Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề cương các mô hình dạy học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.96 KB, 3 trang )

Bản chất của dạy học: Dạy học là quá trình và kết quả của sự tái sản xuất và phát triển
những giá trị và kinh nghiệm xã hội cơ bản, có chọn lọc, ở từng cá nhân thuộc những
thế hệ người học nhất định để thực hiện những chức năng phát triển cá nhân và cộng
đồng.
Mục đích của dạy học là giáo dục con người phát triển hài hoà về các mặt:
- Tâm trí (trí tuệ, tình cảm, ý chí)
- Thể chất (thể lực, thể hình, thể năng)
- Năng lực hoạt động thực tiễn, trong đó có năng lực kỹ thuật tổng hợp; kỹ năng
sống; kỹ năng xã hội
Nội dung của dạy học là huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển có định hướng các thành
phần thực thể của con người:
- Tâm hồn và thể chất; các chức năng cơ bản thiết yếu của mỗi người đối với sự
phát triển của chính họ.
- Nhận thức, biểu đạt xúc cảm và thái độ, vận động thể chất và tâm lý; các
phương thức và kinh nghiệm hành vi và hoạt động cần thiết để con người sống
an toàn, hạnh phúc, thành đạt.
- Ngôn ngữ, đạo đức, nghệ thuật, logic, khoa học, công nghệ, sinh hoạt, tay
nghề…, chúng phản ánh các môi trường và các nhiệm vụ đặc thù của quá trình
phát triển con người ở một cộng đồng xác định mà không có ở bất kỳ cộng
đồng nào khác.
Dạy học bắt buộc phải thông qua học tập mới thực hiện được chức năng phát triển.
Dạy học có chức năng phát triển người, song điều đó không có nghĩa nó là nguyên
nhân của sự phát triển, nó đẻ ra trí tuệ, tình cảm, hoạt động và giá trị ở cá nhân. Chức
năng đó có tính hình thức: định hướng, tạo điều kiện, làm bộc lộ các tiềm năng. Sự
phát triển cá nhân và dạy học có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ trong thời đại hiện nay,
kỷ nguyên bước vào xã hội học tập, nền kinh tế tri thức. Mặc dù vậy, giữa chúng
không phải quan hệ nhân quả. Dạy học muốn trở thành nguyên nhân thực sự của tiến
trình và thành tựu phát triển ở cá nhân nào đó, thì trước hết nó phải giúp cá nhân
chuyển học vấn của mình thành khả năng và nhu cầu học độc lập, thành giá trị bên
trong, thành hoạt động và ý chí tự giáo dục. Có thể có chuyện dạy học mà không có sự
phát triển nào cả. Điều này do bản thân người học không học, nhất là không có hoạt


động học tập hoặc do phương thức dạy học không có tính phát triển hoặc là vì cả hai
lý do.
Sự phát triển của con người hiện đại, của tuyệt đại số cá nhân, diễn ra dưới hình thức
dạy học (chính quy và không chính quy), còn tiến trình cụ thể và thành tựu cụ thể của
sự phát triển ở mỗi cá nhân lại do kinh nghiệm, giá trị và hoạt động của chính cá nhân


đó quy định. Vai trò của các yếu tố bên trong - nội lực - đối với sự phát triển cá nhân
là vô cùng lớn.
Quy luật phổ biến trong mối quan hệ dạy học và phát triển chính là hoạt động. Khái
niệm hoạt động có thể giải thích thuyết phục tiến trình và thành tựu phát triển trong
mọi trường hợp và cần phải được đặt ra như một nguyên tắc chủ yếu nhất của dạy học
hiện đại. Sự phát triển cá nhân phải dựa vào hoạt động cá nhân. Muốn tiến trình phát
triển diễn ra theo hướng tiến bộ, đạt những trình độ ngày càng cao, thì hoạt động cũng
phải phát triển. Người nào không cải thiện được, không phát triển được hoạt động của
mình liên tục thì bản thân người đó nói chung không phát triển được.
Hoạt động chính là bản chất tâm lý và sinh học của dạy học. Không phải vô cớ mà
người ta phân kỳ tâm lý bằng các dạng hoạt động cơ bản và chủ đạo. Trong mỗi lứa
tuổi, có hoạt động chủ đạo, dẫn đường cho các hoạt động khác và các hình thức phát
triển cá nhân. Dạy học trước hết là hình thành và phát triển hoạt động chủ đạo, tức là
đem lại cho cá nhân công cụ phát triển của riêng nó, tương thức với bản chất của nó.
Hoạt động của người học phụ thuộc vào hoạt động dạy học (hoạt động sư phạm). Hoạt
động dạy học do nhà giáo và nhà trường tổ chức và quyết định quy mô, chất lượng,
tính chất sư phạm của nó. Đó là môi trường hoạt động của trẻ, chứa đựng các đối
tượng, công cụ, phương tiện của hoạt động mà trẻ tiến hành. Vì là môi trường hoạt
động của trẻ nên hoạt động dạy học là một trong những thành tố trọng yếu nhất của
quá trình dạy học.
Hiện nay, cơ cấu của hoạt động dạy học gồm 2 bộ phận:
- Hoạt động dạy học trong hệ thống các môn học, các lĩnh vực học tập, hay các
học trình;

- Hoạt động dạy học ngoài hệ thống các môn học
Trên cơ sở khái niệm hoạt động, có thể nêu lên những đặc điểm bản chất chủ yếu nhất
của quá trình dạy học hiện đại bao gồm:
(1), (2), (3) trang 12.
Mô hình dạy học:
Khái niệm:
- Mô hình là hình thức diễn đạt hết sức ngắn gọn những đặc trưng chủ yếu của
một đối tượng, là sự điển hình hoá những mối liên hệ bản chất của các sự vật
hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội.
- Mô hình dạy học là kế hoạch tổ chức việc giảng dạy ở trong lớp, thể hiện cách
sử dụng nguồn lực học tập (sách, tài liệu, trang thiết bị…) và thực hiện nội dung
chương trình giảng dạy tương ứng.


Ý nghĩa: trang 16
Đặc điểm: trang 16
Một số mô hình dạy học:
1. Mô hình chuyển giao/hướng dẫn trực tiếp
2. Mô hình giảng dạy theo tình huống
3. Mô hình dạy học khám phá
4. Mô hình dạy học giải quyết vấn đề
5. Mô hình vòng tròn học tập
6. Mô hình học sinh là trung tâm
7. Mô hình học hợp tập
8. Mô hình giảng dạy thích nghi
9. Mô hình giảng dạy có hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ
10.Mô hình giảng dạy hướng dẫn HS tự học
Với đặc điểm của dạy học hiện đại…áp dụng vào mô hình vòng tròn học tập là phù
hợp nhất – trang 19.
Liên hệ và đề xuất: tham khảo bài điều kiện.




×