Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.63 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu học tập cuối khóa, sau khi kết thúc các học phần lý thuyết tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, sinh viên cần thực tập tại các cơ quan, tổ
chức. Đây là cơ hội tốt để sinh viên vận dụng lý thuyết đã nghiên cứu ở trường vào phân
tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, củng cố kiến thức và tạo kinh
nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên.
Với mục đích đó, trong giai đoạn đầu 5 tuần thực tập tại Trung tâm thông tin tư
liệu, đào tạo và tư vấn phát triển thuộc Viện chiến lược phát triển, tác giả đã có cơ hội
tìm hiểu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, về lịch sử hình thành và phát triển của Viện
chiến lược và Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Đồng thời, tôi
cũng thấy được những khó khăn trong công tác mà cơ quan đang gặp phải và những
phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện chiến lược phát triển nói chung và
Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển nói riêng . Những vấn đề này đã
được thể hiện trong báo cáo thực tập tổng hợp.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp được chia làm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Viện chiến lược phát triển.
Phần 2: Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển.
Phần 3: Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo tổng hợp này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm thông tin tư liệu, đào
tạo và tư vấn phát triển, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Sỹ Động và thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Ngô Thắng Lợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo
và các cán bộ trong Trung tâm để có thể hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tiếp theo.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần một
TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Viện chiến lược phát triển kinh tế xã hội (trước đây là Viện kế hoạch dài hạn và
phân bố lực lượng sản xuất ) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được hình thành từ Vụ Tổng


hợp kế hoạch Kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế. Cùng với
những thăng trầm của lịch sử, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ Viện luôn làm tốt chức năng
của mình để góp phần xây dựng đất nước. Trong những năm qua, Viện đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn ( 1964 – 2007), và cùng với nó là sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng nghỉ của rất nhiều thế hệ cán bộ của Viện. Nhân dịp 40 năm thành lập Viện, Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao huân chương lao động hạng nhất cho Viện chiến
lược phát triển trong niềm hân hoan và tự hào của toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ
nghiên cứu khoa học và nhân viên của Viện.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển.
Viện chiến lược phát triển là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là
Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Vụ Tổng hợp Kế hoạch Kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế
hoạch phân vùng kinh tế . Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến
Viện chiến lược phát triển hiện nay như sau:
Theo quyết định số 47 – CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của Hội đồng Chính
phủ, Vụ Tổng hợp Kế hoạch Kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh
tế được thành lập. Trong thời gian này, Vụ đã đề xuất một số dự án về phân vùng kinh
tế. Dự án phân vùng kinh tế là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra một sơ đồ tổ chức
sản xuất trên lãnh thổ ở phạm vi một số ngành kinh tế chủ yếu.
Đến năm 1970, công tác quy hoạch phát triển kinh tế đã bắt đầu triển khai rộng
rãi ở các cơ sở, các vùng nhỏ, các huyện. Hoạt động này đã làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch và lập kế hoạch kinh tế quốc dân.
Năm 1974, thành lập Viện phân vùng và quy hoạch. Viện đã bắt đầu thử nghiệm
dùng toán kinh tế trong một số đề tài nhỏ như chọn địa điểm cho các nhà máy xi măng,
… Đến năm 1976, công tác phân vùng quy hoạch kinh tế được triển khai trên phạm vi
cả nước. Viện đã tiến hành điều tra cơ bản, dự báo các nguồn lực và nghiên cứu quy
hoạch phát triển các ngành, vùng kinh tế. Qua rất nhiều khó khăn và thử thách, Viện đã
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nỗ lực phấn đấu hoàn thành các công việc được giao. Về mặt tổ chức cán bộ, Viện đã

xây dựng được một hệ thống từ Trung ương đến địa phương chuyên nghiên cứu về quy
hoạch.
Năm 1983, thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do vị trí, chức năng và
nhiệm vụ của Viện, cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp tổng cục và cán bộ tương
đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện. Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn
triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá nguồn lực phát triển, các nghiên cứu về triển
vọng dài hạn và đặc biệt tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 – 1990. Năm 1986,
Viện phân vùng và quy hoạch đổi tên thành Viện phân bố lực lượng sản xuất.
Năm 1988,Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản xuất
được tổ chức lại thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phát triển lực lượng sản xuất do yêu
cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn, để phù hợp với đòi hỏi thực tế và yêu cầu cải tiến
bộ máy của chính phủ.
Trong nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế
thị trường định hướng XHCN, Viện đã đưa ra được rất nhiều đề tài, các chương trình
nghiên cứu khoa học tạo cơ sở cho việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, Viện đã tham gia vào việc nghiên cứu xây dựng chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ 1991 – 2000. Viện đã vinh dự là một trong sáu cơ
quan triển khai thực hiện nhiêm vụ nghiên cứu đó.
Với chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo chiều rộng và chiều sâu trên cả nước và các vùng
lãnh thổ, Viện đã thực hiện hàng chục đề tài khoa học đóng góp cho công tác quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng của cả nước.
Năm 1994, đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành
Viện chiến lược phát triển. Trong hơn 40 năm qua, từ các vụ và đến hiện nay là Viện
chiến lược phát triển đã không những thực hiện nghiên cứu, xây dựng chiến lược quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ mà Viện còn hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học. Bên cạnh đó, Viện
chiến lược phát triển còn mở rộng hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm của các nước
về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển, cụ thể là đã chủ trì tổ chức nghiên

cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 – 2000,
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
học tập kinh nghiệm của các nước như chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Viện
phát triển Hàn quốc,… Viện ngày càng phát triển và tiếp tục được tăng cường về tổ
chức cán bộ để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Năm 2003, thủ tướng chính phủ
đã ký quyết định Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện chiến lược phát triển.
Viện chiến lược phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở mỗi giai
đoạn một tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm xuyên suốt quá trình phát triển
của Viện đó là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các
vùng lãnh thổ nói riêng, của cả nước nói chung, cũng như của các ngành, từ đó làm cơ
sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Vị trí, chức năng
Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước, các vùng lãnh thổ. Tổng hợp tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu
khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến
lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Viện chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân,
hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Căn cứ vào quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quy định
nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Viện chiến lược phát triển là:
1) Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa

phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã được phê duyệt, theo dõi, thu thập thông tin,
tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
cả nước và vùng lãnh thổ.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3) Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án phát triển ngành, khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
4) Tổ chức triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến
lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của
pháp luật.
5) Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
6) Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công
nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ
nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
7) Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo
sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8) Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, tham
gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của
pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược và các đơn vị trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.2. Lãnh đạo Viện
Viện trưởng
Hội đồng khoa

học
Các Phó viện
trưởng
Ban
dự
báo
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
các
ngành
sản
xuất
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
các
ngành
dịch vụ
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
vùng
Ban

nghiên
cứu
phát
triển hạ
tầng
Trung
tâm
nghiên
cứu
kinh tế
miền
Nam
Ban
nghiên
cứu phát
triển
nguồn
nhân lực
và các
vấn đề
xã hội
Trung
tâm
thông tin
tư liệu,
đào tạo
và tư vấn
phát
triển
Văn

phòng
viện
6
Ban
tổng
hợp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Viện Chiến lược phát triển có Viện trưởng và các phó Viện trưởng.
Viện trưởng Viện chiến lược phát triển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện chiến lược.
Phó Viện trưởng Viện chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện chiến lược và chịu trách
nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được giao.
Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương
trình khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và đánh giá công tác nghiên cứu khoa học
của Viện.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.
3.3.1. Ban tổng hợp.
Có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, xây
dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô, làm đầu mối tổng hợp tham mưu về các vấn đề chung
liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước. Tham
gia nghiên cứu kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, dự báo kinh tế vĩ mô và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của Ban tổng hợp gồm:
Trưởng ban chỉ đạo và phụ trách nhóm dự báo.
Phó trưởng ban: phụ trách nghiên cứu lý luận, phương pháp luận chiến lược và
tổng hợp chiến lược, phương pháp luận quy hoạch và tổng hợp quy hoạch.
Nhóm nghiên cứu và tổng hợp ( xử lý liên ngành, vùng) chiến lược và quy hoạch.

Nhóm nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô gồm dự báo vốn, công nghệ, dự báo tài chính,
dự báo cơ cấu kinh tế, dự báo tăng trưởng,… và xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho
toàn viện.
3.3.2. Ban dự báo.
Có chức năng và nhiệm vụ là phân tích tổng hợp dự báo về biến động kinh tế trong
nước và quốc tế phục vụ chiến lược, quy hoạch. Ban dự báo còn dự báo biến động môi
trường, công nghệ, tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về các vấn đề liên quan.
Bên cạnh đó, Ban dự báo còn không ngừng nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và
phương pháp dự báo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Trưởng ban: phụ trách chỉ đạo chung và chuyên trách về vấn đề lý luận, phương
pháp luận nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu.
Phó trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp và phân tích tổng hợp các kết
quả nghiên cứu, các kết quả dự báo biến động kinh tế trong và ngoài nước, dự báo tăng
trưởng kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của kinh tế xã hội, xử lý tổng hợp và từ đó đi
đến một kết quả chung, thống nhất, đầy đủ.
Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế, kinh tế, khoa học công nghệ, môi
trường, thương mại quốc tế,… phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, nghiên cứu
sự tác động của các nền kinh tế lớn đối với Việt Nam như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,…
Nhóm phân tích và dự báo các biến động trong nước nghiên cứu tác động của các
nhân tố xã hội, môi trường, dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội, tác động của chính sách
kinh tế đối với chiến lược, quy hoạch; nghiên cứu các yếu tố có thể tác động đến ổn định
kinh tế - xã hội,… nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch.
Nhóm xây dựng hệ thống thông tin quốc tế nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế
thế giới tới Việt Nam, dự báo sự phát triển của Việt Nam trong tương lai và vị trí của mình
trên trường quốc tế, đồng thời xây dựng ngân hàng dữ liệu về thông tin quốc tế.
3.3.3. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất.
Có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch

phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp của cả nước và
trên các vùng lãnh thổ. Đồng thời, còn dựa vào chức năng nghiên cứu phát triển các ngành
sản xuất, ban còn tham gia tư vấn về chiến lược, quy hoạch có liên quan, làm đầu mối tổng
hợp về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trong các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng. Tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về lĩnh vực
có liên quan. Ban còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Trưởng ban: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mặt lý luận, phương pháp luận
về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Phó trưởng ban (3): chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý tổng hợp và nghiên cứu lý
luận, phương pháp luận với ngành công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp, ngành
thủy sản và kinh tế biển.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng: nghiên cứu chiến lược
phát triển ngành xây dựng.
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược nông lâm nghiệp: thực hiện nghiên cứu chiến
lược, quy hoạch các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, phát triển làng nghề,
phát triển công nghiệp chế biến, phát triển lâm nghiệp và còn quan tâm đến bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ rừng,…
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thủy sản và kinh tế biển.
3.3.4. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Có nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành
dịch vụ của cả nước và các vùng lãnh thổ.
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng ban: Phụ trách chung đối với mọi hoạt động của Ban, tổng hợp chiến
lược và quy hoạch các ngành dịch vụ.
Phó trưởng ban (2): chịu trách nhiệm về các nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế
và các dịch vụ xã hội, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời tổng hợp các
kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu các dịch vụ đó.

Các nhóm nghiên cứu bao gồm: Nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế; Nhóm
nghiên cứu các dịch vụ xã hội; Nhóm nghiên cứu các dịch vụ tư vấn và chuyển giao
công nghệ.
3.3.5. Ban nghiên cứu phát triển vùng.
Có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây
dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,quy hoạch sử dụng
đất các vùng lãnh thổ. Các vùng kinh tế lãnh thổ là các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh
tế trọng điểm, các vùng ven biển hải đảo, các tam giác phát triển, các hành lang kinh tế, các
vùng khó khăn. Ban nghiên cứu phát triển vùng có nhiệm vụ lập các bản đồ quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
thành phố. Với các vấn đề liên quan đến phát triển vùng, lãnh thổ, ban là đầu mối tổng hợp
và xây dựng quy hoạch, tham mưu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, góp phần
tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm liên quan đến vấn đề phát triển các vùng lãnh
thổ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức:
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trưởng ban: chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về vấn đề phát triển các vùng
lãnh thổ
Phó trưởng ban (3): tổng hợp về các vùng kinh tế xã hội và các vùng khó khăn,
vùng kinh tế trọng điểm và chỉ đạo trực tiếp các nhóm nghiên cứu về các lĩnh vực đó.
Các nhóm nghiên cứu bao gồm: nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế xã hội; nhóm
nghiên cứu các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác phát triển và các hành lang kinh
tế; nhóm nghiên cứu các vùng khó khăn; nhóm nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội cung cấp cho các bên liên quan.
3.3.6. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
Có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng
quy hoạch phát triển ở lĩnh vực hạ tầng của các vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Ban
nghiên cứu lý luận và phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch hạ tầng
và bảo vệ môi trường. Ban còn tham gia thẩm định quy hoạch và làm đầu mối tham mưu về

các vấn đề phát triển hạ tầng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng ban: phụ trách chung và nghiên cứu các vấn đề lý luận, phương pháp
luận xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng.
Phó trưởng ban (2): phụ trách nghiên cứu hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng mềm và
bảo vệ môi trường, tổng hợp nghiên cứu khối hạ tầng kinh tế.
Các nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và cơ chế
chính sách cho phát triển hạ tầng. Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường.
3.3.7. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây
dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội
trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ.
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng ban: chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về các vấn đề phát triển nguồn
nhân lực.
Phó trưởng ban (2): phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp về phát triển con
người và phụ trách về các vấn đề xã hội.
Các nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm nghiên cứu phát triển con người và nòi giống có
nhiệm vụ nghiên cứu phương hướng phát triển dân số và chất lượng dân số của cả nước và
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các vùng lãnh thổ. Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực;
Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy hoạch.
3.3.8. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam là đầu mối nghiên cứu và đề xuất chiến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ở Nam Bộ. Tham gia thẩm định
các dự án quy hoạch phát triển theo phân công. Tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch
phát triển cho các tỉnh, các ngành ở Nam Bộ.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam có 4 phòng: phòng nghiên cứu Đông
Nam Bộ, phòng nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, phòng nghiên cứu tổng hợp và

thông tin, bản đồ và phòng quy hoạch hành chính.
3.3.9. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển
Có chức năng đào tạo sau đại học và tư vấn về các lĩnh vực chiến lược và quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của trung tâm là tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho các ngành và địa phương, tổ chức
thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kịnh tế - xã hội trong nước và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ
đào tạo và tư vấn phát triển. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Trung tâm có 4 phòng: Phòng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Phòng tư vấn phát
triển; Phòng thông tin tư liệu; Phòng hành chính quản trị; Phòng hợp tác quốc tế.
3.3.10. Văn phòng.
Có chức năng nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng và theo dõi đôn đốc việc thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác và quản lý khoa học của viện, thực hiện công tác hành
chính, quản trị, lưu trữ và lễ tân. Báo cáo với cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị của Viện. Thực hiện tổ chức nhân sự, quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Viện,
thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện. Thực hiện các nhiệm vụ khác
cho Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện gồm:
Chánh văn phòng phụ trách chung và trực tiếp quản lý công tác tài chính, hành chính.
Phó chánh văn phòng (2) phụ trách công tác kế hoạch tổng hợp và phụ trách công
tác chính trị, quản lý xe.
Phòng kế hoạch tổng hợp thực hiện công tác quản lý khoa học, hợp tác quốc tế,
thư viện, lưu trữ và quản lý mạng máy tính nội bộ của Viện.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phòng hành chính thực hiện công tác hành chính, lễ tân và công tác vệ sinh của Viện.
Phòng quản lý xe & phòng tài vụ.
4. Các mối quan hệ của Viện.
* Trong nước
Viện có mối quan hệ với các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, các trường đại

học, các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố trong các lĩnh vực:
- Phối hợp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội.
- Trao đổi thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến
lược và quy hoạch.
* Ngoài nước
Viện có quan hệ hợp tác với các cơ quan, Viện nghiên cứu của nhiều nước và tổ
chức quốc tế:
- Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
- Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO)
- Trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc (UNCRD)
- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
- Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
- Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA)
- Viện phát triển quốc tế Harvard (HIID) của Mỹ
- Viện phát triển Hàn Quốc (KDI)
- Cơ quan quy hoạch lãnh thổ và hoạt động vùng (DATAR) của Pháp.
- Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada.
- Quỹ NIPPON (Nhật Bản) và Viện nghiên cứu Nhật Bản (JRI)
- Trường Đại học Kinh tế Stôckhôm (SSE) Thụy Điển.
- Trường Đại học Thammasat Thái Lan.
- Quỹ hòa bình Sasakawa (SPF) Nhật Bản
- Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức)
- Quỹ động vật hoang dã (WWF)
- Hiệp hội phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính (ADETEF) Pháp
- Ủy ban Kế hoạch và Hợp tác Lào.
12

×