TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KH A LUẬN T T NGHI P
NG NH Ƣ PHẠM GI O D C CHÍNH TRỊ
: UỲ
KIM P ƢƠNG
P
: DH11CT
NHẬN THỨC CỦA HỌC INH THPT TRÊN ĐỊA B N
THÀNH PH LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG VỀ BẠO
LỰC HỌC ĐƢỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HI N NAY
I
s
I
Ƣ
U
D
U
An Giang, Ngày 31 tháng 05 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
-------------
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè.
Trƣớc hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong
khoa Lý luận chính trị đã cung cấp những kiến thức trong 4 năm học qua
để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn là cô Trần
Thị Thu Nguyệt đã tận tình hƣớng dẫn và cung cấp nguồn tài liệu quý báu
để tôi có thể hoàn thành khóa luận đúng thời hạn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các đơn vị đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài:
- ở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang
- Trƣờng trung học phổ thông Thoại Ngọc Hầu
- Trƣờng trung học phổ thông Ischool
- Trƣờng trung học phổ thông Bình Khánh
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè và ngƣời thân đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi hy vọng rằng, kết quả
nghiên cứu của khóa luận này sẽ giúp ích đƣợc nhiều cho bạn đọc trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
BẢNG VIẾT TẮT
-------------B Đ
TH
HS
THPT
THCS
SGD-Đ
BGD
BGH
TT.GDTX
GD-Đ
TP
TPLX
Đ
GDCD
Bạo lực ọc đƣờng
rung ọc
ọc sin
rung ọc p ổ t ông
rung ọc cơ sở
Sở iáo dục và Đào tạo
Bộ iáo dục
Ban iám iệu
rung tâm iáo dục t ƣờng xuyên
iáo dục- Đào tạo
àn p ố
àn p ố ong Xuyên
Đơn vị tính
iáo dục Công dân
DANH
CH BẢNG BIỂU
--------------
BẢNG
TRANG
Bảng 1: ọc lực trung bìn của ọc sin t eo từng trƣờng
26
Bảng 2: ững loại àn vi mà ọc sin c o đó là àn vi bạo lực
26
Bảng 3: ững nguyên ngân gây ra BLHĐ xếp t eo t ứ tự ƣu tiên
31
Bảng 4: ững đối tƣợng ọc sin c o là sẽ bị ản ƣởng bởi B Đ
33
Bảng 5: ững ậu quả ọc sin c o là của B Đ
34
Bảng 6: Bảng số liệu về n ững các p òng trán B Đ của
36
ọc sin
P
Bảng 7: P ản ứng của ọc sin k i bị p ạt và k i tức giận, t ất vọng
40
Bảng 8: àn vi bạo lực t ể c ất của ọc sin
P
44
BIỂU
Biểu đồ 1: ận t ức của ọc sin qua các ìn t ức B Đ
30
Biểu đồ 2: ững đối tƣợng đƣợc ọc sin quý mến, tôn trọng
47
Biểu đồ 3: ững ản ƣởng của môi trƣờng xung quan đến
48
n ận t ức của ọc sin
P
Biểu đồ 4: ái độ ứng xử giữa các t àn viên trong gia đìn
49
Biểu đồ 5: Số lần trừng p ạt của ông bà, c a mẹ k i các em
50
p ạm sai lầm
M CL C
-------------Trang
Phần mở đầu
1. ý do c ọn đề tài ............................................................................................ 1
2.Tổng quan tìn ìn ng iên cứu ...................................................................... 2
3 Mục tiêu ng iên cứu ....................................................................................... 3
4. Đối tƣợng &k ác t ể ng iên cứu.................................................................. 3
5 ỉa t uyết k oa ọc ........................................................................................ 3
6
iệm vụ ng iên cứu ...................................................................................... 3
7 Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4
8 P ạm vi ng iên cứu ........................................................................................ 4
9 P ƣơng p áp ng iên cứu ................................................................................ 4
10 Kết cấu của k óa luận ................................................................................... 5
Phần nội dung
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................. 6
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................... 6
1.1.1. Khái niệm nhận thức .......................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm hành vi bạo lực ................................................................ 7
1.1.3. Khái niệm bạo lực học đường ........................................................... 8
1.1.3.1. Khái niệm ............................................................................... 8
1.1.3.2. Các hình thức bạo lực học đường........................................... 9
1.1.3.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường ..................................... 9
1.1.3.4. Hậu quả của bạo lực học đường............................................. 10
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT .......................................... 12
1.2.1. Đặc điểm sinh lý ................................................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm tâm lý .................................................................................. 14
1.3. Tổng quan về thực trạng BLHĐ hiện nay ................................................. 18
1.3.1. Thực trạng BLHĐ hiện nay ở các nước trên thế giới ...................... 18
1.3.2. Thực trạng BLHĐ hiện nay ở Việt Nam ........................................... 19
1.3.3. Thực trạng BLHĐ hiện nay ở An Giang .......................................... 20
1.4. Quan điểm của BGD và các ngành có liên quan về BLHĐ ..................... 22
Chƣơng 2: Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 24
2.1. Nhận thức của H THPT trên địa bàn TP.Long Xuyên tỉnh ................ 24
An Giang về BLHĐ trong giai đoạn hiện nay
2.1.1. Sơ lược vài nét về đặc điểm của địa bàn và khách thể nghiên cứu . 24
2.1.2. Nhận thức của HS THPT trên địa bàn TP.Long Xuyên tỉnh .......... 26
An Giang về BLHĐ trong giai đoạn hiện nay
2.1.2.1. Nhận thức chung về BLHĐ ..................................................... 28
2. 1.2.2. Thái độ và hành vi của học sinh THPT về BLHĐ.................. 36
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của H trên địa bàn .................. 42
TP.Long Xuyên tỉnh An Giang về BLHĐ
2.2.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 42
2.2.2. Yếu tố khách quan .............................................................................. 47
2.3. Vai trò của môn GDCD đối với nhận thức của H về BLHĐ ............... 51
Kết luận và khuyến nghị .................................................................................. 56
1 Kết luận ........................................................................................................... 56
2 K uyến ng ị .................................................................................................... 57
2.1. Đối với bản thân học sinh ............................................................................ 57
2.2. Đối với gia đình ........................................................................................... 57
2.3. Đối với nhà trường ...................................................................................... 58
2.4. Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội .............................. 58
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 60
Phụ lục ............................................................................................................... 62
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang là vấn đề hết sức nóng
bỏng trên thế giới và được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất hiện nay. Nó
diễn ra ở nhiều lớp học và cấp học khác nhau, không chỉ đối với các học sinh
nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có
bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.Tuy mức độ có
khác nhau nhưng cả thành thị và nông thôn, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ
liên quan đến bạo lực học đường đều không ngừng gia tăng,..
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, làm
nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, là nỗi trăn
trở và khó khăn của nhà trường và của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà
nó gây ra, không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới truyền thống văn hóa, kỷ
cương xã hội và đặc biệt gây hoang mang, tạo sự bất ổn trong môi trường học
đường - nơi nuôi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh đó,
lứa tuổi trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi thiếu niên nhưng lại là giai đoạn
phát triển rất cao về thể chất và có những chuyển biến tâm lí hết sức phức tạp.
Chính yếu tố tâm lí cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách
đầy đủ này đã khiến các em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về
tâm lí, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Do đó, cần phải tăng
cường các thiết chế đối với trẻ em đặc biệt là các thiết chế trong trường học.
Đi sâu vào nghiên cứu về bạo lực học đường của học sinh là một vấn đề cấp
bách và ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay, khi con người được
coi là động lực, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc
gia.
Thành phố Long Xuyên là trung tâm, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học
kỹ thuật của tỉnh An Giang và cũng được coi là trung tâm giáo dục quan trọng
của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trong điều kiện phát triển kinh tế sầm uất
cùng với hàng loạt những hoạt động vui chơi, giải trí đang diễn ra thì nguy cơ
dẫn đến những hành vi vi phạm của giới trẻ là không tránh khỏi, đặc biệt là vấn
nạn bạo lực học đường của các em học sinh. Nếu tỷ lệ bạo lực học đường gia
tăng thì sẽ ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội, mà ở đây chính là một
trong những trung tâm giáo dục quan trọng của vùng đồng bằng Sông Cửu
1
Long, vì vậy việc ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường là rất cần thiết để xứng
đáng với tên gọi trên. Bên cạnh đó, với tiềm năng về hầu hết các lĩnh vực và đặc
biệt là giáo dục thì tương lai để có được một nguồn nhân lực dồi dào có tri
thức,văn hóa đòi hỏi thành phố Long Xuyên ngoài việc tập trung đầu tư vào giáo
dục những kiến thức bổ ích thì cũng cần hình thành ở các em nhận thức đúng
đắn về các hành động của bản thân, mà trong đó nhận thức được tác động tiêu
cực của vấn nạn bạo lực học đường cũng được xem là một yếu tố quan trọng để
uốn nắn các em học sinh về hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn đối với mọi
người góp phần tạo nên một đội ngũ tri thức có ích cho đất nước. Hay nói cách
khác là việc giáo dục nhận thức cho các em học sinh về vấn nạn bạo lực học
đường sẽ tạo nên một môi trường ổn định về mặt an ninh, trật tự, mà tiêu chí
này chính là tiêu chí mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện để xây dựng
một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển.
Hơn thế nữa, đứng trên lập trường là một giáo viên bộ môn Giáo dục công dân
(GDCD) trong tương lai chúng tôi càng muốn nắm vững và nghiên cứu sâu hơn
về đề tài này để biết được tâm tư tình cảm và tâm lí chung của các em học sinh
(HS) mà từ đó vận dụng bộ môn GDCD vào việc giúp các em củng cố được
những kĩ năng sống, tự hoàn thiện mình trong việc hình thành và phát triển nhân
cách. Qua đó, giúp các em trở thành một người có ích cho xã hội, góp phần phát
huy cao vai trò bổ ích và lý thú của bộ môn GDCD.
Có thể thấy rằng, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên phải được đặt lên
hàng đầu, nhằm giúp các em có được hiểu biết và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về
cuộc sống, nâng cao ý thức của các em trong học tập và rèn luyện vì mục tiêu
xây dựng, phát triển đất nước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Vì những lí do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài: “ Nhận thức của học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang về bạo lực học
đường trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài của khóa luận. Với nội dung xoay
quanh nhận thức của học sinh THPT về bạo lực học đường trên địa bàn thành
phố và một số đóng góp của bản thân về vấn đề này để xây dựng đất nước nói
chung và một An Giang nói riêng ngày càng giàu mạnh, thế hệ trẻ luôn phát huy
được tốt khả năng của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Tại Việt Nam, có các đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường như:
Nghiên cứu về “ Bạo lực học đường” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Tường, nghiên
cứu thực trạng bạo lực học đường hiện nay với đề tài: “ Thực trạng bạo lực học
2
đường tại trường THPT Bãi Cháy Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh” của nhóm
sinh viên Trần Thị Thúy, Bùi Hải Yến, Hoàng Văn Tuyến, hay nghiên cứu của
sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dung với đề tài “Nhận thức của học sinh trường
THPT Nguyễn Trường Tộ ( TP. Vinh – Nghệ An) về vấn đề bạo lực học
đường”,... Tuy nhiên, hiện nay đề tài nghiên cứu sâu về nhận thức của học sinh
THPT tại TP. Long Xuyên về bạo lực học đường, trong đó có đề cập đến vai trò
của môn GDCD vẫn còn hạn chế. Chính vì thế, nghiên cứu đề tài “ Nhận thức
của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An
Giang về bạo lực học đường trong giai đoạn hiện nay” là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu nhận thức của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên
tỉnh An Giang về vấn đề bạo lực học đường trong giai đoạn hiện nay.
- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức của các em đối với vấn đề bạo
lực học đường.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “nhận thức của học sinh trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang về vấn đề bạo lực học đường
trong giai đoạn hiện nay”.
b. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh THPT và giáo viên trên địa bàn
thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.
5. Giả thuyết khoa học:
- Những học sinh THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang
nhìn chung đã có những hiểu biết về bạo lực học đường tuy nhiên sự hiểu biết
này còn hạn chế.
- Các em đã có những thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo lực đó song
vẫn chưa có hành vi can thiệp đúng mức.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khóa luận sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Những lý luận chung về bạo lực học đường.
- Thực hiện khảo sát nhằm tìm hiểu và phân tích nhận thức của học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang về vấn đề bạo lực học
đường trong giai đoạn hiện nay.
3
- Dựa trên kết quả khảo sát, bước đầu đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế
bạo lực học đường nói chung và bạo lực học đường của học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang nói riêng.
7. Những đóng góp của đề tài:
a. Về lý luận:
- Làm rõ thực trạng nhận thức của học sinh tại một số trường THPT trên địa
bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về bạo lực học đường.
- Giúp HS hiểu được khái niệm và các hình thức của bạo lực học đường.
b. Về thực tiễn
- Trên cơ sở lý luận giúp học sinh có thái độ và hành vi phù hợp khi giải
quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường.
- Nắm được thực trạng nhận thức về bạo lực học đường trong học sinh
THPT, từ đó đề ra những giải pháp nhằm giúp các em có nhận thức đầy đủ và
chính xác hơn về bạo lực học đường.
- Đưa ra những kiến nghị, phương hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của vấn nạn bạo lực học đường.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho
chính quyền địa phương, giáo viên và học sinh trong sự nghiệp giáo dục và đào
tạo đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức học sinh tại các trường THPT trên địa
bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.
8. Phạm vi nghiên cứu:
- Khóa luận tập trung nghiên cứu nhận thức về bạo lực học đường của đối
tượng học sinh THPT từ lớp 10 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố Long Xuyên
tỉnh An Giang
- Về không gian: tác giả khóa luận chọn ngẫu nhiên 3 trường THPT trên địa
bàn TPLX: THPT Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Ischool
9. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để giải quyết vấn đề nêu trên, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp, gồm các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Chọn mẫu ngẫu nhiên học sinh của 3 trường để làm đối tượng khảo sát,sử dụng
135 bảng hỏi đối với học sinh và số mẫu khảo sát được phân bố đều ở từng
trường và từng khối lớp.
4
10. Kết cấu khóa luận:
Ngoài mục lục, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu gồm hai chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm nhận thức
1.1.2. Khái niệm về bạo lực
1.1.3. Khái niệm bạo lực học đường
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông
1.3. Tổng quan về thực trạng bạo lực học đƣờng hiện nay
1.3.1. Thực trạng BLHĐ hiện nay ở Việt Nam
1.3.2. Thực trạng BLHĐ hiện nay ở An Giang
1.4. Quan điểm của Bộ Giáo dục và các ngành có liên quan về bạo lực
học đƣờng
Chƣơng 2 : Kết quả nghiên cứu
2.1. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố
Long Xuyên tỉnh An Giang về bạo lực học đƣờng trong giai đoạn
hiện nay.
2.1.1. Sơ lược vài nét về đặc điểm của địa bàn và khách thể nghiên
cứu
2.1.2. Nhận thức của học sinh THPT trên địa bàn TP.Long Xuyên
tỉnh An Giang về BLHĐ trong giai đoạn hiện nay
2.1.2.1. Nhận thức chung về BLHĐ
2.1.2.2. Thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang về bạo lực học đƣờng.
2.2.1. Yếu tố chủ quan
2.2.2. Yếu tố khách quan
2.3. Vai trò của môn Giáo dục công dân đối với nhận thức của học sinh
về bạo lực học đƣờng.
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
“Nhận thức của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Long
Xuyên tỉnh An Giang về bạo lực học đƣờng trong giai đoạn hiện nay”
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1. Khái niệm nhận thức:
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc với
các sự vật, hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét cơ
bản của sự vật, hiện tượng. Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng
được mở rộng. Vậy, nhận thức là gì? Có nhiều khái niệm về nhận thức khác
nhau:
Theo quan điểm triết học Mác- Lênin: “Nhận thức là quá trình phản ánh
biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích
cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn”.
Theo từ điển triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở
trong tư duy của con người được quyết định bởi quy luật phát triển của xã hội
và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của
thực tiễn, phải hướng tới chân lí khách quan”.
Điều này có nghĩa là nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết
của con người, nếu không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái
của một đứa trẻ sơ sinh.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nhận thức là quá trình biện chứng
của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người
tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”.
Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý- Giáo dục học: “Nhận thức là
toàn bộ những quy trình mà nhờ đónhững đầu vào cảm xúc được chuyển hóa,
được mã hóa, được lưu giữ và sử dụng”. Ở đây chúng ta có thể hiểu nhận thức
là một quy trình, mà nhờ có quy trình đó nên cảm xúc của con người sẽ không
mất đi, nó được chuyển hóa vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và
mã hóa,...
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan trong ý thức con người, nhận thức bao gồm: nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở,
mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn của xã hội”.
6
Như vậy, từ các khái niệm trên chúng ta có thể thấy nhận thức có vai trò
rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động của con người, nhận thức là thành
phần không thể thiếu trong sự phát triển của con người, nó là cơ sở để con người
nhận biết được thế giới và hiểu biết thế giới đó. Từ đó, con người có thể tác
động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho con
người.
Những khái niệm nhận thức được trình bày ở trên được tiếp cận ở nhiều
góc độ của các ngành khoa học khác nhau và dường như chúng chưa hoàn toàn
thống nhất nhau về mặt nội dung, khiến cho chúng ta khó có thể hình dung được
một cách chính xác thế nào là nhận thức và do đó, để có một cách hiểu gần
giống với đề tài cũng như để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận
dụng khái niệm nhận thức dưới góc độ tâm lý học. Như vậy, trên cơ sở khái
niệm nhận thức, chúng ta có thể hiểu:
“nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong
tư duy nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan”. [1;Tr.7]
Từ khái niệm về nhận thức trên, chúng tôi xây dựng khái niệm nhận thức
về bạo lực học đường cũng theo góc độ tâm lí học:
“Nhận thức về bạo lực học đường là sự hiểu biết của chủ thể về nội dung khái
niệm bạo lực học đường và có thể vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các
mối quan hệ xung quanh và bày tỏ thái độ, điều chỉnh hành vi ứng xử của mình”
[2;Tr.7]
Đây cũng được xem là khái niệm làm cơ sở định hướng nghiên cứu cho
các nội dung tiếp theo của đề tài khóa luận
1.1.2. Khái niệm về bạo lực:
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là: “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp
hoặc lật đổ”. Khái niệm này dể làm cho người ta liên tưởng tới các hoạt động
chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như là một phương thức hành xử
trong các quan hệ xã hội nói chung. [3;Tr.1]
Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực
cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ
nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được, bạo lực với phụ
nữ, bạo lực với trẻ em, hành hạ, đánh đập, chửi bới, quấy rối, lạm dụng tình
dục,... và tất cả những vấn đề trên làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý,
sự tiến bộ của con người.
7
Trong các dạng bạo lực thì dạng bạo lực không trực tiếp liên quan tới
tình dục cũng có tác hại tương tự. Bạo lực gia đình là dạng bạo lực thường xảy
ra nhiều nhất, đó là khi một bên lạm dụng hoặc đánh bên kia, đây là một điều hổ
thẹn và không chấp nhận được. Lạm dụng lời nói, khi một người nói những lời
cay nghiệt hay tệ hại với người kia để làm tổn thương tình cảm cũng là sai trái
và không bao giờ thích hợp. Đôi khi người ta bị quấy rối tình dục bởi đồng
nghiệp, người quen hoặc người lạ. Quấy rối tình dục là khi một người bị trêu
trọc, hăm dọa tống tiền, hoặc dọa làm cho có cảm giác sợ sệt, lo lắng vì những
hành động, lời nói hay những gì họ muốn làm với người đó liên quan đến tình
dục.....
Hành vi bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây
thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các
cuộc xung đột, ví dụ hai quốc gia có thể cạnh tranh với nhau nếu như các nổ lực
ngoại giao bất thành. Do đó, từ cách nhìn nhận về hành vi bạo lực , chúng ta có
thể hiểu:
Hành vi bạo lực học đường là bất kì một hành vi bạo lực nào làm hại,
gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý, bao gồm các
mức độ khác nhau từ không lời đến đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù
địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương tiện...xảy ra ở trường học hoặc ở bên
ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên” [4;Tr.4]
Tất cả những hành vi bạo lực nói trên, ít nhiều chúng ta đã được biết và
tất nhiên chúng ta không thể chấp nhận bất kì hành vi nào như vậy được và tất
cả các hành vi đó là các dạng của bạo lực. Và dù nó có xảy ra ở hình thức nào
thì cũng cần phải lên án.
1.1.3. Khái niệm về bạo lực học đường:
1.1.3.1. Khái niệm:
Ở nước ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật
ngữ bắt nạt học đường. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường
và thậm chí nhiều lúc người ta còn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường.
Dan Olweus, trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì
và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt
nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định
xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người
có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”.
8
Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp
lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho
người khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó
để đạt được quyền lực trên người khác”.
Một khái niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức
hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao
gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả,
bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo
lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, trường hợp cực đoan như
bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường đang còn nhiều vướng
mắc và chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một định nghĩa, khái niệm cụ thể
mang tính khoa học lý luận. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này chúng tôi
xin đưa ra một khái niệm về Bạo lực học đường như sau:
“Bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là
những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm, trấn
áp người khác ( có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí...) gây
nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong
trường học (giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh)” [5;Tr.1]
Và như đã trình bày rõ trong phần phạm vi nghiên cứu, trong đề tài khóa
luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức về bạo lực học đường
giữa học sinh với học sinh.
1.1.3.2. Các hình thức bạo lực học đường:
Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức
như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn
thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể
con người thông qua những hành vi bạo lực.
1.1.3.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường:
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh
giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng
kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch
trong quan điểm sống.
9
- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ
chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng,...)
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo
lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi
bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia
tăng
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi
lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức,
những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.( Đa số học sinh cho rằng bạo lực
học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn
nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa
phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm
chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực...).
1.1.3.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không
hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là
bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản,
lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó
những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo
dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể
tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực
cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy
sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em
chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả
năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.
Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn
thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng
hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức
lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm
về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn
khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
10
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần
cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học
sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
*Ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường:
Trước thực trạng BLHĐ gia tăng chóng mặt như vậy, khiến cho không ít
các bậc phụ huynh mất ăn, mất ngủ vì lo cho con cái của họ. Rồi bao gia đình
đứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau, gây
gổ với bạn bè. Rồi thì “trẻ con mất lòng người lớn”, từ những xích mích của trẻ
con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân, gia đình mà còn
khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an
luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi
xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết
(trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi
bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc
tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các
em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của
mình. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự
hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh
hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng
của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi
bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy
phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học
sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của
giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học
của mình.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với
những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép
tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong
tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em,
thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế
kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập
thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức
11
quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai
căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét
văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền
thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên
cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè
đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy
đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự
suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành
vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã
hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường
mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có
thể là giữa một học sinh với một học sinh nhưng cũng có thể là những hành vi
“đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những
người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một
khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội
không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô
nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời
sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng
hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã
hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và
tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta
giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải
có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ
đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên
ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và
học sinh.
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT:
Theo tâm lí học Mác xít, Tuổi thanh niên ( từ 14, 15 đến 18 tuổi) được
coi là một thời kỳ phát triển nhất định, đóng kín một cách tương đối mà ý nghĩa
của nó được quan điểm bởi vị trí của nó trong toàn bộ quá trình phát triển chung,
và ở đó quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo
về chất.
12
Tuy nhiên sự phát triển của các giai đoạn lứa tuổi không hoàn toàn đồng
nhất với trình độ phát triển tâm lí. Vì vậy, chúng ta cần phân tích sâu hơn những
yếu tố tác động đến việc hình thành các đặc điểm phát triển ở lứa tuổi này để tìm
ra những quy luật hoạt động bên trong cũng như các tác động qua lại giữa
chúng.
1.2.1.
Đặc điểm sinh lý:
Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ:
Hoạt động học tập là một hoạt động đặc thù của con người, được điều
khiển bởi mục đích tự giác – con người bước vào hoạt động học tập ở nhà
trường từ khá sớm, giai đoạn 5-6 tuổi. Tuy vậy mỗi giai đoạn của hoạt động học
tập có những đặc điểm riêng, khác nhau cả về tính chất và nội dung.
Học sinh ở tuổi này trưởng thành hơn, sở hữu nhiều kinh nghiệm sống
hơn, các em ý thức được vị trí, vai trò của mình. do vậy, thái độ có ý thức của
các em trong hoạt động học tập ngày càng được phát triển.
Tuy vậy thái độ học tập ở nhiều em còn có nhược điểm là một mặt, các
em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình
đã chọn, mặt khác các em lại xao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt
điểm trung bình ( học lệch). Do đó, giáo viên cần giúp cho các em đó hiểu được
ý nghĩa và chức năng giáo dục cơ bản, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc, hình
thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học của con người cho các em ở bậc
học phổ thông.
Thái độ học tập có ý thức thúc đẩy sự phát triển tính chủ động của các
quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của học sinh, sinh viên
trong hoạt động học tập.
Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh Trung học phổ thông:
Ở thanh niên mới lớn, tính chủ động được phát triển mạnh ở tất cả các
quá trình nhận thức.
Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình
quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không
tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy, quan sát của các em cũng khó có hiệu quả
nếu thiếu sự chỉ đạo, định hướng của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để định
hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết
luận khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện...
Ở tuổi này, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí
tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một
13
tăng rõ rệt (các em sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so
sánh, đối chiếu,...). Đặc biệt các em tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ.
Các em phân biệt được tài liệu nào nhớ từng chữ, cái gì hiểu mà không cần
nhớ...Bên cạnh đó, một số em còn ghi nhớ kiểu đại khái, chung chung, hoặc chủ
quan vào trí nhớ của mình mà đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ đến tư duy sáng
tạo. Nhờ khả năng khái quát, thanh niên có thể tự mình phát hiện ra những cái
mới. Với các em điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra
chứ không phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh cấp III đánh giá các
bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải
quyết các vấn đề học tập: giải bài tập, phương pháp tư duy... Các em có xu
hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp dạy
tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy
móc trong phương pháp sư phạm.
Tuy vậy, hiện nay số học sinh Trung học phổ thông đạt tới mức tư duy
đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý
phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, kết luận vội vàng, cảm
tính,...Vì vậy, việc giúp các em phát triển nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng
của người giáo viên.
Như vậy, ở tuổi Trung học phổ thông, những đặc điểm của con người về
mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tục
hoàn thiện.
1.2.2. Đặc điểm tâm lí:
Hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm và sự phát triển tâm lí:
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục
đích trao đổi tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp,
hoàn thiện năng lực bản thân. Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là
phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ.
Ở tuổi thanh niên, đời sống giao tiếp, tình cảm của các em phát triển rất
phong phú và đóng vai trò quan trọng. Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ
phiến và có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển
tâm lí các em.
- Giao tiếp trong nhóm bạn:
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều
quan trọng với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy
14
mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm, có uy vị trị nhất
định trong nhóm.
Thực tế cho thấy, các em chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các lối sống của
bạn bè như tụ tập, ăn uống ở các hàng quán, chơi các trò chơi ăn tiền, trò chơi
điện tử cảm giác mạnh,... Những trò chơi tiêu khiển này đòi hỏi phải tiêu tốn rất
nhiều tiền, trong khi đó bản thân các em chưa kiếm được nhiều tiền. Vì vậy, các
em tìm mọi cách “xoay xở” kể cả việc thực hiện hành vi phạm tội nhằm có tiền
để thỏa mãn nhu cầu tiêu cực trên.
Do đó, trong công tác giáo dục cần chú ý đến mối quan hệ giao tiếp giữa
học sinh với các nhóm, hội tự phát: chúng ta không thể quán xuyến toàn bộ cuộc
sống của các em cũng không thể loại trừ được các nhóm tự phát và các đặc tính
của chúng, nhưng có thể tránh được những hậu quả xấu của các nhóm tự phát
bằng cách tổ chức hoạt động tập thể cho các em thật phong phú, sinh động,...
khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của học sinh
- Giao tiếp trong gia đình:
Trong mối quan hệ gia đình, cùng với sự trưởng thành về nhiều mặt, quan
hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần được thay thế bằng quan hệ bình
đẳng, tự lập. Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, rỗi rãi, trong tiêu khiển, trong việc
phát triển nhu cầu, sở thích, thanh niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng
vào cha mẹ. Nhưng khi bàn đến những giá trị sâu sắc hơn như chọn nghề, thế
giới quan, những giá trị đạo đức thì ảnh hưởng của cha mẹ lại mạnh hơn rõ rệt.
Mối quan hệ giữa các em với cha mẹ có nhiều thay đổi.
Một đặc điểm phổ biến của tuổi này là tâm lí muốn mình làm người lớn,
coi mình là người lớn. Các em không còn thích làm nũng, không quấn quýt, đòi
được thức khuya, ăn mặc sinh hoạt theo ý thích. Đôi lúc chúng cảm thấy thất
vọng, ấm ức vì cho rằng cha mẹ chưa nhận thấy chúng đã lớn, vẫn coi chúng là
trẻ con, chúng thấy cha mẹ không cho chúng thể hiện được những suy nghĩ, tâm
tư, tình cảm của mình. Do đó, chúng không còn tâm sự nhiều với cha mẹ như
khi còn bé. Cha mẹ có thể cảm nhận được những thay đổi ấy nơi thanh niên. Và
nếu như cha mẹ không hiểu, thông cảm và có cách cư xử hợp lý, lo lắng thái hóa
dễ dẫn đến những phản ứng quá mạnh.
- Đời sống tình cảm:
Đời sống tình cảm của học sinh Trung học phổ thông rất phong phú và
được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em vì đây là lứa tuổi mà những hình
thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng.
15
Ở lứa tuổi này nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt.
Tình bạn sâu sắc bắt đầu từ tuổi thiếu niên, nhưng sang tuổi này tình bạn của các
em trở nên sâu sắc hơn nhiều. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn: sự
chân thật, lòng vị tha, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau,...Trong quan hệ với bạn các
em cũng nhạy cảm hơn: không chỉ có xúc cảm chân tình mà còn đáp ứng lại xúc
cảm của người khác ( đồng cảm).
Một điều cần chú ý nữa là ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữa thanh niên
nam nữ tích cực hóa một cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng ( cả
nam và nữ). Do vậy, nhu cầu về tình bạn với các bạn khác giới được tăng cường.
Và ở một số em xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc.
Bên cạnh sự xuất hiện của tình yêu thì ở giai đoạn này chúng cũng bắt đầu lộ rõ
nhiều tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm,
kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm. Các em luôn
mong muốn làm được một điều gì đó mang lại lợi ích cho mỗi người, thể hiện
sức mạnh thanh xuân của mình. Những tình cảm cao đẹp khác về trí tuệ, thẩm
mĩ cũng được hình thành một cách khá sâu sắc. Nhiều em suy mê văn học nghệ
thuật hoặc những môn khoa học khác nhau và phấn đấu vì nó không mệt mõi.
Những đặc điểm nhân cách chủ yếu:
- Sự phát triển của tự ý thức, sự tự đánh giá bản thân:
Khả năng tự ý thức phát triển khá sớm ở con người và được hoàn thiện
từng bước, đến 15-16 tuổi thì phát triển mạnh, trở thành một đặc điểm nổi bậc
trong sự phát triển của thanh thiếu niên mới lớn và có ý nghĩa to lớn đối với sự
phát triển tâm lí lứa tuổi.
Tự ý thức có liên quan mật thiết đến sự đánh giá bản thân. Sự tự đánh giá
bản thân có thể hiểu là cá nhân đánh giá chính mình về mọi mặt như: năng lực
nhận thức, năng lực học tập, năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng xã hội, sức
khỏe,...
Quá trình tự ý thức rất phong phú , phức tạp và toàn diện nhưng ở lứa
tuổi này nổi lên một số đặc điểm cơ bản như: học sinh Trung học phổ thông ý
thức hơn về hình ảnh cơ thể bản thân rất tỉ mỉ, nghiêm khắc (hay soi gương, sửa
tư thế, quần áo,..) thường hay không hài lòng về nhiều thứ của bản thân như
chiều cao, vóc dáng,... Các em thường cố gắng để trở thành những nam thanh nữ
tú,.. theo tiêu chuẩn cái đẹp.
Để khẳng định và đánh giá mình các em thường có xu hướng hành động
như: tự nguyện nhận những nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hoàn thành nó.
16
Ngầm so sánh bản thân với mọi người xung quanh, đối chiếu ý kiến của mình
với ý kiến người lớn. Đôi khi các em lại tự xem xét, đánh giá bản thân thông qua
việc ghi nhật ký.
- Sự phát triển mạnh của tính tự trọng:
Tính tự trọng của học sinh Trung học phổ thông phát triển mạnh. Các em không
chịu được sự xúc phạm của người khác với mình. chỉ một câu nói hay hành động
của người khác mà các em cho là cố ý xúc phạm mình cũng có thể là nguyên
nhân gây xung đột, ẩu đả. Tính tự trọng có hai chiều hướng: tính tự trọng cao
được thể hiện ở chỗ đánh giá mình không thấp hơn người khác, có thái độ đúng
mực, tích cực đối với bản thân và biết bảo vệ nhân cách của mình một cách phù
hợp trong mọi hoàn cảnh và tự trọng thấp nghĩa là luôn luôn không hài lòng,
luôn xem thường mình, không tự tin vào sức lực và khả năng của bản thân.
- Tính tích cực xã hội:
Tính tích cực xã hội được hình thành và phát triển khá sớm trong quá trình
trưởng thành của nhân cách. Song đến tuổi học trung học phổ thông, do vị thế
của người học sinh lớn (cuối phổ thông), vị thế trong gia đình, trong xã hội được
tăng cường nên có những đặc điểm và sắc thái mới như: quan tâm nhiều hơn đến
tình hình kinh tế, chính trị và góp ý trao đổi vấn đề, sẵn sàng tham gia các hoạt
động xã hội như thi học sinh giỏi, văn nghệ, thể dục, thể thao,..
- Sự hình thành thế giới quan:
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới
quan. Những cơ sở của thế giới quan đã được hình thành từ rất sớm – hình thành
ngay từ nhỏ. Suốt thời gian học tập ở phổ thông, học sinh đã lĩnh hội được
những tâm thế, thói quen đạo đức nhất định, thấy được cái xấu, cái đẹp, cái
thiện, cái ác... dần dần những điều đó được ý thức và được quy vào các hình
thức, các tiêu chuẩn, nguyên tắc, hành vi xác định.
Để chuẩn bị vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý
nghĩa và mục đích cuộc sống, về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai,...
Nhờ đó, thanh niên bắt đầu biết liên hệ các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo
nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình.
Hơn thế nữa, ở giai đoạn này các em đã biết đánh giá, phân loại hành vi
của bản thân và của người khác theo các phạm trù đạo đức khác nhau và có thể
đưa ra ý kiến khái quát của riêng bản thân mình về vấn đề đạo đức. [6]
17
1.3. Tổng quan về thực trạng bạo lực học đƣờng hiện nay:
1.3.1. Thực trạng BLHĐ ở các nước trên thế giới:
Bạo lực học đường không phải là hiện tượng bây giờ mới có, cũng không
phải vấn nạn của riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, trong khoảng vài chục năm trở
lại đây, hiện tượng sử dụng bạo lực giữa các học sinh với nhau hay học sinh tấn
công giáo viên đã trở nên ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Đừng nghĩ bạo lực học đường chỉ là chuyện lớn ở các
quốc gia kém phát triển hay đang phát triển. Ngay tại những đất nước kinh tế
phát triển nhất như Mỹ, hay nổi tiếng vì kỷ luật, nề nếp như Nhật Bản, nó vẫn
tồn tại dai dẳng và phức tạp, khiến cho chính phủ và các nhà giáo dục phải đau
đầu tìm kiếm giải pháp.Và những con số về các vụ bạo lực trong trường học
không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn hình thức.
Từ năm 2000, Bộ giáo dục (BGD) Pháp tuyên bố rằng đã có 75.000 vụ
BLHĐ diễn ra trong cả nước.Trong đó có 39 vụ mang tính chất nghiêm trọng và
300 vụ là bạo lực ở một số mức độ.
Đến năm 2006, ở Ba Lan một vụ tự sát của cô gái sau khi bị quấy nhiễu
tình dục và ngay sau đó BGD Ba Lan buộc phải tung ra một cuộc cải cách trong
trường học “ không khoan dung”, theo đó các giáo viên sẽ có vị thế pháp lí như
những nhân viên dân sự để chống lại những hành động bạo lực với mức độ cao
hơn. Cùng năm 2007, tại các quốc gia như Nhật Bản, Anh,..điều đưa ra những số
liệu cho thấy có hơn 6000 giáo viên đã từng là đối tượng bị tấn công về thể chất
trong các vụ BLHĐ. Trước đó, tại Nhật Bản đã có 52.756 vụ BLHĐ và 171 vụ
tự tử diễn ra trong cả nước, mà 6 trong 171 vụ tử tử là do bị bắt nạt trong trường
học. Cùng thời gian này tại Hoa Kỳ, có 5,9% học sinh mang theo vũ khí như
súng, dao,... vào trường học và đã có 7,8% số học sinh được thông báo là bị đe
dọa hay bị thương tích bởi những loại vũ khí nói trên trong trường học ít nhất 1
lần. Cũng theo một nghiên cứu của Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát bệnh
tật Mỹ (CDC) thì mỗi ngày tại nước này có 160.000 học sinh không dám đi học
vì sợ bắt nạt ở trường.
Năm 2008, tại Australia đã có 55.000 học sinh bị đình chỉ học tập và
chiếm gần một phần ba trong số đó có hành vi không đúng đắn về thể chất, thực
hiện 175 vụ tấn công vào học sinh và giáo viên.
Đến năm 2009 vừa qua, Hiệp hội giáo viên và giảng viên ở Anh đã đưa
ra kết quả của 1 cuộc điều tra với hơn 1000 thành viên của mình là có gần ¼
trong số họ từng là đối tượng bạo lực thể chất của học sinh. Cùng năm này,
18
BGD Bungari đã đưa ra những quy định chặt chẽ cho các giáo viên để trừng
phạt những học sinh không tuân lời có những hành vi như ăn mặt kỳ quái, uống
rượu, mang điện thoại vào lớp học [7; Tr.11
1.3.2. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam:
Số liệu thống kê tại hội nghị tổng kết 5 năm của Ban Chỉ đạo Đề án
Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm có đến 7.841 vụ phạm tội ở lứa
tuổi vị thành niên. Trong đó có đến 80% đối tượng phạm pháp rơi vào hoàn cảnh
khó khăn về kinh tế, bố mẹ ly thân, ly dị, đối tượng hình sự, cờ bạc, trong gia
đình thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực…
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm 2009 – 2010
trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và
ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích thậm chí tử
vong (năm học 2009 -2010) xảy ra 7 vụ, năm học 2010 – 2011 xảy ra 4 vụ học
sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học). Các nhà
trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc
thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo số lượng
trường học và học sinh trong giai đoạn hiện tại thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra
một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau. Cứ 10.000
học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1
học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh
bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau
Theo số liệu thống kê được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm 2012, so với 10
năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo
hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần).
Bạo lực học đường hiện đang có xu hướng gia tăng, kể cả số lượng vụ việc lẫn
tính chất nghiêm trọng. Tính trong giai đoạn năm 2012, cả nước có 8.820 vụ vi
phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm 2011) do 13.300 trẻ em, người chưa
thành niên gây ra. Trong đó, độ tuổi từ 14 đến 16 chiếm 31,9% và từ 16 đến 18
chiếm 61,1%; tập trung nhiều nhất ở bậc THCS (41,8%), sau đó là THPT
(31,9%). Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, trong năm 2012 xảy ra hơn 5.000
vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, người chưa thành niên chiếm tới 1.223 đối
tượng, tăng 11,08% so với năm 2011. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Bộ
Công an còn cho biết tình hình tội phạm do người chưa thành niên (từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi) thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng
19