Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

giáo án tin học lớp 3 Tuần 110 năm học 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.55 KB, 45 trang )

Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 1 - Tiết 1

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ
phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn
- Nói một vài thông tin về máy tính
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật
ngữ mới
- Học sinh nhận biết được hình dạng, các bộ phận của máy tính.
3. Thái độ:
- Hào hứng, yêu thích trong việc học môn Tin học
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: giáo án, cho học sinh xem tranh ảnh của máy tính để bàn trong sách
giáo khoa, hoạt động nhóm.
- Học sinh: sách, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’ 1. Ổn định lớp
2. Bài cũ
30’ 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Các em sẽ làm - Lắng nghe.
quen với một môn học mới. Môn học mới này


có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các
em tới các cấp học sau này.
- Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình
về máy tính (qua các phương tiện truyền - Thảo luận và trả lời
thông)
Hoạt động 1: Giới thiệu về máy tính, đặc tính
của máy tính:
- Hỏi các em một số câu hỏi:
+ Em có thể học toán, học vẽ trên máy - HS trả lời.
GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

1


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

4’

Năm học: 2015-2016

tính không?
+ Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy
tính không?
+ Em có thể học bài trên máy tính không?
- Giới thiệu đôi nét về máy tính:
+ Máy tính như một người bạn với nhiều
đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh
và thân thiện.

+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế
giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong
nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em
tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích ...
Hoạt động 2: Giới thiệu về máy tính.
- Hỏi các em câu hỏi:
+ Có bao nhiêu loại máy tính mà em
biết?
+ Theo em biết máy tính có những bộ
phận cơ bản nào?
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét
- Giáo viên nêu các bước cơ bản để bắt đầu
sử dụng máy tính.
+ Nối máy tính với nguồn điện.
+ Bật công tắc màn hình.
+ Bật công tắc trên thân máy.
- Khi máy tính bắt đầu hoạt động, trên màn
hình xuất hiện những hình ảnh nhỏ gọi là biểu
tượng. Có thể sử dụng chuột máy tính để chọn
biểu tượng của bài học hoặc trò chơi.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận
chính của máy tính.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên
các phương tiện thông tin đại chúng như: báo

GV: Nguyễn Biên Cương

+ Có.
+ Có.

+ Có
- Lắng nghe.
- Ghi bài, nhớ

- Một vài học sinh trả lời:
+ Hai loại: máy tính để bàn và máy
tính xách tay.
+ Màn hình, phần thân máy, chuột,
bàn phím.
- Lắng nghe và ghi bài vào vở.
- Lắng nghe, ghi bài vào vở.

Lắng nghe, ghi bài vào vở.

- HS lắng nghe, ghi chép, nhớ

Cùng học Tin Học - Quyển 1

2


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

chí, sách tin học, ...
- Về nhà xem trước phần 2 “Làm việc với
máy tính”

GV: Nguyễn Biên Cương


- HS lắng nghe, nhớ, làm bài tập

Cùng học Tin Học - Quyển 1

3


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 1- Tiết 2

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (tt)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế
ngồi, bố trí ánh sáng
2. Kỹ năng: Biết cách bật tắt máy đúng quy định
3. Thái độ: Tạo cho học sinh sự thích thú, tò mò
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính, bàn phím, chuột..., tranh ảnh về
các bộ phận chính của máy tính
- Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’ 1. Ổn định lớp:

5’ 2. Bài cũ: Em hãy cho Thầy biết có mấy loại - 2 học sinh lên bảng trả lời
máy tính thường thấy? Kể tên?
Máy tính gồm mấy bộ phận quan trọng? Kể
tên?
Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời
Giáo viên nhận xét ghi điểm
25’ 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Người bạn
mới của em (tt)
Làm việc với máy tính
a) Bật máy: Máy tính được nối với nguồn điện - HS lắng nghe
để có thể hoạt động được.
- Để bật máy tính em thực hiện 2 thao tác:
+ Bật công tắc màn hình
+ Bật công tắc trên thân máy tính
(Lưu ý: 1 số MT có 1 công tắc chung cho thân
máy và màn hình (laptop)).
- HS thực hành, bật máy
- Yêu cầu HS bật máy
b) - Tư thế ngồi học.
GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

4


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016


- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt
- Lượng ánh sáng dùng để học.
ngang tầm của bàn phím.
- Đặt máy tính nơi có đủ ánh sáng
(ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt
- Khi không làm việc, ta nên tắt máy tính: hay vào màn hình..)
vào Start, chọn Turn Off Computer, sau đó - Học sinh lắng nghe và ghi vở.
chọn Turn off.
c) Hướng dẫn cho học sinh làm một số bài tập
Cho một số bài tập:
* Bài tập 1: Điền Đ/S
- Máy tính giúp em làm toán, học vẽ

- Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè.

- Có nhiều loại máy tính khác nhau.
- Em không thể chơi trò chơi trên máy tính. - Đ
* Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ - S

4’

trống (về nhà)
- Màn hình máy tính có cấu tạo và hình
dạng giống như ...............
- Người ta coi ............. là bộ não của máy
tính.
- Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra
trên ....................
- Em điều khiển máy tính bằng ...........
4. Củng cố - Dặn dò:

- Chú ý tư thế và lượng ánh sáng cần thiết khi
làm việc với máy tính.
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới bài
2 : “Thông tin xung quanh ta”

GV: Nguyễn Biên Cương

- Màn hình ti vi
- Bộ xử lý
- Màn hình
- Chuột
- Lắng nghe.

Cùng học Tin Học - Quyển 1

5


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 2 - Tiết 3

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận thức được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau
- Nhận thức được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu

khác nhau cho các mục đích khác nhau
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau
3. Thái độ: Tính nhạy cảm với các loại thông tin
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
1’ 1. Ổn định lớp
5’ 2. Bài cũ:
- Trình bày các bộ phận của máy tính?
- Cách mở máy? Tắt máy?
Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời ( ở dưới cả lớp
dùng bảng con cùng làm)
Gọi HS nhận xét. Giáo viên nhận xét ghi điểm
25’ 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Tình huống: Khi An nói chuyện với Hoa:
“Bạn được 8 điểm môn tin học đó” như vậy
Hoa đã biết gì từ An? Gọi HS trả lời
- Như vậy thì Hoa đã nhận được một thông tin
từ An là mình được 8 điểm môn tin. Như ta đã
biết hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều
dạng thông tin khác nhau. Có 3 loại thông tin
thường gặp: văn bản, âm thanh và hình ảnh

GV: Nguyễn Biên Cương

Hoạt động của học sinh


- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS trả lời

- Lắng nghe

Cùng học Tin Học - Quyển 1

6


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

4’

Năm học: 2015-2016

* Thông tin dạng văn bản
- Câu hỏi: Một câu chuyện trong sách giáo
khoa chứa đựng thông tin ở dạng thông tin gì?
Gọi hs trả lời
Gọi hs nhận xét? GV nhận xét?
- Theo em thông tin dạng văn bản gồm có
những gì? Gọi hs trả lời
- GV nhận xét. Vậy sách giáo khoa, truyện
tranh, báo chí và cả những tấm bia cổ… chứa
đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số).
- Hướng dẫn HS quan sát H11/SGK: Cho ta
biết thông tin gì? (Đưa ra một vài ví dụ về

dạng văn bản)
- Các em hãy quan sát ở trong lớp mình có
dạng thông tin văn bản không? Dạng thông tin
văn bản mà em đưa ra cho chúng ta biết được
những thông tin gì?
Gọi hs nhận xét? GV nhận xét, bổ sung?
* Thông tin dạng âm thanh
- Khi nghe tiếng trống trường, tiếng xe cứu
thương cho chúng ta biết điều gì?
Gọi hs nhận xét
GV nhận xét (khi nghe tiếng trống trường cho
biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc.
Tiếng xe cứu thương cho ta biết việc khẩn
cấp)
Khi nghe tiếng trống trường, tiếng xe cứu
thương cho ta biết thông tin dạng âm thanh.
- Yêu cầu hs cho 1 số ví dụ về dạng thông tin
âm thanh? (khi ta nói chuyện, em bé khóc,
tiếng gà gáy...)
GV nhận xét, giải thích ví dụ
4. Củng cố dặn dò:

GV: Nguyễn Biên Cương

- HS trả lời: dạng văn bản

- HS trả lời: chữ và số
- HS lắng nghe
- HS quan sát trả lời


- HS quan sát trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe và ghi chép
- HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi chép
- HS cho ví dụ

Cùng học Tin Học - Quyển 1

7


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

- Hệ thống lại kiến thức vừa học
- HS lắng nghe
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và xem trước phần “thông tin - Lắng nghe, ghi bài tập về nhà
dạng hình ảnh”

GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

8



Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 2 - Tiết 4

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận thức được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau
- Nhận thức được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu
khác nhau cho các mục đích khác nhau
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau
3. Thái độ: Tính nhạy cảm với các loại thông tin
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
1’ 1. Ổn định lớp
5’ 2. Bài cũ:
Em hãy cho cô biết có mấy dạng thông tin mà
chúng ta thường gặp? Cho ví dụ về dạng
thông tin âm thanh?
Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời

Gọi HS nhận xét. Giáo viên nhận xét ghi điểm
25’ 3. Bài mới:
* Thông tin dạng hình ảnh
- Hướng dẫn HS quan sát hình 13,14,15,16
(SGK/13)
- Em hãy cho cô biết những bức tranh đó giúp
cho ta biết thông tin gì?

GV: Nguyễn Biên Cương

Hoạt động của học sinh

- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời

- Lắng nghe

- HS quan sát
- HS trả lời:
*H13 đèn xanh, đỏ
*H14 biển báo có trường học
*H15 cấm đổ rác
*H16 nơi ưu tiên cho người khuyết

Cùng học Tin Học - Quyển 1

9


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ


4’

Năm học: 2015-2016

- Yêu cầu hs cho ví dụ về thông tin hình ảnh?
(bức tranh vẽ, bản đồ, biển báo giao thông...)
*Kết luận: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử
dụng được 3 dạng thông tin trên
Bài tập:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập B3, B4
sgk/14. Gọi 1 vài em trả lời
- GV hd bài tập B5, B6 sgk/15. Chia lớp thành
4 nhóm, yc HS làm theo đội, xong mỗi đội cử
đại diện 1 bạn lên bảng ghi đáp án bài làm.
Đội nào chiến thắng tuyên dương và ngược lại
phê bình.
- GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống lại kiến thức vừa học
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và xem trước bài mới “Bàn
phím máy tính”

GV: Nguyễn Biên Cương

tật
- HS cho ví dụ
- Lắng nghe, ghi chép

- HS lắng nghe GV hd, trả lời

- HS lắng nghe, chia lớp thành 4 đội
theo sự hd của GV. Làm bài theo đội

- HS lắng nghe
- Lắng nghe, ghi bài tập về nhà

Cùng học Tin Học - Quyển 1

10


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 3 - Tiết 5, 6

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH (tiết 1,2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Làm quen với bàn phím
- Nhớ được sơ đồ bàn phím
2. Kỹ năng:nhận biết
- Bàn phím là bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính
- Được khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú học môn mới cho học sinh
- Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy
II. Đồ dùng dạy học:

-Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính thật, các tài liệu tin học
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
2’
5’

Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Em hãy cho cô biết có mấy dạng
thông tin mà chúng ta thường gặp? Kể tên các
dạng thông tin đó? Cho ví dụ?
Gọi 2 hs lên trả bài
GV nhận xét câu trả lời, ghi điểm
3. Bài mới
4’ Giới thiệu bài: Ở bài trước, chúng ta đã làm
quen với các bộ phận của máy tính. Đến bài
này, các em sẽ tiếp tục làm quen với một số
bộ phận của máy tính. Đó là: “Bàn phím máy
tính”. Bàn phím máy tính gồm nhiều phím khi
gõ các phím ta gửi ký hiệu vào máy tính
5’ Bàn phím: Làm quen với bàn phím máy tính
- Y/c HS quan sát H19 (SGK/16)
- Giới thiệu bàn phím máy tính gồm có khu
vực chính và các phím mũi tên
- Y/c HS chỉ lại khu vực chính và các phím
mũi tên
37’ Khu vực chính của bàn phím

GV: Nguyễn Biên Cương


Hoạt động của học sinh

- HS trả lời

- HS quan sát
- HS quan sát, lắng nghe, nhớ
- HS trả lời trên máy tính thật

Cùng học Tin Học - Quyển 1

11


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

- Hướng dẫn HS quan sát hình 20 (SGK/16)
- Giới thiệu khu vực chính của bàn phím gồm:
Hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím
dưới, hàng phím số, phím cách.
- GV chỉ dẫn để học sinh xác định các hàng
phím trong khu vực chính của bàn phím.
- Hỏi: nhìn vào khu vực chính của bàn phím
gồm mấy hàng phím.
- Y/c hs trả lời
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét (gồm các hàng phím cơ sở,
hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím

số)
a) Hàng phím cơ sở
(Là hàng phím thứ ba tính từ dưới lên. Hàng
này gồm có các phím: A, S, D, F, G, H, J, K,
L, ;, :, ", ')
- Trên hàng phím cơ sở có hai phím F và phím
J có gì khác so với các phím khác
- GV nhận xét (trên hàng phím cơ sở hai phím
có gai F và J. Hai phím này làm mốc cho việc
đặt đặt các ngón tay gõ phím)
b) Hàng phím trên
(Là hàng phím ở trên hàng phím cơ sở. Gồm
các phím: Q, W, E, R, T, Y, U, I, O, P, [, {, ],
})
- Y/c hs đọc tên các phím ở hàng phím trên
- GV nhận xét và chỉ lại các phím hàng trên
cho hs quan sát
c) Hàng phím dưới
(Là hàng phím ở dưới hàng phím cơ sở, hàng
thứ 2 từ dưới lên, gồm các phím: (Z, X, C, V,
B, N, M, ,, <, ., >, ?, /)
- Y/c hs đọc tên các phím ở hàng phím dưới
- GV nhận xét và chỉ lại các phím hàng trên
cho hs quan sát
d) Hàng phím số: Hàng phím trên cùng của
khu vực chính gồm các phím: (1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 0, _, -, =, +)
e) Hàng dưới cùng có một phím dài nhất
GV: Nguyễn Biên Cương


- HS quan sát
- HS chú ý, lắng nghe, ghi chép

- HS lắng nghe và làm theo chỉ dẫn
của GV

- HS trả lời: gồm có 4 hàng phím
- HS nhận xét

- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài, nhớ

- HS đọc
- HS quan sát, lắng nghe

- HS đọc
- HS quan sát, lắng nghe

Cùng học Tin Học - Quyển 1

12


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

3’
9’

5’


Năm học: 2015-2016

gọi là phím cách
- Y/c HS nhắc lại các khu vực chính của bàn
phím
- GV yc HS khởi động máy tính, thực hành sử
dụng bàn phím
Bài tập: Yc HS nêu yc bài tập B4/19
GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm đại
diện lên bảng ghi lại đáp án, nhóm nào nhanh
nhất sẽ là đội chiến thắng.
- GV gọi HS nhận xét đáp án, nhận xét các
nhóm, tuyên dương, phê bình
4. Củng cố, dặn dò
- Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng
phím? Hàng phím cơ sở có gì đặc biệt?

- HS trả lời
- HS thực hành

- Các nhóm thực hiện nghiêm túc

- Lắng nghe

- HS trả lời: Gồm các hàng phím:
cơ sở, trên, dưới, số. Có hai phím
có gai F và J
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập trang 18, 19 - HS ghi bài tập về nhà
SGK, xem trước bài 4:chuột bàn phím


GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

13


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 4 - Tiết 7

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 4: CHUỘT MÁY TÍNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh làm quen với thiết bị phổ biến là chuột
- Biết được hình dáng và cấu tạo của chuột
- Biết cách cầm chuột, biết thao tác sử dụng chuột: di chuyển, nhắp chuột…
- Phân biệt được nút trái chuột, nút phải chuột
- Tạo hứng thú học môn mới cho HS, rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, tranh ảnh, chuột máy tính thật
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ
(4’)
Câu hỏi:
- Hãy kể tên khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào?

- Hàng phím cơ sở gồm những phím nào? hãy chỉ ra 2 phím có gai?
Đáp án:
- Gồm: hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số.
- Hàng phím cơ sở: A, S, D, F, G, H, J, K, L, ;, :, ", '. Hai phím có gai: F và J
GV nhận xét.
3. Bài mới (26’)
TG
3’

7’

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, chúng ta đã
được làm quen và tìm hiểu một bộ phận của
máy tính đó là bàn phím. Hôm nay, cô và các
em sẽ cùng nhau làm quen tiếp một bộ phận
không kém phần quan trọng, đó chính là
chuột máy tính. Để hiểu hơn về tác dụng của
chuột máy tính ta đi vào bài học hôm nay
“chuột máy tính”
1. Chuột máy tính
- Y/c HS trình bày hiểu biết của mình về - HS thảo luận trả lời
chuột MT?
- Gv nhận xét
- HS lắng nghe
- Theo em chuột MT có tác dụng gì?
- HS trả lời : điều khiển MT

GV: Nguyễn Biên Cương


Cùng học Tin Học - Quyển 1

14


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

16’

Năm học: 2015-2016

- HS nhận xét
- GV nhận xét (Chuột MT giúp em điều khiển
MT được thuận tiện và nhanh chóng)
YC HS nhắc lại
- GV giới thiệu chuột MT thật, và chỉ cho HS
thấy hình dạng, cấu tạo của chuột MT (Mặt
trên của chuột thường có 2 nút: nút trái và nút
phải). Mỗi khi em nhấn nút, tín hiệu điều
khiển sẽ được chuyển cho MT
2. Sử dụng chuột : cầm chuột và di chuyển
chuột trên một mặt phẳng
a. Cách cầm chuột:
- Y/c HS quan sát H23 (SGK/20) để biết cách
cầm chuột
- Theo em cách để tay trên chuột Mt như thế
nào?
HS nhận xét
GV nhận xét: (Đặt úp bàn tay phải lên chuột,

ngón trỏ đặt vào nút trái của chuột, ngón giữa
đặt vào nút phải của chuột . Ngón cái và các
ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột)
- GV làm mẫu, sau đó Yc HS nhắc lại cách
cầm chuột và cầm chuột cho cả lớp xem
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét
b. Con trỏ chuột:
- GV giới thiệu trên màn hình ta thấy có hình
mũi tên. Mỗi khi thay đổi vị trí của chuột thì
hình mũi tên cũng di chuyển theo. Mũi tên đó
chính là con trỏ chuột
- GV giới thiệu con trỏ chuột có nhiều dạng
khác nhau:

,

,

,

,

,

- HS lắng nghe, nhớ lại và trả lời

- HS quan sát, lắng nghe, ghi chép

- HS quan sát
- HS trả lời


- HS lắng nghe, ghi chép, nhớ

- HS nhắc lại, thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi chép

- HS lắng nghe, nhớ, ghi chép

,…

4. Củng cố dặn dò (4’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách cầm chuột
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau thực hành với các thao tác sử dụng chuột với máy tính

GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

15


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 4 - Tiết 8

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

Bài 4: CHUỘT MÁY TÍNH (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
- Biết thao tác chuột thành thạo trong khi di chuyển, nháy chuột…
- Phân biệt được nút trái chuột, nút phải chuột
- Tạo hứng thú học môn mới cho HS, rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ
(4’)
Câu hỏi: Trình bày cách cầm chuột đúng cách, thực hiện với chuột máy tính?
Gọi 2 HS trả lời. GV nhận xét.
3. Bài mới (26’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’ c. Các thao tác sử dụng chuột:
Gồm có 4 thao tác sử dụng chuột
- GV thực hành lần lượt từng thao tác: di - HS quan sát, nhớ
chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột,
kéo thả chuột
- Y/c hs lên thực hành lại các thao tác
- HS thực hành
- HS nhận xét
- HS nx
- GV nhận xét phê bình, khen ngợi
- Lắng nghe
6’ *Bài tập:

- GV gọi HS nêu yc đề bài tập/22. GV nhắc - HS nêu yc bài tập
lại yc
- Chia lớp làm 4 nhóm làm bài tập, mỗi nhóm - Lắng nghe
đại diện 1 thành viên trình bày đáp án. Nhóm
nào nhanh, đúng sẽ là nhóm chiến thắng
- YC các nhóm làm bài tập
- Các nhóm thảo luận, làm bài
- GV quan sát, nhận xét các nhóm
- Lắng nghe
12’ 3. Thực hành:
GV: Sắp xếp HS vào vị trí thực hành
- HS ngồi vào vị trí
Gv đưa ra yêu cầu thực hành ở SGK
- GV làm mẫu cho HS quan sát thực hành
- HS quan sát
- Yc học sinh thực hành với chuột máy tính
- HS thực hành
GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

16


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

- Giám sát việc thực hành của HS và giúp đỡ - HS thực hành
học sinh thực hành

- Gv nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố - Dặn dò: (4’)
- Thực hành lại cho học sinh quan sát và nêu ra một số lỗi của học sinh trong quá
trình thực hành.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học lại bài và xem trước bài mới: Máy tính trong đời sống

GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

17


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 5 - Tiết 9

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 5: MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội
2. Kỹ năng: Nhận biết được tính hữu ích của máy tính
3. Thái độ: HS yêu thích môn học hơn, thích khám phá lợi ích mà máy tính mang lại
cho con người
II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: SGK, giáo án, một số tranh, ảnh nói về ứng dụng của máy tính trong
cuộc sống.
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ:
(4’)
- Câu hỏi: Trình bày cách cầm chuột và thao tác sử dụng chuột?
- GV gọi một HS trả lời, sau đó gọi hs1, hs2 nhận xét. GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
TG
26’

Hoạt động của giáo viên
Giới thiệu bài:
- Ở bài 1 chúng ta đã biết máy tính có thể
giúp các em làm những việc gì?
- GV nhận xét
- Ngoài việc giúp các em học bài, tìm hiều thế
giới xung quanh, liên lạc với bạn bè, chơi trò
chơi…thì máy tính còn có có thể làm gì nữa?
Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay
để chúng ta biết rõ hơn về vai trò to lớn của
máy tính trong đời sống như thế nào nhé.
Chúng ta vào
“Bài 5: Máy tính trong đời sống”
1. Trong gia đình
- Con người chúng ta hoạt động được là nhờ

GV: Nguyễn Biên Cương


Hoạt động của học sinh
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe

- HS trả lời: bộ não

Cùng học Tin Học - Quyển 1

18


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

có gì?
- Máy tính hoạt động được là nhờ có gì?
- HS trả lời: bộ xử lý
HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận
(MT hoạt động được là nhờ có bộ xử lý.
Không chỉ có máy tính mà trong gia đình
chúng ta có rất nhiều thiết bị có bộ xử lý
giống như máy tính.)
- Gọi HS cho ví dụ về các thiết bị có bộ xử lý - HS cho ví dụ: Máy giặt, Ti vi,
trong nhà của mình?
đồng hồ, máy điều hoà, tủ lạnh…
- HS nhận xét. GV nhận xét, kết luận các ví
dụ (Đó là những thiết bị trong gia đình có bộ

xử lý hay có những chương trình để điều
khiển giống như máy tính.)
- Tiếp theo chúng ta sẽ sang phần 2
2. Trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện
- Trong các cơ quan, cửa hàng em thấy người
ta thường dùng máy tính để làm gì?
- HS nhận xét. GV nhận xét, kết luận
(Soạn và in văn bản, mượn sách ở thư viện,
quản lý lương và nhân sự, bán vé máy bay, rút
tiền tự động… Ở một số nước có hệ thống
bán đồ ăn tự động ở các nơi công cộng: các
em có thể mua sữa, nước ở những nơi công
cộng. Trong các siêu thị có hệ thống thang
máy, hệ thống thanh toán và in các hoá đơn
cho khách hàng, đó cũng là những ứng dụng
rất có ích của máy tính.
- Y/c hs quan sát hình 25 SGK/24
(Có rất nhiều thiết bị có gắn bộ xử lý để theo
dõi tình trạng bệnh nhân như máy đo huyết
áp, đo nhịp tim….)
- Như vậy nhờ có máy tính, công việc trở nên

GV: Nguyễn Biên Cương

- HS lắng nghe, ghi bài

- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài

- HS quan sát


- HS trả lời: Nhờ có máy tính nên

Cùng học Tin Học - Quyển 1

19


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

như thế nào?

rất nhiều công việc được thực hiện
nhanh chóng và chính xác

- GV nhận xét và chốt lại
(Vậy máy tính có rất nhiều ứng dụng trong cơ
quan, cửa hàng, bệnh viện)
Tiếp theo chúng ta sang phần 3 để tìm hiểu
máy tính trong phòng nghiên cứu, nhà máy.
3. Trong phòng nghiên cứu, nhà máy
- Để tạo 1 mẫu ô tô mới, người ta có thể vẽ
các bộ phận và lắp ghép chúng thành chiếc xe
trên MT. Mẫu ô tô cuối cùng cũng được kiểm
tra bằng MT
- Việc làm này có tiết kiệm nhiều thời gian và
nguyên vật liệu cho sản xuất không?
- GV nhận xét (Làm như vậy người ta tiết

kiệm được rất nhiều thời gian và vật liệu
trong sản xuất)
- Ở bài 1 chúng ta đã biết máy tính giúp
chúng ta tìm hiểu thế giới xung quanh, liên
lạc với bạn bè. Máy tính làm được như vậy là
nhờ có gì?
- GV nhận xét: máy tính giúp chúng ta có thể
làm được như vậy là nhờ máy tính được kết
nối với mạng Internet. Vậy chúng ta sang
phần
4. Mạng máy tính
- Em có thể trình bày hiểu biết của mình về
mạng máy tính?
- Các máy tính trong mạng có thể trao đổi
thông tin với nhau không? Nếu có thì nó
giống như thiết bị liên lạc nào ở nhà?
- GV giới thiệu mạng Internet (Nhiều máy

- HS lắng nghe

GV: Nguyễn Biên Cương

- HS lắng nghe

- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài

- HS trả lời: mạng máy tính

- HS lắng nghe


- HS trả lời
- HS trả lời: có. Điện thoại

- HS lắng nghe, ghi bài

Cùng học Tin Học - Quyển 1

20


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

tính nối với nhau tạo thành mạng máy
tính(mạng lớn gọi là mạng internet). Nhờ có
mạng máy tính mà các em có thể tìm kiếm rất
nhiều thông tin, gửi và truyền thông tin một
cách nhanh chóng và chính xác.
4. Củng cố dặn dò (4’)
Nhắc lại toàn bộ kiến thức
Em hãy kể tên những thiết bị gắn bộ xử lý em biết (trong gia đình, ngoài đường, cơ
quan)?
Nhờ có máy tính, công việc trở nên như thế nào?
Về nhà các em đọc thêm bài đọc thêm để chúng ta thấy rõ hơn về ứng dụng của máy
tính.

GV: Nguyễn Biên Cương


Cùng học Tin Học - Quyển 1

21


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 5 - Tiết 10

Chương I: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra kiến thức tiếp thu được của học sinh trong toàn bộ chương I.
- Đánh giá các kỹ năng của học sinh như: sử dụng chuột, bàn phím.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, SGK, phòng máy, máy chiếu
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học:
TG
1’
4’

26’

4’

Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:
- Máy tính gồm mấy bộ phận quan trọng?
- Có mấy dạng thông tin mà chúng ta thường
gặp?
- Nêu cách cầm chuột đúng cách?
3. Bài mới:
- GV: Sắp xếp học sinh ngồi vào chỗ máy
thực hành
- GV yêu cầu hs thực hành ở SGK
- GV làm mẫu cho học sinh quan sát thực
hành
- GV cho học sinh thực hành
- GV giám sát việc thực hành của HS và giúp
đỡ học sinh thực hành
4. Củng cố dặn dò :
Hệ thống lại những kiến thức đã học
Về nhà xem trước chương 2 “Chơi cùng máy
tính”

GV: Nguyễn Biên Cương

Hoạt động của học sinh

- Học sinh trả lời

- HS làm theo sự sắp xếp của GV
- HS thực hành
- HS quan sát
- HS nghiêm túc thực hành
- Học sinh làm theo hướng dẫn của

giáo viên
HS lắng nghe

Cùng học Tin Học - Quyển 1

22


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016

Tuần 6 - Tiết 11

CHƯƠNG 2: CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
Bài 1: TRÒ CHƠI BLOCKS
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được trò chơi Blocks
- Biết cách dùng chuột
2. Kỹ năng:
- Biết vào trò chơi Blocks
- Biết cầm chuột và sử dụng chuột thành thạo, biết di chuyển chuột, nháy chuột
nhanh và đến đúng vị trí
- Luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được
- Phát triển tư duy logic
3. Thái độ: Hào hứng, thích thú học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy vi tính, máy chiếu, phần mềm trò chơi
Blocks

- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
(1’)
2. Bài cũ:
(4’)
- Em hãy kể tên những thiết bị gắn bộ xử lý mà em biết (trong gia đình, ngoài
đường phố, cơ quan)?
- Em hãy nêu các thao tác sử dụng chuột?
GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
(27’)
- Giới thiệu bài: Ở các bài trước, các em đã biết được một vài công dụng của máy
tính. Đến bài này, cô và các em sẽ cùng nhau làm quen một số trò chơi trên máy tính.
Đó là trò chơi “Blocks”.
Hoạt động của giáo viên

GV: Nguyễn Biên Cương

Hoạt động của học sinh

Cùng học Tin Học - Quyển 1

23


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ

Năm học: 2015-2016


1. Khởi động trò chơi
- GV hướng dẫn cách khởi động trò chơi
Blocks ?
(Các ô màu vàng là mặt sau của các hình vẽ.)
2. Quy tắc chơi
- GV yêu cầu: Hãy nháy chuột lên các ô màu
vàng để tìm ra cách chơi.
- GV nêu cách chơi: ( Khi nháy chuột lên một
ô vuông, hình vẽ sẽ được lật lên. Nếu lật được
hai ô liên tiếp có hình vẽ giống nhau, các ô
vuông này sẽ biến mất, ngược lại hai ô vuông
này không giống nhau thì khi lật ô vuông tiếp
theo thì hai ô vuông này sẽ úp lại như ban
đầu. Nhiệm vụ của các em là làm biến tất cả
các ô càng nhanh càng tốt. Vì vậy cần ghi nhớ
vị trí các hình đã lật)
- GV yêu cầu HS quan sát trong khi chơi,
những con số nào thay đổi ?
(Nếu các số này càng nhỏ thì em chơi càng
giỏi)
- GV hỏi làm sao biết khi nào kết thúc một
lượt chơi?
- GV hướng dẫn để bắt đầu một lượt chơi mới
ta nhấn phím F2, để thoát khỏi trò chơi ta
nhấn nút Close
- GV hướng dẫn cách nâng trò chơi lên mức
độ khó hơn hoặc giảm xuống mức dễ hơn:
(Vào mục Skill, chọn Big Board. Nếu muốn
mức độ dễ hơn, ta chọn Little Board.)


- HS lắng nghe, thực hiện: nháy đúp chuột
vào biểu tượng
trên màn hình

- HS thực hiện
- HS lắng nghe, ghi chép

- HS trả lời:
Time (thời gian) và Total Pairs Flipped
(tổng số cặp ô đã lật) ở phía dưới cửa sổ
- HS trả lời: là khi Time và Total Pairs
Flipped nhấp nháy phía dưới cửa sổ.
- HS lắng nghe, thực hiện

- HS lắng nghe, thực hiện

4. Củng cố dặn dò
(3’)
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh
- Về nhà làm bài tập trong SGK/33

GV: Nguyễn Biên Cương

Cùng học Tin Học - Quyển 1

24


Trường Tiểu học số 2 Tịnh Thọ


Năm học: 2015-2016

Tuần 6 - Tiết 12

CHƯƠNG 2: CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
Bài 1: TRÒ CHƠI BLOCKS (TT)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được trò chơi Blocks
- Biết cách dùng chuột
2. Kỹ năng:
- Biết vào trò chơi Blocks
- Biết cầm chuột và sử dụng chuột thành thạo, biết di chuyển chuột, nháy chuột
nhanh và đến đúng vị trí
- Luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được
- Phát triển tư duy logic
3. Thái độ: Hào hứng, thích thú học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy vi tính, máy chiếu, phần mềm trò chơi
Blocks
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
TG
1’
6’

Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
1 - Trò chơi Block giúp em điều gì?


2 - Nêu quy tắc chơi và thực hiện?

25’

3. Thực hành:
- GV hướng dẫn hs thực hành và quan sát .

GV: Nguyễn Biên Cương

Hoạt động của học sinh

1- Luyyện sử dụng chuột máy tính
và rèn luyện trí nhớ, Cách cầm
chuột, sử dụng chuột nhanh hơn.
2 - Nháy chuột lên ô vuông hình vẽ
lật lên. Nếu lật được liên tiếp hai ô
có hình vẽ giống nhau, các ô này sẽ
biến mất.
- HS thực hành..

- HS lắng nghe

Cùng học Tin Học - Quyển 1

25


×