên dùng tiết giảm tải để hướng
dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của hệ thống bôi trơn honda.Trước tiên
giáo viên treo tranh để học sinh quan sau đó giáo viên tiến hành tháo bơm nhớt và
chỉ rõ cấu tạo của bơm nhớt.



5.Bộ chế hòa khí của xe gắn máy : Sau khi học xong bài “hệ thống cung cấp nhiên liệu
và không khí trong động cơ xăn,g giáo viên sử dụng tiết giảm tải để hướng dẫn học tìm
hiểu cấu tạo của bộ chế hòa khí
Giáo viên tháo các bộ phận chính của bộ chế hòa khí honda : Trình tự tháo
như sau: Trước hết ta tháo nắp đậy trụ ga, nhấc trụ ra ngoài:
+ Lấy lò xo trụ ga, phe chận, kim ga
+ Tháo vít xăng, vít gió, vít xả xăng dư.
+ Tháo nắp chén xăng.
+ Rút chốt phao xăng.
+ Nhấc phao và kim phao ra, lấy kim phao.
+ Tháo trụ lỗ phun tia chính, trụ lỗ tia phụ. Đây là các chi tiết của bộ chế hòa
khí đã tháo rời.
+ Các vít điều chỉnh gồm: Vít xăng, vít gió, vít xả xăng dư.
+ Chén xăng gồm có: Phao xăng, kim phao, chốt kim phao, lỗ tia chính, lỗ tia
phụ.
Sau khi tìm hiểu cấu tạo xong , giáo viên hướng dẫn học sinh sửa chữa một
số hư hỏng cơ bản, ví dụ:
-Cách điều chỉnh chế độ gaxenti khi động cơ mất chế độ gaxenti
- Chảy xăng
- Nước vô bình xăng con
-Nghẹt xăng ở bộ chế hòa khí
6.Hệ thống đánh lửa: Sau khi giáo viên trình bày cấu tạo của hệ thống đánh
lưả không tiếp điểm, giáo viên tiến hành tháo các chi tiết liên quan đến hệ thống
đánh lửa và đưa lên cho các xem, ví dụ:
a. Ma-nhê-tô gồm:
+Cuộn dây nguồn
+Cuộn dây điều khiển
+Cuộn dây chiếu sáng
+Nam châm


Cuộn dây nguồn


-

Cuộn dây
chiếu sáng

Cuộn dây điều
khiển
Nam châm điện
(vô lăn )

-

Cuộn dây nguồn (cuộn dây lửa)Wng, quấn trên lỏi thép non do nhiều

lá thép ghép lại với nhau, cuộn dây nguồn dùng để cung cấp dòng điện xoay
chiều cho hệ thống đánh lửa (điện thế từ 60 -100V)
- Cuộn dây điều khiển WĐK : Dùng để sinh ra dòng điện khoảng 1,5 - 2 vôn
để điều khiển thời điểm đánh lửa
- Cuộn dây chiếu sáng: Sinh ra dòng điện xoay chiều 6 vôn hay 12 vôn cho hệ


thống đèn
- Vô lăn: Được gắn ở đầu cốt máy, trong volant có gắn những phiến nam châm
vĩnh cửu để cảm ứng cuộn dây nguồn và cuộn đèn. Phía vành ngoài volant có
thêm cái cựa sắt để cảm ứng cuộn kích.
b.Cụm CDI( IC):

- IC là một mạch điện tử có các linh kiện bán dẫn như SCR(điốt điều khiển), tụ
điện, Diode, bên ngoài bọc một lớp nhựa cứng để bảo vệ chỉ ló ra các chấu cắm

c. Bộ biến điện (bôbin sườn )

- Bộ biến điện có nhiệm vụ biến dòng điện hạ thế thành điện cao thế 15000 vôn
làm thành tia lửa điện nẹt giữa 2 chấu bugi
d.Bugi:


×