Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

30 câu có lời giải Phương pháp giải một số bài tập đặc biệt về Amin - Amino axit - Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.42 KB, 16 trang )

Phương pháp giải một số bài tập đặc biệt về Amin - Amino
axit - Cơ bản
Bài 1. Chất X có công thức phân tử C3H9O2N. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH,
đun nhẹ thu được muối Y và khí Z (Z có khả năng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch
FeCl3). Nung nóng Y với hỗn hợp NaOH/CaO thu được CH4. Z có phân tử khối là
A. 45.
B. 32.
C. 17.
D. 31.
Bài 2. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng
với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra
CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
A. CH3OH và CH3NH2
B. C2H5OH và N2
C. CH3OH và NH3
D. CH3NH2 và NH3
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2, 11,2 lít
N2 (ở đktc) và 63 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với He là 19,25. Biết X dễ phản ứng với
dung dịch HCl và NaOH. Cho X tác dụng với NaOH thu được khí Y. Đốt cháy Y thu được
sản phẩm làm đục nước vôi trong. X có công thức cấu tạo là
A. CH2(NH2)COOH.
B. HCOONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4.
D. CH3COONH4.
Bài 4. Cho 7,7 gam chất hữu cơ X có CTPT C2H7O2N tác dụng hết với 200 ml dung dịch
NaOH rồi cô cạn thu được 12,2 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là:
A. 1M ; 1,25M.
B. 1,175M; 1,25M.
C. 1,5M; 1M.
D. 1M; 1,175M.
Bài 5. X là este của glyxin. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, hơi ancol bay


ra đi qua ống đựng CuO đun nóng. Cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương thấy có
8,64 gam Ag. Biết phân tử khối của X là 89. Giá trị của m là:
A. 3,56.
B. 2,67.
C. 1,78.
D. 2,225.


Bài 6. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z
thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2COONH4.
B. CH3COONH3CH3.
C. HCOONH2(CH3)2.
D. HCOONH3CH2CH3.
Bài 7. Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung
dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp
gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô
cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là:
A. 14,32 gam.
B. 9,52 gam.
C. 8,75 gam.
D. 10,2 gam.
Bài 8. Chất hữu cơ M có một nhóm amino, một chức este. Hàm lượng oxi trong M là
35,96%. Xà phòng hóa a gam chất M được ancol. Cho toàn bộ hơi ancol đi qua CuO dư, to
thu andehit Z. Cho Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 16,2 gam Ag. Giá trị
của a là (hiệu suất phản ứng 100%)
A. 7,725 gam
B. 3,3375 gam
C. 3,8625 gam

D. 6,675 gam
Bài 9. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7O2N tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc) gồm
hai khí (đều làm xanh quì tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 12. Cô cạn dung dịch Y
thu được lượng muối khan là:
A. 14,3 gam.
B. 16,5 gam.
C. 15 gam.
D. 8,9 gam.
Bài 10. Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với
500 ml dung dịch NaOH 1,20M, thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminoaxit và
ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn.
Giá trị m là:
A. 52,5
B. 48,5
C. 24,25
D. 26,25


Bài 11. Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N). Đun nóng X trong dung dịch NaOH dư người
ta thu được 9,7 gam muối của một α-amino axit và một ancol Y. Tách lấy ancol, sau đó cho
qua CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn gảm 1,6 gam. Sản phẩm hơi thu được cho
tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì thu được 43,2 gam Ag. Công thức của X là:
A. CH3CH(NH2)COOC2H5
B. H2NCH2COOC2H5
C. CH3CH(NH2)COOCH3
D. H2NCH2COOCH3
Bài 12. Cho 6,23 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với
210 ml dung dịch KOH 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu
được 9,87 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2CH2COOH
B. H2NCH2COOCH3
C. HCOOH3NCH=CH2
D. CH2=CHCOONH4
Bài 13. Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H9O2N. Cho 0,15 mol X phản ứng với dung dịch
NaOH vừa đủ, đun nóng thấy thoát ra khí không màu, nặng hơn không khí, làm xanh giấy
quỳ ẩm. Dung dịch sau phản ứng làm nhạt màu nước brom. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau
phản ứng thu được số gam muối là:
A. 16,2 gam.
B. 14,1 gam.
C. 14,4 gam.
D. 12,3 gam.
Bài 14. Este X tạo thành từ aminoaxit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 10,3 gam X thu
được 17,6 gam khí CO2, 8,1 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Aminoaxit tạo thành X là
A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH
B. H2N-CH2-COOC2H5
C. H2N-CH(CH3)-COOC2H5
D. H2N-CH2-COOH
Bài 15. Từ Canxi cacbua có thể điều chế anilin theo sơ đồ phản ứng :
o

H 2O
HNO3 / H 2 SO4
C ,600 C
Fe + HCl
NaOH
CaC2 →
C2 H 2 
→ C6 H 6 
→ C6 H 5 NO2 →

C6 H 5 NH 3Cl →
C6 H 5 NH 2
H =80%
H = 75%
H = 60%
H =80%
H =95%

Từ 1,0 tấn Canxi cacbua chứa 80% CaC2 có thể điều chế được bao nhiêu kg anilin theo sơ
đồ trên ?
A. 106,02 kg.
B. 132,53 kg.
C. 165,66 kg
D. 318,06 kg


Bài 16. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng
vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không
khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước
brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,6
B. 9,4
C. 8,2
D. 10,8
Bài 17. Chất X có công thức phân tử C8H15O4N. Từ X, thực hiện biến hóa sau:
C8H15O4N + dung dịch NaOH dư
Natri glutamat + CH4O + C2H6O
Hãy cho biết, X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Bài 18. Chất X có thành phần % khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,45%;
7,86%; 15,73% và còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 100u. X có nguồn gốc
từ thiên nhiên và tác dụng được với NaOH và HCl. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-(CH2)3-COOH
B. H2N-CH2-COOH
C. H2N-(CH2)2-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH
Bài 19. X là một α-amino axit. Cho biết 1 mol X phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm
lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%. X là chất nào trong các chất sau ?
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. CH3(NH2)CH2COOH.
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
D. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH.
Bài 20. Chất hữu cơ X có CTPT là C4H9O2N. Cho 5,15 gam X tác dụng dung dịch NaOH
(lấy dư 25% so với lượng phản ứng) đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch
thu được 6,05 gam chất rắn khan. Công thức của X là:
A. H2N-C2H4COO-CH3.
B. H2N-CH2COO-C2H5.
C. C2H3COONH3-CH3.
D. H2N-C3H6COOH.
Bài 21. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của
axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun


nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được
m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 20,15.
B. 31,30.

C. 23,80.
D. 16,95.
Bài 22. Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10N2O4) và chất Z (C7H13N3O4); trong đó Y là muối của
axit đa chức, Z là tripeptit mạch hở. Cho 27,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun
nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí. Mặt khác 27,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl
dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 39,35.
B. 42,725.
C. 34,85.
D. 44,525.
Bài 23. Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit và một
chức amin. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Để đốt cháy hoàn
toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho
0,89 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn
khan thu được là
A. 1,37 gam.
B. 8,57 gam.
C. 8,75 gam.
D. 0,97 gam.
Bài 24. X là 1 aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Y là este của X
với ancol etylic. MY = 1,3146MX. Cho hỗn hợp Z gồm X và Y có cùng số mol tác dụng với
dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thu được dung dịch chứa 26,64 gam muối. Khối lượng
hỗn hợp Z đã dùng là:
A. 24,72 gam
B. 28,08 gam
C. 26,50 gam
D. 21,36 gam
Bài 25. Chất hữu cơ X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 14,2 gam muối
sunfat và thấy thoát ra 4,48 lít khí Y (đktc). Y có chứa C, H và N. Tỷ khối của Y so với H2 là
22,5. Phân tử khối của X là:

A. 152
B. 125
C. 188
D. 232


Bài 26. E là hợp chất hữu cơ chứa hai chức este của axit glutamic và hai ancol đồng đẳng no
đơn chức mạch hở kế tiếp nhau có phần trăm khối lượng của cacbon là 55,30%. Cho 54,25
gam E tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 47,75 gam.
B. 59,75 gam.
C. 43,75 gam.
D. 67,75 gam.
Bài 27. Cho 16,725 gam ClH3NCH2COOH tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,0 M.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 21,375 gam
B. 29,925 gam
C. 36,975 gam
D. 45,525 gam
Bài 28. X là hợp chất có công thức phân tử C3H7O3N. X phản ứng với dung dịch HCl hay
dung dịch NaOH đều có khí không màu thoát ra. Cho 0,5 mol X phản ứng với 3 mol NaOH,
sau phản ứng cô cạn dung dịch khối chất rắn thu được là
A. 133
B. 53
C. 142,5
D. 42,5
Bài 29. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9O2N. Cho 5,15 gam X phản ứng vừa
đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí ,
làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. Dung dịch Z có có khả năng làm mất màu nước

brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,8.
B. 4,7.
C. 4,6.
D. 5,4.
Bài 30. Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam chất hữu cơ Z (có công thức phân tử trùng với công
thức đơn giản nhất) bằng oxi, thu được 6,3 gam H2O, 4,48 lít CO2, 1,12 lít N2 (các khí đo ở
đktc). Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, được khí Z1. Khí Z1 làm xanh giấy
quì tím ẩm và khi đốt cháy Z1 thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. Công thức cấu tạo
của Z là công thức nào sau đây:
A. HCOOH3NCH3
B. CH3COONH4
C. CH3CH2COONH4
D. CH3COOH3NCH3


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D

Chọn D

Câu 2: Đáp án C
X + NaOH → H2NCH2COONa + chất hữu cơ Z → X là este của amino axit
H2NCH2COOCH3
H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH
• Y + NaOH → CH2=CHCOONa + khí T → Y là muối CH2=CHCOONH4
CH2=CHCOONH4 + NaOH → CH2=CHCOONa + NH3↑ + H2O
→ Z là CH3OH, T là NH3 → Đáp án đúng là đáp án C

Câu 3: Đáp án B

X có dạng CxHyOzNt
• nC = nCO2 = 2 mol → x = nC : nX = 2 : 1 = 2
nH = 2 × nH2O = 2 × 63 : 18 = 7 mol → y = nH : nX = 7 : 1 = 7
nN = 2 × nN2 = 2 × 11,2 : 22,4 = 1 mol → t = nN : nX = 1 : 1 = 1 → Vậy X có dạng C2H7OzN.
Mà MX = 19,25 × 4 = 77 → z = 2 → X là C2H7O2N
• X + NaOH → khí Y, đốt cháy khí Y → CO2 (làm đục nước vôi trong)
→ Y là chất hữu cơ có chứa C → X là muối của amin HCOONH3CH3
HCOONH3CH3 + NaOH → HCOONa + CH3NH2 (Y) + H2O
→ Đáp án đúng là đáp án B


Câu 4: Đáp án D

Chọn D

Câu 5: Đáp án C
X là H2NCH2COOR. Mà MX = 89 → MR = 15 → R là -CH3 → X là H2NCH2COOCH3
• H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH

nCH3OH = nHCHO = nAg : 4 = 8,64 : 108 : 4 = 0,02 mol → nX = 0,02 mol → mX = 0,02 × 89 = 1,78
gam → Đáp án đúng là đáp án C

Câu 6: Đáp án B


Chọn B

Câu 7: Đáp án D

Chọn D


Câu 8: Đáp án B

Chọn B

Câu 9: Đáp án C

Chọn C


Câu 10: Đáp án A
X + NaOH → muối của aminoaxit + R-OH (M > 32)
→ X là este của amino axit. Mà MX = 103; MR-OH > 32 → X là H2NCH2COOC2H5
H2NCH2COOC2H5 + NaOH → H2NCH2COONa + C2H5OH
nX = 0,5 mol; nNaOH = 0,6 mol → nNaOH dư = 0,6 - 0,5 = 0,1 mol.
mrắn = mH2NCH2COONa + mNaOH dư = 0,5 × 97 + 0,1 × 40 = 52,5 gam → Đáp án đúng là đáp án A

Câu 11: Đáp án D
X + NaOH → muối của α-amino axit + ancol Y RCH2OH

Khối lượng chất rắn giảm 1,6 gam → nRCH_2OH = nRCHO = 1,6 : 16 = 0,1 mol

→ Y là CH3OH → X có dạng H2NR1COOCH3 → muối thu được là H2NR1COONa
• nH2NR1COONa = nCH3OH = 0,1 mol → MH2NR1COONa = 9,7 : 0,1 = 97 → MR1 = 14 → R1 là -CH2- →
X là H2NCH2COOCH3

Câu 12: Đáp án B

Chọn B


Câu 13: Đáp án B
X có CTPT C4H9O2N + NaOH → khí không màu nặng hơn không khí , làm xanh quỳ ẩm và
dung dịch có thể làm nhạt màu dung dịch Brom. Vậy X phải có cấu tạo CH2=CHCOONH3CH3


Phương trình phản ứng : CH2=CH-COONH3CH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH2NH2 +
H2O
Nhận thấy : nCH2=CH-COONa = nX = 0,15 mol
Vậy mmuối = 0,15 ×94 = 14,1 gam. Đáp án B.

Câu 14: Đáp án D
Nhận thấy các đáp án tất cả các đáp án aminoaxit đều no có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH.
Vậy X có CT dạng H2N-CnH2n-COOC2H5
→ đốt cháy X thì nX = 2×nN2 = 2×0,05 = 0,1 mol
→ MX = 103 → n = 1. Vậy aminoaxit tạo thành X là H2N-CH2-COOH. Đáp án D.

Câu 15: Đáp án A

Chọn A

Câu 16: Đáp án B

Z có khả năng mất màu nước brom và khí Y nặng hơn không khí, làm giấy qùy tím ẩm hóa
xanh nên X
là:

Chọn B


Câu 17: Đáp án B

X:
hoặc
Chọn B

Câu 18: Đáp án D
Goi công thức của X là CxHyNzOt. Có % O = 35,96%

CTPT của X là (C3H7NO2)n. Do MX <100 → n= 1
X có nguồn gốc thiên nhiên có CTPT C3H7NO2 , tác dụng với HCl và NaOH
→ X là alanin CH3-CH(NH2)-COOH. Đáp án D
Chú ý hợp chất H2N-(CH2)2-COOH không có nguồn gốc từ thiên nhiên

Câu 19: Đáp án C
1 mol X phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl → trong X có 1 nhóm NH2.
Gọi X có công thức NH2R(COOH)n
Phương trình phản ứng : NH2R(COOH)n + HCl → ClH3NR(COOH)n

% Cl =

× 100% = 19,346% → Mmuối = 183,5 → MX = 183,5 - 36,5 = 147.

Nhận thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn là một α-aminoaxit có M = 147. Đáp án C
Chú ý đáp án D có M = 147 nhưng không phải là α-aminoaxit.

Câu 20: Đáp án A


Chọn A

Câu 21: Đáp án B

Y là muối của axit đa chức nên Y có cấu tạo H4NOOC-COONH4, Z là đipeptit có công
htuwcs C4H8N2O3
Nhận thầy khi cho hỗn hợp tác dụng với NaOH dư chỉ có Y sinh ra khí NH3: 0,2 mol

→ nY = 0,1 mol → nY =

= 0,1 mol

Khi cho X tác dụng với HCl dư sinh ra chất hữu cơ gồm 0,1 mol HOOC-COOH và 0,2 mol
C2H6NO2Cl: 0,2 mol
Vậy mchât hữu cơ = 0,1. 90 + 0,2. 111,5= 31,3 gam. Đáp án B.

Câu 22: Đáp án B
Khi tác dụng với NaOH chỉ có Y tạo khí .Y tạo 0,1 mol 2 khí → Y có công thức : H4NOOCCOONH3CH3 : 0,05 mol

→ nZ =

= 0,1 mol

H4NOOC-COONH3CH3 + 2HCl → CH3NH3Cl + HOOC-COOH + NH4Cl
C7H13N3O4 +2H2O + 3HCl → muối
Bảo toàn khối lượng → mchất hữu cơ = mX + mHCl + mH2O - mNH4Cl
→ mchất hữu cơ = 27,2 + 36,5. ( 0, 05.2 + 0,1.3) + 18. 0,1. 2- 0,05. 53,5= 42,725 gam
Đáp án B.


Câu 23: Đáp án B
Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa một chức axit và một chức
amin → X là este đơn chức
Có nO2 = 0,0375 mol; nCO2 = 0,03 mol, nH2O = 0,035 mol


Bảo toàn nguyên tố O → nX =

= 0,01 mol

MX = 0,89 : 0,01 = 89 → X có cấu tạo H2NCH2COOCH3
H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH
Vì nX < nNaOH → chất rắn chứa 0,01 mol H2NCH2COONa và 0,19 mol NaOH dư
→ mchất rắn = 0,01. 97 + 0,19. 40 = 8,57 gam. Đáp án B.

Câu 24: Đáp án A
Gọi công thức của X có công thức NH2RCOOH
Y là este của X với ancol etylic → Y có dạng NH2RCOOC2H5
Có MY = 1,3146. MX → 16 + R + 44 + 29 = 1, 3146. ( 16 + R + 45)
→ R = 28 (C2H4)→ Công thức của X là NH2CH4COOH và Y là NH2C2H4COOC2H5
Cho X, Y tác dụng với NaOH thu được 1 muối NH2C2H4COONa
26, 64
→ nX = nY =0,5. nmuối = 0,5. 111 = 0,12 mol

mZ = mX + mY = 0,12. 89 + 0,12. 117 = 24,72 gam
Đáp án A.

Câu 25: Đáp án C
Y = 22,5 × 2= 45, Y chứa C, H, N → Y có công thức C2H7N.
X tác dụng với NaOH tạo muối sunfat nên X có công thức (C2H5NH3)2SO4 hoặc
C2H5NH3HSO4


C2H5NH3HSO4 + NaOH → NaHSO4 (0,118 mol)+ C2H5NH2 (0,2 mol) + H2O (*)
(C2H5NH3)2SO4+ 2NaOH → Na2SO4 (0,1 mol) + 2C2H7N ( 0, 2 mol) + H2O (**)

Nhận thấy trong phương trình (*) tỉ lệ mol của NaHSO4 và C2H7N không phù hợp với hệ số
của phương trình → X có công thức (C2H5NH3)2SO4.
Vậy MX = 188. Đáp án C

Câu 26: Đáp án B
Gọi E có công thức dạng CnH2n-1O4N ( với n≥ 7)
12n
Ta có % C= 14n + 77 × 100% = 55,3 % → n=10

→ E là hợp chất hữu cơ chứa hai chức este của axit glutamic và hai ancol đồng đẳng no đơn
chức mạch hở kế tiếp nhau : C2H5OH và C3H7OH.
E có cấu tạo dạng C2H5OOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOC3H7, C3H7OOC-[CH2]2-CH(NH2)COOC2H5
Nhận thấy 2×nE = 0,5 mol < nNaOH = 0,8 mol → sau phản ứng thủy phân còn NaOH dư
Dù E ở cấu tạo nào khi tham gia phản ứng thủy phân thì chất rắn gồm NaOOC-[CH2]2CH(NH2)-COONa 0,25 mol và NaOH dư : 0,3 mol.
Vậy mchất rắn= 0,25×191 + 0,3×40 = 59,75 gam. Đáp án B.

Câu 27: Đáp án D

Bảo toàn khối lượng ta được:

Chọn D

Câu 28: Đáp án A


Câu 29: Đáp án B

Chọn B

Câu 30: Đáp án A

Số mol oxi có trong là:
Vậy, công thức của Z là C2H7O2N
Z1 có nguyên tử C, nên công thức của Z là HCOONH3CH3
=> Đáp án A



×