Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 loãng có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.27 KB, 15 trang )

Căn bản - Kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
Bài 1. Hòa tan hết 1,360 gam hỗn hợp hai kim loại X, Y trong dung dịch H2SO4 loãng, thu
được 0,672 lít khí (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là :
A. 2,44.
B. 4,42.
C. 24,4.
D. 4,24.
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2
lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối
khan ?
A. 55,5 gam.
B. 91,0 gam.
C. 90,0 gam.
D. 71,0 gam.
Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6
gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 36,7 gam.
B. 35,7 gam.
C. 63,7 gam.
D. 53,7 gam.
Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối
trong dung dịch X là
A. 7,23 gam.
B. 7,33 gam.
C. 4,83 gam.
D. 5,83 gam.
Bài 5. Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
dung dịch X và 8,96 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị
của m là
A. 59,1.


B. 35,1.
C. 49,5.
D. 30,3.
Bài 6. Hoà tan hoàn toàn 2,05 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Zn vào một vừa đủ
dung dịch HCl. Sau phản ứng, thu được 1,232 lít khí ở đktc và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y, khối lượng muối khan thu được là


A. 4,0025 gam.
B. 6,480 gam.
C. 6,245 gam.
D. 5,955 gam.
Bài 7. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu
được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,45.
B. 21,565.
C. 33,99.
D. 19,025.
Bài 8. Khi cho 17,4 gam hợp kim X gồm sắt, đồng, nhôm phản ứng hết với H2SO4 loãng dư,
thu được dung dịch Y; 6,4 gam chất rắn; 9,856 lit khí Z ở 27,3oC và 1 atm. Phần trăm khối
lượng mỗi kim loại trong hợp kim X là:
A. Al 30%, Fe 50% và Cu 20%
B. Al 30%, Fe 32% và Cu 38%
C. Al 31,04%, Fe 32,18% và Cu 36,78%
D. Al 25%, Fe 50% và Cu 25%
Bài 9. Cho hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam X bằng oxi dư thu
được 44,6 gam hỗn hợp oxit Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z. Cô
cạn dung dịch Z được hỗn hợp muối khan là
A. 99,6 gam.

B. 49,8 gam.
C. 74,7 gam.
D. 100,8 gam.
Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không
khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M.
Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.
A. 0,5 lít.
B. 0,7 lít.
C. 0,12 lít.
D. 1 lít.
Bài 11. Oxi hóa hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn bằng oxi dư được 12,8 gam
hỗn hợp oxit Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch T. Cô cạn
dung dịch T thu được lượng muối khan là:
A. 50,8 gam.
B. 20,8 gam.
C. 30,8 gam.
D. 40,8 gam.


Bài 12. Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl
2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 200 ml.
B. 400 ml.
C. 600 ml.
D. 800 ml.
Bài 13. Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một loại kim loại kiềm thổ Y tác
dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. liti và beri.
B. kali và bari.

C. kali và canxi.
D. natri và magie.
Bài 14. Nung 20,8 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg và Al trong oxi một thời gian thu được 21,52
gam chất rắn X. Hòa tan X trong V ml dung dịch HCl 0,5M vừa đủ thu được 0,672 lít khí H2
(ở đktc). Giá trị của V là
A. 150.
B. 400.
C. 200.
D. 300.
Bài 15. Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối
lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0 gam. Khối lượng nhôm trong hỗn hợp đầu là:
A. 1,35 gam.
B. 2,7 gam.
C. 4,05 gam.
D. 5,4 gam.
Bài 16. Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2
(đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là
A. 52,94%
B. 47,06%
C. 32,94%
D. 67,06%
Bài 17. Hòa tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn bằng dung dịch H2SO4
loãng thì khối lượng dung dịch tăng 5,55 gam. Khối lượng Al và Zn trong hỗn hợp lần lượt
là (gam):
A. 2,95 và 3,0.
B. 4,05 và 1,9.
C. 3,95 và 2,0.


D. 2,7 và 3,25.

Bài 18. Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M
và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu
được lượng muối khan là:
A. 38,93 gam.
B. 25,95 gam.
C. 103,85 gam.
D. 77,86 gam.
Bài 19. Cho 3,87 gam Mg và Al vào 200ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu
được dung dịch Y và 4,368 lít H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp
lần lượt là
A. 72,09% và 27,91%.
B. 62,79% và 37,21%.
C. 27,91% và 72,09%.
D. 37,21% và 62,79%.
Bài 20. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10%, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 11,2 lít H2 (đktc). Khối lượng
dung dịch Y là
A. 385 gam
B. 384 gam
C. 55,5 gam
D. 54,5 gam
Bài 21. Cho 1,4 gam kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong
đó kim loại có số oxi hoá +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X là
A. Mg.
B. Zn.
C. Fe.
D. Ni.
Bài 22. Hòa tan hòa toàn 1,35 gam kim loại X bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,68 lít
H2 (đktc). Kim loại X là:
A. Cu.

B. Fe.
C. Al.
D. Mg.
Bài 23. Chia 4,58 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Zn, Mg, Al thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl giải phóng 1,456 lit H2 (đktc) và tạo ra m gam
hỗn hợp muối clorua
- Phần 2 bị oxi hóa hoàn toàn thu được m’ gam hỗn hợp ba oxit.


Giá trị của m và m’ lần lượt là:
A. 7,035 và 3,33.
B. 7,035 và 4,37.
C. 6,905 và 4,37.
D. 6,905 và 3,33.
Bài 24. Cho 45 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1M, khuấy đều để các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5 gam kim loại không tan. Giá
trị của V là
A. 1,2.
B. 1,392.
C. 0,4.
D. 0,6.
Bài 25. Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu
được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2
(đktc). V có giá trị là:
A. 5,6 lít
B. 11,2 lít
C. 6,72 lít
D. 4,48 lít
Bài 26. Hoà tan 12,6 gam hỗn hợp hai kim loại hoá trị II và I bằng dung dịch HCl dư thì thu
được dung dịch X và khí Y. Đốt cháy hoàn toàn một nửa lượng khí Y thu được 2,79 gam

H2O. Khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 24,61 gam.
B. 34,61 gam.
C. 44,61 gam.
D. 55,61 gam.
Bài 27. Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Mg, Zn phản ứng hết với dung dịch H2SO4
loãng, dư thì thu được dung dịch X chứa 61,4 gam muối sunfat và 5m/67 gam khí H2. Giá trị
của m là
A. 10,72.
B. 17,42.
C. 20,10.
D. 13,40.
Bài 28. Hòa tan m gam Al vào V lit dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5 M (vừa đủ) sau
phản ứng dung dịch X tăng (m- 1,08) gam. Giá trị V là
A. 0,54
B. 0,72
C. 1,28
D. 0,0675


Bài 29. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng
còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92
gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 70,24.
B. 43,84.
C. 55,44.
D. 103,67.
Bài 30. Cho 11,8 gam hỗn hợp gồm một kim loại nhóm IA và một kim loại nhóm IIA tác
dụng hết với lượng dư dd H2SO4 loãng, thu được 8,96 lít khí (đktc). Hai kim loại trên là
A. kali và canxi.

B. liti và beri.
C. kali và bari.
D. natri và magie.
Bài 31. Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho
phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai
tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối
khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là
A. 1,75 mol
B. 1,80 mol
C. 1,50 mol
D. 1,00 mol
Bài 32. Hoà tan 7,68 g hỗn hợp Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl khi axit hết người ta thấy
còn lại 3,2 gam Cu dư. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là
A. 4,48 gam.
B. 4,84 gam.
C. 3,2 gam.
D. 2,3 gam
Bài 33. Hòa tan hết 26,43 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 795 ml dung
dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X
và 4,368 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là:
A. 98,98 gam
B. 88,18 gam
C. 100,52 gam
D. 86,58 gam
Bài 34. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,12 mol Fe và 0,24 mol kim loại M trong dung dịch
H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và 10,752 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được
59,28 gam muối khan. Kim loại M là :
A. Na.



B. Mg.
C. Ca.
D. Al.
Bài 35. Khi hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
9,8% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 14,8%. Công thức phân tử của oxit kim loại
là:
A. CaO.
B. CuO.
C. MgO.
D. BaO.
Bài 36. Hoà tan hết 7,8 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M
và H2SO4 0,75M thu được dung dịch X và 8,96 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu
được lượng muối khan là
A. 35,9 gam
B. 43,7 gam
C. 100,5 gam
D. 38,5 gam
Bài 37. Cho 1,21 gam hỗn hợp Zn và Fe vào bình chứa 0,01 mol H2SO4 loãng. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình thay đổi là
A. tăng 1,01gam
B. giảm 1,19 gam
C. giảm 1,01 gam
D. tăng 1,19 gam
Bài 38. Hoà tan hoàn toàn m1 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y (đều có hoá trị II), Z (hoá trị III)
vào dung dịch HCl dư thấy có V lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T
thì được m2 gam muối khan. Biểu thức liên hệ giữa m1, m2, V là:
A. m2 = m1 + 71V.
B. 112m2 = 112m1 + 355V.
C. m2 = m1 + 35,5V.
D. 112m2 = 112m1 + 71V.

Bài 39. Cho 20 gam hỗn hợp kim loại M và Al vào dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (số
mol HCl gấp 3 lần số mol H2SO4) thì thu được 11,2 lít H2 (đktc) và 3,4 gam kim loại dư. Lọc
lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 75,1 gam
B. 71,5 gam
C. 57,1 gam
D. 51,7 gam


Bài 40. Hoà tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl được
2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hoá trị II cho vào dung dịch HCl thì
dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Kim loại hoá trị II là
A. Ca
B. Mg
C. Ba
D. Be
Bài 41. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và
axit H2SO4 0,5M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y
(coi thể tích dung dịch không đổi). Bỏ qua sự thuỷ phân của các muối, dung dịch Y có pH là
A. 6
B. 2
C. 1
D. 7
Bài 42. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%
thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Zn
Bài 43. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4)

trong dung dịch HCl không thấy khí có khí bay ra khỏi khỏi bình, dung dịch thu được chỉ
chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất có trong hỗn hợp X là.
A. x+ y = 2z +2t
B. x +y = z +t
C. x+y =2z +3t
D. x+y =2z +2t
Bài 44. Cho 24,3 gam X gồm Mg, Zn tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 aM thu được
8,96 lít H2 (đktc). Nếu cho 24,3 gam hỗn hợp X trên tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4
aM thì thu được 11,2 (l) H2 (đktc). Giá trị a là
A. 2,5
B. 1,25
C. 2
D. 1,5
Bài 45. Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung
dịch HCl. Sau khi 2 kim loại đã tan hết, thu được 8,96 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và dung
dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 39,6 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 11,2 gam
B. 1,11 gam


C. 11,0 gam
D. 0,11 gam

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Câu 2: Đáp án A
Câu 3: Đáp án A
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án C
Câu 6: Đáp án D

Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án A
Câu 10: Đáp án C
nO=0.12 => nH+=024 => Vhcl= 012 lit
Câu 11: Đáp án D
tính khối lượng của O ra nhé bàng bảo toàn kl ===> nO=0.35 mol ==> RO +H2SO4---> RSO4 +H2 ===> muối = mkl + mso42- = 0.35*96 + 7.2 = 40.8 g
Tự đặt câu hỏi cho mình khi đọc xong đề bài nhé ^^!
- - -Nó sẽ xảy ra tuần tự ntn nè em
Muốn có mMuoi thì mình cần acis gì hè?
=> À. Cần mKkim loại và cần thêm cái gốc SO4(2-) đi kèm với muối ^^!
--Mà m kim loại mình có rồi => Việc làm của cả bài toán bây giờ chỉ còn đi tìm mSO4(2-)
thôi phải k em?.
Muốn có mSO4(2-) ta cần gì?
=> Đi tìm cho đc nSO4(2-). Mà SO4(2-) ban đầu nằm ở H2SO4 => đi tìm nH2SO4
--Giờ đọc đề và nghiên cứu em sẽ thấy. Khi H2SO4 loãng + Oxit Bazo thì thực ra là
2H+ + 1O => 1H2O
Mà nO em bảo toàn khối lượng sẽ có nO = (12,8-7,2)/16 = 0,35 (Nhớ là chia 16 vì ở đây
mình cần Oxi nguyên tử chứ k phải Oxi phân tử nghe em) ^^!
--=> nH+ cần dùng = nOx2 = 0,7
--Học xong bài điện ly em đã biết


H2SO4 => 2(H+) + SO4(2-)
=> nSO4(2-) = nH+/2 = 0,35
Đến đây cái mình cần tính cũng đã tính đc rồi. Công việc bây giờ là cộng lại thôi đó em
=> mMuoi = 7,2 + 0,35x96 = 40,8 => Chọn đc đáp án đó em.
--Nhớ nghe em. Luôn tự đặt cho mình những câu hỏi. Từ từ sẽ lần mò ra đc đó em. Sau
khi hiểu đc bản chất của bài này thì em làm trong tầm 10-15 giây đó
Câu 12: Đáp án B

n_O trong oxit = (2,32 – 1,68) ÷ 16 = 0,04 mol. Cứ 1O cần 2H (H⁺ của axit) để tạo 1H₂O
nên cần 0,08 mol HCl ⇄ V = 0,4 lít hay 400ml. Chọn B.
Câu 13: Đáp án D

Ta có:

Thử các cặp ở các đáp án vào thì chỉ có D thỏa mãn
Chọn D

Câu 14: Đáp án D
Cu

 Mg
 Al
HCl
→ muối + H2O + H2
20,8 gam 
+ O2 → 21,52 gam X 
Bảo toàn khối lượng có mO2 = 21,52 - 20,8 = 0,72 gam → nO2 = 0,0225 mol
Bảo toàn nguyên tố O → nH2O = 2nO2 = 0,045 mol
Bỏ toàn nguyên tố H → nHCl = 2nH2 + 2nH2O = 0,15 mol → V= 0,3 lít
Đáp án D.

Câu 15: Đáp án D
để ý tí đoạn mdd . mdd tăng lên có phải do mkl thêm vào - mH2 bay ra không
mdd tăng = mkl - mh2 => mh2 = 7.8 - 7


rồi từ đây lập hpt 2 ẩn đặt mol mg là x al là y, 1 cái là bte . 1 cái là tổng khối lượng của
mg vs al

Câu 16: Đáp án A
dùng p2 đường chéo yk. lấy M(tb)=[M(Al)+M(mg)]/2=25,5. mg 1,5 25,5 Al 1,5 ta thấy tỉ lệ
số mol 2 chất = nhau ==> n(Al)=n(mg)=0,1 mol ==> m(Al)=2,7g m(mg)=2,4g ==>%Al=
(2,7/5,1)*100=52,94%
Câu 17: Đáp án D
phản ứng :
KL + H2SO4 loãng = muối sunfat của KL + H2
vậy cái làm tăng dung dịch là mKL - mH2=5.55
=> mH2 = mKL-5.55=0.4
đặt mol Al và Zn lần lượt là x và y
ta có hệ: 1.5x+y=0.4/2 (theo phương trình tạo mol khí)
27x+65y=5.95
giải hệ ra
Câu 18: Đáp án A
Câu 19: Đáp án D
tính số mol H+ trong ax rồi so sánh với 2nH2 ! TH này axit td ko hết
Câu 20: Đáp án B
tính mol H2 rồi => nH+ => mddH+ bđ => mddsau = mH+ + mKL -MH2
Câu 21: Đáp án C
Câu 22: Đáp án C
Tính mol e nhận ra rồi lấy 1,35 chia cho cái mol e đó ra 9=> Al phù hợp (3nAl=2nH2)
Câu 23: Đáp án D
chia làm 2 phần bằng nhau --> KL mỗi phần = 2.29
phần 1: BTNT (H) nHCl pứ = 0.065 x2 =0.13 -> mCl- =0.13x35.5=4.615
-> m muối = mKL + mCL- = 2.29 + 4.615 =6.905 -> loại A,B
phần 2: để ý phần 1 thì số mol e KL nhường = số mol e H+ nhận -> ne=0.065x2
đến phần 2 thì KL cũng nhường chừng đó e nhưng O mới nhận e nên số mol e O nhận về ne
nhận = 0.065x2 =0.13 -> nO =0.065 -> mO =1.04 -> moxit = 2.29 + 1.04 =3.33
chọn D
Câu 24: Đáp án A

quy bài tập về 40 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 + HCl vừa đủ → 0,2 mol H2 và dung
dịch chỉ có FeCl2.
có nhiều cách giải lắm. ngại viết pt thì có thể nháp nhẩm như sau: gọi số mol O trong 40
gam là x thì → ∑n_Fe = (40-16x) ÷ 56 = ½.n_Cl (muối FeCl2) = ½.n_HCl = n_H2 +
n_H2O = 0,2 + x (số mol H2O = số mol O). giải pt ra x = 0,4 mol → n_HCl = 2.n_H2 +
2n_H2O = 1,2 mol → V


Câu 25: Đáp án D
tăng giảm khối lượng=>nCO=nCO2=31.9-28.7/44-28=0.2 bảo toàn e nCOnhường=0.2 nH2
nhận bằng 0.2=>D
khi cho hỗn hợp ấy đi qua CO thì từ oxit sẽ về KL hết : MO => M. để ý khối lượng giảm
chính là do Oxi đi ra, từ đó tính đc mol oxi, rồi bảo toàn điện tích => mol H2
Câu 26: Đáp án B
từ mol H20 → nHCl = 0,62 mol → n Cl- = 0,62
=> m muối = m KL + m Cl - = 34,61 gam
Câu 27: Đáp án D
muối sungat = mKL + mSO42từ mH2 => nH2. Mà để ý trong H2SO4 thì cứ 1 H2 sinh ra thì cũng có 1 SO4 . => số mol
của SO42- => mSO42pt 1 ẩn
Câu 28: Đáp án A
m gam Al + V lít ddX gồm HCl 1M và H2SO4 → ddX tăng (m - 1,08) gam.


ddX tăng (m - 1,08) gam → mH2 = 1,08 gam → nH2 = 1,08 : 2 = 0,54 mol.

→ V = 0,54 lít → Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 29: Đáp án B
m gam gồm Cu và Fe3O4 (x mol) + HCl dư → 8,32 gam rắn + ddX
Cô cạn ddX thu được 61,92 gam rắn khan.
• Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (*)

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 (**)
Theo (*) nFeCl2 = x mol; nFeCl3 = 2x mol.
Theo (**) nCu phản ứng = nCuCl2 = x mol; nFeCl2 = 2x mol → ∑nFeCl2 = 3x mol.
→ mCu dư = 8,32 gam.
• mchất rắn = mCuCl2 + mFeCl2 = x × 135 + 3x × 127 = 61,92 → x = 0,12 mol.


→ mCu + mFe3O4 + mCu dư = 0,12 × 64 + 0,12 × 232 + 8,32 = 43,84 gam
→ Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 30: Đáp án D
11,8 gam gồm M Є IA, N Є IIA + H2SO4 → 0,4 mol H2↑
• Đặt công thức chung của hai kim loại là X

nX = 2/n × nH2 = 2/n × 0,4 = 0,8/n mol. (1 < n < 2)
→ 0,4 < nX < 0,8 → 14,75 < MX < 29,5.
Ta có MX > 14,75 → loại B vì cả Li (M = 7), Be (M = 9) có M < 14,75
Ta có MX < 29,5 → loại A vì K (M = 39), Ca(M = 40); loại C vì K (M = 39), Ba(M = 137)
đều có M > 29,5 → Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 31: Đáp án B
Quy đổi thành FeO, Fe2O3
Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan

Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9
gam muối khan
Mặt khác bảo toàn điện tích ta có
ta giải ra

Câu 32: Đáp án C
Cu dư nên trong dung dịch có CuCl2 và FeCl2
x mol Fe2O3 --> 2x mol FeCl3

Cu + 2FeCl3 --> CuCl2 + 2FeCl2
x______2x


=> 160x+64x=7,68-3,2=4,48
=>x=0,02 mol
mFe2O3=0,02.160=3,2 gam

Câu 33: Đáp án B
Ta thấy rõ

Mà ta có

vậy

bảo toàn khối lượng ta có

Câu 34: Đáp án D
bao toan e suy ra nguyen to hoa tri 3. chon luon Al
Câu 35: Đáp án B
chọn mdd H2SO4 ban đầu = 100g = n H2SO4=0.1 theo pt n MO = 0.1 m dung dịch =
0.1*(M+16)+100 muối là MSO4 n MSO4= 0.1 nồng độ dung dịch muối =
0.1*(M+96)/mdd= 14.8/100 = M =64
Câu 36: Đáp án B
Câu 37: Đáp án D
Cứ 1H2SO4 => 1H2 (bảo toàn Hidro là sẽ thấy ngay)
- - - -0,01 - - -> 0,01
Bỏ 1,21 gam 2 kim loại vào bình => nó sẽ tăng lên 1,21 gam.
Nhưng mH2 thoát ra = 0,01x2 = 0,02 gam (=> giảm lại 0,02 gam)
=> Tăng 1 lượng = (1,21-0,02) = 1,19 gam.

Giống như kiểu mẹ em cho em 200k xong em cho a 2k => tiền em tăng = 200 - 2 =198k
đó
Câu 38: Đáp án B
bảo toàn m: m1+ 2.36.5V/22.4=m2 + 2V/22.4


Câu 39: Đáp án C
vì m kim loại dư = 3.4g -> tính khối khối lượng kim loại theo axit, n_h2so4 = x nên n_ hcl
=3x -> n_H2=3x/2+x=0.5 -> x=0.2 m muối=20+0.2*96+0.6*35.5=57.1
Câu 40: Đáp án B
Câu 41: Đáp án C
Tổng H+ ban đầu là: 0,5 mol
Số mol H2 thoát ra: 0,2375
Vậy H+ còn lại là: 0,5-0,2375.2 = 0,025 ->[H+] = 0,1 -> pH = 1
Câu 42: Đáp án C
Tự chọn lượng chất là 100gam dd H2so4.. Lập ra dc 1 pt chỉ 1 ẩn M duy nhất -> M = 64
Câu 43: Đáp án B

Câu 44: Đáp án C
TH1 thì Kim loại dư TH2 thì H2SO4 dư .=>nH2SO4ở th1=nH2=04=> a=2
Câu 45: Đáp án A



×