Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.51 KB, 35 trang )

BÀI SOẠN GIẢNG:
PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

Qua nghiên cứu bài này cần nắm vững các nội dung sau:
1. Hiểu và phân tích được vị trí, tính chất của quan hệ phân phối cũng
như các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
2. Nắm được các hình thức thu nhập, nhất là tiền lương ở nước ta hiện
nay
Từ đó, lý giải vì sao trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta hiện nay lại
tồn tại nhiều hình thức phân phối.
-> Các hình thức phân phối ở nước ta có phù hợp không? Có tạo ra
được động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không?.
3. Nhận thức đúng những giải pháp cơ bản để từng bước thực hiện
công bằng trong phân phối.
-> Nhận thức rõ vấn đề lương thưởng
-> Trong điều kiện hiện nay chúng ta phải làm gì và làm như thế nào
để tiến tới công bằng xã hội.
B. BỐ CỤC VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN

I. Vị trí phân phối: 1 tiết
II. Các hình thức phân phối thu nhập quốc dân trong TKQĐ lên
CNXH ở Việt Nam: 2 tiết
III. Từng bước thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập: 1 tiết
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - T1 (Nxb Lý luận chính trị)
2. Giáo trình kinh tế - chính trị học Mác - Lênin (Hội đồng TW biên soạn)
3. Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác - Lênin trong TKQĐ lên CNXH


ở Việt Nam (Học viện Báo chí).
1


I. VỊ TRÍ CỦA PHÂN PHỐI

2


Trước khi đi vào phân tích vị trí
của phân phối, chúng ta cần hiểu qua
khái niệm phân phối.
- Đã có lúc chúng ta hiểu phân
phối là sự ban phát từ kho chung của
Nhà nước.
- Nhưng ở đây, phân phối có tính
chất khác:
+ Không phải nộp vào kho chung
của Nhà nước rồi chia ra.
+ Mà mỗi kiểu tổ chức sản xuất có
các hình thức phân phối tương ứng,
nó phục vụ cho mục đích của nền sản
xuất ấy mà suy đến cùng do QHSH
quyết định: Sở hữu nào thì phân phối
ấy.
- Vì: + Cùng với hoạt động kinh tế
thì lợi ích kinh tế nảy sinh. Phân phối
chính là tiền đề và là kết qủa của việc
sử dụng đến mức nào các nguồn tài
nguyên hữu hạn của mỗi quốc gia.

- Loài người đã trải qua các
phương thức sản xuất và mỗi phương
thức sản xuất có một hình thức phân
phối tương ứng với nó.
Theo nghĩa chung nhất, phân phối
được hiểu như sau:
* Khái niệm phân phối:
Phân phối là sự phân chia tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
3


thành những phần khác nhau phục vụ
cho mục đích sản xuất xã hội bao
gồm: phân phối tư liệu sản xuất, phân
phối cho tích luỹ và phân phối cho
tiêu dùng.
- Tổng SPXH = TLSX + TLTD
(c+v+m) (giá trị được tạo ra trước đó
và giá trị đang được tạo ra).
- Thu nhập quốc dân = v + m (giá
trị mới được tạo ra trong năm đó).
Biểu hiện:
+) Bằng thu nhập tiền lương
+) Tuỳ theo hình thái nhà tư bản:
lợi nhuận, lợi tức hay địa tô.
- Mục đích của nền sản xuất xã
hội: bất kỳ một phương thức sản xuất
nào cũng có một quy luật kinh tế cơ
bản chi phối mục đích của nền sản

xuất ấy.
Ví dụ:
+) TBCN: quy luật m là quy luật
kinh tế cơ bản chi phối nên mục đích
của nền sản xuất TBCN là m.
+) XHCN: thoả mãn tốt hơn nhu
cầu vật chất và tinh thần cho mọi
thành viên trong xã hội dựa trên cơ
sở khoa học - kỹ thuật hiện đại, năng
suất lao động của PTSX CSCN hơn
hẳn PTSX TBCN.

4


Từ đó, chúng ta thấy sản xuất vật
chất dựa trên QHSX nào thì quan hệ
phên phối là một mặt của QHSX ấy.
Vậy phân phối có vị trí như thế nào
trong QTSX, chúng ta hãy lần lượt
xem xét:
1. Phân phối là một khâu của
quá trình tái sản xuất xã hội.
- Phân phối là một khâu của QT
TSX:
SX -> PP -> TĐ -> TD
trong đó: PP, TĐ, TD thuộc lĩnh
vực lưu thông; còn sản xuất thuộc
lĩnh vực sản xuất
Bốn khâu này có mối quan hệ biện

chứng mật thiết, tác động qua lại
nhau, cụ thể:
+) Sản xuất là khâu giữ vai trò
quyết định số lượng và chất lượng
sản phẩm.
Sản xuất quyết định quy mô, trình
độ tiêu dùng vì chúng ta chỉ có thể
tiêu dùng cái chúng ta có.
Vậy chỉ có một cách để cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân là phát triển sản xuất tạo ra ngày
càng nhiều sản phẩm có chủng loại
phong phú, chất lượng cao.
+) Trước đây, chúng ta thiếu từ
cây kim, sợi chỉ...
5


+) Từ khi đổi mới, do sản xuất
phát triển nền kinh tế mở cửa, bây
giờ cái gì cũng có, đời sống nhân
dân được nâng lên rõ rệt
+ Phân phối do sản xuất định, song
phân phối không chỉ đơn thuần là kết
quả thụ động của sản xuất và trao đổi
mà như Ănghen nói “nó cũng tác
động trở lại đến sản xuất và trao
đổi”.
Sự tác động trở lại của phân phối
đối với sản xuất và trao đổi thể hiện

trên hai mặt:
- Tích cực: Phân phối tốt sẽ kích
thích sản xuất, tăng năng suất lao
động.
- Tiêu cực: Phân phối không tốt sẽ
kìm hãm sản xuất, làm đình trệ sản
xuất, mất động lực.
Tiêu dùng là mục đích của sản
xuất nên sản phẩm phải đưa đến tay
người tiêu dùng mới hoàn thành
QTSX.
2. Quan hệ phân phối là một mặt
của QHSX.
- QHSX có 3 mặt:
+ Quan hệ sở hữu
+ Quan hệ tổ chức, quản lý
+ Quan hệ phân phối
Ta biết sản xuất quyết định phân
6


phối, QHSX thế nào thì quan hệ phân
phối thế ấy mà QHSX phụ thuộc vào
quan hệ sở hữu. Do đó, quan hệ tổ
chức, quản lý và quan hệ phân phối
phụ thuộc vào quan hệ sở hữu. Quan
hệ sở hữu thế nào thì quan hệ phân
phối thế ấy.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp
nào nắm quyền chi phối tư liệu sản

xuất thì

giai cấp đó nắm quyền

phân phối, phân phối phục vụ cho
lợi ích của giai cấp cấp.
Mỗi phương thức có hình thức
phân phối tương ứng với nó, quan hệ
phân phối phản ánh bản chất của
quan hệ sản xuất, khi phương thức
sản xuất thay đổi thì QHSX thay đổi
và vì thế QHSX phải thay đổi.
- PTSX Cộng sản nguyên thuỷ ->
QHPP Cộng sản nguyên thuỷ - tất cả
là của chung (bình quân), tối thiểu vì
lực lượng sản xuất chưa phát triển.
- PTSX chiếm hữu nô lệ -> QHPP
chiếm hữu nô lệ phục vụ cho chủ nô,
vì lợi ích của chủ nô.
PTSX phong kiến -> QHPP phong
kiến vì lợi ích của địa chủ, qúy tộc.
- PTSX TBCN -> QHPP TBCN vì
lợi nhuận của nhà tư bản.
- PTSX CSCN -> qua 2 giai đoạn:
7


+ Thấp: CNXH đa dạng các hình
thức phân phối
+ Cao: CN cộng sản: phân phối

theo nhu cầu
* Sự giống và khác nhau của
QHPP qua các PTSX khác nhau
- Giống nhau:
+ Đều phải giành một phần cho
TSX
+ Dự trữ đề phòng các biến cố rủi
ro như: chiến tranh, thiên tai...
+ Chi cho các nhu cầu chung của
xã hội. ANQP, hành chính sự
nghiệp...
+ Phân phối theo lao động cho
người lao động.
- Khác nhau: ở tính chất, mục đích
của PTSX. Các PTSX khác nhau thì
tính chất, mục đích và phân phối
cũng khác nhau. Suy đến cùng, sự
khác nhau đó là do QHSH quyết
định.
+ Chế độ nô lệ: phân phối có lợi
cho chủ nô
+ Phong kiến: phân phối có lợi cho
quý tộc và địa chủ vì quyết định là sở
hữu về ruộng đất.

8


+ CNTB: phân phối phục vụ cho
giai cấp nắm TLSX là giai cấp tư

sản.
+ CSCN: Phấn đấu phân phối theo
nhu cầu.
II. CÁC HÌNH THỨC PHÂN PHỐI
THU NHẬP QUỐC DÂN TRONG
TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

* Tính tất yếu khách quan
Trong TKQĐ lên CNXH bỏ qua
chế độ TBCN ở nước ta hiện nay còn
tồn tại nhiều hình thức phân phối,
việc tồn tại nhiều hình thức phân
phối là một tất yếu khách quan vì bốn
lý do sau:
- Nước ta còn tồn tại nhiều hình
thức sở hữu về TLSX và các thành
phần kinh tế, ứng với mỗi TPKT là
những hình thức sở hữu khác nhau
cho nên, ứng với mỗi TPKT là một
hình thức phân phối thu nhập cá
nhân. Chừng nào còn tồn tại nhiều
hình thức sở hữu khác nhau thì sự
phân phối thu nhập chưa thực hiện
theo một hình thức thống nhất được.
- Nền kinh tế nước ta còn tồn tại
nhiều phương thức kinh doanh, mỗi
thành phần kinh tế lại có một phương
thức kinh doanh riêng.

9



Ví dụ: TPKT Nhà nước dựa trên
chế độ công hữu về TLSX cũng có
những hình thức kinh doanh khác
nhau.
+) Có doanh nghiệp vì mục tiêu
công ích
+) Có doanh nghiệp vì mục tiêu lợi
nhuận
Nên hình thành các hình thức phân
phối thu nhập cá nhân khác nhau.
- Do cơ chế thị trường đòi hỏi:
+) Trước đây, trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, Nhà nước là cơ
quan trực tiếp phân phối các yếu tố
sản xuất.
+) Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thì việc điều phối các yếu tố sản xuất
vừa do Nhà nước điều tiết, vừa do thị
trường thực hiện thông qua thị trường
tư liệu sản xuất, thị trường chứng
khoán... mà nó điều phối vốn, lao
động, tư liệu sản xuất...

cho quá

trình sản xuất kinh doanh của mọi
thành phần kinh tế. Điều đó cũng góp

phần tạo ra nhiều hình thức thu nhập.
- Do xuất phát từ bản chất của chế
độ XHCN. Nền kinh tế nước ta là
nền kinh tế thị trường định hướng

10


XHCN phải vừa tuân thủ đặc trưng
của nền kinh tế thị trường, phải vừa
tuân thủ theo những nguyên tắc cơ
bản của CNXH. Do đó, tồn tại nhiều
hình thức phân phối thu nhập nhằm
phát triển kinh tế - xã hội và thực
hiện công bằng xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng
định: “thực hiện nhiều hình thức
phân phối theo kết quả kinh tế là chủ
yếu, đồng thời dựa trên mức đóng
góp nguồn lực khác vào kết quả kinh
doanh và phân phối qua phúc lợi xã
hội”.
Dựa trên tinh thần đó và qua giáo
trình trung cấp, các nhà biên soạn đã
chia ra làm 6 hình thức phân phối:
1. Phân phối theo lao động
2. Phân phối theo lao động với
phân phối theo quyền sở hữu ở
những đơn vị kinh tế bậc thấp.
3. Phân phối trong TPKT cá thể,

tiểu chủ.
4. Phân phối trong TPKT TBTN
5. Phân phối trong TPKT TBNN
6. Phân phối qua các quỹ phúc lợi
xã hội.
Bây giờ, chúng ta lần lượt phân
tích từng hình thức phân phối.
1. Phân phối theo lao động
11


- Trước đây, chúng ta cho rằng quy
luật phân phối là quy luật riêng của
CNXH. Đây là một sự ngộ nhận,
không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm
làm ra đều thuộc về người lao động.
- Trong tác phẩm “phê phán cương
lĩnh Gôta”, Lát xan cho rằng: “sản
phẩm phải toàn vẹn thuộc về người
lao động”, nghĩa là làm ra bao nhiêu
được hưởng bấy nhiêu.
Nghe thì rất hay ho về câu chữ,
nhưng thực chất đây là một khẩu hiệu
mị dân, không thể thực hiện được.
- Và Mác đã đưa ra sơ đồ chứng
minh cho luận điểm của mình.
TSPXH:
Bù đắp các TLSX đã hao phí
Tích luỹ tái sản xuất mở rộng
Dự trữ đề phòng thiên tai

Tiêu dùng xã hội phụ thuộc
vào mức thu nhập có thể sử dụng
được của xã hội. Các khoản tiêu dùng
cho:
Chi phí cho an ninh, quốc phòng.
Quỹ mở rộng phúc lợi công cộng
Quỹ bảo hiểm xã hội
Phân phối theo lao động: thoả
mãn tiêu dùng cho cá nhân người lao
động.

12


Sơ đồ trên vừa khách quan, vừa
khoa học, nó vừa đảm bảo tái sản
xuất xã hội xã hội, vừa đảm bảo tái
sản xuất sức lao động.
Vậy phân phối theo lao động có
thể hiểu như sau:
a. Khái niệm:
Phân phối theo lao động là sự phân
phối cho tiêu dùng cá nhân căn cứ
vào số lượng và chất lượng lao động
của từng người đã đóng góp tạo nên
sản phẩm xã hội.
- Số lượng: làm nhiều hưởng ít
- Chất lượng: căn cứ vào trình độ
lao động và mức độ khó khăn phức
tạp của lao động.

Ví dụ: lao động ở những ngành
độc hại hay vùng khó khăn; vùng sâu
xa sẽ được phân phối một cách thích
hợp.
b. Tính tất yếu khách quan:
Nước ta hiện nay, việc thực hiện
phân phối theo lao động là tất yếu
khách quan vì 3 lý do sau:
- LLSX chưa phát triển
Nghĩa là LLSX chưa phát triển
đến mức có đủ sản phẩm để phân
phối theo nhu cầu.
Nước ta là một nước nông nghiệp
lạc hậu, có nền sản xuất nhỏ đi lên
CNXH bỏ qua CNTB nên LLSX phát

13


triển chưa cao. Công cụ chủ yếu là
thủ công, năng suất thấp. Do đó,
phân phối theo lao động là tất yếu.
- Để có thể phấn đấu phân phối
theo nhu cầu thì phải phát triển sản
xuất tạo ra nhiều sản phẩm nếu
không thì chỉ là chia đều cái nghèo,
chúng ta chỉ có thể phân phối cái
chúng ta có như Mác đã nói:
“Quyền được hưởng không bao
giờ vượt qua trình độ phát triển của

LLSX và trạng thái văn minh hiện
có”.
- Sự khác biệt về tính chất và trình
độ lao động.
Nước ta hiện nay có nhiều loại lao
động: lao động chân tay, lao động trí
óc, lao động giản đơn, lao động phức
tạp, lao động trong điều kiện bình
thường, lao động trong điều kiện
khắc nghiệt... Chính sự khác biệt đó
dẫn đến mỗi người có một sự cống
hiến khác nhau. Do đó, phải căn cứ
vào mức độ cống hiến cho xã hội để
phân phối tức phải phân phối theo lao
động. Nếu làm như vậy sẽ không rơi
vào chủ nghĩa bình quân, tạo ra động
lực kích thích sản xuất phát triển,
người lao động không cảm thấy bị
thiệt thòi.
14


- Lao động còn là phương tiện để
kiếm sống
Ở nước ta hiện nay:
+) Lao động chưa trở thành một
nhu cầu của cuộc sống mà là một
phương tiện để kiếm sống.
+ Còn tư tưởng coi khinh lao động,
muốn làm ít hưởng nhiều, so bì nghĩa

cống hiến và hưởng thụ.
Trong điều kiện như vậy, phải
phân phối theo lao động thì nới làm
cho mọi người hăng hái lao động
cũng như khắc phục tàn dư của xã
hội cũ.
Phân phối theo lao động là tất yếu
khách quan. Vậy người ta căn cứ vào
những yếu tố nào để phân chia,
chúng ta chuyển sang phần c.
c. Những căn cứ để phân phối
theo lao động: 5 căn cứ
Để tránh tình trạng phân phối
không công bằng, làm ít hưởng
nhiều. Khi phân phối theo lao động,
người ta căn cứ vào 5 tiêu thức sau:
- Số lao động được đo bằng:
+) Thời gian lao động
+) Hay số sản phẩm làm ra
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của
ngành nghề mà người ta có thể căn
cứ theo thời gian lao động hay số
lượng sản phẩm làm ra để phân phối.
15


+) Thời gian lao động: ngày, tuần,
tháng
+ Số lượng sản phẩm: sản phẩm
làm ra ngày càng nhiều thì được phân

phối ngày càng nhiều.
- Chất lượng lao động thể hiện:
+) Trình độ lao động
+) Chất lượng sản phẩm làm ra
Như Mác nói: “Trong cùng một
khoảng thời gian thì lao động phức
tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn, lao động phức tạp là
bội số của lao động giản đơn”.
Để kích thích người lao động nâng
cao trình độ tay nghề phải trả lương
cao hơn cho những lao động làm việc
ở các lĩnh vực có trình độ cao.
- Điều kiện và môi trường lao
động: lao động nặng nhọc, lao động
trong hầm mỏ, độc hại...
Những lao động trong môi trường
nguy hiểm, độc hại, khó khăn hay
vùng sâu xa thì mức phân phối phải
cao hơn so với những người lao động
trong điều kiện bình thường thông
qua các khoản phụ cấp rủi ro, những
ưu đãi khác như: nhà ở, vay tiền...
- Tính chất của lao động: mức độ
khẩn trương hay bình thường của lao
động.
- Ngoài ra, đối với các ngành nghề
16



mà Nhà nước cần khuyến khích
(ngành mới, lĩnh vực mới...) thì Nhà
nước cũng sẽ có chính sách phân
phối ưu tiên hơn.
*) Các hình thức phân phối theo
lao động:
- Tiền lương (khu vực kinh tế Nhà
nước)
- Tiền thưởng
- Tiền công (TPKT ngoài Nhà nước)
- Tiền phụ cấp.
d. Ưu điểm và hạn chế của phân
phối theo lao động:
* Ưu điểm: 3 ưu điểm
- Thúc đẩy nâng cao tinh thần
trách nhiệm, nâng cao năng suất lao
động, củng cố kỷ luật lao động.
- Thúc đẩy nâng cao trình độ tay
nghề, trình độ chuyên môn, thu hẹp
khoảng cách giữ lao động trí óc và
lao động chân tay.
Lao động có trình độ khác nhau thì
phân phối khác nhau, khắc phục chủ
yếu bình quân. Do đó, để nâng cao
thu nhập buộc mọi người phải nâng
cao trình độ và tự hoàn thiện.
- Góp phần nâng cao đời sống vật
chất cho người lao động, vừa đảm
bảo tính tái sản xuất SLĐ, vừa tạo
điều kiện cho người lao động phát

17


triển toàn diện,
=> Đây là hình thức phân phối tiến
bộ nhất trong lịch sử.
* Hạn chế: 3 hạn chế
- Bình đẳng trong khuôn khổ pháp
quyền tư sản nghĩa là vẫn còn bao
hàm sự bất bình đẳng. Vì người lao
động

có tay nghề khác nhau, có

cường độ lao động khác nhau, có thái
độ lao động khác nhau, có hoàn cảnh
khác nhau... nên dẫn đến thu nhập
khác nhau và do đó người này vẫn
giàu hơn người kia.
- Xác định kết quả lao động là vấn
đề khó (đặc biệt là làm việc hành
chính).
- Không xuất phát từ giá cả sức lao
động nên còn mang ý nghĩa bình
quân.
Phân phối theo lao động còn có
những hạn chế nhưng đó là những
hạn chế không thể tránh khỏi trong
giai đoạn của XHCSCN.
Chỉ khi nào của cải tuôn ra dồi dào

như Mác nói thì chúng ta mới có thể
thực hiện phân phối theo nhu cầu và
chỉ khi đó mới có sự bình đẳng thực
sự.
2. Kết hợp phân phối theo lao
động với phân phối theo quyền sở
18


hữu ở những đơn vị kinh tế tập thể
bậc thấp
Kinh tế tập thể là hình thức liên
kết tự nguyện của người lao động
nhằm kết hợp sức mạnh của từng
thành viên với sức mạnh tập thể để
giải quyết những vấn đề của sản xuất
kinh doanh.
- Hình thức tổ chức:
+) Đóng góp cổ phần
+) Tham gia lao động
- Hình thức phân phối:
+) Kết quả lao động của thành viên
+) Theo cổ phần dưới hình thức lợi
tức.
3. Phân phối theo TPTK cá thể,
tiểu chủ
- Đây là hình thức sở hữu nhỏ về
TLSX.
Ở TPKT này, người lao động vừa
là chủ sở hữu TLSX, vừa là chủ sứ

lao động, người lao động trực tiếp kết
hợp sức lao động với tư liệu sản xuất
nên họ làm chủ kết quả sản xuất.
* Phân phối phụ thuộc vào:
+) Sở hữu tư liệu sản xuất
+) Vấn đề đầu tư sản xuất
+) Khả năng sản xuất kinh doanh
của người lao động
Chú ý: ở các trang trại, tiểu chủ có
thuê lao động nhưng chỉ mang tính
19


mùa vụ khi có nhu cầu mới thuê,
không mang tính bóc lột đối kháng
như trong TPKT tư bản tư nhân.
* Ưu điểm và hạn chế của hình
thức phân phối này:
- Ưu điểm: Kết hợp chặt chẽ hiệu
quả sản xuất với sự cống hiến của
người lao động.
Nên khắc phục chủ nghĩa bình
quân, kích thích tính chủ động, sáng
tạo của người lao động.
- Nhược điểm: không tránh khỏi
sự phân hoá giàu nghèo. Nhưng nó
cũng chính là động lực để phát triển
sản xuất, chứ không thể sợ phân hoá
mà trở lại chủ nghĩa bình quân.
TPKT này đóng góp lớn vào sự

phát triển của nền kinh tế đất nước.
Do đó, Nhà nước cần phải có những
chủ trương, chính sách để khuyến
khích TPKT này phát triển, bằng
cách:
+) Hỗ trợ vốn, kỹ thuật
+) Giải quyết đầu ra
4. Phân phối trong TPKT tư bản
tư nhân
TPKT tư bản tư nhân dựa trên cơ
sở chế độ sở hữu tư nhân về TLSX
và thuê mướn nhân công.
- Nhà tư bản là chủ sở hữu TLSX
nên sản phẩm làm ra thuộc sở hữu
20


của nhà tư bản và nhà tư bản có
quyền phân phối nó.
- Sau khi trừ đi các khoản chi phí
TLSX, còn lại giá trị mới (v+m).
Phần giá trị này được chia như sau:
+) Trả cho công nhân và quản lý.
+) Nộp thuế và làm nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
+) Lợi nhuận của nhà tư bản.
Nhà tư bản đảm bảo đủ lợi ích cá
nhân nhà tư bản, lợi ích người lao
động, lợi ích của Nhà nước. Như vậy
là sòng phẳng. Có nên dùng chữ “bóc

lột”.??
- Số lợi nhuận này của nhà tư bản
nhiều hay ít là phụ thuộc vào số
lượng m do công nhân tạo ra và do
sự cạnh tranh trên thị trường.
Nước ta thừa nhận sự tồn tại của
TPKT này tức là thừa nhận quan hệ
bóc lọt lao động là thuê nhưng phải
trong khuôn khổ pháp lý.
Do đó, Nhà nước bên cạnh việc
tạo ra những yếu tố khuyến khích nó
thì cần ban hành luật để bảo vệ người
lao động.
5. Phân phối trong TPKT tư bản
Nhà nước
Đây là hình thức liên doanh giữa
kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản
tư nhân trong nước và ngoài nước.
21


Việc phân phối ở đây dựa trên cơ
sở vấn đề cổ phần.
- Sản phẩm làm ra được chia như
sau:
+) Bù đắp TLSX đã hao phí
+) Trả công nhân
+) Nộp thuế
+ Số còn lại được phân chia theo
tỷ lệ góp vốn giữa tư bản với Nhà

nước.
Lênin đặc biệt coi trọng TPTK này
trong TKQĐ vì nó là cầu nối để đi
lên CNXH:
“CNTB Nhà nước là 2/3 CNXH”
Từ đó, Nhà nước cần bằng mọi
cách để mở rộng liên doanh, liên kết
với nước ngoài qua hai dạng FDI và
ODA để thu hút vốn và công nghệ.
6. Phân phối qua phúc lợi tập
thể và phúc lợi xã hội.
a. Sự cần thiết khách quan:
- Các hình thức phân phối theo
lao động, vốn là tài sản là những hình
thức cần thiết và hợp lý nhưng nó lại
chưa tạo ra sự bình đẳng về thu nhập
giữa mọi người trong xã hội.
Vì trong xã hội có những người vì
nhiều lý do khác không thể tham gia
vào lao động được như: người nghỉ
hưu, người không có khả năng lao
động, người có hoàn cảnh khó khăn.
22


Đời sống của họ là do gia đình và xã
hội đảm bảo.
Việc thoả mãn những nhu cầu
công cộng của con người như: bệnh
viện, nhà trẻ, trường học, nhà dưỡng

lão...
Rất cần cho những gia đình có thu
nhập thấp và bảo đảm mọi thành viên
có mức sống tối thiểu.
- Khắc phục hạn chế của phân phối
theo lao động, vốn và tài sản; đồng
thời phản ánh tính ưu việt của chế độ
XHCN.
Thực tế hầu như tất cả các nước
đều có hình thức này vì ở đâu cũng
có người nghèo, có hoàn cảnh khó
khăn. Vấn đề chỉ nằm ở mức độ thực
hiện nó mà thôi.
b. Các hình thức phân phối qua
quỹ phúc lợi:
- Quỹ phúc lợi tập thể phục vụ cho
các hoạt động chung như: tham quan,
nghỉ mát, trợ cấp khó khăn...
- Quỹ phúc lợi xã hội: bảo hiểm xã
hội, cứu tế, chăm sóc người già...
c. Căn cứ hình thành quỹ phúc
lợi:
- Ngân sách Nhà nước
- Doanh nghiệp
- Tổ chức xã hội trong và ngoài
nước
23


- Các cá nhân trong và ngoài nước

d. Ý nghĩa:
- Phát huy tính tích cực lao động
cộng đồng của mọi thành viên trong
xã hội.
- Nâng cao mức sống toàn dân,
khắc phục sự chênh lệch quá lớn về
thu nhập.
- Giáo dục ý thức cộng đồng xây
dựng chế độ xã hội mới.
Quỹ phúc lợi là một bộ phận
không thể thiếu, song nó chỉ thực sự
có ý nghĩa khi được quy định và sử
dụng một cách hợp lý, phù hợp với
điều kiện khách quan.
e. Tính hợp lý được thể hiện:
- Quỹ phúc lợi tập thể xã hội
không thể mở rộng qúa khả năng của
nền kinh tế cho phép.
- Tốc độ tăng trưởng của cá nhân
phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
của quỹ phúc lợi.
- Cần phải sử dụng các quỹ phúc
lợi một cách hiệu quả, tiết kiệm và
hợp lý.
III.TỪNG

BƯỚC

THỰC


HIỆN

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN
PHỐI THU NHẬP

- Hiện nay, đất nước ta đang trong
TKQĐ lên CNXH, Đảng và Nhà
nước chủ trương thực hiện nhất quán
24


và lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do đó, việc tồn tại bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập là một tất
yếu.
- Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội đòi hỏi phải tạo ra những tiền đề,
biện pháp để từng bước thu hẹp và
xoá bỏ sự bất bình đẳng, tiến tới mục
tiêu công bằng trong phân phối thu
nhập xã hội như Bác Hồ đã nói:
“Không có chế độ người bóc lột
người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là
ai cũng phải lao động và có quyền
lao động, làm nhiều thì hưởng nhiều,
ai làm ít thì hưởng nhiều, ai làm ít thì
hưởng ít, không làm không hưởng”.
Từ thực tiễn của đất nước, để đạt

được mục tiêu này, cần phải thực
hiện một số giải pháp sau:
1. Phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất
Phương thức phân phối ngoài việc
phụ thuộc vào chế độ sở hữu về tư
liệu sản xuất, còn phụ thuộc vào sức
sản xuất tức phụ thuộc vào số lượng
sản phẩm sản xuất ra.
Để ngày càng thực hiện đầy đủ sự
công bằng trong phân phối thu nhập,
25


×