Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.85 KB, 6 trang )

Chương 1: Tổng quan về Sacombank và chi nhánh Hưng Đạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA NGÂN HÀNG


Chuyên đề tốt nghiệp
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TỐN
QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH HƯNG
ĐẠO
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Quốc Anh
Sinh viên thực tập: Lương Nguyễn Phương Thuỳ
Lớp : NH4 - K29
Niên khố 2003 - 2007
GVHD:Ths.Nguyễn Quốc Anh
Chương 1: Tổng quan về Sacombank và chi nhánh Hưng Đạo
1.1.Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín:
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng
Vào thời điểm cách đây 16 năm, ngày 21/12/1991, đã trở thành cột mốc quan trọng
trong quá trình hình thành và phát triển của Sacombank.Chính vào thời điểm này
trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác
xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia.Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín với tên
giao dịch là Sacombank đã chính thức ra đời và khai trương hoạt động và trụ sở
chính đặt tại vùng ven thành phố, nhân sự trên dưới 200 người.
- Ngân Hàng được thành lập dựa vào giấy phép hoạt động số 006/NG-GP
ngày 05/12/1991 do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp.
- Giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/12/1992 do Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố cấp.
Trong chặng đường hơn 16 năm đó, Sacombank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn từ 1991-1995 : đây là giai đoạn sát nhập để cùng thoát hiểm


Sau khi di dời trụ sở chính đặt ở vùng ven thành phố về đường Nguyễn Chí Thanh
Q11, đồng thời tập trung các khoản nợ khó đòi, Hội Đồng Quản Trị lúc bấy giờ đã
mạnh dạn xin phép cơ quan quản lý nhà nước và quản lý ngành ngay trong thời kỳ
đầu thành lâp để mở rộng mạng lưới Chi Nhánh –phát hành kỳ phiếu – thực hiện
dịch vụ chuyển tiền nhanh và bước đầu được phép kinh doạnh đối ngoại là những
thành quả nổi bật, những điểm son rất đáng tự hào của Sacombank trong những
năm đầu mới thành lập .
Giai đoạn 1995-1998: đây là giai đoạn xây dựng kỷ cương và phát triển đúng
hướng
Văn cương định hướng và những mục tiêu phát triển trong giai đoạn 1996 -2000
được nghiên cứu, biên soạn và thông qua, đã được định hình bước đi và xác lập
được các bước đi cụ thể gắn với kế hoạch kinh doanh –tài chính hằng năm. Ngân
Hàng đã điều chỉnh hoạt động của các Chi Nhánh và nâng cao dần hiệu quả kinh
doanh của hệ thống.
GVHD:Ths.Nguyễn Quốc Anh
Chương 1: Tổng quan về Sacombank và chi nhánh Hưng Đạo
-Hệ thống các văn bản bước đầu được xây dựng và đi vào nề nếp.Mối quan hệ và
tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa 3 cơ quan Quản trị -Điều hành-Kiểm soát
cũng được từng bước thành lập và phát triển.
-Quan trọng hơn cả là năng lực tài chính đã có tính nền tảng quyết định quá trình
phát triển của Ngân Hàng.Vốn điều lệ từ 23 tỷ lên đến 71 tỷ VND.
Giai đoạn 1998- 2001: đây là giai đoạn củng cố để phát triển
Từ năm 1999, Hội sở chính được chuyển từ Nguyễn Chí Thanh về tòa nhà
Sacombank số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mở ra một giai đoạn mới trong việc phát
triển Sacombank.
-Trong năm 1999, vốn điều lệ từ 71 tỷ tăng 178 tỷ VND, gần 20 điểm giao dịch và
7 chi nhánh cấp một, nguồn nhân lực từ 200 đã lên đến 1000 người, đó là dấu hiệu
tăng đáng kể.
-Đặc biệt trong năm 2001 đã phát hành cổ phiếu trị giá bằng 1,5 lần mệnh gía
-Đã mở rộng quy mô mạng lưới từ chỗ tập trung ở 2 thành phố chính là Hồ Chí

Minh và Hà Nội thì nay đã có mặt trên 20 tỉnh thành khắp các vùng kinh tế của cả
nước, đồng thời đã có hệ thống đại lý các Ngân Hàng Nước Ngoài với tất cả các
Chi Nhánh của 84 Ngân Hàng có uy tín khắp các Châu lục.
-Đã gia nhập vào mạng Swift, đồng thời đã hiện đại hóa hệ thống tin học Ngân
Hàng thông qua việc nâng cấp trạng thiết bị kỹ thuật công nghệ, đào tạo Chuyên
Viên Kiểm Toán và chuyển đổi sang quản lý tập trung theo mảng diện rộng
Smartbank. Thêm vào đó, Ngân Hàng cũng đang đàm phán với Ngân Hàng Nước
Ngoài chuẩn bị cho việc trang bị máy rút tiền tự động và phát hành thẻ.
-Đặc biệt là xử lý nợ quá hạn tốt, thu hồi gần hết nợ tồn đọng, xử lý rủi ro tích cực,
tỷ nợ quá hạn giảm xuống đến mức thấp nhất. Huy động vốn và hoạt động tín dụng
tăng trưởng nhanh, các nghiệp mới được áp dụng có kết quả tốt như : huy động tiết
kiệm tích lũy, huy động vàng và cho vay vàng, thêm vào đó là dịch vụ môi giới
kinh doanh địa ốc, dịch vụ cho thuê tủ két sắt, dịch vụ thanh toán đối ngoại tăng
trưởng nhanh.
GVHD:Ths.Nguyễn Quốc Anh
Chương 1: Tổng quan về Sacombank và chi nhánh Hưng Đạo
Giai đoạn từ cuối năm 2001 đến nay
Quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức kinh tế trong nước lẫn
quốc tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là mối quan hệ với Ngân Hàng
bạn với Hệ Thống Ngân Hàng Đại Lý với nước ngoài.Thương hiệu Sacombank
ngày càng thu hút được sự quan tâm của công chúng, cơ cấu cổ đông ngày càng
được kiện toàn, sau hai năm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển
của Sacombank, năm 2002 Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân
Hàng Thế Giới (World Bank) đã tham gia góp vốn vào Sacombank với mức vốn
được phép góp tối đa là 10% vốn điều lệ của Ngân Hàng. Như vậy, ngoài số lượng
cổ đông trong nước, Sacombank có hai cổ đông lớn nước ngoài là IFC và DC (công
ty quản lý quỹ Dragon Capital).Năm 2005, ngân hàng Úc ANZ cúng trở thành cổ
đông nước ngoài thứ 3 nắm giữ 10% cổ phần của Sacombank.Ngoài ba cổ đông
nước ngoài kể trên còn có các cổ đông khác là các nhà kinh doanh trong nước,
Sacombank trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần có số lượng cổ đông đại

chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 6800 cổ đông và trở thành Ngân hàng Thương
mại Cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất việt Nam hiện nay.
-Chương trình tái cơ cấu bộ máy hoạt động của Ngân Hàng triển khai thí điểm gần
một năm nay đang bước vào giai đoạn triển khai hết ở các Chi Nhánh còn lại. Việc
phân chia theo khu vực và chế độ Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vực đã trở
nên có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mạng lưới ngày càng phát triển của Ngân
Hàng.
-Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia tư vấn IFC đã hoàn tất giai
đoạn1.Theo đó, các mảng hoạt động chủ yếu như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ,
kiểm tra kiểm toán đã được kiện toàn và có những thay đổi trong việc đánh giá,
kiểm tra và quản lý.
-Việc thành lập trung tâm thẻ độc lập và kế hoạch tham gia trở thành thành viên
chính của các Tổ Chức Thanh Toán Quốc Tế Visa và Master bước đậu đã hoàn tất
trong tháng 12/2003 và dự kiến Sacombank sẽ chính thức phát hành thẻ Quốc Tế
vào cuối năm 2004.
GVHD:Ths.Nguyễn Quốc Anh
Chương 1: Tổng quan về Sacombank và chi nhánh Hưng Đạo
-Về nguồn nhân lực, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối
vững mạnh, gồm trên 600 người.
-Việc tham gia hợp tác góp vốn với các đối tác thành lập công ty Quản Lý Quỹ
Đầu Tư Chứng Khoán Vịêt Nam, công ty Bảo Hiểm Viễn Đông, công ty Địa Ốc
Sài Gòn Thương Tín, sẽ đa dạng hóa hoạt động dịch vụ ngân hàng thông qua mối
liên kết giữa Sacombạnk và các đơn vị này.
1.1.2.Hệ thống mạng lưới chi nhánh của Sacombank
Từ một ngân hàng nhỏ bé trên cơ sở hợp nhất của 3 hợp tác xã, sau chặng đường
15 năm phát triển, mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Thương Tín đã phát triển rộng khắp với số lượng 112 đơn vị; trong đó, gồm có 42
chi nhánh, 65 phòng giao dịch và 5 tổ tín dụng. Hiện Sacombank là ngân hàng có
mạng lưới rộng nhất trong hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần và đã có mặt
ở 33/65 tỉnh thành cả nước.

-Mạng lưới Chi Nhánh đã tăng từ 40 điểm giao dịch vào năm 2002 đến 70 điểm
giao dịch vào năm 2003, năm 2006 là 154 điểm giao dịch và dự kiến 324 điểm giao
dịch vào năm 2010, có hệ thống Ngân Hàng Đại Lý Nước Ngoài đã tăng lên đến
trên 4000 Chi Nhánh thuộc 107 Ngân Hàng ở 72 quốc gia trên khắp các Châu Lục,
và trở thành Ngân Hàng Cổ Phần có mạng lưới chi nhánh lớn nhất hiện nay.
Tại khu vực miền Nam, hệ thống mạng lưới Ngân hàng tập trung khá mạnh tại khu
vực TP.HCM và trải rộng ta các tỉnh thành Tây Nam Bộ. Ở khu vực TP.Hồ Chí
Minh, Ngân hàng có 10 chi nhánh và 34 phòng giao dịch hiện diện phần lớn các
khu vực trọng điểm, trung tâm thành phố, Ngoài ra, chi nhánh Ngân hàng cũng đã
có mặt hầu hết khắp các tỉnh thành Tây Nam Bộ như Long An, Cần Thơ, Sóc
Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp. Bạc
Liêu…với tổng số 19 đơn vị, bao gồm 10 chi nhánh, 7 phòng giao dịch và 2 tổ tín
dụng.
Mạng lưới chi nhánh Ngân hàng ở khu vực Miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên tăng trưởng rất nhanh trong vài năm qua nhằm đáp ứng với tốc độ tăng
trưởng của địa bàn.Năm 2003, Ngân hàng mới chỉ có mặt ở 6 tỉnh thành khu vực
miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.Sau 3 năm không ngừng tăng trưởng,
GVHD:Ths.Nguyễn Quốc Anh

×