Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông của đh quốc gia hà nội đến năm 2012,tầm nhìn chiến lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.61 KB, 29 trang )

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG CỦA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2012,
TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5102 /QĐ-KHCN ngày 03 tháng 10 năm 2008
của Giám đốc ĐHQGHN)


MỤC LỤC

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT CỦA
ĐHQGHN ..................................................................................................................................3
1.1. Danh mục các văn bản luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN về
CNTT…………………………………………………………………………………..3
1.2. Xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam và thế giới……………….4
1.3. Vai trò to lớn của CNTT-TT với sự phát triển của ĐHQGHN………………….5
1.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng
dụng CNTT ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2007……………………………………...6
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT ĐẾN
NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020…………..…………………….9
III. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CNTT-TT ĐẾN NĂM 2012 .......................11
3.1. Đào tạo CNTT-TT ........................................................................................... 11
3.2. Nghiên cứu CNTT-TT ..................................................................................... 12
3.3. Ứng dụng CNTT-TT ....................................................................................... 13
3.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT................................................................. 14
IV. CÁC GIẢI PHÁP .............................................................................................................15
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................................................................16
PHỤ LỤC ................................................................................................................................18
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 2002-2007 VỀ CNTT ............ 18
1. Kết quả đạt được ..........................................................................................................18
2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................22


3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển CNTT giai đoạn 2002 - 2007 ..... 24
B. VỀ ĐẠI HỌC SỐ HÓA ............................................................................................ 26

2


KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG CỦA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2012,
TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020
----------------------------

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT
CỦA ĐHQGHN.
1.1. Danh mục các văn bản luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN
về CNTT.
 Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
 Quyết định số 246/2005/QĐ – TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và truyền
thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
 Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt
Nam đến năm 2010;
 Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực Công nghệ Thông tin Việt Nam đến năm 2020;
 Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”;
 Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt “Chương trình hành động triển khai chỉ thị 58/CT/TW của Bộ

Chính trị”;
 Công văn số 15 – CV/ĐU ngày 27 tháng 1 năm 2003 của Đảng Uỷ Đại học
Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng
Công nghệ Thông tin ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2005”;
 Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở ĐHQGHN
giai đoạn 2002-2005;
 Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của ĐHQGHN đến năm 2007;
 Nghị định số 07/2001/ NĐ - CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về Đại học Quốc gia;
 Quyết định số 16/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia;
 Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ khóa III, ĐHQGHN tháng 10 năm 2005;
 Kế hoạch chiến lược của ĐHQGHN giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm
2020;

3


1.2. Xu hướng phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam và thế giới.
CNTT-TT trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong 10 năm qua, năm
2008 được xem là thời điểm tiền đề cho việc bắt đầu thập niên mới với những đặc
trưng sau:
 Tập trung cho kết nối con người với nhau (connecting people).
 Lấy người dùng làm trung tâm (user-centric).
 Nhiều nền phát triển phần mềm và người dùng có thể tự phát triển được ứng
dụng cho mình.
 Máy vi tính, công nghệ điện tử, công nghệ nano cho phép chế tạo các thiết bị
ngày càng nhanh, càng nhỏ gọn, tiêu thụ ít điện năng và được tích hợp nhiều
dịch vụ trên đó, như “cả hệ thống trên một con chip” (SoC), cũng như tích
hợp nhiều dịch vụ trên một thiết bị gia dụng.

 Các ứng dụng không chỉ chạy trên PC, mà còn chạy trên Internet, trong “đám
mây” giữa các PC, giữa các TV, giữa các điện thoại di động, giữa các ô-tô,
giữa các dụng cụ gia dụng, …
 3 yếu tố đặc trưng: trải nghiệm công nghệ cao khắp nơi; các thiết bị phong
phú được kết nối dịch vụ với nhau; sức mạnh của giao diện người dùng tự
nhiên (Natural User Interface).
Các nhà quản lý và công nghệ đều nhấn mạnh về ý nghĩa sáng tạo công nghệ,
của nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng nhằm thực hiện những kỳ vọng (và
phát triển tự nhiên) của 10 năm tiếp theo. Máy tính sẽ có ở khắp nơi, sẽ phục vụ
đắc lực đào tạo và chăm lo sức khỏe con người. Máy tính sẽ dần thay thế các sách
giáo khoa bằng chính các máy tính nhỏ gọn, cầm tay, đặt phẳng trên ngay mặt bàn,
có nối mạng khắp nơi, tương tác tự nhiên (chứ không chỉ qua chuột và bàn phím như
thập niên vừa qua). Người dùng có thể tham gia các loại hình hoạt động sử dụng
phương tiện điện tử, gọi chung là e-* (như e-books, e-learning, e-education, e-library,
e-science, e-health, e-business, e-commerce, e-agriculture, e-government …) ở mọi
lúc, mọi nơi.
Chính phủ nước ta đã ban hành “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tại quyết định
số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 nêu rõ những mục tiêu cần đạt:
- Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền
kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử,
chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt
Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN.
- Công nghiệp CNTT-TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng
trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD vào năm 2010.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, với thông lượng lớn,
tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ.
- Đào tạo ở các khoa CNTT-TT trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến
trong khu vực ASEAN.
Bên cạnh những xu hướng và nhu cầu khách quan về phát triển CNTT-TT trên

thế giới và Việt Nam, còn có những thách thức lớn đối với CNTT-TT của nước ta
như: chưa có nền công nghiệp CNTT-TT thực sự; chất lượng đào tạo của đa số các
cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu nhân lực bậc cao về CNTT-TT;

4


nghiên cứu còn tản mạn, chưa có những nghiên cứu của Việt Nam mang tính đột phá
về công nghệ; các doanh nghiệp mới chỉ tập trung gia công phần mềm, chưa chú
trọng công việc nghiên cứu và phát triển; việc liên kết hàn lâm – công nghiệp về
CNTT-TT còn chưa rõ nét; sự lúng túng và thất bại của một số dự án quốc gia về
CNTT-TT (như kế hoạch phát triển công nghiệp phần mềm theo Nghị quyết 07/2000
và Chỉ thị 58/TW; Đề án 112, …); việc vi phạm bản quyền phần mềm ở nước ta vẫn
còn ở mức cao; v.v.
Như vậy, CNTT-TT sẽ bùng nổ tiếp và ngày càng tiến tới phục vụ hữu ích hơn,
đa dạng hơn những nhu cầu của con người và là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống. CNTT-TT có ý nghĩa đặc biệt trong giáo dục. Các
nước phát triển và các nước có nền sản xuất hoặc dịch vụ hiện đại đã có đại học số
hóa, làm thay đổi và mở ra những hình thức đào tạo, hình thức học mới rất hiệu quả.
Sự tác động này sẽ còn tiếp tục làm sâu sắc thêm ý nghĩa của CNTT-TT trong những
năm sắp tới.
1.3. Vai trò to lớn của CNTT-TT với sự phát triển của ĐHQGHN
Tiềm năng và vai trò của CNTT-TT đã được Đảng và Nhà nước khẳng định
trong “Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020” được ban hành theo QĐ số 246/2005/QĐ – TTg ngày 6 tháng 10 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ: “CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực
hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Quán triệt chủ trương của Nhà nước, ĐHQGHN với sứ mệnh “Xây dựng và phát
triển mô hình một trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao

khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại
học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, là
đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước” đã nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của CNTT-TT đối với sự
hình thành và phát triển của mình. Đảng ủy ĐHQGHN đã khẳng định trong Kế hoạch
tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở ĐHQGHN giai đoạn 20022005: Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ ưu
tiên trong chiến lược xây dựng và phát triển ĐHQGHN, là một phương tiện quan
trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý;
ĐHQGHN cần phải xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT ở ĐHQGHN
Nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ĐHQGHN, cung cấp nguồn nhân
lực bậc cao về CNTT-TT cho đất nước. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT phải
đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ
lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần tăng cường năng lực công nghệ thông tin
quốc gia.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT ở ĐHQGHN phải gắn kết chặt chẽ với quá
trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học, xây dựng đại
học nghiên cứu. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT-TT theo hướng
hội nhập và đạt trình độ quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo,
đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

5


hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế trong
đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT tại ĐHQGHN, phát huy mọi nguồn lực trong
nước và tranh thủ các nguồn lực ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực này.
Nghiên cứu CNTT-TT

Công nghiệp CNTT-TT hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà
nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Nghiên cứu CNTT-TT
theo hướng hiện đại nhằm tạo ra những giá trị sáng tạo KHCN về CNTT-TT, tạo sản
phẩm phục vụ nhu cầu của ĐHQGHN và của xã hội, góp phần khẳng định vai trò của
ĐHQGHN trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Ứng dụng và cơ sở hạ tầng CNTT-TT
Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong đào tạo, nghiên cứu, quản lý là yếu tố có ý
nghĩa chiến lược, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ĐHQGHN thành đại học
nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Ứng dụng CNTT-TT để đổi mới
phương pháp dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và quản lý trong tất
cả các đơn vị của ĐHQGHN.
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng của
ĐHQGHN, được ưu tiên đầu tư, phát triển, đảm bảo hiện đại, đồng bộ, quản lý và
khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT nhằm tạo cơ sở cho phát triển
và ứng dụng CNTT-TT phục vụ đào tạo trình độ đẳng cấp quốc tế, nghiên cứu ứng
dụng và quản lý.
Kế hoạch phát triển hạ tầng CNTT-TT phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng
của cán bộ và sinh viên ĐHQGHN trong nghiên cứu và học tập, cũng như đáp ứng
nhu cầu quản lý của ĐHQGHN và của các đơn vị thành viên tạ̣i các cơ sở ở Hà Nội
và Hòa Lạc.
Xây dựng hạ tầng CNTT-TT phải đi đôi với triển khai các ứng dụng để khai thác có
hiệu quả, đồng thời có tầm nhìn xa, phân tích thiết kế hệ thống có tính mở, cho phép dễ dàng
mở rộng về quy mô và nâng cấp về công nghệ.

1.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng
dụng CNTT ở ĐHQGHN giai đoạn 2002-2007.
ĐHQGHN đã xây dựng “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin ở Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2002-2005”; “Kế hoạch ứng dụng và
phát triển CNTT của ĐHQGHN đến năm 2007”. Trong 5 năm qua, về cơ bản
ĐHQGHN đã thực hiện các mục tiêu quan trọng đề ra trong những kế hoạch này, xây

dựng những điều kiện ban đầu cho một kết cấu hạ tầng về thông tin, góp phần nâng
cao đáng kể hiệu quả công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời
cung cấp nguồn nhân lực CNTT với quy mô ngày càng nhiều cả về chất và lượng cho
nền kinh tế Việt Nam. Trong công việc nghiên cứu và phát triển, có một số công
trình được công bố trên các tạp chí và hội nghị uy tín quốc tế về CNTT. Một số đơn
vị và cá nhân được những giải thưởng cao cấp quốc gia về sản phẩm CNTT. Một số
thành tựu chính trong các hoạt động về CNTT vừa qua là:

6


1.4.1. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Loại hình đào tạo CNTT trong thời gian qua đã được đa dạng hóa bao gồm đào
tạo bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Số giảng viên CNTT đã tăng gấp đôi trong 5 năm
qua. Một số đơn vị trong ĐHQGHN đã có những chương trình đào tạo CNTT theo
đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo hợp tác nước ngoài được
thành lập như chương trình Đại học Pháp (PUF) về Thông tin - Hệ thống - Công
nghệ (IST) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và môi trường đào tạo, cũng như
đội ngũ giảng viên về CNTT của ĐHQGHN. Đã đào tạo được hàng nghìn cử nhân,
hàng trăm thạc sĩ. Sinh viên ngành CNTT của ĐHQGHN có truyền thống đạt giải
cao trong các kỳ thi quốc tế và quốc gia, đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường
tuyển dụng. Một số thành tựu cụ thể được nêu trong các bảng thống kê dưới đây.
Bảng 1: Số sinh viên tốt nghiệp CNTT, Toán – Tin ứng dụng giai đoạn 2001-2007
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

Tổng
Trường
187
177
167
149
196
197
184
1257
ĐHCN
Trường
ĐHKH
180
202
198
102
89
119
117
1007
Tự nhiên
Tổng
367
379
365
251
285
316
301

2264
Bảng 2: Số giảng viên CNTT, Toán – Tin ứng dụng giai đoạn 2001-2007
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Trường
25
27
31
35
35
47
58
ĐHCN
Trường
ĐHKH
13
15
16
18
19
20
20
Tự nhiên
Tổng
38

42
47
53
54
67
78
* Ghi chú: Số liệu trên chưa tính các cán bộ về hưu, các cán bộ chuyển đi, các cán bộ cắt
hợp đồng trong giai đoạn 2001-2007.
Bảng 3: Số giải thưởng sinh viên về Olympic Tin học các năm 2003-2007
2003
2004
2005
2006
2007
Giải nhất
1
3
1
3
Giải nhì
2
3
2
2
3
Giải ba
1
4
5
7

5
Giải kh. Khích
3
1
2
2

1.4.2. Nghiên cứu về CNTT
Trong thời gian qua các trường ĐHKHTN, ĐHCN, và Viện CNTT đã thực hiện
3 đề tài cấp nhà nước, 1 đề tài cấp thành phố, 17 đề tài NCCB về CNTT, 4 đề tài
trọng điểm, 5 đề tài đặc biệt ĐHQGHN và hàng chục đề tài ĐHQGHN. Nghiên cứu
về CNTT đã góp phần tiếp thu các kiến thức hiện đại, đổi mới chương trình đào tạo,
phát triển các sản phẩm CNTT và tiếp cận trình độ CNTT của thế giới phục vụ đào
tạo, nghiên cứu tại ĐHQGHN và từng bước phục vụ nhu cầu của Nhà nước và xã
hội. Các hướng nghiên cứu ngày càng được đa dạng hóa.

7


Trường ĐHCN tập trung nghiên cứu theo các chủ đề thuộc các chuyên ngành
Khoa học máy tính, Mạng và truyền thông máy tính, Các hệ thống thông tin, Công
nghệ phần mềm với 4 đề tài trọng điểm ĐGQGHN và 51 đề tài cấp ĐHQGHN giao
cho trường quản lý (đề tài QC)… Viện CNTT đi sâu nghiên cứu các phương pháp
toán học trong xử lý ảnh và xử lý thông tin, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng CNTT, dạy và
học điện tử, … Trường ĐHKHTN với các hướng nghiên cứu tập trung là đảm bảo
toán học cho hệ thống máy tính, tính toán khoa học.
Trong giai đoạn 2002-2007, có hơn 100 bài báo về CNTT đã được công bố trên
các tạp chí và hội nghị quốc gia, quốc tế. ĐHQGHN có những sản phẩm CNTT tham
dự các hội chợ KHCN toàn quốc (TechMart), tham dự VIFOTEC, và các kỳ thi sáng
tạo toàn quốc. Năm 2006, sản phẩm Mr.TEST của Trung tâm nghiên cứu và phát

triển Công nghệ phần mềm thuộc Trường ĐHCN đã đạt giải nhất tại cuộc thi “Nhân
tài đất Việt” và đã phát huy tốt hiệu quả trong những năm vừa qua.
1.4.3. Ứng dụng CNTT
Nhận thức về ứng dụng CNTT trong toàn ĐHQGHN đã từng bước được nâng
cao. Nhiều khóa học, huấn luyện về sử dụng mạng, hệ thống quản lý văn bản và hồ
sơ công việc đã được tổ chức. Hiện tại 100% cán bộ quản lý đã sử dụng mạng
VNUnet trong công tác quản lý văn thư, cán bộ và sinh viên của một số đơn vị đã
được thí điểm cung cấp các dịch vụ internet phục vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo
liên kết quốc tế.
Tại các trường, khoa trực thuộc đã tổ chức các trung tâm truy cập internet phục
vụ sinh viên, nhiều phòng kết nối đào tạo từ xa với trang thiết bị hiện đại. Trung tâm
Thông tin thư viện đã bước đầu triển khai thư viện điện tử phục vụ bạn đọc. Ứng
dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được đẩy
mạnh, thực hiện thí điểm từng bước đại học số hóa, các đơn vị đào tạo đã triển khai
đào tạo thí điểm các mô hình đào tạo điện tử, đầu tư cho các phần mềm phục vụ đào
tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đã được tăng cường đáng kể từ nhiều nguồn
khác nhau, ĐHQGHN đã hoàn tất một số phần mềm quan trọng phục vụ đào tạo theo
tín chỉ và chất lượng cao và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
Hệ thống Quản lý đào tạo và quản lý người học ở ĐHQGHN theo học chế tín chỉ
đã được xây dựng và đang được hoàn thiện.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống e-Learning trên hạ tầng
công nghệ mạng của ĐHQGHN. Triển khai các dịch vụ thông tin phục vụ dạy và học
(đưa bài giảng, bài tập, thời khóa biểu, trao đổi, hỏi đáp giữa giáo viên, sinh viên…)
trên VNUnet/Internet.
1.4.4. Cơ sở hạ tầng CNTT
Mạng VNUnet bao phủ một phạm vi địa lý với đường kính gần 10 km, với trên
3000 máy tính, gần 100 máy chủ dịch vụ, thiết bị mạng đủ đáp ứng nhu cầu vận hành
cơ bản hiện nay. Ngoài đường thuê bao kết nối Internet qua Viettel, mạng VNUnet
còn có hai tuyến kết nối với bên ngoài: đường kết nối với mạng VinaREN bằng cáp
quang (với tốc độ hiện nay là 45Mbps, sắp nâng lên 155Mbps) và đường kết nối với

mạng các cơ quan Đảng và Chính phủ (do Đề án 112 xây dựng) bằng cáp quang (tuy
nhiên, thực tế chưa đưa vào khai thác).
Ở hầu hết các đơn vị đã có hạ tầng mạng LAN. Một số ít đơn vị (Văn phòng
ĐHQGHN, Trường ĐHNN, Trường ĐHKT, Viện CNTT ...) có hạ tầng CNTT-TT

8


tương đối tốt, Trường ĐHCN có cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở mức tốt. Ở đại đa số các
đơn vị khác, số lượng máy tính cho cán bộ sử dụng trong công việc về cơ bản đáp
ứng được yêu cầu công tác nhưng nói chung các máy chủ còn thiếu về số lượng và
kém về chất lượng so với nhu cầu ứng dụng. Các đơn vị đào tạo đã có các phòng
thực hành máy tính phục vụ thực tập và cho sinh viên khai thác thông tin.
ĐHQGHN là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia VinaREN. VNUnet đã
kết nối với mạng VinaREN bằng tuyến cáp quang, hiện đang ở khả năng khai thác
liên thông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ở nước ngoài với tốc độ kết nối cho
Việt Nam là 45Mbps. Hiện nay, nhiều tài liệu điện tử của các cơ sở đào tạo và nghiên
cứu trên thế giới có tham gia TEIN2 đã được cung cấp lên mạng này và cán bộ sinh
viên ĐHQGHN đã có thể khai thác thường xuyên. Đặc biệt, một số đơn vị như
Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN đã tổ chức thành công một số hội thảo từ xa qua
mạng (video conferencing) với các đại học khác ở nước ngoài thông qua đường
truyền VinaREN/TEIN2. Trong thời gian tới cần chuẩn bị đủ điều kiện kỹ thuật để
khai thác tốt hơn, nhiều đơn vị khác trong ĐHQGHN có thể sử dụng các dịch vụ của
VinaREN.
Tuy nhiên, còn khá nhiều những bất cập và khiếm khuyết thể hiện sự nhận thức,
đầu tư sức người sức của cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT là chưa tương xứng
với tầm vóc cần có của ĐHQGHN, kết quả thu được trong một số hoạt động chưa
tương xứng với kỳ vọng và đầu tư. Chi tiết hơn về thực hiện kế hoạch CNTT giai
đoạn 2002-2007 được nêu trong phần Phụ lục.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT-TT

ĐẾN NĂM 2012, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020
Phát triển và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên
cứu khoa học, quản lý và đẩy mạnh hội nhập quốc tế ở ĐHQGHN.
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT
Phát triển mạnh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại
ĐHQGHN, góp phần tăng cường nhân lực CNTT-TT của đất nước, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú ý đào tạo nhân lực CNTT-TT và
nâng cao trình độ CNTT-TT của cán bộ viên chức của chính ĐHQGHN.
Đến năm 2020, đạt trình độ quốc tế về đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đối
với tất cả các ngành, chuyên ngành CNTT-TT, đạt trình độ tương đương với trường
trong nhóm 100 trường mạnh nhất về CNTT-TT ở Châu Á, nhóm 500 trường trên thế
giới.
Các chương trình đào tạo được cập nhật hằng năm, bám sát nhu cầu xã hội và với
những khái niệm và thành tựu tiên tiến được giới hàn lâm các nước thừa nhận đưa
vào giảng dạy.
Thực hiện việc liên kết đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo nguồn nhân lực
CNTT-TT. Mở những ngành / nhóm ngành / liên ngành mới (thí điểm) với CNTTTT làm trung tâm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam và thị trường
CNTT-TT trên thế giới.
Nghiên cứu khoa học CNTT-TT
Các nghiên cứu cần tập trung vào phát huy thế mạnh của ĐHQGHN, đáp ứng

9


yêu cầu khoa học và ứng dụng của CNTT-TT trong 10 năm tới cũng như các yêu cầu
từ thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam, tập trung nhiều vào tương tác người – máy
tính (giao diện người dùng tự nhiên), xử lý ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ tri thức,
công nghệ Internet thế hệ mới, dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ thông tin phục vụ đổi
mới phương pháp dạy và học cũng như các dịch vụ thông tin liên quan đến chăm sóc
sức khỏe, y tế cộng đồng, tính toán khoa học phục vụ quản lý tài nguyên, dự báo và

phòng ngừa thiên tai,…
Đến năm 2012, khẳng định vị trí trong số những cơ sở nghiên cứu khoa học hàng
đầu về CNTT-TT của quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn
quốc tế, và vào sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT.
Đến năm 2020, phấn đấu trở thành trung tâm về nghiên cứu khoa học và chuyển
giao CNTT-TT hàng đầu của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trường CNTT-TT trong
và ngoài nước. Đạt tiêu chí mỗi năm có 50% số tiến sĩ CNTT-TT có ít nhất 1 công
bố trên tạp chí quốc tế hoặc/và hội nghị quốc tế uy tín về CNTT-TT.
Ứng dụng CNTT-TT trong công tác quản lý hành chính, đào tạo và nghiên
cứu ở ĐHQGHN
Từng bước khắc phục những khiếm khuyết về ứng dụng CNTT-TT của
ĐHQGHN để tiếp cận nhanh những ứng dụng và cung cấp dịch vụ hưởng lợi đến
người dùng trong ĐHQGHN về những thành tựu mới của CNTT-TT.
Các ứng dụng CNTT-TT cần được tích hợp hữu cơ, theo các giải pháp và chuẩn
hóa được quy định, thông suốt trên VNUnet, định hướng sử dụng phát triển các hệ
thống mã nguồn mở và khai tác hiệu quả các đầu tư lớn về CNTT-TT như các dự án
C1.2 và C2.1 cho toàn ĐHQGHN.
Đến năm 2012, 100% cán bộ và sinh viên có tài khoản VNUnet với không gian
làm việc trên mạng đủ lớn, có thể truy cập được trong toàn phạm vi làm việc và ký
túc xá sinh viên, đáp ứng nhu cầu sử dụng các các dịch vụ trao đổi thông tin, tính
toán xử lý thông tin, khai thác tài nguyên học tập nghiên cứu của VNUnet, VinaREN
và Internet; Phấn đấu để tất cả các giảng viên đều giới thiệu giáo án và tài liệu tham
khảo trên VNUnet trước khi giảng bài. 100% giảng viên ĐHQGHN có trang web
riêng phục vụ công tác giảng dạy theo hình thức tín chỉ; Triển khai cổng thông tin
ĐHQGHN, tích hợp các cổng thông tin của các đơn vị thông qua CSDL dùng chung
tại Trung tâm dữ liệu của ĐHQGHN.
Đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa công tác quản lý tại
ĐHQGHN và các đơn vị thành viên, tiến tới đại học số hóa với việc tin học hóa công
tác quản lý - đào tạo – nghiên cứu - ứng dụng được sự hỗ trợ cao của các hệ thống tin
học, có cổng giao tiếp điện tử ở trong và ngoài đơn vị, v.v. Chi tiết hơn về một đại

học số hóa được nêu trong phần Phụ lục.
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT phải được xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa để đáp ứng
được việc thực hiện các mục tiêu đã nêu trong các mục 5.2.1, 5.2.2, 5.2.3; định
hướng phát triển các hệ thống mã nguồn mở, theo các tiêu chuẩn hệ thống mở, cho
phép dễ dàng mở rộng về quy mô, nâng cấp về công nghệ.
Công tác xây dựng hạ tầng CNTT-TT cần đi trước một bước để thúc đẩy sự phát
triển các dịch vụ và ứng dụng CNTT theo định hướng phát triển hạ tầng CNTT-TT
phải đi đôi với việc triển khai các ứng dụng để khai thác có hiệu quả.

10


Tìm thêm những hình thức kết nối và nâng cấp kịp thời các đường truyền sẵn
VinaREN, VINASAT-1 (kết nối Internet qua vệ tinh), AI3/SOI, ...
Đến năm 2012, hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT-TT phải được hoàn thiện ở mức cơ
bản, sử dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo theo tín chỉ ở
ĐHQGHN, cung cấp được dịch vụ thông suốt cho 30.000 người sử dụng; Triển khai
trọng điểm giải pháp sử dụng các hệ thống mã nguồn mở cho hệ thống máy tính của
người dùng cuối, các dịch vụ cơ bản của mạng như LDAP, Portal, CMS, Mail,
eLearning, tính toán xử lý thông tin từ xa cũng như các giải pháp đảm bảo an ninh và
giám sát mạng và hướng dẫn triển khai đồng bộ trong toàn ĐHQGHN; Các đơn vị
đều có đầy đủ hệ thống máy tính, kết nối intranet với tốc độ đường truyền cao, đáp
ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ và sinh viên ĐHQGHN trong nghiên cứu, giảng dạy
và học tập.
Đến năm 2020, ĐHQGHN là trung tâm nghiên cứu và đào tạo với hệ thống cơ sở
hạ tầng CNTT-TT hiện đại, đồng bộ, ngang tầm với các trường đại học lớn trong khu
vực Châu Á, đáp ứng cơ bản nhu cầu kết nối con người, đảm bảo môi trường CNTTTT hiện đại; cung cấp được dịch vụ thông suốt cho 50.000 người sử dụng.
III. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CNTT-TT ĐẾN NĂM 2012
3.1. Đào tạo CNTT-TT

Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và số lượng giảng
viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở trong ĐHQGHN nhằm cung cấp giảng
viên cho các trường đại học và cơ sở đào tạo khác trong nước.
Tăng cường đội ngũ giảng dạy CNTT-TT và triển khai, vận hành các thiết bị, ứng
dụng và dịch vụ CNTT-TT tại các đơn vị thành viên không đào tạo về CNTT-TT.
Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm 2012
đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực
ASEAN.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực CNTT-TT.
Tăng cường đào tạo nhân lực cho ứng dụng CNTT.
Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2012:
 Các đơn vị đào tạo về CNTT-TT trong ĐHQGHN đảm bảo tỷ lệ 15 sinh
viên/1 giảng viên;
 Có 35% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp
ĐHQGHN có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để học tập nghiên cứu
tiếp ở nước ngoài hoặc tham gia thị trường lao động quốc tế. Đến năm 2020
đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại ĐHQGHN đạt trình độ
quốc tế; 75% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở
các trường đại học thành viên (Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN) có đủ khả
năng chuyên môn và ngoại ngữ để học tập nghiên cứu tiếp ở nước ngoài hoặc
tham gia thị trường lao động quốc tế.
 Đào tạo thêm 1500 người có chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông, trong số đó 30% có trình độ Thạc sĩ trở lên.
 Đào tạo bổ sung và/hoặc nâng cao trình độ CNTT cho 1.000 cán bộ chuyên
trách cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, …
 Đào tạo cho 500 lượt cán bộ của ĐHQGHN về CNTT-TT đảm bảo cho công
tác giảng dạy, tin học hóa và sử dụng, vận hành tốt các dịch vụ, ứng dụng và

11



triển khai cơ sở hạ tầng của các đơn vị thành viên, làm nòng cốt thúc đẩy
CNTT-TT hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu đối với mỗi ngành, chuyên ngành
trong ĐHQGHN.
 Mở đào tạo theo nhóm ngành CNTT và xây dựng một số chương trình đào tạo
liên ngành với CNTT-TT làm trung tâm.
3.2. Nghiên cứu CNTT-TT
Nghiên cứu CNTT-TT theo hướng phục vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo trình
độ quốc tế và khu vực, tiến tới phục vụ nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu một
số sản phẩm ra nước ngoài.
Từ nay đến năm 2012, các hướng nghiên cứu về CNTT-TT ở ĐHQGHN cần tiếp
tục chuyên sâu về cơ sở toán học trong CNTT-TT, khoa học máy tính, mạng và
truyền thông máy tính, các hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, kỹ thuật máy
tính, tương tác người - máy.
Các chủ đề nghiên cứu phối hợp giữa các đơn vị ở trong và ngoài ĐHQGHN bao
gồm: Các bài toán mô phỏng, dự báo, điều khiển; xử lý tiếng Việt; tính toán qui mô
lớn; tính toán lưới, tính toán khắp nơi - di động; phần mềm nhúng, hệ thống nhúng và
thời gian thực; an toàn thông tin; xử lý ảnh; hệ thông tin địa lý (GIS); tin sinh học; hệ
thông tin quản lý; … Cần chú ý đến các nghiên cứu liên ngành có liên quan đến
CNTT-TT trong từng đơn vị và trong ĐHQGHN.
Trường ĐHCN gắn kết nghiên cứu với đào tạo, đảm bảo các cán bộ giảng dạy
tham gia nghiên cứu, xây dựng những nhóm nghiên cứu mạnh, tiếp tục xây dựng
những sản phẩm phần mềm có uy tín, được ứng dụng rộng rãi. Trường đi đầu trong
đào tạo nguồn nhân lực bậc cao (từ đại học đến tiến sĩ), đẳng cấp quốc tế về CNTTTT, thực hiện mô hình liên kết hàn lâm – công nghiệp và cung cấp nguồn lực trình độ
cao cho thị trường CNTT trong nước và quốc tế. Trường ĐHCN tiếp tục đẩy mạnh
triển khai đại học số hóa, triển khai tốt hệ thống e-learning cùng với Viện CNTT và
các đơn vị liên quan. Trường ĐHCN cũng có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ và toàn diện
với Viện CNTT để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNTT, thể hiện tốt mô hình
hợp tác trường - viện trong ĐHQGHN.

Viện CNTT tập trung củng cố tổ chức, tăng cường đội ngũ nghiên cứu và phát
triển, đồng thời tổ chức lại các phòng/nhóm nghiên cứu chuyên ngành CNTT-TT.
Viện CNTT không chỉ thực hiện những nghiên cứu cơ bản về CNTT-TT, mà còn
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng CNTT-TT vào thực tiễn quản lý,
đào tạo và nghiên cứu của toàn ĐHQGHN. Viện CNTT cần thực hiện tốt các chức
năng: nghiên cứu, đào tạo bậc cao (trình độ cao học trở lên) và nghiên cứu ứng dụng
CNTT-TT. Cùng với Trường ĐHCN và các đơn vị khác thực hiện tốt mô hình hợp
tác viện - trường trong đào tạo bậc cao, nghiên cứu và ứng dụng CNTT-TT, tổ chức
dịch vụ CNTT-TT, trong đó có vận hành, duy trì và khai thác hệ thống VNUnet, elearning, v.v.
Trường ĐHKHTN tiếp tục tập trung vào các hướng nghiên cứu đã hình thành tại
Khoa Toán – Cơ – Tin học và các hướng nghiên cứu về tính toán khoa học tại các
Khoa trong trường. Trung tâm tính toán hiệu năng cao đóng vai trò đầu mối liên kết,
hợp tác giữa các đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng Tin học trong tất cả các ngành KHTN
như Toán học, Cơ học, Vật lý, hóa học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, Môi trường, Khí
tượng – Thuỷ văn – Hải dương học dựa trên nền tảng tính toán lưới và tính toán hiệu
năng cao.

12


Trung tâm thông tin thư viện đảm bảo tốt việc phục vụ nghiên cứu của các đơn
vị, cung cấp kịp thời các thông tin KHCN, KHXH và tìm tòi nhiều nguồn tư liệu
khoa học ở trong và ngoài nước để phục vụ đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN.
Tham gia tích cực và những công việc liên quan của đại học số hóa như xuất bản số,
quản lý và dịch vụ tài liệu số, v.v. Trung tâm cần phối hợp tốt với VNUnet và các
đơn vị liên quan để đảm bảo hệ thống học liệu và nghiên cứu kịp thời cho tất cả cán
bộ và sinh viên ĐHQGHN, cũng như liên kết với các nguồn học liệu được phép từ
các đối tác trong nước và nước ngoài.
Các đơn vị trên cần ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu phục vụ nhu cầu thực tiễn
Việt Nam, gắn với kế hoạch chiến lược phát triển ĐHQGHN; tổ chức nghiên cứu

khoa học kết hợp với triển khai ứng dụng trên cơ sở liên kết với các doanh nghiệp
CNTT-TT trong và ngoài nước.
Từ nay đến năm 2012 có 2 – 3 nhóm nghiên cứu mạnh, tiêu biểu về CNTT-TT.
3.3. Ứng dụng CNTT-TT
Tổ chức đánh giá các hệ thống đã triển khai, đúc rút kinh nghiệm, tổ chức điều
chỉnh, cập nhật, thay thế các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống phần mềm, phù hợp
và đáp ứng yêu cầu quản lý của ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng. Từng
bước nâng cao chất lượng các dịch vụ.
Xây dựng các giải pháp dịch vụ và chuẩn hóa việc trao đổi dữ liệu và thông tin
trong ĐHQGHN. Khuyến khích sử dụng các dịch vụ trên nền mã nguồn mở và sử
dụng nguồn mở trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng.
Tiếp tục xây dựng và tổ chức triển khai các hệ thống thông tin quản lý thống nhất
trong ĐHQGHN, kết nối liên thông giữa ĐHQGHN với các đơn vị cũng như giữa
ĐHQGHN và Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành trung ương và địa phương.
Nâng cấp và bảo trì thường xuyên hệ thống website của ĐHQGHN và các đơn vị
thành viên, như một “cổng điện tử” (portal) thể hiện cơ bản các hoạt động của
ĐHQGHN và các đơn vị thành viên.
Xây dựng và hoàn thiện các CSDL số hóa của ĐHQGHN và các đơn vị phục vụ
công tác quản lý và điều hành.
Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở học liệu số hóa, các tài liệu điện tử, xuất bản
số nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.
Xây dựng và thử nghiệm các cơ chế liên kết, trao đổi thông tin quản lý với các
đại học trong và ngoài nước.
Triển khai các dịch vụ thoại (VoIP), hội thảo trực tuyến (Video Conferencing)
trên hạ tầng mạng VNUnet, VinaREN, …
Cung cấp tài khoản truy cập VNUnet cho tất cả cán bộ, học sinh, sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh của ĐHQGHN. Xây dựng các kênh thông tin cựu
học viên, sinh viên, góp phần giới thiệu hình ảnh của ĐHQGHN đến đông đảo các
tầng lớp trong và ngoài nước.
Đổi mới công tác quản lý, xây dựng cơ chế quản lý dịch vụ, từng bước nâng cao

chất lượng các dịch vụ CNTT-TT của ĐHQGHN.
Từng bước hoàn thiện các hệ thống thông tin, tích hợp và hướng tới hoàn thiện
cổng thông tin ĐHQGHN.

13


3.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT
 Nâng tốc độ đường truy cập Internet quốc tế thương mại hiện nay từ 10Mbps
hiện nay lên 20Mbps vào năm 2012, đường Internet quốc tế nghiên cứu –
giáo dục từ 45Mbps lên 155Mbps và theo khả năng của VinaREN. Nâng tốc
độ đường truy cập Internet trong nước lên 200Mbps thương mại và trên
155Mbps theo đường VinaREN.
 Xây dựng mô hình tổng thể cơ sở hạ tầng mạng đa dịch vụ đảm bảo các tiêu
chuẩn an toàn, an ninh, thông suốt, ổn định; với quy mô và chất lượng tương
tự các trường đại học trong nhóm BESETOHA, đáp ứng nhu cầu sử dụng của
khoảng 50.000 người dùng (2008-2009).
 Xây dựng lộ trình triển khai nâng cấp, từng bước hoàn thiện VNUnet theo mô
hình tổng thể đã xây dựng tại Hà Nội cũng như các phương án di chuyển, bổ
sung, xây dựng mới tại Hòa Lạc vào năm 2013.
 Một số chỉ tiêu cơ bản về cơ sở hạ tầng mạng qua một số mốc thời gian:
- Triển khai kết nối VinaREN/TEIN2 đến tất cả các đơn vị đào tạo và cơ
quan ĐHQGHN. Triển khai giải pháp tạm thời cho hệ thống Email, đáp
ứng yêu cầu bức thiết phục vụ công tác đào tạo theo mô hình tín chỉ.
(2009).
- Xây dựng hệ thống ghép nối trung tâm, và các điểm đầu mối tại các đơn vị
thành viên lớn, đảm bảo các yêu cầu an toàn, an ninh (không ngưng trệ khi
có sự cố của một vài bộ phận thiết bị hay sự cố điện, có giải pháp chống
virus, spyware, spam, chống tấn công từ bên trong và bên ngoài) (2009).
- Triển khai kết nối VNUnet đến các điểm hiện chưa được kết nối (từ cấp

bộ môn trở lên) (2009).
- Xây dựng hệ thống Email hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả
cán bộ, sinh viên với dung lượng lưu trữ lớn, thân thiện, ngăn chặn hiệu
quả vấn nạn thư rác, virus, spyware (2009).
- Tổ chức bước đầu Portal, trung tâm dữ liệu, không gian cá nhân cho đào
tạo (học tập) và nghiên cứu, e-learning, tính toán khoa học kỹ thuật, bài
giảng trưc tuyến và hội thảo trực tuyến ở trong và ngoài nước (qua
VinaREN, TEIN2, APAN, AI3-SOI, BESETOHA, …). Hoàn thành trang
bị Video conferencing đến cơ quan ĐHQGHN và 5 trường đại học thành
viên (2009).
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng tại một số đơn vị trọng điểm và tổ chức lại
mô hình quản trị toàn bộ hệ thống (2010)
- Triển khai bước đầu phủ sóng mạng không dây (2008-2009).
- Đến năm 2015, hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật VNUnet của
ĐHQGHN có quy mô và chất lượng tương đương mạng thông tin của các
trường Đại học tiên tiến trong khu vực.
 Xúc tiến khả năng kết nối Internet qua vệ tinh VINASAT-1 và thu/phát với
các đối tác hợp tác khoa học kỹ thuật trong khu vực (AI3-SOI).
 Tổ chức lại hệ thống điều hành, quản trị toàn VNUnet. Thiết lập cơ chế làm
việc, cộng tác về đảm bảo hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT giữa các đơn vị trong
ĐHQGHN với sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của ĐHQG HN.
 Cải tiến mô hình tổ chức và cơ chế điều hành, quản trị hệ thống thông tin của

14


ĐHQG HN, cơ chế tổ chức và vận hành của Trung tâm VNUnet.
 Kiện toàn, đẩy mạnh vai trò và hoạt động của Trung tâm tích hợp dữ liệu
ĐHQGHN.
 Chuyển dần từng bước sang sử dụng các phần mềm tự do và nguồn mở trong

lĩnh vực đào tạo nghiên cứu và một phần trong lĩnh vực tin học hóa quản lý
hành chính, trong các dịch vụ mạng.
 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mạng mới, IPv6.
Đối với các đơn vị thành viên:
 Kiện toàn hạ tầng mạng: phát triển hệ thống đường cáp mạng để kết nối đến
tất cả các bộ phận của đơn vị.
 Trang bị thêm máy chủ, đủ để triển khai tin học hóa công tác quản lý điều
hành, quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ.
 Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu bền vững, xây dựng thêm các CSDL tác
nghiệp và triển khai kho dữ liệu của đơn vị.
 Tăng thêm số lượng máy tính và các phòng máy dành cho sinh viên sử dụng
tự học, tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin trong khu vực giảng đường.
 Tăng cường công tác tổ chức quản trị mạng và có chế độ thích hợp để tuyển
và đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ CNTT-TT; tăng cường lực lượng
cán bộ chuyên môn CNTT-TT về cả số lượng và chất lượng.
 Phát huy tốt các phòng chuyên dụng CNTT-TT và các giảng đường hiện đại
được trang bị thiết bị multimedia cho công tác đào tạo, nghiên cứu và hợp tác.
 Xây dựng thêm các phòng học có trang thiết bị multimedia để đổi mới giảng
dạy có ứng dụng CNTT-TT đảm bảo tính hiệu quả và tiện lợi trong sử dụng.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT-TT trong mọi hoạt động của
ĐHQGHN.
2. Các đơn vị kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển
khai Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại đơn vị.
3. Kiện toàn VNUnet về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế vận hành.
4. Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng khuyến khích phát triển
CNTT-TT.
5. Đẩy mạnh việc đổi mới chương trình đào tạo và đa dạng hóa các hình thức
đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
6. Tăng cường liên kết hợp tác giữa các đơn vị trong ĐHQGHN, với các tổ chức,

doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước.
7. Thực hiện đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn AUN, ABET và
những chuẩn mực kiểm định của ĐHQGHN và của Bộ GD-ĐT ban hành.
8. Tăng cường dạy tiếng Anh và dạy công nghệ thông tin – truyền thông bằng
tiếng Anh.
9. Ưu tiên triển khai các nhóm nghiên cứu mạnh về CNTT-TT theo các tiêu chí
của ĐHQGHN.
10. Củng cố và tăng cường đội ngũ chuyên nghiệp về CNTT-TT, cả cán bộ giảng
dạy, nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT ở các đơn vị.

15


11. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách về CNTT-TT ở các
đơn vị (quản trị mạng, phụ trách tin học hóa, thiết bị CNTT ở đơn vị). Đào tạo
kỹ năng sử dụng các ứng dụng và công cụ CNTT-TT cho các cán bộ, giảng
viên các ngành khác. Khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện nay về đội ngũ
chuyên trách về các hoạt động và dịch vụ CNTT-TT hiện nay ở các đơn vị.
12. Ưu tiên kinh phí hằng năm cho nâng cấp, duy trì hạ tầng CNTT-TT (hệ thống
mạng máy tính, trang thiết bị, các ứng dụng được triển khai, …) theo những
kế hoạch và lộ trình đồng bộ, hiệu quả.
13. Thành lập tổ công tác chuẩn bị các yêu cầu và tham gia tư vấn, thiết kế hạ
tầng cơ sở và dịch vụ CNTT-TT tại Hòa Lạc.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Kế hoạch phát triển CNTT của ĐHQGHN, thủ trưởng các đơn vị
có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT-TT
tại đơn vị mình, triển khai các nội dung ứng dụng và phát triển CNTT-TT liên
quan tới các lĩnh vực được phân công phụ trách, xây dựng lộ trình và tiêu chí
triển khai chi tiết phù hợp với chỉ đạo chung của ĐHQGHN. Đưa nhiệm vụ
phát triển CNTT vào kế hoạch nhiệm vụ từng năm học và dự toán kinh phí

trong kế hoạch hàng năm trình ĐHQGHN xem xét, cấp kinh phí thực hiện
theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN.
2. Ban Khoa học Công nghệ chủ trì và phối hợp với các ban liên quan chỉ đạo
các đơn vị nghiên cứu phát triển CNTT-TT và nghiên cứu ứng dụng CNTTTT. Là bộ phận thường trực của Ban Chỉ đạo CNTT, tham mưu, tư vấn cho
Giám đốc ĐHQGHN chỉ đạo, quản lý cho mọi hoạt động triển khai về lĩnh
vực CNTT theo chức năng nhiệm vụ của Ban
3. Ban Kế hoạch Tài chính là đầu mối phối hợp với Ban Khoa học công nghệ có
trách nhiệm xem xét ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động đầu tư, xây
dựng chính sách ứng dụng và phát triển CNTT.
4. Ban Đào tạo phối hợp với các ban liên quan, các đơn vị tiếp tục thực hiện
chiến lược đổi mới chương trình đào tạo CNTT, phương pháp dạy và học theo
học chế tín chỉ có ứng dụng CNTT-TT; chỉ đạo giám sát, kiểm tra chất lượng
đào tạo, mở rộng quy mô (cả về chất lượng và số lượng), đặc biệt là nguồn
nhân lực CNTT-TT và loại hình đào tạo. Hằng năm tổng hợp báo cáo về tình
hình đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT. Là đầu mối xây dựng, triển khai phần
mềm quản lý liên quan đến đào tạo, hằng năm tổng hợp báo cáo về tình hình
đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT.
5. Ban Tổ chức cán bộ có kế hoạch dành một phần kinh phí đào tạo bồi dưỡng
cán bộ hằng năm ưu tiên cho việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng về
CNTT cho cán bộ, viên chức của ĐHQGHN. Là đầu mối xây dựng kế hoạch,
lộ trình đào tạo cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT của
ĐHQGHN.
6. Ban Công tác CT HSSV chủ trì và phối hợp với các Ban liên quan tiếp tục tổ
chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi thành viên của ĐHQGHN về
tầm quan trọng và tiềm năng của CNTT-TT. Là đầu mối để củng cố nâng cấp
và duy trì trang web của ĐHQGHN, đảm bảo các nội dung được đăng tải trên
các websites của các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN theo Portal một cách
nhất quán.

16



7. Văn phòng ĐHQGHN là đầu mối xây dựng hệ thống thông tin tích hợp, triển
khai các phần mềm hỗ trợ điều hành tác nghiệp và ứng dụng CNTT phục vụ
quản lý, điều hành.
8. Ban xây dựng cơ bản chủ trì và phối hợp với các ban liên quan chỉ đạo Trung
tâm phát triển và quản lý đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc và các đơn vị liên
quan khẩn trương, sâu sát thực hiện nghiêm túc thiết kế hạ tầng kỹ thuật của
mạng thông tin tại Hòa Lạc.
9. Viện CNTT, phối hợp với Văn phòng ĐHQGHN và các Ban chức năng liên
quan và phối hợp với Trường ĐHCN đảm bảo tốt hạ tầng CNTT-TT, vận
hành và phát triển VNUnet và tổ chức triển khai rộng rãi các dịch vụ CNTTTT, trong đó có xây dựng và vận hành trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng
Portal của ĐHQGHN, v.v..
10. Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN, Viện CNTT đảm bảo đào tạo nhân lực
các trình độ CNTT-TT theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục đẩy mạnh
nghiên cứu và thực hiện kết hợp nghiên cứu với đào tạo. Trường ĐHCN tiếp
tục triển khai mô hình “đại học số hóa”, thực thi thí điểm các mô hình đào tạo
điện tử, từ năm 2010 nhân rộng mô hình đại học số hóa sang các đơn vị của
ĐHQGHN, cùng Viện CNTT đảm bảo hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT, tổ chức
đào tạo kỹ năng CNTT-TT cho các cán bộ trong ĐHQGHN.
11. Viện CNTT, Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN, Trung tâm Thông tin Thư
viện và Văn phòng ĐHQGHN phối hợp khai thác hiệu quả và chia sẻ sử dụng
thiết bị và tài nguyên thông tin đến mọi thành viên trong ĐHQGHN.
12. Các dự án của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên đang được triển khai cần
điều chỉnh lại cho phù hợp với tinh thần và nội dung của Kế hoạch này.
13. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc báo cáo Giám đốc ĐHQGHN về tình hình
triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển CNTT hằng năm tại đơn vị.
14. Văn phòng và các ban chức năng, thủ trưởng các đơn vị thuộc ĐHQGHN có
trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này.
GIÁM ĐỐC


GS.TS. Mai Trọng Nhuận

17


PHỤ LỤC
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 2002-2007 VỀ CNTT
1. Kết quả đạt được
1.1.Đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Đào tạo ngành CNTT ở ĐHQGHN trong thời gian qua đã phát triển mạnh ở tất
cả các bậc từ đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ, đến tiến sĩ. Chương trình đào tạo được cải
tiến theo hướng đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực. Một số đơn vị trong
ĐHQGHN đã có những chương trình đào tạo CNTT theo đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra,
nhiều chương trình đào tạo hợp tác nước ngoài được thiết lập như chương trình Đại
học Pháp (PUF) về Thông tin- Hệ thống – Công nghệ (IST) góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo và môi trường đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên về
CNTT-TT của ĐHQGHN.
Cho đến nay đã có 2264 cử nhân, 850 thạc sĩ, và hàng chục tiến sĩ đã tốt nghiệp.
Sinh viên ngành CNTT của ĐHQGHN có truyền thống đạt giải cao trong các kỳ thi
quốc tế, và đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường tuyển dụng.
Số giảng viên CNTT biên chế trong giai đoạn 2001-2007 tăng lên theo từng năm,
từ số lượng 38 giảng viên năm 2001 tăng lên 78 giảng viên năm 2007.
Ngoài ra, bên cạnh đào tạo chính quy các cơ sở đào tạo tại ĐHQGHN còn thực
hiện một số lọai hình khác như đào tạo tại chức CNTT (Trường ĐHCN, Trường
ĐHKHTN), đào tạo cao đẳng CNTT (Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN), đào tạo
nghiệp vụ CNTT theo nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp (Viện CNTT). Trường
ĐHKHTN mỗi năm đào tạo 90 sinh viên cao đẳng CNTT vào năm 2000 và 2001,
Trường ĐHCN đào tạo 185 sinh viên cao đẳng CNTT trong các năm 2001-2003. Từ
năm 2002-2007 Trường ĐHCN đào tạo được 617 sinh viên hệ tại chức CNTT,

Trường ĐHKHTN đào tạo gần 1000 sinh viên tại chức toán – tin ứng dụng. Viện
CNTT đã triển khai các hoạt động đào tạo CNTT đa dạng, chủ yếu là ngắn hạn.
Tại các trường, khoa trực thuộc đã tổ chức các trung tâm truy cập internet phục
vụ sinh viên, nhiều phòng kết nối đào tạo từ xa với trang thiết bị hiện đại. Trung tâm
Thông tin thư viện đã được nâng cấp thành thư viện điện tử phục vụ bạn đọc. Tuy
nhiên, dịch vụ thông tin được cung cấp tốc độ chưa cao và mới chỉ phục vụ được nhu
cầu của một bộ phận, chưa đáp ứng cho toàn thể cán bộ và sinh viên của ĐHQGHN.
Ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được
đẩy mạnh, thực hiện thí điểm từng bước đại học số hóa, các đơn vị đào tạo đã triển
khai đào tạo thí điểm các mô hình đào tạo điện tử, đầu tư cho các phần mềm phục vụ
đào tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đã được tăng cường đáng kể từ nhiều nguồn
khác nhau, ĐHQGHN đã hoàn tất một số phần mềm quan trọng phục vụ đào tạo theo
tín chỉ và chất lượng cao và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
Nhận thức về ứng dụng CNTT trong toàn ĐHQGHN đã từng bước được nâng
cao. Nhiều khóa học, huấn luyện về sử dụng mạng, hệ thống Quản lý văn bản và hồ
sơ công việc đã được tổ chức. Hiện tại 100% cán bộ quản lý đã sử dụng mạng
VNUnet trong công tác quản lý văn thư, cán bộ và sinh viên của một số đơn vị đã
được thí điểm cung cấp các dịch vụ internet phục vụ đào tạo chất lượng cao, đào tạo
liên kết quốc tế.

18


1.2. Nghiên cứu về CNTT:
Trong thời gian qua các trường ĐH KHTN, ĐH Công nghệ, và Viện CNTT đã
thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước, 1 đề tài cấp thành phố, 4 đề tài Trọng điểm
ĐHQGHN, 5 đề tài đặc biệt ĐHQGHN và hàng chục đề tài ĐHQGHN và đề tài
NCCB về CNTT. ĐHQGHN đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học CNTT trong và
ngoài nước.
Nghiên cứu về CNTT đã góp phần tiếp thu các kiến thức hiện đại, phân tích thiết

kế các phần mềm, sản phẩm CNTT phục vụ đào tạo, nghiên cứu tại ĐHQGHN và
từng bước phục vụ nhu cầu của Nhà nước, và xã hội. Các hướng nghiên cứu ngày
càng được đa dạng hóa.
Trường ĐH Công nghệ là một cơ sở mạnh của Việt nam, với những nghiên cứu
thuộc các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Mạng và truyền thông máy tính, các hệ
thông tin, Công nghệ phần mềm, …; Viện CNTT có những nghiên cứu tập trung về
các phương pháp toán học, tính toán khoa học và công nghệ, ứng dụng CNTT: dạy
và học điện tử, thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lý,…; Trường Đại học
Khoa học tự nhiên với ba hướng nghiên cứu tập trung là tin học lý thuyết, tính toán
khoa học, tin học ứng dụng.
Một số trung tâm NCKH, phòng thí nghiệm chuyên đề về CNTT và ứng dụng
CNTT đã được xây dựng như: Trung tâm tính toán hiệu năng cao, Phòng thí nghiệm
GIS và viễn thám, Trung tâm ứng dụng Tin học trong hóa học, Bộ môn Lý-Tin
(Trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Trung tâm Công nghệ Phần mềm (Trường Đại học
Công nghệ); Trung tâm mạng máy tính và dịch vụ trên mạng (Viện CNTT); Phòng
thí nghiệm Multimedia (Trường Đại học Ngoại ngữ) … Đó là những cơ sở tạo tiền
đề cho các nghiên cứu có khả năng tham gia vào đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của
thị trường ứng dụng CNTT trong nước và từng bước tham gia vào thị trường xuất
khẩu phần mềm của Quốc gia.
1.3. Ứng dụng CNTT ở ĐHQGHN:
ĐHQGHN đã xây dựng và tổ chức triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ
công việc thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Trong năm 2006 – 2007, đã triển khai
thông suốt tại 10 điểm đại diện cho các mô hình tổ chức của ĐHQGHN. Hệ thống đã
giúp cho việc chuyển tải thông tin nhanh hơn, rút ngắn được thời gian giải quyết
công việc, mang lại hiệu quả lớn trong công tác quản lý của ĐHQGHN, góp phần
vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở ĐHQGHN.
Hệ thống phát hành trang thông tin điện tử CMS (Contents Management System)
cũng đã được xây dựng và triển khai. Việc tổ chức xây dựng website trang tin tức sự
kiện, bản tin, tạp chí khoa học trên VNUnet/Internet đã thu hút hàng triệu lượt truy
cập, đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin thời sự, tin tức hoạt động đào tạo, nghiên

cứu khoa học,… Tổ chức các sự kiện như giao lưu trực tuyến trên hệ thống, góp phần
giới thiệu đến đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên ĐHQGHN cũng như đọc giả
trong và ngoài nước tin tức mới nhất về các mặt hoạt động của ĐHQGHN.
Hệ thống Quản lý đào tạo và quản lý người học ở ĐHQGHN theo học chế tín chỉ
đã được xây dựng và đang được hoàn thiện. Triển khai cài đặt tại các đơn vị đào tạo
ở ĐHQGHN trong năm 2007, và sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thành trong năm 2008

19


ở tất cả các đơn vị khác (có yêu cầu) trong toàn ĐHQGHN.
ĐHQGHN đang triển khai xây dựng cơ sở học liệu số hóa, từng bước hiện đại
hóa hệ thống thư viện điện tử với hệ thống tài liệu, giáo trình, sách tham khảo…
phong phú về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ
ở ĐHQGHN trong thời điểm hiện tại cũng như thời gian tới.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống E-Learning trên hạ tầng
công nghệ mạng của ĐHQGHN.
Xây dựng, thử nghiệm các hệ thống thông tin quản lý cán bộ, khoa học công
nghệ, tài chính.
Cung cấp các dịch vụ E-mail/Internet đến đông đảo cán bộ, giáo viên và sinh
viên với chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện, ổn định.
Triển khai các dịch vụ thông tin phục vụ dạy và học (đưa bài giảng, bài tập, thời
khóa biểu, trao đổi, hỏi đáp giữa giáo viên, sinh viên,…) lên VNUnet/Internet.
Tổ chức các khóa tập huấn cho nhiều đối tượng người dùng tại ĐHQGHN về
CNTT và sử dụng các hệ thống phần mềm phuc vụ yêu các công việc.
1.4. Cơ sở hạ tầng
Mạng VNUnet bao phủ một phạm vi địa lý với đường kính gần 10 km. Theo ước
tính, tổng số máy tính của người dùng đầu cuối khoảng trên 3000 máy tính. Số máy
chủ dịch vụ khoảng 100. Thiết bị mạng đủ đáp ứng nhu cầu vận hành hiện nay. Tuy
nhiên, chưa có thiết bị dự phòng khi hỏng hóc. Hiện nay, đang coi thiết bị của Phòng

Thí nghiệm mạng – Viện CNTT (thuộc tiểu dự án C) là thiết bị dự phòng. VNUnet
vẫn là mạng tốc độ thấp (100 Mbps), chưa đủ đáp ứng nhu cầu đường truyền của
ĐHQGHN. Khi nhu cầu truyền thông tăng cao có thể nâng tốc độ mạng xương sống
vì đã có đường cáp quang, có thể bổ sung thay thế các mô đun cổng kết nối. Switch
trung tâm đã có cổng Gigabit (GBIC) nhưng ở các đơn vị chưa có switch với cổng
GBIC. Một số tuyến cáp chính có thể nâng lên tốc độ Gigabit trong tương lai gần.
Đối với hệ thống truy cập từ xa, ĐHQGHN đã có thiết bị VPN và đã triển khai
thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, hiện nay chưa đưa vào triển khai và cấp tài khoản
sử dụng rộng rãi được vì trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật TT Quản trị mạng
chưa tích hợp được hệ thống thuận tiện cho người dùng.
Ngoài đường thuê bao kết nối Internet qua Viettel, mạng VNUnet còn có hai
tuyến kết nối với bên ngoài: đường kết nối với mạng VinaREN bằng cáp quang (với
tốc độ hiện nay là 45Mbps, sắp nâng lên 155Mbps) và đường kết nối với mạng các
cơ quan Đảng và Chính phủ (do Đề án 112 xây dựng) bằng cáp quang (tuy nhiên,
thực tế chưa đưa vào khai thác).
Hệ thống các máy chủ dịch vụ nhờ có đầu tư của đề án 112, hệ thống các máy
chủ dịch vụ của VNUnet đã được đổi mới, thay thế cho các máy cũ. Năng lực của
các máy chủ đáp ứng yêu cầu dịch vụ như hiện nay.
Ở hầu hết các đơn vị đã có hạ tầng mạng LAN. Một số ít đơn vị (Văn phòng
ĐHQG Trường ĐHCN, Trường ĐHNN, Trường ĐH KT, Viện CNTT ...) có hạ tầng
CNTT-TT tương đối tốt, Trường ĐH Công nghệ có cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở mức
tốt. Ở đại đa số các đơn vị khác, số lượng máy tính cho cán bộ sử dụng trong công
việc về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác nhưng phần lớn đã cũ hoặc lạc hậu; hệ

20


thống máy chủ dịch vụ nói chung còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng so với
nhu cầu ứng dụng.
Các đơn vị đào tạo đã có các phòng thực hành máy tính phục vụ đào tạo. Nhìn

chung, số lượng máy tính tạm đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, các phòng
máy dành cho sinh viên sử dụng VNUnet tra tìm tài liệu, tự học, v.v.. còn ít.
Các đơn vị trực thuộc có quy mô rất khác nhau. Năng lực hiện có của từng đơn vị
về hạ tầng cơ sở vật chất, tổ chức hệ thống, quản trị và nhân lực CNTT-TT cũng rất
chênh lệch. Quan trọng hơn nữa là sự quan tâm của lãnh đạo từng đơn vị đến ứng
dụng CNTT của đơn vị mình còn chưa ở mức cao và khác nhau. Ở một số đơn vị
việc triển khai ứng dụng CNTT còn yếu kém. Điều này gây ra những khó khăn phức
tạp nhất định cho việc xây dựng hạ tầng CNTT chung và tổ chức quản trị hệ thống
thông tin thống nhất của ĐHQGHN.
Về nhân lực quản trị hệ thống chỉ có một số ít đơn vị có cán bộ kỹ thuật chuyên
trách đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT. Đại đa số các đơn vị còn lại chưa có
hoặc chưa đủ cán bộ kỹ thuật chuyên trách về số lượng và trình độ đáp ứng nhu cầu
ứng dụng CNTT trong đó có đơn vị lớn như Trường ĐH KHTN.
Về tổ chức, theo phân cấp, TT quản trị mạng VNUnet thuộc Viện CNTT phụ
trách phần mạng xương sống, có ranh giới là điểm đặt switch đầu mối tại các đơn vị.
Mạng LAN của các đơn vị kể từ điểm này trở đi. Tuy nhiên, ĐHQGHN bao gồm 30
đơn vị trực thuộc, phân tán trên 7 khu vực cách xa nhau: Cầu Giấy, Thượng Đình,
Mễ Trì, 19 Lê thánh Tông, 16 Hàng Chuối, TT Ba Vì và Cơ sở mới tại Hòa Lạc.
Việc phối hợp giữa TT quản trị mạng và các đơn vị không dễ dàng, có hiện tượng
đùn đẩy trách nhiệm. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng
các dịch vụ CNTT ở phạm vi toàn thể ĐHQGHN trong thời gian qua chưa đáp ứng
được mong muốn.
Trung tâm tích hợp dữ liệu chưa có vai trò theo đúng nghĩa của nó là nơi lưu trữ
tập trung mọi dữ liệu về hoạt động của ĐHQGHN phục vụ lãnh đạo phân tích, ra
quyết định. Nhiều dữ liệu quan trọng vẫn nằm phân tán ở các đơn vị thành viên, đơn
vị trực thuộc.
VinaREN là mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam kết nối các trường, viện,
bệnh viện cho công tác đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam, nằm trong khuôn khổ
dự án TEIN2 kết nối các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Á-Âu. ĐHQGHN là một trong
những đơn vị đầu tiên tham gia VinaREN. VNUnet đã kết nối với mạng VinaREN

bằng tuyến cáp quang, hiện đang ở khả năng khai thác liên thông với các cơ sở đào
tạo và nghiên cứu ở nước ngoài với tốc độ kết nối cho Việt Nam 45Mbps. Hiện nay,
nhiều tài liệu điện tử của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trên thế giới có tham gia
TEIN2 đã được cung cấp lên mạng này và cán bộ sinh viên ĐHQGHN đã có thể khai
thác .
Đặc biệt, một số đơn vị như Trường ĐHCN, Trường ĐH KHTN đã tổ chức thành
công một số hội thảo từ xa qua mạng (video conferencing) với các đại học khác ở
nước ngoài thông qua đường truyền VinaREN/TEIN2. Đây mới là một số hoạt động
thử nghiệm bước đầu. Tiềm năng còn rất lớn. Trong thời gian tới cần chuẩn bị đủ
điều kiện kỹ thuật để khai thác tốt hơn, nhiều đơn vị khác trong ĐHQGHN có thể sử
dụng dịch vụ của VinaREN.
Nhân lực quản trị mạng tại TT quản trị mạng VNUnet thiếu về số lượng và yếu
về trình độ, chỉ có thể cố gắng duy trì hoạt động của hệ thống hiện có ở mức đơn

21


giản. Kỹ thuật viên quản trị mạng chưa đủ trình độ để tích hợp và xây dựng hệ thống
phần mềm theo dõi, giám sát hoạt động mạng cộng với quy trình quản trị chuyên
nghiệp.
Tóm lại, công tác quản trị mạng còn thiếu các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật
lực, chưa có tính chuyên nghiệp, chưa đảm bảo hoạt động mạng VNUnet có chất
lượng cao.

2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.1 Hạn chế và tồn tại
Công tác đào tạo đại học về CNTT-TT còn có những bất cập cần khắc phục, nhất
là các bài thực hành cơ sở, chuyên đề chưa được ban hành, các phòng thí nghiệm
CNTT-TT và những cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo còn ở mức khiêm tốn, chưa
có môi trường CNTT-TT hiện đại và thuận lợi cho học tập và giảng dạy, thiếu vắng

những công cụ hỗ trợ mạnh trong giảng dạy và học tập CNTT, một số môn học còn
chậm cập nhật nội dung và kiến thức. Thiếu những gắn kết chặt chẽ với doanh
nghiệp nên chưa gửi được nhiều sinh viên đi thực tập, thực tế tại các công ty CNTT,
vì thế chưa nắm chắc nhu cầu xã hội. Có 7 nguyên nhân chính (theo Bộ GDĐT) dẫn
đến tình trạng các trường đào tạo ra sinh viên CNTT chưa đáp ứng ngay nhu cầu xã
hội mà phải đào tạo bổ sung, là:
 Chưa hình thành hệ thống chứng chỉ quốc gia về đào tạo CNTT;
 Chương trình đào tạo chưa theo kịp nhu cầu phát triển;
 Đội ngũ giảng viên thiếu và yếu;
 Môn Tin học trong các trường phổ thông chưa thực hiện đồng đều;
 Cơ sở vật chất phục vụ CNTT còn thiếu và lạc hậu;
 Sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và DN về CNTT còn hạn chế;
 Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách phát triển hệ thống
CNTT và các cơ quan quản lý, phát triển nhân lực.
Tại ĐHQGHN, dù nhiều chỉ tiêu và nhu cầu đào tạo SĐH về CNTT, nhưng
chúng ta còn những bất cập về hạ tầng, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, trình độ
ngoại ngữ, gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Điều cơ bản là
chưa có những nhóm nghiên cứu mạnh về CNTT-TT để tạo môi trường cho học viên
và NCS làm việc, cọ sát và thể hiện nghiên cứu của mình. Số công trình của NCS
đăng trên tạp chí thế giới và trong nước còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng
và đầu tư của ĐHQGHN. Hiện nay số NCS bảo vệ thành công luận án về CNTT-TT
còn rất hạn chế.
Các sản phẩm khoa học và công nghệ về CNTT-TT của ĐHQGHN trong thời
gian qua còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng chưa tương xứng với sự đầu tư
của Nhà nước. Những bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín liên quan
đến CNTT-TT thường là những bài báo lý thuyết, chưa gắn nghiên cứu với việc sử
dụng những trang thiết bị mạnh về CNTT-TT đã được đầu tư.
Một số hệ thống thông tin (Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc) đã
được triển khai ở các đơn vị lớn, đại diện cho hầu hết các mô hình tổ chức của
ĐHQGHN vẫn còn một số hạn chế từ phía các đơn vị triển khai. Một số đơn vị triển

khai chậm tiến độ, thiếu sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát từ phía lãnh đạo nên hệ thống
vận hành kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin quản lý giữa các đơn
vị với nhau và các đơn vị với ĐHQGHN, làm chậm tiến độ tin học hóa công tác quản

22


lý hành chính ở ĐHQGHN.
Phần mềm Quản lý đào tạo và quản lý người học theo học chế tín chỉ triển khai
chậm tiến độ và kế hoạch của ĐHQGHN do các đơn vị chậm chễ trong khâu chuẩn
bị hạ tầng mạng, trang thiết bị. Một số đơn vị chưa áp dụng phương thức đào tạo theo
tín chỉ nên chưa triển khai phần mềm, các đơn vị khác mới triển khai đào tạo theo
phương thức tín chỉ, thời gian sử dụng phần mềm chưa nhiều nên chưa có những
đánh giá, kiến nghị về phần mềm để ĐHQGHN có những điều chỉnh cho phù hợp.
Các hệ thống thông tin quản lý cán bộ, quản lý nguồn lực khoa học công nghệ,
quản lý tài chính, công sản đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện để có thể
triển khai trong toàn ĐHQGHN.
Các dịch vụ E-mail/Internet còn một số hạn chế. Hệ thống E-mail mới chỉ được
cấp cho cán bộ, giáo viên và sinh viên hệ tài năng/CLC, sinh viên hệ đại trà và các hệ
khác chưa được cấp. Dung lượng hộp thư rất hạn chế. Dịch vụ Internet chưa thực sự
ổn định, ảnh hưởng đến yêu cầu công việc, chưa có các phương án dự phòng dịch vụ
một các có hiệu quả.
Nhiều dịch vụ triển khai chậm tiến độ, chưa hiệu quả, gây lãng phí về thời gian,
công sức và kinh phí.
Hạn chế lớn nhất là Hệ thống thông tin quản lý thiếu tính đồng bộ, có tính chắp
vá, thiếu tính tổng thể cũng như chưa có một giải pháp và lộ trình rõ ràng về có sở hạ
tầng và những phần mềm được triển khai (nguồn mở hay thương mại, hay tự phát
triển, …). Hệ thống được xây dựng dần từng bước, phát triển qua nhiều giai đoạn,
tranh thủ từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, không được xây dựng trên một khung
thiết kế tổng thể và kế hoạch nhất quán. Hầu hết các chức năng và dịch vụ đều ở mức

tối thiểu cần thiết, chưa có tầm nhìn xa. Nhiều dịch vụ không có dự phòng sự cố.
Tính sẵn sàng phục vụ chưa được đảm bảo. Nếu có sự cố dịch vụ sẽ phải tạm ngừng
trong một thời gian để khắc phục từ vài tiếng đến 1-2 ngày. Hơn nữa, trong tương lai
ĐHQGHN cần đi đầu trong việc tôn trọng bản quyền và sở hữu trí tuệ. Việc đầu tư
để triển khai sử dụng phần mềm có giấy phép hoặc phần mềm nguồn mở là cần thiết
và cấp bách.
Mức bảo mật và an toàn còn thấp. Mạng VNUnet đã được phân hoạch theo đúng
mô hình có thể kiểm soát đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thiết bị bức tường lửa
(Firewall) PIX515E hiện đang hỏng chưa sửa chữa được. Chưa có giải pháp quét vi
rút đều kỳ và ngăn ngừa phát tán virus; chưa triển khai công cụ lọc thư rác, chưa có
công cụ tiện ích phát hiện xâm nhập trái phép.
Chưa có chiến lược và giải pháp về CSDL, kho dữ liệu, nhằm lưu trữ dữ liệu
khối lượng lớn và lâu dài; Chưa có các giải pháp quản trị dữ liệu văn bản (phi cấu
trúc). Hiện nay, các dịch vụ trên VNUnet dùng cách lưu trữ gắn liền với máy chủ. Số
lượng ổ cứng có hạn. Giải pháp lưu trữ duy nhất khi khối dữ liệu lớn là sao chép lên
đĩa CD, DVD. An toàn dữ liệu chưa đảm bảo. Quy trình sao lưu chưa rõ ràng.
Phương thức sao lưu là thực hiện thủ công, chưa tự động hóa.
Để lưu trữ dữ liệu khối lượng lớn và lâu dài cần trang bị hệ thống lưu trữ chuyên
dụng (ví dụ SAN) tách riêng hệ thống lưu trữ (kho dữ liệu – data warehouse) với cơ
sở dữ liệu tác nghiệp. Các văn bản điều hành tác nghiệp ở ĐHQGHN và các đơn vị là
khá nhiều và sẽ ngày càng tăng. Hiện nay, phần mềm quản lí hồ sơ công việc lưu các
văn bản trong CSDL của hệ thống. Trong tương lai, các giải pháp lưu trữ và quản trị
hiệu quả hơn cần phải được triển khai.

23


Cuối cùng, vấn đề nổi cộm nhất là nguồn nhân lực quản trị hệ thống mà lâu nay
vẫn gọi là quản trị mạng VNUnet. Thực ra, hệ thống mạng và quản trị mạng chỉ là
một phần của vấn đề phức tạp hơn nhiều là xây dựng và quản trị hệ thống thông tin,

phát triển ứng dụng CNTT-TT trong ĐHQGHN. ĐHQGHN thiếu nhân lực cán bộ
chuyên trách về lĩnh vực này. Mặc dù tiềm năng đội ngũ chuyên viên CNTT-TT
trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là lớn nhưng những người phụ trách chủ chốt
chỉ làm việc kiêm nhiệm.
Về chuyên môn nghiệp vụ, để quản trị mạng tốt cần có nhân lực đủ trình độ
chuyên môn và công cụ quản trị chuyên nghiệp. Với nhân lực hạn chế cộng thêm các
phần mềm dịch vụ mạng và quản trị mạng có tính chắp vá như hiện nay, khó có thể
đảm bảo hoạt động mạng VNUnet ổn định lâu dài. Muốn có dịch vụ chất lượng cần
có tính chuyên nghiệp cao thì việc bổ sung thêm nhân lực có trình độ, tổ chức lại
công tác quản trị mạng, cải tiến về kỹ thuật công nghệ là nhưng công việc cấp thiết.
2.2 Nguyên nhân
Nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của CNTT-TT còn chưa đầy đủ, chưa
nhất quán giữa các đơn vị. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế, nhận
thức về tầm quan trọng cũng như tiềm năng của CNTT-TT đối với việc dạy, học,
nghiên cứu và quản lý giáo dục của các cán bộ học sinh sinh viên. Các cán bộ CNTT
còn chưa hiểu được loại nhu cầu của người dùng, để thiết kế những phần mềm phù
hợp với mục đích của người dùng.
Nguồn nhân lực CNTT-TT của ĐHQGHN còn nhỏ về quy mô, trình độ ngoại
ngữ còn hạn chế, nhân lực quản lý về CNTT-TT còn thiếu và yếu.
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong thời gian qua là
khá lớn tuy nhiên so với nhu cầu phát triển về hạ tầng cơ sở, thiết bị hiện đại và đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới thì vẫn còn chưa đủ.
Sự phối hợp và liên kết về CNTT-TT giữa các đơn vị còn thấp, các bộ phận thực
hiện ứng dụng và phát triển CNTT-TT ở nhiều đơn vị còn chưa chính quy, thiếu tổ
chức, bộ phận quản lý chuyên trách về CNTT-TT ở các đơn vị hoặc là kiêm nhiệm,
hoặc là không có.
Việc triển khai ứng dụng CNTT-TT trong các khoa học chuyên ngành còn mang
tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo chung của đơn vị và ĐHQGHN.
Sự phối hợp giữa các đơn vị nghiên cứu và đào tạo về CNTT-TT trong
ĐHQGHN còn lỏng lẻo, chưa phát huy được sức mạnh của đội ngũ cán bộ khoa học

và cơ sở vật chất trong ĐHQGHN. Các đơn vị chủ chốt về CNTT-TT (Trường
ĐHCN, Trường ĐHKHTN, Viện CNTT, Trung tâm thông tin thư viện) chưa thể hiện
rõ vai trò của mình về CNTT-TT trong việc hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng CNTT-TT ở
các đơn vị khác trong ĐHQGHN.
3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển CNTT giai đoạn 2002 - 2007
Trong những năm qua, được sự đầu tư của Nhà nước, ĐHQGHN đã xây dựng và
về cơ bản đã thực hiện các mục tiêu quan trọng đề ra trong các “Kế hoạch tổng thể
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn
2002-2005”; “Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của ĐHQGHN đến năm
2007”, xây dựng những điều kiện ban đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về

24


thông tin, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả công tác quản lý, đào tạo, và nghiên
cứu khoa học; đồng cung cấp nguồn nhân lực CNTT với quy mô ngày càng nhiều cả
về chất và lượng cho nền kinh tế Việt Nam. Trong công việc nghiên cứu và phát
triển, có một số công trình được công bố trên các tạp chí và hội nghị uy tín quốc tế về
CNTT-TT. Một số đơn vị và cá nhân được những giải thưởng cao cấp quốc gia về
sản phẩm CNTT-TT. Tuy nhiên còn có những bất cập và hạn chế ở từng mặt cần
được khắc phục để phát triển nhanh hơn nữa về CNTT-TT của ĐHQGHN.

25


×