TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI TRONG GIỜ
NGỮ VĂN NHẰM HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA
HỌC SINH
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “định
hướng nội dung”. Điểm cơ bản của chương trình này là chú trọng truyền thụ tri thức
khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Người ta
chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên chương trình giáo dục này chưa chú trọng đầy đủ đến
chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình
huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa
ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát và đánh giá
được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học
theo mục tiêu đã đề ra.
Ngày nay, tri thức thay đổi nhanh chóng, việc quy định cứng ngắc những nội
dung chi tiết trong chương trình dạy học nhanh chóng bị lạc hậu so với những tri thức
hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng
trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời. Trong khi đó chương
trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường
lao động đối với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính
năng động.
Chương trình giáo dục định hướng năng lực được bàn đến nhiều từ những năm
90 của thế kỉ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định
hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học. Ưu điểm của
chương trình này là tạo điều kiện quản lí chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định,
nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
của bản thân nhằm nâng cao chất lượng lượng bộ môn và trau dồi chuyên môn.
B. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
I. Về nhận thức
1. Nhận thức của người thầy về việc dạy học nhằm hướng tới phát
triển năng lực của học sinh
Theo luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh".
1
Vậy để giúp HS tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như tạo
cho HS sự hứng thú khi học bộ môn Ngữ văn, rất cần sự hướng dẫn khéo léo của
nngười thầy. Người thầy cần hiểu rõ HS là chủ thể học tập, để từ đó tổ chức các hình
thức dạy học sao cho phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo nhằm phát huy năng lực của
HS trong tất cả các khâu: từ khâu chuẩn bị ở nhà, sưu tầm tài liệu, nghiên cứu trò
chơi,… đều dưới sự hướng dẫn của người thầy.
2. Nhận thức của trò trong việc học các tiết ngữ văn theo chương
trình giáo dục định hướng năng lực
- Thông qua các tiết học ngữ văn, người học có thể phát huy những năng lực sau:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực tự quản lí.
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực tính toán.
II. Về biện pháp
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi đã tổng kết, rút ra kinh nghiệm và khái quát thành
một số trò chơi có thể áp dụng cho tiết dạy và học như sau:
1. Nghe nhanh nhanh, nói nhanh nhanh
Ở trò chơi này, HS sẽ được xem một đoạn phim hay một clip ca nhạc. Sau đó GV sẽ
đưa ra yêu cầu. Tùy theo từng tiết dạy, GV đưa ra yêu cầu khác nhau. VD : tìm thành
ngữ được sử dung trong phim ( Bài Thành ngữ lớp 7), tìm từ ngữ địa phương ( bài
Chương trình địa phương 7,8,9), tìm thuật ngữ (bài Thuật ngữ lớp 9), tìm ca dao- tục
ngữ (các bài ca dao, tục ngữ lớp 7),,… được sử dụng trong phim. Trò chơi không những
giúp HS khắc sâu từ ngữ, câu thơ chính xác trong trí nhớ mà còn giúp HS có sự tư duy
cũng như sự nhanh nhạy trong xử lí bài tập qua đó phát huy năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề.
Mỗi lớp chia thành 2, 3 hay 4 đội tùy theo GV, các đội chuẩn bị bảng học tập.
Nhiệm vụ của người chơi là nghe nhìn đoạn phim và tìm các từ, cụm từ theo yêu cầu
của GV. Đội nào tìm được nhiều nhất là thắng cuộc.
Các hình ảnh và từ khóa phải liên quan đến bài học.
Để thực hiện trò chơi này, trước tiên GV phải định hình xem sẽ đưa ra những từ
ngữ, tục ngữ, thành ngữ,… nào phù hợp với bài tập. Sau đó GV tìm những đoạn phim
phù hợp. Ta có thể tìm kiếm những hình ảnh này ở trên mạng Internet.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các clip đã được tải sẵn trong
máy.
2
- Cách 2: tại lớp với máy cát-sét những bài hát đã sưu tầm.
Ví dụ minh họa: Cho clip trích phim Mẹ vắng nhà.
Hs tìm từ địa phương trong đoạn trích trên.
Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”:
Trò chơi này nhằm phát triển năng lực hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ của
học sinh. Khi dạy phần từ ngữ, trò chơi này càng tỏ rõ tính hiệu quả của nó. Đơn cử
như dạy bài Thành ngữ (lớp 7), các bài Tổng kết từ vựng (lớp 9), Chương trình địa
phương (6, 7, 8, 9), hoặc cũng có thể dạy trong phần Văn như bài tục ngữ (lớp 7),…
Để thực hiện trò chơi này, GV tổ chức bằng cách tự định hình xem sẽ đưa ra những
từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ,… nào phù hợp với bài tập. Sau đó GV tìm những tranh ảnh
có thể giúp HS liên tưởng đến những từ, cụm từ ấy. Ta có thể tìm kiếm những hình ảnh
này ở trên mạng Internet. Cũng có khi GV để HS hoạt động nhóm tự vẽ tranh hoặc tự
sưu tầm tranh ảnh rồi tự giải đố với nhau bằng các hình ảnh và từ khóa liên quan đến bài
học.
Mỗi lớp chia thành 2, 3 hay 4 đội tùy theo GV, các đội giành quyền trả lời bằng
cách bấm chuông (hoặc lắc chuông, giơ tay, gõ phách,..). Nhiệm vụ của người chơi là
nhìn vào một hình vẽ và liên tưởng đến một từ, cụm từ, một câu tục ngữ, thành ngữ, ca
dao, tên một bài hát, một bộ phim ...Trò chơi không những giúp HS khắc sâu từ ngữ
chính xác trong trí nhớ mà còn giúp HS có sự tư duy cũng như sụ tưởng tượng phong
phú, phát huy khả năng bộ môn mỹ thuật,... vừa tạo không khí cho giờ học.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các hình ảnh đã được tải sẵn
trong máy.
- Cách 2: tại lớp với tranh ảnh tự in. Hoặc để HS tự vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh rồi
ép giấy kiếng để sử dụng lâu dài. Cách này có thể thực hiện được nhưng khó khăn về
mặt tài chính, bảo quản và mất thời gian sưu tầm của Gv cũng như mất thời gian treo
từng tranh trên lớp.
Ví dụ: dạy bài Tục ngữ, ta có thể cho HS tìm tục ngữ qua các hình sau:
3
3. Nhanh tay nhanh mắt
Trò chơi Nhanh tay nhanh mắt nhằm phát huy năng lực tính toán, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
Để phục vụ cho trò chơi, GV cần sưu tầm một số đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc
cũng có thể lấy ngay những đoạn văn của HS trong những tiết trả bài viết để các em tự
phát hiện và sửa sai.
Trò chơi này yêu cầu HS phát hiện ra lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt được cố tình
viết sai ở một đoạn văn, một đoạn thơ một cách nhanh nhất. Sau khi phát hiện lỗi sai,
HS sẽ sửa lại cho chính xác. GV dựa vào kết quả mà cho điểm từng đội. Trò chơi này
rèn luyện cho HS sự nhanh nhạy, khả năng phản ứng trước những lỗi chính tả thường
gặp để từ đó không lặp lại những lỗi sai ấy. Đơn cử như các bài Trả bài viết (6, 7, 8, 9),
bài Chương trình địa phương (6, 7, 8, 9), Tổng kết từ vựng (lớp 9),...
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các đoạn văn đã được đánh
sẵn trên máy tính.
- Cách 2: tại lớp với đoạn văn, thơ đã được viết sẵn trên giấy Roki hoặc bảng từ
loại nhỏ. Cách này các Gv không có nhiều kinh nghiệm soạn giảng trên P. Point có thể
thực hiện tốt trên lớp.
Ví dụ: Ta có đoạn văn đã đƣợc viết sai nhƣ sau:
Bầu trời sám xịt như sà xuống sát mặt đất. Sấm rền vang, chớp lóe xáng rạch xé
cả không gian. Cây xung già trước của sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ sác,
khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông xầm xập đổ, gõ lên mái tôn loảng soảng.
=> Bầu trời xám xịt nhƣ sà xuống sát mặt đất. Sấm rền vang, chớp lóe sáng
rạch xé cả không gian. Cây sung già trƣớc của sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại
những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mƣa dông sầm sập đổ, gõ lên mái
tôn loảng xoảng.
4. Trò chơi tiếp sức
Tổ chức Trò chơi tiếp sức nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
hợp tác, sự nhanh nhẹn về thể chất cũng như tinh thần.
Có thể vận dụng trò chơi này trong nhiều kiểu bài, chẳng hạn như với Hoạt động
Ngữ văn: Thi làm thơ (bốn chữ, năm chữ, lục bát, bảy chữ, tám chữ) ở các khối lớp 6, 7,
8, 9. Hoặc các bài Tổng kết phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ( Ngữ văn 6, 7, 8, 9).
Để thực hiện trò chơi này, GV thường chia lớp thành 4 đội. Từng HS trong đội
đều được tham gia trò chơi. Cứ HS này xuống thì HS khác lên thay thế sao cho đội của
mình hoàn thành bài tập một cách nhanh và chính xác nhất.
Ví dụ1: Hoạt động Ngữ văn thi làm thơ, GV chia đội, cho HS thi đua nhau mỗi
người làm một câu kế tiếp theo chủ đề nhất định. Tổ nào hoàn thành bài thơ nhanh nhất,
đúng luật và hay nhất sẽ là đội chiến thắng.
Ví dụ 2: Các bài Tổng kết hoặc ôn tập, GV tổ chức thành 2, 3 hoặc 4 dãy bàn
điền vào bảng thống kê (mỗi HS chỉ được lên một lần điền một mục theo thứ tự).
4
5. Trò chơi ô chữ
Trò chơi này rất phổ biến và quen thuộc với GV chúng ta. Chúng ta có thể áp
dụng trong mọi tiết dạy, hoặc giới thiệu bài mới, hoặc củng cố bài vừa dạy. Vì vậy, GV
phải cân nhắc, tìm tòi câu hỏi ô chữ sao cho phù hợp với yêu cầu của bài. Trò chơi này
có thể phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các ô chữ cũng như câu hỏi
đã được soạn sẵn trong máy.
- Cách 2: tại lớp với giấy Roki hoặc bảng từ loại nhỏ đã được kẻ sẵn ô chữ. Cách
này có thể thực hiện tốt trên lớp. Lưu ý Gv phải ép giấy Roki để có thể viết hay xóa để
sử dụng được nhiều lần.
Ví dụ minh họa: Để thực hiện thao tác củng cố cho văn bàn liên quan đến trường
Sơn trong những năm đánh Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa
xôi), yêu cầu các em vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm trong Văn học Việt Nam
từ sau năm 1930 đến nay để giải ô chữ với từ khóa “Trường Sơn”
5
6. Hiểu ý đồng đội
Trò chơi này nhằm phát triển năng lực hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ và
giải quyết vấn đề của học sinh. Trò chơi này có thể sử dụng tốt trong các tiết Tiếng Việt
nhằm rèn luyện cho HS khả năng vận dụng ngôn ngữ, tìm được từ đồng nghĩa, trái
nghĩa một cách chính xác để làm giàu thêm vốn từ vựng của mình. Đồng thời rèn luyện
cho HS phản ứng nhanh nhạy, rèn kĩ năng nghe- hiểu- liên tưởng,… hoặc cũng có thể
áp dụng cho một số tiết Văn bản nhằm củng cố lại các thể loại văn học cũng như các tác
phẩm Văn học đã được học. Đơn cử như bài Chương trình địa phương (lớp 6, 7, 8, 9),
Thành ngữ (lớp 7), hay các tiết ôn tập Văn bản, Tiếng Việt.
Ở trò chơi này, mỗi đội cử 2 HS, một HS quay lưng vào màn hình, HS kia nhìn
lên màn hình xem tranh rồi diễn tả bằng hành động và từ ngữ ( không trùng với từ có
trong từ khoá) sao cho đồng đội của mình có thể trả lời đúng từ khoá (mỗi từ khoá có
thời gian là 30 giây). Đội nào trả lời đúng nhiều từ nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Trong trò chơi này, Gv cần chuẩn bị nhiều hình ảnh có liên quan đến các từ khóa
phù hợp với bài tập hoặc yêu cầu của SGK, nhưng từ khóa phải tương đối dễ hiểu, dễ
giải thích nghĩa thì trò chơi mới thành công. Ngược lại, từ khóa quá khó sẽ dễ làm HS
chán nản và không có hứng thú khi không thể giải được từ nào.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các hình ảnh đã được tải sẵn
trong máy và sinh động hơn với đồng hồ đếm ngược từng giây.
- Cách 2: tại lớp với tranh ảnh tự in, tự ép giấy kiếng. Cách này có thể thực hiện
được nhưng khó khăn về mặt tài chính, bảo quản và mất thời gian sưu tầm của Gv cũng
như mất thời gian treo từng tranh trên lớp và đồng hồ thời gian chưa chính xác theo
từng giây. Tuy nhiên, nếu nhiệt tình và tâm huyết với nghề thì Gv vẫn thực hiện tốt,
nhất là với những lớp chọn.
Ví dụ minh họa: để HS khắc sâu sự khác nhau của vần –uôc và –uôt, ta có các
bức tranh:
31
1
2
90
8
7
6
5
4
3
2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
con bạch tuộc
thắt lưng buộc bụng
OP
T
S
OP
10
30
29
28
27
26
25
24
23
22
21
20
19
18
17
16
15
14
13
12
11
9
8
7
6
5
4
3
2
1
T
S
* Để tìm ra từ khóa cho bức tranh 1, HS có thể giải thích cho bạn hiểu như sau:
có 3 từ, từ đầu tiên là từ đồng nghĩa với từ tử trong từ “mẫu tử”, từ thứ hai nói về loài
vật họ hàng với loài mực.
6
* Bức tranh 2: HS chỉ vào cái thắt lưng của mình để bạn tìm ra hai từ đầu tiên là
“thắt lưng”, từ thứ 3 đồng nghĩa với từ “cột” trong „cột tóc”, từ thứ 4 HS chỉ vào bụng
mình và hỏi : cái gì đây?. Từ đó HS kia có thể tìm ra được từ khóa.
Trò chơi này đòi hỏi HS phải nhanh nhẹn, vốn từ phong phú, liên tưởng chính
xác.
7. Đoán chữ
Đây là một trò chơi phổ biến trong bộ môn tiếng Anh, nay ta thử áp dụng vào
tiếng Việt để thấy được hiệu quả của nó trong việc trau dồi vốn từ tiếng Việt. Với trò
chơi này, ta có thể phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ của
HS. Trò chơi này có thể sử dụng trong các phân môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 với mỗi tiết
học là một chủ đề khác nhau.
Trò chơi như sau: Nhóm sẽ cử một bạn lên nhìn màn hình với những từ, cụm từ
còn thiếu chữ để đưa ra từ, cụm từ chính xác liên quan đến bài học. Nhóm nào nhanh
nhất và chính xác sẽ được 10 điểm, nhóm trả lời ít hơn sẽ được giáo viên chấm tuỳ theo
số câu trả lời đúng. Tất nhiên GV phải cho HS nguồn để khoanh vòng tìm kiếm từ giúp
Hs tìm được từ một cách chính xác hơn.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các từ ngữ đã được đánh sẵn
trong máy. Khi Hs đoán đúng thì Gv chỉ cần nhấn cho từ hiện ra.
- Cách 2: tại lớp với giấy Roki hoặc bảng từ loại nhỏ đã được viết một vài chữ cho
sẵn, Hs lên điền tiếp những chữ tiếp theo để thành một từ, cụm từ hoàn chỉnh và chính
xác. Cách này có thể thực hiện tốt trên lớp.
Ví dụ: nguồn là bài tập 6/SGK ngữ văn 6 tập 1
b. _ _ y
_ _e
_h_ _
n_a_ _
_ _ _ng
=> cây tre chắn ngang đường
v_ _
_ừng
_ _ ẳ_ _
- ch_ _
=> vào rừng
=> chẳng
_ _y
=> chặt cây
Vậy những từ tìm thấy là những từ, cụm từ sai chính tả (trong câu văn cho sẵn) và
đã được viết lại cho đúng.
7. Ô chữ SUDOKU
Trò chơi này nhằm mục đích phát triển vốn từ tiếng Việt, rèn trí thông minh,
nhanh nhẹn khi ghép chữ, tạo từ một cách chính xác, tránh những lỗi thường gặp. Với
trò chơi này, ta có thể phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ
7
cũng như năng lực tính toán của HS. Trò chơi này có thể sử dụng tốt trong các tiết
Tiếng Việt khối lớp 6, 7, 8, 9 với mỗi tiết học là một yêu cầu về chủ đề khác nhau.
- Trò chơi có 2, 3 hoặc 4 đội tham gia. Đội đi trước tự chọn một từ đơn (1 tiếng có
nghĩa) bất kì và viết vào giữa trang giấy theo hàng ngang (hoặc hàng dọc). Người tiếp
theo căn cứ vào các chữ cái ghi từ đơn của người đi trước, chọn tiếng có nghĩa (từ đơn)
để ghép thành chữ mới theo hàng ngang (hoặc hàng dọc) - được tính 1 điểm. Nếu chữ
mới viết vào liên kết được với các chữ cái xung quanh để tạo thêm được nhiều chữ mới
khác nữa, thì mỗi chữ mới đó được tính thêm 1 điểm. Cứ lần lượt chơi như vật cho đến
khi hết ô trống trên giấy (hoặc quá hạn định thời gian cùng chơi 5 hay 10 phút...) các
đội cộng lại số điểm, ai nhiều hơn là thắng cuộc.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và ô kẻ đã được kẻ sẵn trong
máy. Khi Hs nhọn từ nào thì Gv sẽ đánh từ ấy vào ô kẻ theo yêu cầu của Hs nhưng phải
đúng với luật chơi.
- Cách 2: tại lớp với giấy Roki hoặc bảng từ loại nhỏ đã được kẻ sẵn như những ô
ly trong tập vở. Các đại diện nhóm lên điền tiếp những chữ tiếp theo để thành một từ có
nghĩa. Cách này có thể thực hiện tốt trên lớp.
Ví dụ: Dưới đây là một ví dụ minh hoạ cho 6 bước đi ban đầu của 2 đội (A và B):
Bƣớc 1: A
Bƣớc 2: B
C Ô
1 điểm (cô)
Bƣớc 4: B
C Ô M
N Ơ
G
2 điểm (nơ, mơ)
C Ô M
1 điểm (cốm)
Bƣớc 5: A
C Ô M
N Ơ
G I
2 điểm (gì, mời)
8. Trò chơi “Những người trong tranh nói gì?”
8
Bƣớc 3: A
C Ô M
N
G
1 điểm (ống)
Bƣớc 6: B
Đ
C Ô M
N Ơ
G I
1 điểm (đống)
Trò chơi này nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực giao tiếp và năng lực sử dụng ngôn ngữ của HS.
Với trò chơi này, lớp sẽ được chia làm 4 nhóm, cùng mô tả một bức tranh có
những tình huống đòi hỏi phải giao tiếp (mỗi nhân vật chỉ được nói một câu). Các nhóm
sẽ làm việc độc lập, nhóm nào thực hiện nhanh nhất và hợp lí nhất sẽ thắng. Trò chơi
này thích hợp cho các tiết Tập làm văn nhằm giúp HS phát triển kĩ năng sáng tạo tình
huống, diễn đạt câu cú ngắn gọn mà đủ ý và mạch lạc.
* Thực hiện:
- Cách 1: tại phòng chức năng với giáo án điện tử và các hình ảnh đã được sưu tầm
qua Internet.
- Cách 2: tại lớp với tranh ảnh tự in, tự ép giấy kiếng.
Ví dụ: Nhân vật trong bức tranh sau đang nói gì với nhau?
Trên đây là một số trò chơi chúng tôi sưu tầm, sáng tạo được và cũng đã áp
dụng trong thực tế các tiết dạy trong thời gian qua.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Tình hình thực tế
1. Thuận lợi:
- Tiết học sinh động, tạo hứng thú, lôi cuốn đối với Hs khiến các em dần yêu thích
giờ học Văn hơn.
- Thông qua tiết học ta có thể phát huy tối đa khả năng liên tưởng, tưởng tượng,
phản ứng nhanh nhạy trong các trò chơi để thấy yêu mến hơn ngôn ngữ dân tộc.
2. Khó khăn:
- Thời lượng phân phối cho bài dạy hạn chế nên khó có thể thực hiện hết các trò
chơi trong một tiết học.
- Để có tiết dạy thật sinh động như trên, Gv cần phải bỏ rất nhiều công sức để tìm
kiếm nhưng không phải dễ để tìm được trò chơi phù hợp với từng bài dạy.
- Nguồn trò chơi sử dụng cho tiết học vẫn rất hạn chế.
II. KIẾN NGHỊ- ĐỀ NGHỊ
9
- Thư viện nhà trường nên có thêm tranh ảnh phục vụ tốt cho quả trình dạy học bài
giảng ngữ văn. Đặc biệt là các tác phẩm nước ngoài, chân dung của một số nhà thơ
lớn, các tài liệu nâng cao cho giáo viên- học sinh.
- Thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên tôi rất mong có sự nhận xét, đóng góp của
đồng nghiệp để đề tài của tôi có chất lượng hơn. tôi xin chân thành cảm ơn.
10
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
TRƢỜNG THCS TÂN BÌNH
Đề tài:
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRÒ CHƠI TRONG GIỜ NGỮ VĂN
NHẰM HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Người thực hiện : Trần
11
Thị Thanh Thu