Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÁO cáo KIẾN tập sư PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.98 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
– MẦM
NONKIẾN
BÁO
CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TẬP SƯ PHẠM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thông tin cá nhân
1.
2.
3.
4.
5.

Họ và tên SV: Nguyễn Thị Xuân Mai
MSSV: 0012410424
Lớp: ĐHGHTH12B
Trường kiến tập: Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Mỹ Linh
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Xuân Hoa

Báo cáo chuyên cần
1. Số tiết tham dự (theo chương trình): 24 tiết
2. Số tiết vắng: 0
Trong đó có phép: 0


3. Tự đánh giá về chuyên cần:
-Tham gia đầy đủ các tiết dự giờ theo quy định.
-Tham dự tiết chào cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
-Thực hiện đúng tác phong, chuẩn mực sư phạm.

, không phép:0

Báo cáo tổng hợp
1. Tìm hiểu về trường Tiểu học
a. Thông tin sơ lược về trường Tiểu học
-Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn thuộc Phường 2 trung tâm Thành phố Cao Lãnh.
-Tổng quan: 26 phòng, 22 phòng học (gồm có 2 phòng công vụ), 4 phòng ban kiên cố.
-Khuôn viên rộng, sân trường lót đal, khang trang sạch đẹp.
-Đội ngũ GV: gồm 36 GV, trong đó có 1 Hiệu trưởng, 2 Hiệu phó.
-Số lượng HS: gồm 900 HS, có 246 HS ở bán trú.
-Số khối: 5 khối, mỗi khối 4 lớp. Mỗi lớp trên 45HS, riêng lớp 1 mỗi lớp 41HS.
-Trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2000, đạt Huân chương Lao động hạng Ba.
-Trường xét tốt nghiệp vào trường THPT Kim Hồng.
b. Cơ cấu tổ chức của trường Tiểu học
-Ban giám hiệu: gồm 1 Hiệu trưởng và 2 Hiệu phó
Hiệu trưởng: Huỳnh Thị Thúy
Hiệu phó: Võ Văn Thu và Phạm Thị Hải
-Hội đồng sư phạm: gồm Tổ chuyên môn, chia làm 3 tổ:
Tổ 1: Khối lớp 1
Tổ 2:Khối lớp 2 và lớp 3
Tổ 3:Khối lớp 4 và lớp 5
Mỗi khối có 1 tổ tưởng.
-Hội đồng thi đua khen thưởng: Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng.
Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công
đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các giáo viên

chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
c. Chức năng của trường và BGH trường
- Chức năng của trường Tiểu học:
Đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, cung cấp kiến thức theo chương trình SGK và mở
rộng vốn kiến thức bên ngoài, dạy học kèm giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Chức năng của BGH:


Đối với Hiệu trưởng: Là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và
chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đối với Phó Hiệu trưởng: Là người giúp Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu
trưởng, đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
- Chức năng của các Hội đồng trong trường Tiểu học:
Tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động
và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng
xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
d. Hoạt động của trường và BGH trường
- Hoạt động của trường Tiểu học
∗ Hoạt động Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
∗ Hoạt động Đội Thiếu niên nhi đồng
∗ Hoạt động tập thể tập thể dục giữa giờ
∗ Tổ chức thi giải Toán qua mạng cấp trường
∗ Tham gia hội thi Anh ngữ cấp tỉnh...
- Hoạt động của Ban giám hiệu
∗ Phổ biến các kế hoạch trong tuần, họp Hồi đồng trường, phân công, quản lí, xếp loại,
quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường, dự các lớp bồi dưỡng chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí...
- Hoạt động của Hội đồng trong trường Tiểu học
∗ Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm.
∗ Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành

viên của hội đồng trở lên.
∗ Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị.
e.Các loại sổ sách của nhà trường
∗ Kế hoạch chỉ đạo năm học
∗ Học bạ của học sinh
∗ Sổ quản lý nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê chất lượng
∗ Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến
∗ Sổ phổ cập giáo dục Tiểu học
2. Kiến tập dạy học
∗ Nghe báo cáo chung về cách dạy học
∗ Xem các sổ sách chuyên môn, kế hoạch dạy học của giáo viên.
∗ Tìm hiểu giáo án lên lớp và cách nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên.
• Dự giờ các tiết dạy mỗi khối một tiết, ở các khối lớp:
- Môn Toán lớp 3: Bài Các số có 4 chữ số (tiếp theo)
- Môn TNXH lớp 3: Bài Thân cây
- Môn LTVC lớp 4: Bài Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
- Môn Tập đọc lớp 2: Bài Mùa xuân đến
Trong việc dạy học giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức
trong suốt tiết dạy. Giáo viên luôn vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như:
quan sát, thảo luận, hỏi đáp,.... Việc quan trọng của giáo viên là giảng dạy kiến thức
SGK, đặt câu hỏi, trình bày bảng lớp, cho học sinh làm bài tập để đánh giá, nhận xét học
sinh.
 Rút ra kinh nghiệm từ kiến tập dạy học:


-Người giáo viên luôn phải theo dõi sự tiến bộ hay sút kém của học sinh ở các môn học, từ
đó lựa chọn cách dạy phù hợp với từng đối tượng.
- Nắm rõ về cách dạy bảng và dạy máy chiếu, cũng như cách trình bày bảng ở các môn
học.
-Học hỏi cách xử lý tình huống trực tiếp trong giờ dạy học, cách tổ chức hoạt động có hiệu

quả, cách soạn giáo án, cách quản lý lớp và nghệ thuật dạy học thu hút học sinh, nhất là
phải đảm bảo được mục đích và yêu cầu của tiết dạy.
-Học tập tư thế tác phong chuyên nghiệp của giáo viên.
-Hiểu rõ tâm lý, tinh thần học tập của học sinh ở từng khối lớp.
3. Kiến tập chủ nhiệm
∗ Nghe báo cáo về công tác chủ nhiệm
∗ Tìm hiểu các hồ sơ, sổ sách chủ nhiệm lớp và kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên. Gồm các
sổ như: sổ giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép, sổ tổ chuyên môn...
• Tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiến trình như sau:
- Giáo viên hướng dẫn lớp và lớp trưởng phát huy vai trò của mình.
- Lớp trưởng mời từng tổ trưởng báo cáo và nhận xét, tuyên dương các bạn tốt và phê bình
bạn chưa tốt.
- Lớp trưởng mời cô nhận xét.
- Giáo viên hỏi lý do sai phạm.
- Giáo viên tuyên dương những bạn tốt của tuần trước lớp, và đề nghị những bạn chưa tốt
hứa trước lớp và giữ đúng lời hứa.
- Giáo viên đưa ra phương hướng của tuần tiếp theo.
(Dư thời gian giáo viên tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh)
 Rút ra kinh nghiệm từ kiến tập chủ nhiệm:
- Hiểu rõ về cách tổ chức quản lý, cách ghi sổ sách, cách xử lý các trường hợp học sinh vi
phạmsao cho có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh(cách làm nhẹ nhàng
không gây áp lực, sợ hãi).
- Nắm được vai trò chủ đạo của giáo viên là luôn quan tâm, chú ý đến lớp, hiểu rõ tâm tư
nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình khó khăn của học sinh để kịp thời giúp đỡ.
- Xử lý công bằng theo nề nếp đã đặt ra, biết cách tuyên dương hoặc phê bình học sinh.
4. Ý thức và nhận thức nghề nghiệp
- Nghiêm chỉnh chấp hành tốt quy định và nội quy của nhà trường.
- Có trách nhiệm cao với nghề trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.
- Có ý thức phấn đấu và vươn lên trong nghề giáo.
- Phải công bằng trong công việc và giảng dạy.

- Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
- Tân tụy với nghề với học trò, đoàn kết với đồng nghiệp.
- Thái độ thân thiện, hòa đồng, niềm nở với học trò.
- Luôn luôn rèn luyện đạo đức, nhân cách và có lối sống lành mạnh, xây dựng nề nếp trong
sáng, ưu tú trong nghề giáo.

Ý kiến đóng góp và kiến nghị (Nếu có)
Thời lượng phân công dự giờ là 4 tiết, sẽ rất hoàn thiện hơn nếu được dự thêm tiết. Vì có thể hiểu
rõ và đầy đủ hơn về quá trình học tập của học sinh, đồng thời học tập thêm kiến thức và kỹ năng
dạy học thực tế.


Giáo viên phụ trách

Đồng Tháp, ngày.... tháng... năm...

Nhận xét:..........................................................

Người viết báo cáo

..........................................................................

(ký, ghi họ tên)

..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................




×