Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư và công bằng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 11 trang )

Các nhân tố ảnh hưởng đến
đầu tư và công bằng xã hội


Tình hình kinh tế của đất nước
Kinh tế phát triển tốt, bền vững góp phần thu hút đầu tư và thực hiện CBXH
Ảnh hưởng của tăng tưởng kinh tế đến đầu tư và CBXH.
Từ việc kinh tế phát triển cao, Nhà nứớc mới có đủ nguồn lực để thực hiện các
hoạt động đầu tư cho phát triển kinh tế và đầu tư cho CBXH. Tăng trưởng kinh tế
là điều kiện cần trước tiên để cải thiện các chính sách về phúc lợi xã hội, khắc phục
tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Thực tiễn những năm vừa qua đã chứng
minh rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao Nhà nước có sức mạnh vật chất để hình
thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó
khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản. Người nghèo và cộng đồng
nghèo nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều
kiện quan trọng để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng; không có tăng trưởng mà
chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền
thống thì tác dụng không lớn.
CBXH phải dựa trên sự phát triển kinh tế bởi chính phát triển kinh tế tạo ra nguồn
lực từ đó thông qua hoạt động đầu tư tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề
về CBXH. Kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có nhiều nguồn thu để thực hiện các


mục tiêu quan trọng trong đó có việc đầu tư nhằm giảI quyết các vấn đề xã hội.
Chính phủ các nước thường dành một tỷ lệ nhất định của GNP để chi cho các hoạt
động đầu tư phát triển cũng như các hoạt động đầu tư cho giáo dục, y tế. Chính vì
vậy, thu nhập quốc dân càng lớn thì khả năng ngân sách chi cho các hoạt động
càng lớn.
Kinh tế phát triển cao cũng là chỗ dựa vững và ổn định cho nhiều tầng lớp lao
động thông qua việc giảI quyết việc làm và nâng cao thu nhập người lao động.
Triển vọng khả quan về nền kinh tế sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây


dựng thêm các nhà xưởng, xí nghiệp mới đồng thời tiến hành đổi mới công nghệ.
Qua đó, các doanh nghiệp cũng cần tương ứng một lượng lao động có chuyên môn
vào vận hành các tài sản mới giúp giải quyết vấn nạn thất nghiệp trong Xã hội.
Đồng thời qua việc đổi mới công nghệ sẽ giúp cho năng suất lao động tăng nhanh
hơn tạo ra mức tiền lương cao hơn, từ đó kích thích mặt bằng thu nhập chung của
đất nước tăng lên,
Tất cả những hoạt động trên giúp cho người dân có thể nâng cao mức sống, ổn
định cuộc sống hiện tại, đảm bảo cuộc sống tương lai, góp phần thực hiện CBXH.
Kinh tế đất nước suy thoái làm trì hoãn các hoạt động đầu tư đồng thời làm
tăng mức độ nghèo khổ và bất bình đẳng


Ảnh hưởng của kinh tế suy thoái tới đầu tư.
Kinh tế phát triển kém, Nhà nước sẽ không có đủ nguồn lực cho hoạt động đầu tư.
Do triển vọng về kinh tế không mấy khả quan, các doanh nghiệp thường không
muốn mạo hiểm đồng vốn đầu tư của mình trong khi một trong những đặc điểm
của đầu tư là tính mạo hiểm cao, thời gian dài và khó xác định. Đồng thời, do nền
kinh tế bị suy thoái, người dân cũng không còn dư dả vốn để đầu tư, mà mục tiêu
trước mắt của họ là sông đủ qua ngày. Do đó, nguồn vốn đầu tư huy động từ trong
nước sẽ bị sụt giảm nhanh chóng. Mặt khác, kinh tế mất ổn định cũng là nhân tố
làm nản lỏng các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, đầu tư nước ngoài cũng bị giảm
sút.
Ảnh hưởng của sự giảm sút kinh tế tới đầu tư và công bằng xã hội.
Kinh tế trì trệ cũng đồng nghĩa với việc giảm các khoản thu cho NSNN. Rõ ràng,
với nền kinh tế như vậy, Nhà nước sẽ không thể tăng thuế được mà thậm chí còn
phải giảm thuế để thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ việc NSNN bị giảm sút, các
hoạt động đầu tư cho CBXH sẽ bị cắt giảm để giành cho các mục tiêu phát triển
trước mắt.
Kinh tế phát triển kém cũng tạo ra cho Xã hội nhiều vấn đề nảy sinh theo hướng
tiêu cực như thất nghiệp, thu nhập người lao động giảm sút. Rõ ràng những ngưòi



bị thất nghiệp đầu tiên chính là những người không có trình độ học vấn, kỹ năng
không cao. Mà đây chính là đặc điểm của phần lớn người nghèo trong xã hội. Tất
cả những điều đó sẽ dẫn đến nghèo khổ tăng, bất bình đẳng tiếp diễn và nảy sinh
các tệ nạn xã hội.

Ảnh hưỏng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, vùng miền
Nước ta vẫn luôn là một nước nông nghiệp nghèo mà nông thôn chỉ sản xuất thuần
nông, độc canh cây lúa, tự cung tự cấp và dân số tăng nhanh.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế, quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.
Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
Chúng ta đã bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế từ một nền nông nghiệp thô sơ lạc hậu
đến nền kinh tế công nghiệp để từ đó hỗ trợ cho nông nghiệp cùng phát triển.
<Cơ cấu ngành kinh tế>

1990 1995 2000
Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm(1986-1990;1991-1995; 1996- 4,4 8,2 6,9


2000),%
Trong đó:
Nông, lâm, ngư nghiệp, %

3,1 4,1 4,3

Công nghiệp và xây dựng,%

4,7 12,0 10,6


Dịch vụ,%

5,7 8,6 5,75

<nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư>
Nhìn bảng biểu trên chúng ta thấy kể từ năm 95 trở lại đây, công nghiệp và dịch vụ
có sự phát triển nhanh chóng. Điều này cũng thúc đẩy nông nghiệp phát triển với
tốc độ cao hơn những năm 90 tuy có nhỏ hơn tốc độ phát triển của các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Chính sự chuyển biến trong cơ cấu ngành như vậy dẫn đến các
chiến lược đầu tư của Chính phủ và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Nhà
nước cũng bắt đầu chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn có lợi thế
so sánh của Việt Nam và có những ưu đãi đối với những ngành này. Chính những
chuyển biến trong việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư đã thúc đẩy tăng trưởng nền kinh
tế. Đồng thời nó cũng vực dậy nền kinh tế ở khu vực nông thôn vốn chậm phát
triển. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên nhiều vùng đã có sự chuyển dịch theo
hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích sử dụng; đặc biệt là nghề nuôi trồng


và đánh bắt thủy sản phát triển khá nhanh. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng
hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế
biến được hình thành; các làng nghề bước đầu được khôi phục và phát triển; sản
xuất trang trại phát triển nhanh.
Qua đó tạo cơ hội nâng mặt bằng thu nhập chung của Xã hội, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động và tiến tới xoá bỏ nghèo đói. Đây chính là tác động
tích cực của chuyển dich cơ cấu kinh tế tới đầu tư và CBXH.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình CNH- HĐH diễn
ra nhanh chóng đã khiến các chính sách đầu tư của Nhà nước chuyển biến không
kịp. Nhà nước không thể cùng một lúc vừa đầu tư cho các ngành công nghiệp mũi
nhọn lại vừa đầu tư nhằm làm giảm sự phân hoá giàu nghèo. Chính vì mục tiêu

trước mắt là tăng trưởng kinh tế nên các hoạt động đầu tư cho CBXH bị xem nhẹ.
Do đó tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói cũng có xu hướng tăng.
Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu vùng
Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, khu vực
khác nhau cũng có tác động nhất định đến đầu tư và CBXH. Các vùng, khu vực
đều có chiến lược phát triển kinh tế riêng trong chiến lược phát triển kinh tế chung


của tổng thể quốc gia trong đó có các chính sách thu hút đầu tư vào khu vực của
mình.
Mặt khác một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo ra sự hài hoà giữa các vùng khác nhau.
Các vùng trọng điểm có thể liên kết và cùng đưa các vùng chậm phát triển khác
cùng đi lên. Tuy nhiên nếu với cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông
nghiệp và nông thôn còn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi; các trục công
nghiệp chính, chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn;
chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý
khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ
cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước...) không đúng đối tượng làm ảnh hưởng
xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa.
Qua đó sẽ làm tăng sự phân hoá gữa các khu vực, tăng phân hoá giàu nghèo và bất
bình đẳng xã hội.
Do vậy, khi nghiên cứu đến đầu tư và CBXH, chúng ta cũng cần xem xét tác động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư.


Sự tác động của Chính Phủ
Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là vai trò trong
việc thực hiện tiến bộ và CBXH. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, bản chất Xã
hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.
Tác động của định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

Nhà nước thông qua định hướng phát triển Kinh tế Xã hội của mình mà biểu hiện
trực tiếp là các chính sách, các chiến lược phát triển dài hạn cũng như các kế hoạch
ngắn hạn đều tác động rất mạnh đến chiến lược đầu tư của quốc gia và của mỗi cá
nhân. Qua đó, các chính sách đầu tư cho CBXH cũng được xác định trong chiến
lược đầu tư chung của một quốc gia. Chính sách đầu tư hợp lý sẽ kích thích tăng
trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Ngoài chính sách về đầu tư, Nhà nước cũng còn
sử dụng các chính sách khác trọng việc xoá bỏ bất bình đẳng xã hội như chính sách
thuế, chính sách trợ giá cho nông nghiệp.
Hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước
Khi nghiên cứu tác động của Nhà nước đối với đầu tư và việc thực hiện CBXH,
chúng ta cần phải nhắc đến hiệu quả hoạt động của Chính Phủ. Trình độ năng lực
của cán bộ sẽ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả hơn đặc biệt là các dự án đầu tư tại
các vùng xa Trung ương rất cần có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về


đạo đức. Bởi các dự án này cũng như các dự án đầu tư cho CBXH rất khó xác định
và kiểm tra tính hiệu quả của nó.
Hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng liên quan đến vấn đề trong sạch
của bộ máy. Rõ ràng, một Chính phủ không thể hoạt động hiệu quả nếu như vẫn
còn tình trạng tham nhũng, quan liêu của cán bộ, vẫn còn tình trạng làm giàu bất
chính vơ vét của công của một số cán bộ biến chất. Tình trạng tham nhũng đó sẽ
thể hiện bất công ngay ở trong bộ máy cao nhất của Nhà nước thì khó có thể thực
hiện được mục tiêu Công bằng trong xã hội.

Một số nhân tố khác ảnh hưởng tới Đầu tư và Công Bằng Xã Hội
Ngoài các nhân tố trên, chúng ta còn thấy một số nhân tố khác cũng tác động đến
CBXH như các yếu tố về điều kiện tự nhiên và các yếu tố về điều kiện xã hội.
Điều kiện tự nhiên
Nước ta có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại không màu mỡ, khô
cằn, núi đá nhiều dẫn đến diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suet cây trồng thấp. Các

vùng này lại thường hẻo lánh, ít được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên có sự tụt
hậu giữa các vùng này với các khu vực phát triển nhanh khác. Mặt khác, các vùng
này luôn phải đối chọi với thiên tai khắc nghiệt như lũ lụt hạn hán khiến rủi ro
trong cuộc sống đối với dân cư trong khu vực tăng lên.


Chúng ta đều biết rằng các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó
khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình
hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ
kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống
(mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Với khả
năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn,
những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Điều kiện xã hội
Yếu tố tiếp theo tác động đến CBXH là các yếu tố về Xã hôi. Đây chính là các yếu
tố về chính bản thân nội tại của người dân cũng như các yếu tố về tập quán, dân
tộc. Chẳng hạn, bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả
các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do
bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình. Tình trạng gia
đình đông con cũng là một vấn đề lớn. Ngoài ra yếu tố dân tộc cũng có tác động
đáng kể khi mà sự chênh lệch giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác đang
tăng nhanh và đa số các dân tộc thiểu số có tỷ lệ số hộ nghèo đói cao.



×