Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

40 câu có lời giải Ôn tập Amin – Amino axit – Protein - Đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.76 KB, 14 trang )

Ôn tập Amin – Amino axit – Protein - Đề 7
Bài 1. Đốt cháy amin A bằng lượng không khí vừa đủ (chứa 80 % N2 và 20 % O2 về thể
tích), thu được 0,528 gam CO2, 0,54 gam H2O và 2,5536 lít N2 (ở đktc). Cho A qua lượng dư
dung dịch FeCl3 thu được m gam kết tủa nâu đỏ. Tên gọi của A và giá trị của m lần lượt là:
A. Metylamin và 0,428 gam
B. Metylamin và 1,284 gam
C. Etylamin và 0,428 gam
D. Etylamin và 1,284 gam
Bài 2. A là một chất hữu cơ có chứa N. Lấy 1,77 gam A đem oxi hóa hết bằng lượng dư
CuO, nung nóng, thu được CO2, H2O và nitơ đơn chất. Cho hấp thụ hết H2O trong dung
dịch; H2SO4 đậm đặc, khối lượng bình axit tăng 2,43 gam. Hấp thụ CO2 hết trong bình đựng
dung dịch KOH, khối lượng bình tăng 3,96 gam. Khí nitơ thoát ra có thể tích là 336 ml ở
đktc. Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 29,5. A là:
A. C2H7N
B. C2H8N2
C. C3H9N
D. C2H5NO3
Bài 3. X có công thức phân tử là C4H12O2N2. Cho 0,1 mol X tác dụng với 135 ml dung dịch
NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,1 gam chất rắn. X là:
A. H2NC3H6COONH4
B. H2NCH2COONH3CH2CH3
C. H2NC2H4COONH3CH3
D. (NH2)2C3H7COOH
Bài 4. Để trung hòa hoàn toàn 0,90 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức bậc một có tỉ lệ số
mol là 1 : 1 cần dùng 2 lít hỗn hợp dung dịch axit HCl và H2SO4 có pH = 2. Vậy công thức
của 2 amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2
B. CH3NH2 và C3H7NH2
C. C2H5NH2 và C3H7NH2
D. C2H5NH2 và C4H9NH2
Bài 5. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl dư, thu được 15 gam


muối. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 4
B. 8
C. 5
D. 7


Bài 6. Hỗn hợp X gồm hai amin thuộc dãy đồng đẳng anilin có phân tử khối hơn kém nhau
14u. Cho biết 13,21 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,3M. Phần
trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X là:
A. 35,2% C6H7N và 64,8% C7H9N
B. 45,2% C7H9N và 54,8% C8H11N
C. 64,8% C6H7N và 35,2% C7H9N
D. 54,8% C7H9N và 45,2% C8H11N
Bài 7. Hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử C3H7O2N. Khi cho X tác dụng với
dung dịch NaOH thì có khí mùi khai bay ra còn Y tạo muối có công thức phân tử
C3H6O2NNa. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là:
A. CH2=CHCOONH4 và CH3CH(NH2)COOH
B. HCOOH3NCH=CH2 và H2NCH2COOCH3
C. CH2=CHCOONH4 và H2NCH2COOCH3
D. H2NCH2COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
Bài 8. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X, Y, Z là các chất hữu cơ. Công thức cấu tạo của Z là:
A. CH3CH2COOCH3
B. CH3COOCH=CH2
C. CH2=CHCOOCH3
D. CH3COOCH2CH3
Bài 9. Cho một tripeptit có cấu tạo như sau:

Tên gọi của tripeptit đó là:

A. Phenylalanylglyxylalanin (Phe – Gly – Ala)
B. Glyxylphenylalanylalanin (Gly – Phe – Ala)
C. Glyxylalanylphenylalanin (Gly – Ala – Phe)
D. Phenylalanylalanylglyxin (Phe – Ala – Gly)
Bài 10. Cho 0,01 mol một α–amino axit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 0,25 M
thu được 1,835 gam muối. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Tên gọi của X là:
A. Axit glutamic
B. Lysin
C. Alanin
D. Glyxin
Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6
CO2 và 12,6g hơi nước và 69,44 lít nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi, trong đó
oxi chiếm 20% thể tích. Các thể tích đo ở đkc. Amin X có công thức phân tử là


A. C3H7NH2
B. C2H5NH2
C. CH3NH2
D. C4H9NH2
Bài 12. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí
N2 (các
khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có
muối
H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. H2N-CH2-COO-C3H7.
B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COO-C2H5.
Bài 13. Axit amino axetic có thể tác dụng tất cả các chất của nhóm nào sau đây (điều kiện có
đủ ):

A. C6H5OH , HCl , NaOH , Ca(OH)2
B. C2H5OH , HCl , NaOH , Ca(OH)2
C. C2H5OH , HCl , NaOH , dung dịch Br2
D. HCHO ,C2H5OH , HCl , NaOH
Bài 14. Axit aminoaxetic và etylamin đều phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau
đây
A. Dung dịch KCl và dung dịch H2SO4.
B. Dung dịch HCl và dung dịch Br2.
C. Dung dịch KOH và dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và CH3COOH.
D. Dung dịch HCl và dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và CH3COOH.
Bài 15. Khối lượng phân tử của một protit chứa 0,4% sắt (theo khối lượng) là bao nhiêu, giả
thiết trong mỗi phân tử của protit đó chỉ chứa một nguyên tử sắt :
A. 14000 đvC
B. 2240 đvC
C. 400 đvC
D. 250 đvC
Bài 16. Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin, alanin, valin tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch
NaOH 1M thu được 34,7g muối khan. Giá trị m là:
A. 30,22 gam.
B. 22,70 gam.
C. 27,80 gam.
D. 28,10 gam.


Bài 17. Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H9O2N. Cho A phản ứng với dung
dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối B và khí C làm xanh giấy quỳ ẩm. công thức cấu tạo
của A là
A. CH3COONH3CH3.
B. C2H5COONH4.
C. HCOONH3CH2CH3.

D. cả A, B, C đều đúng.
Bài 18. Cho các chất A (C4H10), B (C4H9Cl), C (C4H10O), D (C4H11N). Nguyên nhân gây ra
sự tăng số lượng các đồng phân từ A đến D là do
A. hóa trị của các nguyên tố thế tăng làm tăng thứ tự liên kết trong phân tử.
B. độ âm điện khác nhau của các nguyên tử.
C. các bon có thể tạo nhiều kiểu liên kết khác nhau.
D. khối lượng phân tử khác nhau
Bài 19. Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dd
KOH 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1
chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là:
A. 6,06 g.
B. 6,90 g.
C. 11,52 g.
D. 9,42 g.
Bài 20. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu
được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2
trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần
lượt là:
A. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.
B. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.
C. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít.
D. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít.
Bài 21. Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây không xảy ra?
A. phenylamoni clorua + metylamin →
B. phenol + natri cacbonat →
C. axit malonic + natri etylat →
D. etylamoni clorua + amoniac →
Bài 22. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc một, mạch hở, no, đơn chức, kế tiếp nhau
trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol . Hai amin có công thức
phân tử lần lượt là:

A. CH3NH2 và C2H5NH2
B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2


D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn 45,1 gam hỗn hợp X gồm CH3CH(NH2)COOH và
CH3COONH3CH3 thu được CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 109,9 gam. Phần trăm
khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 39,47% và 60,53%
B. 35,52% và 64,48%
C. 59,20% và 40,80%
D. 49,33% và 50,67%
Bài 24. Cho 0.1 mol chất X (CH6O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0.2 mol NaOH đun
nóng thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 8,5
B. 12,5
C. 15
D. 21,8
Bài 25. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các amin đều có tính bazơ
B. Tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH3
C. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3
D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử
Bài 26. Khi cho anilin vào dung dịch axit HCl dư, thấy
A. anilin tác dụng với axit tạo thành dung dịch trong suốt
B. anilin không tan, nặng hơn nước nên lắng xuống
C. anilin không tan, nổi trên bề mặt dung dịch
D. có kết tủa màu trắng

Bài 27. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N
tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được
1,64 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. etyl amoni fomat.
B. đimetyl amoni fomat.
C. metyl amoni axetat
D. amoni propionat
Bài 28. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: p-X-C6H5-NH2 (các dẫn
xuất của anilin) với X là
(I)-NO2,
(II)-CH3,
(III)-CH=O,
(IV)-H.
A. I < II < III < IV.
B. II < III < IV < I.


C. I < III < IV < II.
D. IV < III < I < II.
Bài 29. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam hợp chất hữu cơ E thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam
H2O và 1,12 lít N2 (đktc). Tỉ khối hơi của E so với hiđro bằng 44,5. Khi E phản ứng với
dung dịch NaOH đun nóng, sản phẩm thu được có metanol. Công thức cấu tạo của E là :
A. CH3COOCH2NH2
B. H2NCH2COOCH3
C. CH3CH(NH2)COOCH3
D. H2NCH2CH2COOCH3
Bài 30. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho 0,15 mol X phản ứng hết
với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn
chỉ gồm các chất vô cơ. Giá trị của m là :
A. 14,30

B. 12,75
C. 20,00
D. 14,75
Bài 31. Cho các chất sau: H2N-CH2COOCH3; Al(OH)3; H2NCH2COOH;(NH4)2CO3. Chất
không phải là chất lưỡng tính là:
A. (NH4)2CO3.
B. H2NCH2COOH
C. Al(OH)3.
D. H2N-CH2COOCH3
Bài 32. Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và
1mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit
Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở
pentapeptit X lần lượt là :
A. Ala, Val
B. Gly, Gly
C. Gly, Val
D. Ala, Gly
Bài 33. (K) là hợp chất hữu cơ có CTPT là: C5H11NO2. Đun (K) với dd NaOH thu được hợp
chất có CTPT là C2H4O2NNa và hợp chất hữu cơ (L). Cho hơi (L) qua CuO/to thu được một
chất hữu cơ (M) có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. CTCT của (K) là
A. CH2=CH-COONH3-C2H5
B. NH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3
C. NH2-CH2-COO-CH(CH3)2
D. H2N-CH2-CH2-COO-C2H5


Bài 34. Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,02 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml
dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Khi cho 0,02 mol X tác dụng với
dung dịch NaOH thì cần dùng 50 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo thu gọn
của X là: (Na = 23 , C = 12 , O = 16 , Cl = 35,5 )

A. NH2C3H6(COOH)2
B. (NH2)2C3H5COOH
C. NH2C5H9(COOH)2
D. NH2C3H5(COOH)2
Bài 35. Cho các chất sau :
(1) CH3CH(NH2)COOH;
(2) HOOC- CH2-CH2-COOH;
(3) H2N[CH2]5COOH;
(4) CH3OH và C6H5OH;
(5) HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2 ;
(6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH.
Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3) , (5), (6)
B. (1), (2), (3), (5), (6)
C. (1), (3), (6)
D. (1), (3), (4) , (5), (6)
Bài 36. Số nhận xét đúng là:
Este đơn chức phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1.
Trong 1 mắt xích của Xenlulozo có chứa 3 nhóm OH.
Anilin và Alanin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Andehitfomic hòa tan được Cu(OH)2 rắn khi đun nóng.
Este no đơn chức không thể phản ứng với nước Br2.
Protein được tạo bởi khi trùng ngưng Aminoaxit béo.
A. 6
B. 4
C. 2
D. 0
Bài 37. Trung hoà dung dịch chứa m gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp
nhau trong dãy đồng đẳng bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2m gam muối sunfat.
Công thức của hai amin là:

A. CH5N và C2H7N
B. C2H7N và C3H9N
C. C4H11N và C5H13N
D. C3H9N và C4H11N


Bài 38. A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối
lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước
brom dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là:
A. 30 gam
B. 33 gam
C. 44 gam
D. 36 gam
Bài 39. A có CTPT C3H7O2N. A vừa phản ứng với dd HCl vừa phản ứng với dd NaOH,
không làm mất màu dd Br2 và đều phản ứng với HNO2 giải phóng khí. Số đồng phân của A
là :
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Bài 40. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit
B. Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H2NRCOOH, số liên kết peptit là (n–1)
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
D. Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A

Câu 2: Đáp án C


Chọn C


Câu 3: Đáp án B

Chọn B

Câu 4: Đáp án B
Vì a.a có cùng n nên gọi x là số mol chung của 2 a.a. ta có pH = 2 => [H] = 10 ^ -(pH) = 10^2= 0,01 M => n H+ = 2.0.01 = 0.02 mol =>> x+x = 2x= 0,02 -> x = 0,01 -> Mhh = 90, trừ đi
2 lần gốc amin ta dc M của R và R' = 58 -> CH3 và C3H7. Chọn B

Câu 5: Đáp án B
Tính được số C la n=4
=>số đòng phân là 2^(n-1)
*lưu ý: công thức trên chỉ ap dụng với điều kiên là amin no, n<5
Câu 6: Đáp án A
ta co n HCl = 0.13 mol . M trung binh = 13,21/0.13 = 101 -> C6 va C7
goi so mol cua C6 va C7 lan luot la x va y
-> ta co he : x + y = 0.13 Và 93x + 107y = 13,21
-> x = 0.05 mol va y = 0.08 mol -> A

Câu 7: Đáp án A
C3H7O2N có công thức CT :CH2=CHCOOCH4.Theo đề bài X + NaOH có khí NH3 và
Muối(....)-> CT còn lại fai là a-amino axit->A

Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án A
tinh duoc M = (1.835 -0.01*36.5)= 1.47--> M = 1.47:0.01= 147.chon A

Câu 11: Đáp án B


Câu 12: Đáp án B
Câu 13: Đáp án B
Câu 14: Đáp án D
H2NCH2COOH + HCl -> ClH3NCH2COOH
C2H5NH2 + HCl -> C2H5NH3Cl
dụng dịch chứa NaNO2 và CH3COOH cũng tương đương với dung dịch HNO2 nên ta có
phản ứng
H2NCH2COOH + HNO2-> HO-CH2COOH + N2 + H2O
C2H5NH2 + HNO2 -> C2H5OH + N2 + H2O
chọn ý D

Câu 15: Đáp án A
Câu 16: Đáp án D

BTKL:
Chọn D

Câu 17: Đáp án D
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án B
từ giả thiết suy ra CTCT của A là:
Phản ứng xảy ra khi cho KOH vào:


Chất hữu cơ tạo ra bay luôn ( trimetyl amin)
Chất rắn còn lại gồm: 0,06 mol KNO3 và 0,015 mol KOH dư.
Vậy:

Vậy chọn đáp án

Câu 20: Đáp án A
mol CO2=1,76/44=0,04 mol
mol H2O=1,26/18=0,07 mol
mol O2 tham gia phản ứng = mol CO2 + 1/2mol H2O=0,075 mol
mol C=mol CO2=0,04 mol
mol H=2mol H2O=0,14 mol
ta có mol C : mol H=2:7
do đây là amin đơn chức nên sẽ có công thức là C2H7N hay C2H5NH2
=> mol amin =0,04/2=0,02 mol
mol N2(do amin sinh ra)= 0,02/2 = 0,01 mol
mol N2( trong không khí)=0,075.4=0,3 mol
tổng mol N2=0,3+0,01=0,31 mol
thể tích N2=0,31.22,4=6,944
vậy chọn ý A

Câu 21: Đáp án D
Phản ứng xảy ra sẽ tạo ra axit yếu hơn và bazo yếu hơn
Phản ứng D không xảy ra vì etylamin có tính bazo mạnh hơn amoniac
Phản ứng A do anilin có tính bazo yếu hơn metylamin nên phản ứng có thể xảy ra

Câu 22: Đáp án A
CnH2n+3N---->nC02 + /2n+3)/3 =>2n/ 2n+3 =1/2=>n=1.5 A
Câu 23: Đáp án A
Quy đổi hỗn hợp thành C3NO2 và H2 tương ứng số mol là x, y. Có ngay 82x + 2y = 45,1 (1).
Đốt cháy: X + O2 → CO2 + H2O + N2. Áp dụng BTKL có: mO2 = 64,8 gam → nO2 = 2,026
mol.



► xử lí quy về O2 sẽ gọn gàng + đơn giản hơn việc xử lí ẩn qua CO2 + H2O + N2.
→ phương trình đốt ở đốt cháy: 4x + y = 2 × 2,025 (2).
Giải hệ (1) và (2) → x = 0,5 và y = 2,05 → Htrung bình = 2 × 2,05 ÷ 0,5 = 8,2.
H7 và H9 nên sơ đồ chéo có 0,2 mol H7 và 0,3 mol H9.
Từ đó xác định được % các chất tương ứng là 39,47% và 60,53%. Chọn đáp án A

Câu 24: Đáp án B

Chọn B

Câu 25: Đáp án B
Câu 26: Đáp án A
Câu 27: Đáp án C
Ta có: nX=1,82/91=0,02mol
Do X(C3H9O2N) + dd NaOH --> khí Y + ddZ => X: Muối của amoni
=>nX=nZ=0,02mol
=> M=1,64/0,02=82 gam =>Z:CH3COONa ; Y: CH3NH2
=>X:CH3COONH3CH3 (metyl amoni axetic)
=>Đáp án C

Câu 28: Đáp án C
Nếu là nhóm thế hút e thì làm giảm tính bazo và ngược lại, nhóm thế đẩy e làm tăng tính
bazo
-NO2 hút e mạnh hơn -CH=O
-CH3 đẩy e mạnh hơn -H
Vậy nên tính bazo tăng dần: I < III < IV < II
Chọn C

Câu 29: Đáp án D



Câu 30: Đáp án D
H2NCH2COOCH3 phản ứng với NaOH là phản ứng xà phòng hóa không phải nhường nhận
proton nên không phải chất lưỡng tính
Đáp án D.

Câu 31: Đáp án D
H2NCH2COOCH3 phản ứng với NaOH là phản ứng xà phòng hóa không phải nhường nhận
proton nên không phải chất lưỡng tính
Đáp án D.

Câu 32: Đáp án C
Pentapeptit X là: Gly – Al – Gly – Gly - Val
amino axit đầu N là: Gly và amino axit đầu C là Val
Chọn C

Câu 33: Đáp án B
Câu 34: Đáp án D

Câu 35: Đáp án B
(1),(2),(3),(5) và (6) đều có thể trùng ngưng bằng cách tự trùng ngưng hay trùng ngưng với
khác
(4) không tham gia phản ứng trùng ngưng
Chọn B


Câu 36: Đáp án C
1 sai vì loại trừ este của phenol ví dụ
2 đúng
3 đúng

4 sai
5 sai loại trừ este của ax fomic ví dụ
6 sai vì phải là các anpha amino ax mới đúng

Câu 37: Đáp án B

Câu 38: Đáp án B

Câu 39: Đáp án B

Câu 40: Đáp án B

tỉ 1:2



×