Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Rèn luyện kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn bản của học sinh bằng các dạng đề văn mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.46 KB, 150 trang )

Tên đề tài:

Rèn luyện kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn bản của
học sinh bằng các dạng đề văn mở
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, khối
lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng cùng đó là giao lưu trao đổi đã
thành nhu cầu tất yếu thì yêu cầu có tư duy logic và khả năng giao tiếp hiệu
quả bằng văn bản nói viết là một xu thế làm việc phát triển và hiệu quả trong
mọi lĩnh vực hoạt động.
Không môn nào rèn luyện kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn bản của
học sinh tốt bằng môn Ngữ văn. Học Văn là học về ngơn ngữ, tiếng nói, văn
chương của Tiếng Việt. Thơng qua đó, ta học cách để nói, viết, để xây dựng
văn bản giao tiếp sao cho phù hợp với cấu trúc ngữ pháp cũng như văn hoá
Tiếng Việt. Học văn tốt, vốn từ của bản thân cũng dần trôi chảy, linh hoạt,
diễn đạt vấn đề khi học các môn tự nhiên cũng theo đó mà được cải thiện.
Nó sẽ giúp ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong
học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc. Năng lực viết văn ngày càng cần
thiết cho cuộc sống của mỗi con người. Bởi trên thực tế, ngành nào, lĩnh vực
nào cũng đòi hỏi người đọc thông viết thạo, hay từ các văn bản thủ tục hành
chính đến lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hợi, bài ḷn tớt nghiệp. Đó chính là
điều kiện để rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử. Hơn nữa, làm đề Văn còn là
cách rèn luyện tư duy logic. Việc lập dàn ý, bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc
chính là thể hiện tư duy logic trong sắp xếp ý tốt. Việc diễn đạt đúng ngữ
pháp làm người khác dễ hiểu thể hiện tư duy logic trong diễn đạt của người
1


viết. Ngay cả việc tưởng không liên quan như cảm nhận mợt tác phẩm văn
học cũng địi hỏi kĩ năng phân tích chặt chẽ bên cạnh cảm nhận riêng.


Đề văn mở là một hướng đi hiệu quả để thực hiện việc rèn luyện kĩ
năng tư duy logic và tạo lập văn bản của học sinh. Bằng đề Văn này, chính
người học phải tự thể hiện mình thể hiện quan điểm bản thân qua bài viết,
chứ không phải đi sao chép từ thầy cơ hay văn mẫu. Tính cách của mỗi cá
nhân được bộc lộ, được uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức kỷ luật, tinh thần
tương trợ, ý thức cợng đờng…nhờ đó mà hiệu quả học tập sẽ tăng lên, bài
học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả
lớp. Đề Văn mở đã đóng góp tích cực trong xu thế đổi mới dạy học Văn hiên
nay với quan điểm lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ
đợng, sáng tạo của người học.
Như vậy, hiệu quả của đề Văn mở trong học tập là không thể phủ nhận,
nhưng không phải giáo viên nào cũng biết cách ra đề Văn mở đúng đắn đồng
thời không phải học sinh nào cũng đạt hiệu quả cao khi làm đề Văn này. Bởi
các giáo viên có thể chưa hiểu hết giá trị của loại đề này, ngại đổi mới hoặc
do học sinh trình đợ thấp nên chỉ hoạt đợng mang tính hình thức, chưa đem
lại hiệu quả như mong muốn. Chất lượng của rèn luyện kĩ năng cho học sinh
qua đề mở cịn phụ tḥc vào nhiều ́u tớ: chủ trương của trường, của tổ
Văn; kinh nghiệm, trình độ nhận thức và kiến thức của giáo viên; trình độ và
ý thức học sinh…
Xuất phát từ những lí do trên chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn
luyện kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn bản của học sinh bằng các dạng đề
văn mở”.
2. Lịch sử vấn đề
Đề Văn mở trở thành một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong mơn
Văn học trong thời gian gần đây. Có mợt sớ đề Văn lạ cịn gây dư ḷn xơn
2


xao và được lan truyền khắp nơi như tín hiệu đổi mới Ngữ văn. Năm 2014,
trong kì thi tốt nghiệp THPT, Bợ đã chính thức đưa đề Văn mở vào đề thi

toàn q́c và khún khích HS viết, tư duy theo suy nghĩ riêng của mình.
Rõ ràng nó có mợt vị trí tới quan trọng đới với việc rèn kĩ năng cho HS nói
riêng và đổi mới dạy học Văn nói chung. Chính vì lẽ đó mà nhiều bài viết
đã nhắc tới đề Văn mở. Song nó xuất hiện rãi rác trên các báo, tạp chí, chưa
được tập hợp thành sách.
a. Hệ thớng những bài viết trực tiếp nói về đề Văn mở
GS Đỗ Ngọc Thớng có viết bợ sách “Hệ thống đề mở Ngữ văn” dành
cho cả lớp 10, 11, 12; NXB Giáo dục, Hà Nội. Đây là cuốn sách đầu tiên
và có lẽ hiện giờ là duy nhất đề cập trực tiếp tới đề Văn mở. GS rất tha
thiết với việc đổi mới kiểm tra Ngữ văn và muốn đưa ra một hệ thống đề
khác phát huy được trí ṭ HS. Trong bợ sách, chúng ta học hỏi được
nhiều trong ra đề, đáp án mở. Chúng ta vô cùng biết ơn GS trong việc đi
tiên phong này. Tuy nhiên, hệ thống đề trong cuốn sách vẫn dừng lại
nhiều ở các đề SGK. Có mợt sớ đề tham khảo khác lại quá xa lạ và khó
với HS. Nếu chỉnh lí lần sau, hi vong ćn sách sẽ có bợ đề phong phú
hơn.
Trong trang Văn học và học Văn vào tháng 2/2014, GS Trần Đình Sử đã
từng nói tới vấn đề này. GS khẳng định đề mở là một hướng tiến bộ
trong dạy học làm văn, những vẫn đang là mợt vấn đề mới, chưa
được nghiên cứu sâu, cịn có những khía cạnh chưa rõ, phải qua
thực tiễn thì mới nhìn thấy hết được. Vấn đề này đòi hỏi các giáo
viên nghiên cứu, suy nghĩ, nhìn thấy chỗ mạnh, chỗ khó, thậm chí
chỗ ́u của nó, nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp thì
phương hướng này mới phát huy được tác dụng tích cực của nó. GS
đã đưa ra khái niệm và nêu ví dụ cụ thể về dạng đề này.
3


Trên nhiều trang web, sau khi bộ Giáo dục đổi mới đề thi THPT,
hàng loạt các bài hướng dẫn làm đề mở xuất hiện. Ở trung tâm

Nghiên cứu và sản xuất học liệu thuộc ĐHSPHN, vấn đề đổi mới
kiểm tra và đề mở là một đề tài xuất hiện thường xun, trở thành
mợt chuỗi tin bài nóng kéo theo nhiều bình luận. Chuỗi bài viết
khẳng định đề thi, kiểm tra mơn Ngữ văn theo hướng mở có vai trị gián
tiếp thúc đẩy hình thành và phát triển NL, phẩm chất của người học. Vì vậy,
giáo viên phải bắt đầu dạy từ kỹ năng, NL cho HS. Khi đó bài học chỉ đơn
giản là một lát cắt những tình huống vô cùng sinh đợng của c̣c sớng mn
màu (trong đó có đời sống văn học, ngôn ngữ, giao tiếp ... mà mơn Ngữ văn
có liên quan). Các bài viết cịn đề xuất hướng ra đề thi mở rất cụ thể.
Nhiều báo chí cũng nói về vấn đề này như báo Dantri.vn, báo Ninh
Thuận,…Ở báo Ninh Thuận, có đăng bài của thầy Đặng Quang Sơn Trường
THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận về cách thức làm bài Văn mở.
Thầy so sánh đề Văn nước ta và Trung Q́c từ đó chỉ ra cái hay của đề Văn
mở và cách khắc phục khó khăn khi làm dạng đề này.
Ngoài ra, ở các tổ Văn các trường THPT, vấn đề đổi mới kiểm tra, ra đề
mở cũng trở thành chuyên đề gây chú ý, ví dụ: trường THPT Kim Liên, Hà
Nợi; Chun Lê Hờng Phong của TP Hờ Chí Minh,…Lĩnh hợi các chun
đề này, ta bổ sung thêm được các dạng đề Văn mở mới lạ cùng đáp án đã
được cân nhắc trong tổ.
Tuy vậy, rất ít có ćn sách nào đi sâu vào nói về dạng đề mở này. Tất cả
tài liệu trực tiếp liên quan đều chỉ là bài viết tản mạn.
b. Hệ thớng bài viết có liên quan gián tiếp tới đề Văn mở
Hệ thớng liên quan gián tiếp chính là các ćn sách, bài viết nói về vấn
đề đổi mới kiểm tra, cách học ở THPT hoặc nói về các đề thi Văn THPT.
Tôi đã đọc nhiều cuốn sách song tơi thấy có giá trị hơn cả là ćn “Phương
4


pháp dạy học Văn” của GS Phan Trọng Luận – Nguyễn Thanh Hùng (2005),
NXB ĐHQGHN. Đây là cuốn sách gối đầu giường cho sinh viên Sư phạm.

Trong cuốn sách, các GS đã trình bày được những điều cơ bản nhất về việc
đổi mới kiểm tra đề thay đổi chất lượng giáo dục.
Cuốn thứ 2 là “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại” của
Thái Duy Tuyên (1998), NXB GD. Cuốn sách đã khai mở một số hướng đổi
mới giáo dục, tuy nhiên nó chung chung cho tất cả môn học.
Cuốn tiếp theo là “Câu hỏi và bài tập ôn luyện kiến thức THPT môn
Ngữ văn” do Nguyễn Duy Kha chủ biên (2009), NXBGD. Cuốn sách gồm
các đề thi Văn từ lớp 10 tới 12, gồm cả đề kiểm tra 15p cho tới thi đại học.
Trong đó, tơi có thể so sánh những câu hỏi – đáp án mở với câu hỏi thường.
Đây là nguồn tư liệu bổ sung cho việc làm đề Văn mở.
Cuốn thứ 4 của Đỗ Ngọc Thống (cb) xuất bản năm 2005 với tiêu đề
“Luyện tập và kiểm tra Ngữ văn ở THCS”, NXB Giáo dục. Cuốn sách đưa
ra các dạng đề luyện tập kiểm tra Ngữ văn. Các câu hỏi đều bám sát chương
trình, đưa ra đáp án rõ ràng. Hầu hết HS THCS đều có ćn sách này để
phục vụ thi cử. Tuy vây, ćn sách chỉ gói gọn trong kiến thức cơ bản, để
mở ít; hơn nữa đây chỉ là ćn sách ở THCS.
Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập
đến đề Văn mở nói chung chứ cũng chưa có bài nào nói cụ thể về tác dụng
của đề mở với rèn tư duy kĩ năng tạo lập văn bản cho HS. Theo tư liệu
chúng tơi có được thì những bài nghiên cứu trên đều dừng lại khảo sát ở
một vài đề, một vài luận điểm nhỏ lẻ chứ chưa nghiên cứu mợt cách thấu
triệt và có tính hệ thớng. Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy là những gợi
mở q giá giúp ích cho chúng tơi trong quá trình thực hiện đề tài.
Bản thân chúng tôi nhận thấy rằng, đề Văn mở là đề tài kích thích và
gây hứng thú tìm tòi, khám phá. Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi cố
5


gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết của các tác giả đã đề
cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến riêng để có mợt cách nhìn hệ

thớng.
c. Hệ thớng bài viết nói về tư duy logic và kĩ năng tạo lập văn bản
GS Đỗ Kim Hời có viết rất nhiều ćn về kĩ anwng tạo lập văn bản
dành cho HS. Tiêu biểu là cuốn “Vài ý nghĩ về văn nghị luận và tập làm văn
nghị luận” xuất bản năm 2005. Đây là cuốn đưa ra lí thút về làm văn nghị
ḷn – mợt thể loại văn khó nhằn nhất với HS cấp 2,3 hiện nay. Ćn sách
có đưa ra khái niệm về văn nghị luận, cách làm bài cùng các đề và bài làm
mẫu. Ćn sách rất hữu ích trong tạo lập văn bản nghị luận. Tiếp theo cuốn
trên, GS xuất bản thêm cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ
Văn 12”, NXB Giáo Dục, Hà Nợi. Ćn sách mang tính định hướng cho HS
lớp 12 cách học mới, GV 12 cách dạy mới; trong dod có mợt phần nói về đổi
mới trong thi cử và tạo lập văn bản song chưa nhiều. GS Đỗ Kim Hời cịn
viết nhiều bài nói về làm văn, như “Thêm mợt lời nói ngắn về việc dạy học
làm văn”, Tạp chí ngơn ngữ sớ 6, năm 2000 hay “Rèn luyện kĩ năng làm văn
cho HS THPT”, Nghiên cứu giáo dục số 7. Những bài viết này có kiến thức
khá cơ đúc, đưa ra biện pháp cụ thể để có bài văn hay, trong đó chú trọng tới
dàn ý, tuy nhiên, nó cịn chung chung, chưa đề cập tới đề Văn mở và các kĩ
năng tạo lập văn bản nhiều.
Tác giả Hà Thúc Hoan cũng có xuất bản ćn “Làm văn nghị ḷn lí
thút và thực hành”, NXB Tḥn Hóa. Ćn sách nói về lí thút và thực
hành làm văn nghị luận. Giống cuốn của GS Đỗ Kim Hời, ćn sách có hệ
thớng lí thút, bài tập khá rõ ràng. Song ćn sách có nhiều lỗi lập luận
trong các đáp án các đề Văn, do vậy chúng ta chỉ tham khảo được phần lí
thuyết và các đề.

6


Về việc rèn tư duy cho HS, I Lencov cũng viết “Logic biện chứng”,
NXB Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Anh Tuấn dịch. Cuốn sách đề cập tới khái

niệm, các biểu hiện của tư duy logic. Ćn sách hữu ích trong việc chỉ ra lí
thút của ḷn văn. Trong đó, tác giả khẳng định: không nên nhầm tư duy
thông thường với tu duy logic. Tu duy logic là nhìn nhận mọi thứ trong mới
quan hệ hữu cơ. Từ đây, ta có thể hình dung tư duy logic của HS trong môn
Ngữ văn chính là sắp xếp các ý định viết có mới liên hệ với nhau, có hệ
thớng ý nhỏ, ý lớn đờng thời văn viết phải có sự liên kết. Ngoài ćn trên,
cịn nhiều bài viết của các tác giả trên các trang Hieuhoc.com, Violet.vn,…
hướng dẫn cho ta về việc luyện rèn tư duy logic. Tôi thấy tham khảo những
bài viết như vậy rất hữu ích. Tuy nhiên, chúng ta cần biết chắt lọc các ý phù
hợp với bản thân.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận việc rèn luyện kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn
bản của học sinh bằng các dạng đề văn mở và điều tra thực trạng để từ đó
tiến hành thực nghiệm việc áp dụng đề mở nhằm rèn luyện kĩ năng tư duy
logic và tạo lập văn bản của học sinh THPT mợt cách hiệu quả nhất. Trên cơ
sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập với hình
thức ra đề mở môn Văn của học sinh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kĩ năng tư duy logic và
tạo lập văn bản của học sinh bằng các dạng đề văn mở
b. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 và 10 trường
THPT Bán Công Vĩnh Long, TP Vĩnh Long.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu cơ sở lý luận về rèn luyện kĩ năng tư duy logic và tạo
lập văn bản của học sinh bằng các dạng đề văn mở
7


b. Khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn
bản của học sinh bằng các dạng đề văn mở thông qua hai lớp 12 và 10 ở

THPT Bán Công Vĩnh Long, TP Vĩnh Long
4.3. Đề xuất một số biện pháp hiệu quả để rèn luyện kĩ năng tư duy
logic và tạo lập văn bản của học sinh bằng các dạng đề văn mở
6. Giới hạn đề tài
- Đối tượng: Kĩ năng tư duy logic và tạo lập văn bản của học sinh
bằng các dạng đề văn mở
- Khách thể: 90 em học sinh lớp 12A1 và 10A1 trường THPT Bán
Công Vĩnh Long, TP Vĩnh Long.
- Thời gian: Từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2014

7. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu, sách báo,
cơng trình, đề tài có liên quan, hệ thớng hóa theo mục đích
nghiên cứu.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Theo dõi qúa trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp nhằm đánh
giá thực trạng tư duy và tạo lập văn bản của HS.
- Phương pháp điều tra bằng bài kiểm tra
Tiến hành xây dựng bài kiểm tra môn Văn với đề mở dành đối
tượng là HS THPT lớp 10 và 12 nhằm thu thập thông tin cần thiết

8


phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trang việc rèn luyện
tư duy logic và kĩ năng tạo lập văn bản cho HS .
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu sản phẩm (bài làm) của HS.
- Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các GV, các nhà khoa học trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài.
c. Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để so sánh, tính
toán, xử lý, phân tích sớ liệu thu được trong qúa trình nghiên cứu.

8. Đóng góp của luận văn
- Ḷn văn là mợt cơng trình nghiên cứu có hệ thớng về đề Văn
mở. Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của đề Văn mở với việc
rèn tư duy logic và kĩ năng tạo lập văn bản cho HS.
- Nó đóng vai trị quan trọng, không thể vắng mặt trong việc đổi
mới dạy học Văn. Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho
việc giảng dạy văn học trong các trường trung học. Đồng thời,
thông qua việc nghiên cứu này, ta sẽ hiểu tạo được nền để HS áp
dụng được các kĩ năng từ môn Văn vào môn học khác và ngoài
đời.
- Ngoài ra cơng trình chúng tơi cịn có thể là mợt định hướng, một
gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu về đề Văn mở trong
việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của HS và các cách thức để
tạo đề Văn mở.

9


9. Cấu trúc đề tài
Đề tài có kết cấu gờm các phần: Phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương
3, kết ḷn. Nợi dung chính tập trung trong ba chương là:
Chương 1: Những vấn đề chung về khái niệm

Chương 2: Thực trạng tư duy logic, kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh và
việc ứng dụng đề Văn mở trong kiểm tra ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm, đánh giá, đề xuất

Chương 1: Những vấn đề chung về khái niệm

10


1.1 Khái niệm tư duy logic
1.1.1 Tư duy logic là gì?
Theo giáo trình Logic học, tư duy logic là tư duy về mới quan hệ nhân
quả mang tính tất ́u, tính quy ḷt. Vì vậy các ́u tớ, đới tượng (gọi chung
là các yếu tố) trong tư duy lôgic bắt ḅc phải có quan hệ với nhau, trong đó
có ́u tớ là ngun nhân, là tiền đề, ́u tớ cịn lại là kết quả, là kết luận. [ ]
Để làm được điều đó bợ não cần có sự so sánh, phán đoán, suy lý, trên
cơ sở các ý niệm, khái niệm về các hiện tượng, sự vật xung quanh. Tư duy
logic khơng có trong các loài thực vật, khơng có ở ngọn núi, mỏm đá hay
dịng sơng, cũng khơng ở ngoài hệ thần kinh và có thể chỉ trong mợt số hệ
thần kinh và chỉ ở trung ương thần kinh. Ai có bợ não thì đều có hoạt đợng
tư duy với các quy ḷt logic vớn có. Tuy sản phẩm tư duy logic của người
này khác người kia. Cùng một phán đoán nhưng có người đúng và có người
sai, cái đó lại phụ tḥc vào các điều kiện khác nhưng nói chung cùng với sự
phát triển của thực tiễn và của nhận thức, con người càng ngày càng có sự
hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản thân tư duy đang
nhận thức. Ví dụ: Khi bạn phải làm một bài tập toán, bạn phải đọc kỹ để tìm
hiểu đề bài, phải đánh giá về dạng toán, các dữ kiện đã cho, các yêu cầu bạn
phải giải đáp, sau đó bạn phải tìm phương pháp giải, các công thức, các định
lý cần áp dụng...Bạn cần phải tư duy logic trước khi làm bài. Quá trình tư
duy trên đây, dù nhanh hay chậm, dù nhiều hay ít, dù nông cạn hay sâu sắc

đều diễn ra trong bộ não hay thần kinh trung ương. Chúng không diễn ra
trong mắt hay trong tim. Chúng là một hoạt động của hệ thần kinh. Hay tư
duy là một hoạt động của hệ thần kinh.
Ta có thể so sánh ghi nhớ, phản xạ đơn thuần và tư duy logic. Ghi
nhớ, phản xạ là tác đợng lặp lại nhiều lần khơng địi hỏi hệ thần kinh phải tư
11


duy và áp dụng được cho nhiều dạng hệ thần kinh khác nhau. Cịn tư duy
logic chỉ có mợt sớ hệ thần kinh thực hiện được, hệ thần kinh phải thực hiện
nhiều các thao tác như phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp. Ví dụ: cánh
tay co lại khi ngón tay vơ tình chạm vào cớc nước nóng là phản xạ khơng
điều kiện, nó khơng địi hỏi phải tư duy và tư duy cịn có thể có phản tác
dụng trong trường hợp này (làm chậm sự phản xạ). Việc chọn lựa giữa sút
bóng thẳng vào cầu mơn hay chủn cho đờng đợi như ví dụ trên đây đã
qút định cách thức hành đợng của cầu thủ, có nghĩa là cần có tư duy, tư
duy trước khi hành đợng. Sự định hướng của tư duy khơng phân biệt tính
đơn giản hay phức tạp của đới tượng. Có việc đơn giản cũng địi hỏi phải tư
duy như ví dụ về chọn lựa giữa sút và chuyền bóng trên đây. Nhưng cũng có
những việc rất phức tạp như quản lý tài chính của một đơn vị kinh tế, mặc
dù người thực hiện phải hao tổn trí óc nhưng cũng khơng được coi là có tư
duy khi mọi cơng việc đều thực hiện theo những thủ tục, những quy trình,
những văn bản pháp quy, những mẫu biểu, công thức, những quy định cho
trước.
Tư duy logic cần có những điều kiện cơ bản như sau:
Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy. Đây là điều kiện tiên quyết,
điều kiện về bản thể. Thiếu điều kiện này thì khơng có tư duy nào được thực
hiện.
Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận tri thức. Đây là
điều kiện qua trọng. Khơng có kinh nghiệm, khơng có tri thức thì các quá

trình tư duy khơng có cơ sở để vận hành. Kinh nghiệm, tri thức là tài nguyên
cho các quá trình tư duy khai thác, chế biến. Để tư duy tốt hơn thì nguồn tài
nguyên này cũng cần nhiều hơn. Học hỏi không ngừng sẽ giúp tư duy phát
triển.

12


Điều kiện riêng. Điều kiện riêng được đặt ra nhằm giúp cho mỗi loại
hình tư duy thực hiện được và thực hiện tớt nhất. Ví dụ ḿn có tư duy về
lĩnh vực vật lý thì hệ thần kinh phải có các kiến thức về vật lý. Muốn tư duy
về lĩnh vực nào thì phải có kinh nghiệm, tri thức về lĩnh vực đó. Ḿn có tư
duy lý ḷn thì phải có sự kết hợp giữa năng lực tư duy trí tuệ với tư duy triết
học và tri thức về triết học…
Biện pháp rèn tư duy logic là:
Ta cần hiểu được nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề. Đây chính
là mợt nhân tớ quan trọng để dẫn đến khả năng nhận thức và phát triển. Vì
vậy, thông qua các hoạt động thường ngày, chúng ta nên hướng dẫn và đặt
câu hỏi để trả lời: Tại sao? Nguyên nhân là gì? Tác dung?, Tác hại?, Biện
pháp?,…
Tự giải quyết một số vấn đề. Người giải quyết vấn đề tốt là người hiểu
rõ vấn đề và đưa ra một danh sách những giải pháp thích hợp. Khi làm bất
cứ điều gì, chúng ta cứ tự tìm cách giải quyết. Chỉ xin giúp đỡ nếu ta thấy
điều đó quá cần thiết.
Rèn khả năng đánh giá được người nói qua quan sát người đó. Ví dụ,
bé tin nha sĩ khun bé nên chăm sóc răng miệng cho đúng cách vì ông ta
chữa răng rất giỏi, nhưng nếu ông ta chỉ cho bé học môn văn thì chưa hẳn bé
đã chịu nghe.
1.1.2. Tầm quan trọng của tư duy logic
Tư duy logic giúp nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng. Ban đầu, gặp

một sự vật ta sẽ có cảm giác về sư vật ấy. Đó mới là nhận thức chưa có tư
duy. Chỉ khi suy xét, so sánh, ta mới có nhận thức lí tính về nó. Đó là nhận
thức có tư duy. Nó sẽ đúng đắn, chính xác, đầy đủ hơn. Nhận thức lý tính
giúp cho sự hiểu biết và ghi nhớ về đới tượng nhiều hơn những cái mà đối
tượng cung cấp cho sự ghi nhớ của hệ thần kinh, đối tượng được hiểu sâu
13


hơn, được xem xét, đánh giá toàn diện hơn và kỹ càng hơn, được nhận thức
đúng đắn hơn. Tư duy logic bổ sung những cái còn thiếu trong quá trình hệ
thần kinh ghi nhớ về đới tượng.
Vai trị thứ hai của tư duy logic là giúp hệ thần kinh định hướng
điều khiển hành vi đáp ứng sự tác động của đới tượng nếu cần thiết hoặc có
u cầu. Tư duy thực hiện việc này bằng cách kết hợp giữa nhận thức về đối
tượng với hoàn cảnh hiện tại để đề ra phương thức phản ứng hoặc hành vi.
Việc này bao hàm cả sự vận dụng tri thức vào điều kiện thực tế. Yêu cầu của
những công việc phức tạp này là người thực hiện phải rèn luyện được kỹ
năng làm việc thành thạo. Và để có được kỹ năng này thì họ phải học tḥc
lịng và rèn lụn chu đáo và có thể họ phải sử dụng tư duy để nắm chắc
được các yêu cầu thực hiện công việc. Khi kỹ năng làm việc chưa thành thục
thì có thể phải có tư duy, nhưng khi kỹ năng làm việc đã thành thục thì
không cần tư duy nữa. Tư duy định hướng đến sự thành thục. Khi sự thành
thục đã có thì tư duy kết thúc.
Nhiều người đã thành công nhờ có tư duy logic. Thái Anh Thư, người
từng là thủ khoa ngành Quan hệ quốc tế, trường Đại học Đông Đô, được ghi
danh sổ vàng Thủ khoa thành phố Hà Nợi cho rằng có những điều thầy cơ
giảng là kinh nghiệm tích lũy, đúc kết được từ thực tiễn mà khơng có sách
vở nào nêu rõ được. Thư học theo phương pháp tư duy logic là chính vì theo
cơ học theo cách sắp xếp hợp lí các nợi dung cần học rồi tổng kết, đánh giá
lại là điều cần thiết giúp khơng chỉ nhớ được vấn đề mà cịn hiểu được sâu

hơn. Cô chủ trương không học theo phương pháp “học gạo” vì nó chỉ giúp
nhớ được nhưng khơng hiểu được vấn đề sâu. Từ việc không hiểu sẽ khiến
mình mau quên đi vấn đề đó. Phương pháp học logic này Thư học được từ
một cô giáo dạy tiếng Anh và khi áp dụng đem lại cho cô hiệu quả thật bất
ngờ. Vừa tiết kiệm thời gian lại vừa đem lại kiến thức am hiểu sâu sắc.[ ]
14


1.2 Kỹ năng tạo lập văn bản
1.2.1 Kỹ năng tạo lập văn bản là gì?
1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đưa ra nhiều cách
định nghĩa khác nhau về kỹ năng, những định nghĩa này thường bắt ng̀n từ
góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết. Cụ thể như sau:
Theo Lưu Xuân Mới: kỹ năng là sự biểu hiện kết quả trình độ trên cơ sở
kiến thức đã có. Kỹ năng là tri thức trong hành đợng.
Nguyễn Kỳ [] cho rằng, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả mợt
hành đợng nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để
thực hiện hoạt động phù hợp với những điều kiện nhất định. Kỹ năng không
đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện về năng lực của
chủ thể hành động.
Theo A.G Côvaliôp, kỹ năng là những phương thức thực hiện hành đợng
thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, đặc biệt là năng lực của con người mà không đơn giản là cứ nắm
vững cách thức hành động thì sẽ có kết quả tương ứng []. Ta nhận thấy quan
niệm trên xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi kỹ
năng là cách thức thực hiện hành đợng phù hợp với mục đích và điều kiện
của hành động mà con người đã nắm được.
V.A.Krutetxi [ ] cho rằng, kỹ năng là phương thức thực hiện một hành
đợng đã được nắm vững. Cịn V.S. Kudin cho rằng, kỹ năng là phương thức

hoạt động không cần sự củng cố bắt buộc bằng luyện tập từ trước. Theo các
tác giả này thì chỉ cần nắm vững phương thức hành đợng là con người có
được kỹ năng, cịn hoạt đợng có kết quả hay khơng, việc thực hiện hành
đợng có liên quan gì đến mục đích cũng như các điều kiện thực hiện mục
đích thì lại chưa nói rõ.
15


Từ điển của tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên, tác giả đã có mợt cách
hiểu khác về Kỹ năng: “Năng lực vận dụng có kết quả có tri thức hành động
đã được chủ thể lĩnh hội thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [ ]. Có nghĩa
kỹ năng hình thành qua luyện tập, kỹ năng là một trong những năng lực mà
cá nhân có thể rèn luyện và hình thành phát triển qua quá trình học tập thực
tiễn.
Từ các quan niệm trên, tôi đi đến kết luận: Kỹ năng là năng lực hay khả
năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó
bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có, kết hợp với
thao tác tư duy, năng lực hành động của cá nhân trong những điều kiện tâm
lý nhất định nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng:
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong
cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo
nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo
và đổi mới...
Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có
tính chất nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học
đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời
gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ
những kiến thức-kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông và những kiến thức
kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng

dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.
1.2.1.2 Khái niệm văn bản
Văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay bằng
ngôn ngữ, nghĩa là bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt
thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này, bia đá, hoành
16


phi, câu đối ở đền, chùa; chúc thư, văn khế, thư tịch cổ; tác phẩm văn học
hoặc khoa học kỹ thuật; công căn, giấy tờ khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ…
ở cơ quan đều được gọi là văn bản. Khái niệm này được sử dụng một cách
phổ biến trong giới nghiên cứu về văn bản học, ngôn ngữ học, sử học ở nước
ta từ trước tới nay.
SGK Ngữ văn 10 đã khẳng định:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được tạo
lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn… tạo thành một đơn vị hoàn chỉnh
về nội dung và hình thức và hướng tới mợt mục đích giao tiếp nhất định.
Cách hiểu này nhằm nêu các đặc trưng của văn bản:
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ trong nói hay
viết hằng ngày.
- Văn bản (văn bản ở đây nói về loại văn bản thơng dụng, bình thường, điển
hình) phải là sự liên kết của nhiều câu và có thể nhiều đoạn văn.
- Văn bản phải có tính trọn vẹn về nợi dung và hoàn chỉnh về hình thức (văn
bản phải biểu thị một chủ đề thống nhất, hoàn chỉnh). Đây là điểm quan
trọng nhất của khái niệm văn bản.
- Mỗi văn bản phải có mợt mục đích giao tiếp nhất định. Mục đích này chi
phới bản thân hoạt động giao tiếp và sự tổ chức văn bản.
- Những đặc điểm trên tạo cho văn bản mợt tính đợc lập, nghĩa là sự tờn tại
và nhận hiểu văn bản có thể hoàn toàn khơng lệ tḥc ngữ cảnh. [ ]
Ta cần phân biệt văn bản và diễn ngôn

- Chúng ta sẽ gọi cái khách thể của xuyên ngôn ngữ học (translinguistique)
là diễn ngôn (discourse) tương tự với văn bản (texte) do ngôn ngữ học
nghiên cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy cịn sơ bợ) như là mợt đoạn
lời nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội
dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp và có mợt
17


tổ chức nợi tại phù hợp với những mục đích này, vả lại đoạn lời này gắn bó
với những nhân tớ văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tớ có quan hệ đến
bản thân ngôn ngữ (Barthe, 1970).
- Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lý giải được ở mặt hình thức, bên ngoài
ngữ cảnh. Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa,
được hợp nhất lại và có mục đích (Cook, 1989).
- Diễn ngơn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngơn ngữ nói)
lớn hơn mợt câu, thường cấu thành mợt chỉnh thể, có tính mạch lạc, kiểu như
mợt bài thút giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể (Crystal, 1992).
- Văn bản là một chỉnh thể của một sản phẩm viết để diễn đạt trọn vẹn ý kiến
về một vấn đề hoặc một hệ thong vấn đề. Ngôn bản là chỉnh thể mợt sản
phẩm – nói để diễn đạt trọn vẹn ý kiến về một vấn đề hoặc một hệ thống vấn
đề.
- Văn bản/ngôn bản là loại lời lớn nhất (Hồ Lê, 1996).
Xét trong đề tài luận văn này, khái niệm văn bản được đặt trong mối
quan hệ với chương trình học phổ thơng. Có nghĩa, hiểu mợt cách gần gũi
nhất, đó là các bài văn học sinh làm theo các thể loại khác nhau. Có thể đó là
bài văn miêu tả, tự sự, có thể đó là bài nghị luận hoặc một bài thuyết minh,
một lá đơn, tường trình,…Những văn bản mang tính nghệ thuật như thơ,
truyện ít xuất hiện bởi nó mang tính năng khiếu thiên bẩm, chỉ học sinh có
năng khiếu văn chương thực sự mới làm được, cịn lại đa sớ các em làm bài
cảm nhận tác phẩm văn học. Nếu có sáng tác thì chỉ dừng lại tả kể sự vật,

hiện tượng. Văn bản cũng có hai dạng: nói và viết. Nói là việc học sinh
trình bày một vấn đề đầy đủ trước lớp, trước giáo viên. Viết là làm bài tập
viết văn để rèn luyện và làm các đề thi để kiểm tra.
1.2.1.3 Kĩ năng tạo lập văn bản

18


Theo GS Đỗ Ngọc Thống kĩ năng tạo lập văn bản là kĩ năng viết, nói,
tổ chức ngơn từ thành văn bản hoàn chỉnh theo các yêu cầu ở trên, đúng thể
loại và mục đích viết.
Kĩ năng tạo lập văn bản chia hai loại:
Đầu tiên là kĩ năng nói. Nói là việc phản hời lại các thơng tin nhanh
chóng và chính xác, đúng, đủ. Việc kiểm tra miệng và vấn đáp là để rèn kĩ
năng này. Cao hơn, chúng ta có thể tự chuẩn bị và trình bày mợt bài thuyết
trình đầy đủ ở những nơi đông người, những hội nghị, lớp học,…Ta phải tập
cả những yếu tố phi ngôn ngữ như giọng nói, ăn mặc, chân tay,…bên cạnh
́u tớ nợi dung nói. Học sinh giờ cũng được rèn nói qua nhiều bài tập kể
chuyện, tập làm văn nói ở cấp 1, 2. Riêng cấp 3 thì ít. Hầu hết do giáo viên
tự linh hoạt thêm vào giờ dạy.
Sau đó là kĩ năng viết. Viết là kĩ năng được đầu tư nhiều hơn, bởi nó
cần chú ý tới nhiều quy cách hơn so với nói. Ở nhà trường phổ thơng, do hạn
chế thời gian, hầu hết kiểm tra cũng là viết. Yêu cầu của kĩ năng viết là trong
thời gian nhất định, ta có thể viết được mợt văn bản với bố cục rõ ràng, diễn
đạt tốt, nội dung phù hợp mục đích viết. Bên cạnh ngơn từ, ta có thể dùng tới
các phương tiên hỗ trợ như tranh ảnh, bảng biểu, thậm chí là clip,…Với học
sinh, nó hầu hết dừng lại ở một bài viết trên giấy hoàn chỉnh.
Các kỹ năng tạo lập văn bản gồm:
- Định hướng quá trình tạo lập văn bản:
Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề

xoay quanh những câu hỏi sau:
• Viết cho ai? : Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được
đới tượng giao tiếp cần hướ ng tới.
• Viết để làm gì? : Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định
được
19


mục đích của việc tạo lập văn bản
• Viết về cái gì? : Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được
đề
tài, nội dung cụ thể của văn bản.
• Viết như thế nào? : Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định
được cách thức tạo lập.
- Xây dựng bố cục văn bản
Ta tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bớ cục hợp lí,
đảm bảo liên kết nợi dung, mạch lạc văn bản. Điều quan trọng nhất của văn
bản là luận điểm, luận cứ và lập luận. Ta cần rèn kĩ năng hình thành luận
điểm, sắp xếp luận cứ làm rõ luận điểm, lập luận chặt chẽ cho bài viết và kỹ
năng sử dụng các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân
tích sao cho nhuần nhuyễn. Yêu cầu về hình thức được đặt lên cao. Người
viết phải diễn đạt trong sáng, hấp dẫn; không sai diễn đạt, chính tả, khơng
mắc lỗi trình bày,…
Dàn bài chung của bài văn thường theo trình tự sau:
1.Mở bài :Giới thiệu vấn đề và nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ của mình.
2.Thân bài:Trình bày những suy nghĩ đánh giá về vấn đề (lần lượt nêu các
luận điểm, phân tích, chứng minh,…)
3. Kết bài: Nhận định khái quát giá trị, ý nghĩa của vấn đề
- Viết thành văn bản hoàn chỉnh
Sau đó, người viết dùng ngơn ngữ của mình, kèm các phương tiên liên kết

để diễn đạt dàn ý đã lập thành một văn bản hoàn chỉnh. Đây gọi là quá trình
“đắp da thịt” cho bài văn hấp dẫn, hoàn chỉnh.
- Sửa chữa, hoàn thiện
Làm xong, ta cần đọc lại xem văn bản đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý
chưa, đặc biệt diễn đạt đã ổn chưa, có mắc các lỗi chính tả, hình thức trình
20


bày không. Tuy nhiên, điều này chủ yếu dung trong văn viết. Với văn nói,
nó chỉ có thể dùng với các văn bản được chuẩn bị kĩ trước khi trình bày.
Để đánh giá kĩ năng tạo lập văn bản, nhất là ở trường phổ thơng, chúng
ta cần cụ thể hóa các kĩ năng trên trong các bài học theo mức đợ từ dễ tới
khó và lựa chọn biểu điểm đánh giá phù hợp.
1.2.2 Vai trò của kĩ năng tạo lập văn bản
Yêu cầu chủ yếu của tạo lập văn bản là nêu được các tri thức và kĩ năng
đã được lĩnh hội, các yêu cầu hoặc cảm xúc, đánh giá của bản thân người
viết. Do vậy, viết – nói là cách thức người viết trao dồi bản thân, chia sẻ cảm
xúc đồng thời là dịp người đọc được trải nghiệm, thấu hiểu thêm những điều
mới lạ từ bài viết. Có kĩ năng tốt bài viết sẽ đi đúng hướng, không mất thời
gian, làm người đọc dễ hiểu, dễ cảm. Khi đã xây dựng được hệ thống luận
điểm, luận cứ chặt chẽ thì chủ đề văn bản sẽ được thể hiện tập trung, tăng
tính thuyết phục của chủ đề được nhắc tới, đảm bảo cho văn bản tính thớng
nhất, chặt chẽ và hoàn chỉnh .Đờng thời nó lơi ćn người đọc, người nghe
và giúp người tạo lập đạt được hiệu quả cao nhất.
Khi làm văn, người viết phải huy động tổng hợp kiến thức tiếng Việt để
viết đúng chính tả, câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bản
nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một bài văn hoàn chỉnh.
Như vậy tạo lập văn bản là hoạt đợng mang tính thực hành toàn diện
tổng hợp và sáng tạo, có vị trí đặc biệt trong chương trình Ngữ văn. Vì thế
giáo viên phải dạy tốt, học sinh phải học tốt ở tất cả các phân môn Tập làm

văn, Văn học, Tiếng Việt để chuẩn bị tốt cho việc thực hành tổng hợp này.
1.3. Đề Văn mở
1.3.1 Thế nào là đề Văn mở?
1.3.1.1 Khái niệm
21


Ngữ văn là mơn học có nhiều nét vừa của mơn khoa học vừa của mơn
nghệ tḥt. Nó cũng có tính hệ thớng logic song lại khơng thể rập khn. Đề
Văn mở thể hiện tính đặc thù của mơn Văn. Dạng đề Văn mở đã xuất hiện
ngày càng nhiều trong các tiết kiểm tra môn Ngữ văn ở các cấp học, nhất
là bậc THCS và THPT. Đặc biệt, đề Văn mở đã “góp mặt” trong những kỳ
thi quan trọng như: Thi tuyển vào lớp 10, Thi tốt nghiệp THPT, Thi tuyển
sinh và ĐH, CĐ. Hiện nay, tạp chí “Văn học và Tuổi trẻ” của Nhà xuất bản
Giáo dục cũng đang tổ chức cuộc thi Ra đề thi mở trong môn Ngữ văn. Điều
đó chứng tỏ mức đợ phổ biến và tính thực tiễn của dạng đề mở trong bợ mơn
Ngữ văn ở trường phổ thông ngày càng rộng rãi.Việc cải tiến, đổi mới trong
đề Văn trên sẽ có tác đợng đáng kể tới phương pháp dạy - học của giáo viên
và học sinh.
Vậy đề Văn mở là gì? Đây là đề Văn ra yêu cầu về phạm vi kiến thức, ý
kiến trình bày cho tới hình thức trình bày với người đọc khơng chặt chẽ, rập
khn. Người viết có thể tự sáng tạo, nêu suy nghĩ của riêng mình. Kiến
thức trình bày có thể lấy ở cả tự nhiên, xã hội, văn học nghệ thuật và bản
thân. Ngay cả kiến thức văn học vẫn có thể trình bày cách cảm nhận riêng
chưa có từ trước tới nay, khơng nhất thiết phải giống với tài liệu ở trường
lớp. Yêu cầu đề cũng có sự thay đổi. Khác với dạng đề “truyền thống”
thường kèm theo những “mệnh lệnh”, gợi dẫn về thao tác lập luận như:
“Hãy chứng minh…”, “Hãy phân tích…”, “Hãy giải thích…”, “Hãy bình
luận”…; hoặc phương thức biểu đạt như: “Hãy phát biểu cảm nghĩ”…, “Hãy
kể …”, Đề mở là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài. Chẳng hạn

như: Điều kỳ diệu của tình yêu thương; Kỷ niệm ngày tựu trường; Bệnh vô
cảm của con người thời hiện đại; Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Trãi; Chất “thép” và chất “tình” trong thơ Hờ Chí Minh v.v… Hoặc đề có

22


thể nêu yêu cầu mang tính tự do như “Nêu ý kiến của em”, “Em đồng ý
không?”,....
Tuỳ thuộc vào nội dung vấn đề, đề tài được nêu ra trong đề bài mà
người viết lựa chọn và quyết định sử dụng các thao tác nghị luận phù hợp.
Thông thường là phải kết hợp, vận dụng nhiều thao tác khác nhau trong bài
viết.
Tơi xin lấy ví dụ mợt sớ đề Văn mở:
Chẳng hạn, trong kì đánh giá quốc gia của NAPLAN (Australia) năm
2009, tất cả HS các lớp 3, 5, 7, 9 đều làm cùng một đề kiểm tra viết như sau:
Chiếc hộp
Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn tự sự hoặc một truyện ngắn.
Ý tưởng cho câu chuyện của bạn là “Chiếc hộp”.
Cái gì đang nằm ở bên trong chiếc hộp? Làm thế nào để tìm ra nó? Nó có
giá trị hay khơng? Có thể nó là một vật sống!
Trong hộp có thể cịn xuất hiện một lời nhắn hoặc một vật gì đó rất bí ẩn.
Cái gì sẽ xảy ra trong câu chuyện bạn kể nếu chiếc hộp được mở ra? [ ]
Đề mở không phải là dạng đề hồn tồn mới mẻ. Sau đây là một sớ
đề văn mở ở một số nước.
Một số đề văn thi vào đại học của Trung Quốc năm 2006
Đề 1. Viết một bài văn với tiêu đề: “Một nét chấm phá về Bắc Kinh”. (Đề thi
của thành phố Bắc Kinh)
Đề 2. Viết một bài văn với chủ đề: “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”. (Đề thi
của thành phố Thượng Hải)

Đề 4. Lấy đôi vai làm chủ đề để viết một bài văn 800 chữ. (Đề thi của tỉnh
Liêu Ninh)
Một số đề thi của toàn Trung Quốc so với đề của các tỉnh

23


Đề 1. Đề tồn Trung Q́c
Hiện nay, lượng người đọc sách ở Trung Quốc ngày một giảm: năm
1999 là 60%, 2001 là 52%. Nguyên nhân đọc ít: người đứng tuổi nói khơng
có thời gian, thanh niên nói khơng có thói quen, có người cịn nói đọc sách
khơng "vào" nổi. Ngược lại, số người đọc trên mạng ngày một tăng: năm
1999 là 3,7%, năm 2003 là 18,3%. Hãy trình bày một cách nhìn của bạn về
vấn đề trên, số chữ 800
Đề 2. Đề của thành phớ Bắc Kinh
Có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng trở thành biểu tượng của các thành
phố. Cố Cung, nhà quây bốn hướng là biểu tượng của Bắc Kinh; trò tạp kĩ
trên Thiên Kiều, tiếng rao trong ngõ nhỏ là biểu tượng của Bắc Kinh; thư
họa của Lưu Li Xưởng, văn chương Lão Xá là biểu tượng của Bắc Kinh;
buôn bán trên đường Vương Phủ Tỉnh, vườn Khoa học ở thôn Quan Trung
là biểu tượng Bắc Kinh... Cứ mỗi thời, Bắc Kinh lại thêm những biểu tượng
mới. Gìn giữ biểu tượng cũ, sáng tạo biểu tượng mới luôn là ước muốn của
người Bắc Kinh.
Theo cách nhìn và cảm nhận của bản thân, hãy viết một đoạn văn với
đầu đề là "Biểu tượng Bắc Kinh" Trừ thơ ca, không hạn chế thể loại, số chữ
trên 800.
Đề 3. Đề của tỉnh Quảng Đông
Nhà điêu khắc gọt từng nhát trên khối đá lớn. Dần dần, đầu, vai, và một
thiên thần tuyệt đẹp hiện ra. Một cô bé thấy vậy bèn hỏi: Sao ơng biết có
thiên thần trong khới đá? Nhà điêu khắc đáp: Thiên thần không ở trong khối

đá, mà trong tim ta. Hãy viết bài văn với đầu đề "Khắc thiên thần trong tim",
số chữ trên 800.
Đề 4. Đề của tỉnh Trùng Khánh

24


Đề nhỏ: Hãy miêu tả một thoáng ở bến xe, 200 chữ.
Đề lớn: Đi và dừng là việc bình thường, song nó lại khiến ta liên tưởng tới tự
nhiên, lịch sử, cuộc đời. Hãy viết đoạn văn với đầu đề "Đi và Dừng", trừ thi
ca, thể loại không hạn chế.
Đề 5. Đề của tỉnh Đông Sơn
Từ dưới mặt đất, nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng. Đặt chân
lên mặt trăng, người ta mới nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt
đất. Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên? Không dùng thể tản văn, viết một đoạn
văn về đề tài trên.
Đề 6. Đề của tỉnh An Huy
Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một
cuốn sách, cha mẹ, bạn bè cũng là sách. "Đọc" là hiểu, là khám phá, là vượt
qua; đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức. Viết một đoạn văn với đầu đề
"Đọc", không hạn chế thể loại, số chữ trên 800.
Đề 7. Đề của tỉnh Giang Tây
Chim én non rất béo, bay không cao. Én mẹ bắt én con năng rèn luyện
giảm béo để bay cao. Viết một đoạn văn với chủ đề "Én giảm béo", đầu đề
và thể loại tự chọn, số chữ 800.
Đề 8. Đề của tỉnh Giang Tơ
Có người nói trên đời này vớn khơng có đường, người đi lại nhiều thì
thành đường; lại có người nói, đời này vớn có đường, vì người đi lại nhiều
nên khơng cịn đường; có người nói...
Viết mợt đoạn văn 800 chữ với đầu đề "Con người và đường đi", trừ thơ

ca, không hạn chế thể loại.
Một số đề văn của Mĩ
Đề 1. Tổng thống Mĩ Barack Obama và Bill Clinton.
Đề 3. Có phải con người trở nên phụ thuộc vào công nghệ?
25


×