Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

dùng thủ pháp lập bảng so sánh trong tiết đọc – hiểu văn bản trong chương trình ngữ văn thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.6 KB, 10 trang )

TRƢỜNG THCS TÂN BÌNH

SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM

Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Thu


DÙNG THỦ PHÁP
Lập bảng so sánh
Trong tiết đọc – hiểu văn bản
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
I. Đặt vấn đề:
Trong chƣơng trình ngữ văn THCS phần : Đọc – hiểu văn bản chiếm số
lƣợng lớn (1/2 số tiết). Mỗi văn bản có một hƣớng khai thác riêng tùy
thuộc vào đặc điểm cấu trúc, thể loại. Đặc biệt đối với các văn bản là tác
phẩm truyện hoặc đoạn trích: Có khi ta hƣớng dẫn học sinh khai thác
theo bố cục, có khi khai thác theo từng khía cạnh của nội dung văn
bản… Tuy nhiên có những văn bản nếu chỉ áp dụng đơn thuần một cách
khai thác trên thì hiệu quả bài dạy không cao, không tạo đƣợc hứng thú
cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá văn bản. Điều đó đòi
hỏi ngƣời thầy phải tìm ra một thủ pháp phù hợp hơn để hƣớng dẫn học
sinh giải mã văn bản một cách hiệu quả nhất. Và trong quá trình giảng
dạy tôi đã tìm tòi, thử nghiệm và sử dụng thành công thủ pháp: “Lập
bảng so sánh trong phần đọc – hiểu văn bản”.
Mặt khác chúng ta cũng biết học sinh bậc THCS đã có khả năng độc lập
tích cực trong học tập ngữ văn nói chung, trong tìm hiểu văn bản nói
riêng nhƣng năng lực và hứng thú cá nhân chƣa thật vững bền. Các
phẩm chất tƣ duy nhƣ: ghi nhớ - tái hiện, liên tƣởng – tƣởng tƣợng,
phân tích – tổng hợp, tìm tòi – phát hiện… đã có bƣớc phát triển hơn
nhƣng rất cần sự hƣớng dẫn, hỗ trợ, kích thích của giáo viên mới có thể


trở nên vững bền, ổn định. Do vậy, trong phần đọc – hiểu văn bản, sự
hƣớng dẫn có tính đột phá, sáng tạo của ngƣời dạy trong quá trình tìm
hiểu, giải mã văn bản đối với học sinh là vô cùng cần thiết. Nó không
những thôi thúc học sinh phải động não mà còn kích thích sự say mê,
hứng thú tìm tòi, phát hiện của các em.
2


II. Giải quyết vấn đề:
Vậy thực chất của thủ pháp “Lập bảng so sánh trong tiết đọc – hiểu văn
bản” là nhƣ thế nào? Cách tiến hành ra sao? Lập bảng so sánh để phân
tích, đối chiếu để thấy rõ sự khác biệt giữa các nhân vật trong từng
phƣơng diện hay từng thời điểm để từ đó làm nổi bật nội dung, ý nghĩa,
chủ đề của văn bản. Thực ra thủ pháp này là sự vận dụng kết hợp một
cách linh hoạt giữa các hƣớng khai thác văn bản nhƣ: phân tích theo bố
cục, nhân vật, hoặc từng khía cạnh của nội dung văn bản. Một khi sử
dụng thành thạo thủ pháp này ta sẽ nắm bắt đƣợc chìa khóa để giải mã
một số văn bản khó nếu áp dụng theo hƣớng dẫn trong sách giáo viên.
MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP VẬN DỤNG CỤ THỂ:
* Văn bản Bức thƣ của thủ lĩnh da đỏ ( Tiết 125 -126, Ngữ văn 6)
Đối với văn bản này sách giáo viên lớp 6 hƣớng dẫn tìm hiểu theo bố
cục ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối bức thƣ. Qua thực tế
giảng dạy tôi thấy hƣớng khai thác này chƣa thật hợp lí dẫn đến sự trùng
lặp khi phân tích. Bởi vì vấn đề quan hệ giữa ngƣời da đỏ và ngƣời da
trắng đối với đất đai và thiên nhiên là vấn đề bao trùm xuyên suốt bức
thƣ chứ không phải riêng phần đầu hay phần giữa của văn bản. Để khắc
phục hạn chế đó, tôi đã sử dụng hƣớng khai thác không theo bố cục văn
bản nhƣ sách giáo viên đã định hƣớng mà là sử dụng thủ pháp lập bảng
so sánh. Thủ pháp này đƣợc thể hiện trong cấu trúc của bài dạy nhƣ sau:
1. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ hoàn cảnh ra đồi của bức thƣ để các

em hiểu rõ thủ lĩnh Xi – át – ton đã viết bức thƣ vào thời gian nào, gửi
cho ai và để làm gì. Đồng thời khơi gợi trí tò mò của em: Điều gì đã
khiến bức thƣ trở nên nổi tiếng và từng đƣợc nhiều ngƣời xem là một
trong những văn bản hay nhất viết về thiên nhiên và môi trƣờng?
2.Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu thái độ của ngƣời da đỏ và ngƣời da
trắng đối với đất đai và thiên nhiên bằng cách lập bảng so sánh. Học
3


sinh thực hiện vào giấy khổ lớn hoặc ghi lên bảng những phát hiện của
mình, các em khác nhận xét bổ sung, sau đó giáo viên chuẩn kiến thức
trên màn hình ( hoặc bảng phụ) để các em đối chiếu.
Người da đỏ
- Một tấc đất là điều thiêng
liêng không thể quên
- Đất là mẹ thƣơng yêu gần
gũi.
- Thiên nhiên là anh em chung
một gia đình

Người da trắng
- Thƣờng quên đi đất nƣớc họ
sinh ra.
- Coi đất nhƣ kẻ thù.

- Coi đất và thiên nhiên nhƣ
những vật mua đƣợc, tƣớc đoạt
đƣợc.
- Không khí là vô cùng quý
- Cũng hít thở không khí nhƣng

giá.
chẳng để ý gì.
- Yêu thƣơng, nâng niu các loài - Tàn sát muôn thú không
muôn thú.
thƣơng tiếc.
=> Đất và thiên nhiên là sự
=> Đất và thiên nhiên chỉ để
sống của ngƣời da đỏ.
thỏa lòng them khát lợi nhuận
của ngƣời da trắng.
- Những vùng quê trù phú, yên - Những bãi hoang mạc.
ả trong lành.
Sau khi phân tích so sành làm nổi bật sự đối lập giữa thái độ của ngƣời
da đỏ và ngƣời da trắng đối với đất đai và thiên nhiên giáo viên nêu câu
hỏi để học sinh thảo luận nhằm khắc sâu kiến thức: Tại sao ngƣời da đỏ
lại coi đất đai, thiên nhiên là điều thiêng liêng, là sự sống của mình?
Giáo viên có thể gợi ý: Khi viết bức thƣ này, thủ lĩnh Xi – át - tơn chƣa
thể có đƣợc ý thức đầy đủ xét từ góc độ khoa học vấn đề bảo vệ thiên
nhiêu và môi trƣờng nhƣng trong thực tế khi ngƣời da trắng vào châu
Mỹ thì ngƣời Anh – điêng còn ở trình độ bộ lạc nghĩa là đang sống một
cách hòa đồng với thiên nhiên. Thiên nhiên nhƣ một bà mẹ hiền che chở
họ, cung cấp cho họ những thứ cần thiết. Một khi thiên nhiên bị hủy
hoại thì cuộc sống của họ cũng bị đe đọa.
4


3. Điều kiện bán đất và lời cảnh báo của ngƣời da đỏ đối với Tổng
thống Mỹ (ngƣời mua đất) …
*Văn bản: Cô bé bán diêm (Tiết 21,22 – Ngữ văn 8)
Thủ pháp lập bảng so sánh đƣợc sử dụng trong cấu trúc của bài dạy:

Phần I: Đọc – Tìm hiểu chung.
Phần II: Đọc – Tìm hiểu chi tiết.
1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
2. Cô bé bán diêm trong đêm gia thừa.
a. Bối cảnh:
b. Cô bé với những lần quẹt diêm: (Thảo luận nhóm). Trên cơ sở kết
quả thảo luận của các nhóm học sinh, giáo viên hƣớng dẫn lập bảng so
sánh:
Các lần quẹt diêm
Lần thứ nhất

Lần thứ hai

Lần thứ ba
Lần thứ tư

Khi lửa diêm sáng
(mộng tưởng)
Lò sƣởi xuất hiện,
tỏa hơi nóng dịu
dàng, ấm áp.
Xuất hiện bàn ăn
thịnh soạn, có cả
ngỗng quay
Cây thông Nô- en
lộng lẫy, ánh nến
lấp lánh rực rỡ…
Bà đang mỉm cƣời
với em…


Lần cuối (quẹt hết Bà to lớn, đẹp lão,
những que diêm còn bà cầm tay em, bay
lại)
lên cao, cao mãi, họ
5

Khi lửa diêm tắt
(thực tại)
Lò sƣởi biến mất,
nỗi lo sợ bị bố đánh
mắng.
Chỉ còn lại bức
tƣờng lạnh lẽo, phố
xá vắng teo…
Những ngọn nến
bay lên …
Ảo ảnh rực sáng
trên khuôn mặt em
bé biến mất.
Em bé đã chết.


đã về chầu Thƣợng
đế.
Dựa vào bảng so sánh này ta tiếp tục đƣa ra các câu hỏi để học sinh trao
đổi thảo luận:
? Em có nhận xét gì về cảnh tƣợng khi ánh lửa diêm bừng sáng ( mộng
tƣởng) và khi ánh lửa diêm tắt (thực tại).
? Sự đối lập tƣơng phản gay gắt giữa mộng tƣởng đẹp đẽ và thực tế đen
tối phũ phàng giúp ta cảm nhận rõ ƣớc mơ khao khát gì của em bé?

? Tác dụng của nghệ thuật đan xem giữa mông tƣởng và thực tế ?
? Ý nghĩa nhân văn của hình tƣợng ngọn lửa diêm?
3. Cái chết của cô bé: …
* Văn bản Chiếc lƣợc ngà ( Tiết 71, 72 – Ngữ văn 9)
Sách giáo viên Ngữ văn 9 định hƣớng khai thác văn bản này tuần tự
theo các nhân vật: Bé Thu, anh Sáu để từ đó làm nổi bật chủ đề của văn
bản: Tình cha con sâu nặng. Nếu khai thác theo hƣớng này thì vừa dài
dòng, không đủ thời gian vừa có sự trùng lặp. Vì tâm trạng tình cảm,
tính cách của các nhân vật đƣợc bộc lộ trong cùng thời điểm; hành
động, cử chỉ của nhận vật này có sự tác động liên quan đến nhân vật kia.
Nếu ta sử dụng thủ pháp lập bảng so sánh sẽ khắc phục đƣợc những hạn
chế đó.
Ta có thể hình dung cấu trúc của bài dạy:
Phần I: Đọc, tìm hiểu chú thích
Phần 2: Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện.
2. Tình cha con: (Hoạt động nhóm)
6


Nhân vật
Thời điểm
Khi anh Sáu mới
về đến nhà

Trong ba ngày
nghỉ phép

Giờ phút chia tay


Anh Sáu

Bé Thu

- Thuyền chƣa cập
bến, anh đã nhảy
thót lên, gọi con,
dang tay đón con…
- Tìm cách vỗ về,
yêu thƣơng con,
muốn nghe con gọi
ba.
- Gắp trứng cá cho
con.
- Không nén nổi tức
giận đã đánh con
-> Yêu con, đau
đớn, bất lực.

- Giật mình, ngơ
ngác, mặt tái đi, kêu
thét lên, lo lắng, sợ
hãi.
- Càng đẩy ra cự
tuyệt, kiên quyết
không chịu nhận ba.
- Nói trổng.
- Hắt trứng cá.
- Giận dỗi bỏ về nhà
ngoại …


-> NT miêu tả tâm
lý: Cô bé hổn nhiên,
bƣớng bỉnh, yêu tha
thiết ngƣời ba trong
ảnh.
- Buồn bã, đau khổ, - Đứng nép trong
khẽ chào con.
góc nhà, đôi mắt
- Vô cùng sung
mênh mông.
sƣớng hạnh phúc
- Gọi thét “ba”,
trong cảm giác ngọt chạy đến, nhảy thót
ngào của tình phụ
lên, ôm chặt, hôn
tử.
tóc, hôn cổ, hôn cả
vết thẹo… bíu chặt,
không muốn rời ba.
=> NT: Tự sự +
miêu tả _ bình luận
-> Tình yêu ba
mãnh liệt, sâu sắc,
7


dồn nén.
Khi anh Sáu trở lại - Ân hận vì đã đánh
con.

khu căn cứ
- Làm cho con chiếc
lƣợc ngà: Tỉ mỉ cƣa
từng chiếc rang,
khắc từng nét chữ.
- Trƣớc lúc hi sinh
vẫn nhớ mong ƣớc
của con.
-> Tình yêu con sâu
nặng.
=> Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến
tranh.
Trên đây là một số trƣờng hợp vận dụng cụ thể thủ pháp lập bảng so
sánh khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản là tác phẩm truyện hoặc
nhiều văn bản khác nhƣng ở đây tôi không có điều kiện để trình bày hết
tất cả.

1. KẾT QUẢ:
1.1 Khi chƣa vận dụng thủ pháp lập bảng so sánh mà vận dụng cách
khai thác thông thƣờng:
- Bài dạy thƣờng không đảm bảo dung lƣợng thời gian.
- Khi phân tích văn bản thƣờng có sự trùng lặp dẫn đến sự nhàm chán,
đơn điệu.
- Học sinh thụ động, thiếu hứng thú trong tìm hiểu khám phá văn bản.
1.2. Khi vận dụng thủ pháp lập bảng so sánh:
8


- Trƣớc hết là tiết kiệm thời gian, đảm bảo dung lƣợng kiến thức bài
dạy.

- Tránh đƣợc sự trùng lặp khi phân tích dễ làm nổi bật chủ đề của văn
bản.
- Học sinh tỏ ra tích cực, chủ động, hứng thú trong giờ học
- Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức trọng tâm, biết vận dụng
kiến thức.
2. PHẠM VI ỨNG DỤNG
Thủ pháp lập bảng so sánh có thể sử dụng khi dạy các văn bản truyền
hoặc đoạn trích trong chƣơng trình ngữ văn THCS. Cụ thể:
*Lớp 6:
- “ Ông lão đánh cá và con cá vàng: (Tiết 34 – 35)
- “Bức thƣ của thủ lĩnh da đỏ” (Tiết 125 – 126)
*Lớp 7:
- “Sống chết mặc bay” (Tiết 105 -106)
- “Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu” (Tiết 109 – 110)
- “Quan âm Thị Kính”
*Lớp 8:
- “Trong lòng mẹ” (Tiết 5 -6)
- “Tức nƣớc vỡ bờ” (Tiết 9)
- “Cô bé bán diêm” (Tiết 21 -22)
- “Đánh nhau với cối xay gió” (Tiết 25 – 26)
*Lớp 9:
9


- “Chiếc lƣợc ngà” (Tiết 71 – 72)
- “ Cố Hƣơng” (Tiết 77 -78)
III. Kết thúc vấn đề:
Đề tài này là một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi rút ra trong thực tiễn giảng
dạy của mình và các đồng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả trong
tiết học – hiểu văn bản và tạo hứng thú say mê học văn cho các em học

sinh.Có thể kinh nghiệm này còn có nhiều hạn chế chủ quan. Kính
mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung.

10



×