Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐTPT TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.22 KB, 34 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và ngày càng
hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Vai trò của vốn đặc biệt là vốn đầu tư để
phát triển kinh tế được đáng giá là rất quan trọng. Bất kỳ một nước nào muốn tăng
trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được, đó là phải huy
đông và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế. Vấn đề về vốn đầu tư cho
việc phát triển kinh tế -xã hội đều được các quốc gia quan tâm. Việt Nam cũng
nằm trong quy luật đó. Hay nói cách khác, Việt Nam muốn thực hiện được các
mục tiêu CNH-HĐH đất nước thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có vốn và sử
dụng sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn đó có thể là vốn trong nước và vốn nước
ngoài.
Đầu tư là một vấn đề quan trọng, không có đầu tư thì không có tăng trưởng.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của vốn đầu tư phát triển với việc phát triển kinh tế
và những câu hỏi còn đang đặt ra, vì vậy tập thể nhóm chúng tôi mong được đóng
góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nghiên cứu thực trạng hiện nay và tìm ra
giải pháp về vốn đầu tư phát triển trong DNNN cho sự phát triển của đất nước.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN, HUY
ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH
NGHIỆP.
I. NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển (ĐTPT) là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài
sản vật chất (nhà xưởng thiết bị …) và tài sản trí tuệ (tri thức ,kỹ năng…), gia tăng
năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
2. Đặc điểm đầu tư phát triển.
Hoạt động ĐTPT có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động ĐTPT là rất lớn:


Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô
vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp huy động và sử dụng vốn hợp lý, xây dựng
các chính sách, qui hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn
đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
- Thời kỳ đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án
đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt đông. Nhiều công trình đầu tư phát triển
có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành
phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng
hạng mục công trình, quản lý chặt tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng
thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: Thời gian vận hành các kết quả
đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng
và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn
tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động
hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên: kinh tế -chính trị -xã
hội…
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các thành quả của của hoạt động ĐTPT mà các công trình xây dựng thường
phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên. Do đó, quá trình thực hiện
đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các
nhân tố về tự nhiên, xã hội, vùng…
- ĐTPT có độ rủi ro cao: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và
thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của đầu tư
phát triển thường rất cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên
nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm
không đạt yêu cầu…có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán
sản phẩm giảm công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế.
3. Nội dung cơ bản của ĐTPT.

Hoạt động ĐTPT bao gồm nhiều nội dung, tuỳ theo cách tiếp cận.
Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, ĐTPT bao gồm những nội dung:
ĐTPT sản xuất, ĐTPT cơ sở hạ tầng -kỹ thuật chung của nền kinh tế, ĐTPT văn
hóa giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác, ĐTPT khoa học kỹ thuật và những nội
dung ĐTPT khác. Cách tiếp cận này là căn cứ để xác định qui mô vốn đầu tư, đánh
giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc
dân.
Theo khái niệm, nội dung ĐTPT bao gồm: Đầu tư những tài sản vật chất (tài
sản thực) và ĐTPT những tài sản vô hình. ĐTPT các tài sản vật chất gồm: Đầu tư
tài sản cố định (Đầu tư xây dựng cơ bản ) và đầu tư vào hàng tồn trữ. ĐTPT tài sản
vô hình gồm các nội dung: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư
nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng thương
hiệu, quảng cáo…
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố
định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp
và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng
,kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết
bị. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn
ĐTPT của doanh nghiệp.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ: Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ
nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong
doanh nghiệp. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, qui mô và cơ cấu các mặt hàng tồn
trữ cũng khác nhau. Nguyên vật liêu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu
của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại
dịch vụ. Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn ĐTPT của doanh nghiệp
thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy, xác định qui
mô đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp lại rất cần thiết.

ĐTPT nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế và doanh nghiệp. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo
dành thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực là rất
cần thiết. ĐTPT nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính qui,
không chính qui, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…) đội ngũ lao động; đầu
tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm
việc của người lao động…Trả lương đúng và đủ cho người lao đông cũng được
xem là hoạt động ĐTPT.
Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Phát
triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt
động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư nghiên cứu hoặc mua
công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt
động nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam
còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp,
trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng
với nhu cầu và khả năng của từng doanh nghiệp.
Đầu tư cho hoạt động marketing: Hoạt động marketing là một trong những
hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm
đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…Đầu
tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu
tư của doanh nghiệp.
Mục đích của cách tiếp cận này là xác định tỷ trọng, vai trò của từng bộ phận
trong tổng đầu tư của đơn vị.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xuất phát từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung ĐTPT bao
gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện
đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành. Nội dung ĐTPT trong mỗi giai đoạn
lại bao gồm nhiều nội dung chi tiết khác nhau.
II. NGUỒN VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Nguồn vốn ĐTPT.
1.1. Khái niệm.
Nguồn vốn ĐTPT là bộ phận cơ bản của vốn nói chung . Trên phương diện
nền kinh tế, nguồn vốn ĐTPT là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi
ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các
khoản ĐTPT khác.
1.2. Nội dung.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là những chi phí bằng tiền để xây dưng mới,
mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong
nền kinh tế quốc dân.
- Vốn lưu động bổ sung: Bao gồm những khoản đầu tư mua sắm nguyên nhiên
vật liệu, thuê mướn lao động…làm tăng thêm tài sản lao động trong kỳ của toàn xã
hội.
- Vốn đầu tư phát triển khác: Là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia
tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng
môi trường. Những bộ phận của vốn ĐTPT khác gồm: Vốn chi cho công việc thăm
dò khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khoẻ cộng đồng như
chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh,
kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội…Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo
dục; chương trình phổ cập giáo dục nghiên cứu, triển khai đào tạo…
2. Huy động vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm:
- Vốn góp ban đầu.
- Lợi nhuận không chia.
- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

2.1.1. Vốn góp ban đầu.
Khi doanh nghiệp thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng có một số vốn
nhất định do cổ đông và chủ sở hữu vốn góp. Cổ đông và chủ sở hữu có trách
nhiệm nắm giữ và sử dụng nguồn vốn đầu tư để phù hợp với tình hình phát triển
của doanh nghiệp.
Có 2 loại doanh nghiệp: Doanh ghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
+ Đối với DNNN thì chủ sở hữu ở đây chính là Nhà nước. Nhà nước đầu tư
huy đọng vốn từ ngân sách mình nhằm hình thành doanh nghiệp hoặc giúp doanh
nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
Để huy động nguồn vốn từ nhà nước, doanh nghiệp phải có đề án hay bản
thảo trình bày kế hoạch, dự án của mình nhằm thành lập công ty hay mở rộng quy
mô sản xuất lên cấp trên chờ xét duyệt thẩm định của nhà nước. Nếu dự án đáp ứng
được yêu cầu và có khả thi doanh nghiệp sẽ được xét duyệt cấp vốn.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân thì để thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu sẽ
bỏ ra một số vốn ban đầu cần thiết.
Vón góp ban đầu chính là lấy từ chủ sở hữu, trong quá trình thành lập doanh
nghiệp hay doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất chủ doanh nghiệp sẽ lấy
vốn của chính bản than mình hay huy động từ các nguồn khác dưới danh nghĩa cá
nhân để đầu tư cho hoạt động phát triển của công ty.
2.1.2 Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được giữ lại một tỉ lệ nhất định để đưa vào
tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí
dể huy động nguồn vốn, giảm được sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài
dùng để tái sản xuất và mở rộng sản xuất.
Đối với doanh nghiệp mà chỉ có 1 chủ sở hữu, việc huy động vốn từ lợi
nhuận không chia là khi chủ sở hữu thấy cần phải để lại một số vốn nhất định từ lợi
nhuận nhằm để đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối với doanh nghiệp cổ phần, các thành viên cần có sự thống nhất ý kiến về

tỷ lệ phần trăm lợi nhuận doanh nghiệp để lại cho hoạt động đầu tư phát triển của
doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động từ lợi nhuận không chia của doanh nghiệp sẽ
được các thành viên chập nhận khi nó giúp các thành viên có thể thu đươc lợi
nhuận trong tương lai cao hơn hiện tại.
2.1.3 Phát hành cổ phiếu.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phát hành cổ phiếu là hình thức tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp. Giúp
doanh nghiệp tạo được nguồn vốn mới cho hoạt động đầu tư phát triển của mình.
Trị giá số cổ phiếu doanh nghiệp phát hành ra ngoài thị trường thường bằng
số vốn mà doanh nghiệp cần huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của mình và
trong khoảng lượng vốn cổ phiếu được cấp phép.
Việc huy động vốn từ cổ phiếu doanh nghiệp cần chứng mính tính minh
bạch trong hoạt động kinh doanh của mình và đáp ứng yêu cầu về lượng vốn cố
định ban đầu của doanh nghiệp mình trước pháp luật.
2.2 Nguồn vốn từ nợ doanh nghiệp.
2.2.1 Nguồn vốn tín dụng.
Vay vốn tín dụng từ ngân hàng và tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp có
được nguồn vốn cho đầu tư phát triển, có thể nói không một doanh nghiệp nào
không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại doanh nghiệp
đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình sản xuất kinh
doanh nghiệp thường vay vốn để đảm bảo cho nguồn tài chính của doanh nghiệp,
đặc biệt là đảm bảo cho đủ vốn cho đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu cho doanh
nghiệp.
Việc huy động vốn từ tín dụng doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu
cầu sau:
- Điều kiện để vay tín dụng : Doanh nghiệp vay tín dụng từ ngân hàng hay các
tổ chức thương mại cần đáp ứng đước tất cả các yêu cầu của ngân hàng hay tổ chức
đó. Doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà
ngân hàng hay tổ chức tín dụng thương mại yêu cầu. Sau đó ngân hàng hoặc các tổ

chức tín dụng thương mại đó sẽ tiến hành phân tích hồ sơ vay vốn, đánh giá các
thông tin từ dự án đầu tư và kế hoạch sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh
giá tài sản bảo đảm cầm cố của doanh nghiệp. Nếu thỏa mãn yêu cầu của ngân
hàng, doanh nghiệp sẽ được cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của mình.
- Sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng: Khi doanh nghiệp được
chấp nhận vay vốn, doanh nghiệp cũng sẽ chịu sự kiểm soát của ngân hàng hay các
tổ chức tín dụng. Điều này sẽ đảm bảo cho ngân hàng hay tổ chức tín dụng nắm rõ
được xem số vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích hay không.
- Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn chính là chi phí sử dụng vốn vay. Chính
vậy doanh nghiệp cần tính toán chính xác việc đầu tư của mình để lợi nhuận luôn
lớn hơn lãi suất vay vốn.
2.2.2 Nguồn vốn từ trái phiếu.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Doanh nghiệp sẽ phát hành một lượng trái phiếu nhất định nhằm huy động
một lượng vốn nhất định cho doanh nghiệp mình. Cần phải hiểu rõ nguån vèn tõ
tr¸i phiÕu thùc chÊt lµ giÊy vay nî dµi h¹n.
Một trong những vấn đề xem xét khi phát hành trái phiếu đó là lựa chọn trái
phiếu phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình tài chính của thị
trường tài chính. Có 4 loại trái phiếu:
- Trái phiếu có lãi suất cố định : Là loại trái phiếu mà lãi suất được ghi trên
mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó.
- Trái phiếu có lãi suất thay đổi : Loại trái phiếu này có lãi suất phụ thuộc vào
một số nguồn lãi suất quan trọng khác như lợi nhuận doanh nghiệp…
- Trái phiếu có thể thu hồi: Là trái phiếu mà doanh nghiệp có thể mua lại
trong bất cử thời gian nào.
- Chứng khoán có thể chuyển đổi: Các doanh nghiệp đặc biệt là công ty Mỹ
thường phát hành chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được.
Có 2 loại:
+ Giấy bảo đảm: Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một lượng cổ

phiếu thường, được quy định trược với giá và thời gian nhất định.
+ Trái phiếu chuyển đổi : là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một
lương nhất định cổ phiếu thường.
Có thể nói khi huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp cần xác đình rõ loại
trái phiếu thích hợp, chi phí lãi phải trả cho chủ sở huy trái phiếu, khả năng lưu
hành và tính hấp đẫn của trái phiếu đó.
III. SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH
NGHIỆP.
Bên cạnh quá trình huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thì việc sử dụng
nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng.
Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển sao cho thu lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ
ra để huy động nguồn vốn đó đặt ra cho doanh nghiệp những yêu cầu sau:
- Người sử dụng vốn mà trực tiếp là Hội đồng quản trị và giám đốc doanh
nghiệp cần có trách nhiệm rất cao, trách nhiệm thực sự trong việc quản lý, điều
hành doanh nghiệp không để mất vốn, tài sản, luôn nghĩ đến việc bảo toàn vốn và
có những biện pháp thực sự. Khi xem xét đầu tư vào nghành nào, chủ sở hữu cần
lập dự án rõ rang, tiến hành thẩm định dự án đó, xem xét tính khả thi của dự án
mới tiến hành đầu tư.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cn cú s thanh tra, kim tra giỏm sỏt t bn thõn ch s hu vn, cỏc t
chc cụng on, kim tra giỏm sỏt ngi lao ng trỏnh lm tht thoỏt ngun vn,
d dng ngun vn lóng phớ khụng ỳng mc ớch.
- R soỏt li cỏc khõu trong sn xut kinh doanh, nh mc chi phớ v qun lý
tt chi phớ giỏ thnh sn phm, khai thỏc ti a cụng sut s dng ti sn c nh,
chi phớ tr lói tin vay ngõn hng v cỏc t chc tớn dng khỏc.
- Nguồn vốn khấu hao cơ bản phải đợc quản lý thống nhất theo hớng đảm bảo
khấu hao nhanh, đảm bảo khấu hao đủ nguồn vốn để đầu t khi tài sản khấu hao hết.
Việc phân bố lợi nhuận phải dựa trên cơ sở nguyên tắc bảo toàn vốn, tránh hiện tợng
lãi giả, gây thâm hụt nguồn vốn làm cho không đủ vốn để tái đầu t. Cần có chính

sách khuyến khích tái đầu t từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tng kh nng quay vũng vn nhm thu c li nhun cao nht, trỏnh tỡnh
trng vn cht gõy lóng phớ.
- Đầu t theo ngành, vùng và lãnh thổ cần nắm bắt cụ thể nhu cầu thị trờng tránh
đầu t dàn trải, không hiệu quả, chậm thu hồi vốn. Cần nắm bắt chủ trơng chính sách
của nhà nớc tạo điều kiện thuận lợi trong đầu t, trỏnh tỡnh trng b ng lm kộm
hiu qu kinh doanh ca doanh nghip .
- Bờn cnh ú cng cn phi nõng cao trỡnh qun lý, tri thc qun lý ca
ch s hu doanh nghip, trỡnh lnh ngh ca ngi lao ngDoanh nghip
cng phi gn li ớch vt cht ca ngi lao ng doanh nghip vi kt qu kinh
doanh ca doanh nghip, t ú thỳc y ngi lao ng gn bú vi doanh nghip
v lm vic vỡ li ớch ca doanh nghip.
ỏp ng c nhng yờu cu trờn s giỳp doanh nghip s dng ngun vn
u t phỏt trin cú hiu qu, mang li li ớch kinh t cho doanh nghip t ú m
bo i sng cho ngi lao ng v s phỏt trin ca doanh nghip.
CHNG II: THC TRNG HUY NG V S DNG VN U T
PHT TRIN CA DNNN.
I. THC TRNG HUY NG V S DNG VN TPT CA DNNN.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là một chỉ tiêu quan trọng, đóng vai trò
quyết định trong việc phát triển và tăng trưởng kinh tế đất nước. Nhất là đối với
nước ta đang từ một nước có cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp với
một nền kinh tế kém phát triển năng suất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ
khoa học công nghệ lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chưa được
nâng cao do lịch sử để lại. Nay chuyển sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, cả nước dang bước và thời kỳ đầu của
công cuộc CNH-HĐH thì việc tăng cường các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội lại càng có vị trí hết sức then chốt. Vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan
tâm đến việc thực huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển ở trong

nước cũng như nước ngoài.
Năm 2007: Vốn ĐTPT vượt mốc 40% GDP. Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội đạt
461.9 nghìn tỷ đồng (28.8 ty USD ). Cao nhất từ trước tới nay.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ lệ vốn
đầu tư so với
GDP(%)
34.2 35.4 37.4 39.0 40.7 40.9 41.0 40.4
( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 )
Cơ cấu nguồn vốn ĐTPT theo nhóm ngành (%):
Năm
Nông,lâm
nghiệp, thủy
sản (%)
Dịch vụ (%)
Công nghiệp-
Xây dựng
(%)
Tổng (%)
2001 48.0 42.4 9.6 100
2005 49.9 42.6 7.5 100
2007 51.5 41.0 7.5 100
( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 )
1. Nguôn vốn đầu tư trong nước.
1.1. Vốn ngân sách Nhà Nước ( NSNN ).
Tỷ trọng vốn NSNN trong tổng vốn ĐTPT giảm nhanh:
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ trọng

(%)
59.8 57.3 52.9 48.1 47.1 46.4 43.3
( Nguồn:Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 )
Vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa
quan trọng cho hoạt động đầu tư trong thời gian qua. Đặc biệt ngày nay khi nền
kinh tế phát triển và hội nhập thì chi cho đầu tư phát triển càng được chú trọng.
Tổng chi ngân sách nhà nước thực hiện năm 2002 đạt ngưỡng 147 tỷ đồng, bằng
109.8 dự toán và tăng 13.3 so với năm trước. Chi đầu tư phát triển đạt 43.9tỷ đồng,
bằng 112.7 dự toán và tăng 9.3 so với năm trước.
Trong năm 2003, vốn đầu tư nhà nước đạt 125127.6tỷ đồng, chiếm 52.9%
tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, giảm nhẹ so với năm 2002. Vốn đầu tư kinh tế
ngoài nhà nước đạt 68688.6tỷ đồng, chiếm 29.7 so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội,
còn ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 37800.0 tỷ đồng, chiếm 16.3% toàn xã
hội, Năm 2007, dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả
nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 ( 19.000 tỷ đồng); ước
cả năm đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3.1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng
32.3% GDP, tăng 14.6% so với thực hiện năm 2006.
Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ
đồng, tăng 2.1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27.6% tổng chi NSNN và
đạt 8.9% so với GDP. Trong đó:
Chi đầu tư XDCB: Dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đông,
tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư
XDCB năm 2007 được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ
tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất,
phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía
bắc, miền núi phia Tây các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; các địa
phương sử dụng dự phòng Ngân sách địa phương (NSĐP) và nguồn vượt thu
NSĐP (nhất là vượt thu tiền sử dụng đất ) để đầu tư cho các công trình hạ tầng
quan trọng trong địa bàn theo đúng chế độ quy định.
Trong tổ chức thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giá nguyên

vật liệu tăng, quy định của pháp luật hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư XDCB
cũng vướng mắc, năng lực của các đơn vị tư vấn cũng hạn chế giải phóng mặt bằng
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chậm…nên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB những tháng đầu năm
2007 thực hiện chậm. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 836/CT-
TTg ngày 02/07/2007 về tăng cường quản lý đẩu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6
tháng cuối năm 2007, với nhiều giải pháp mạnh mẽ để khắc phục những yếu kém
trong quản lý đầu tư và xây dựng, giảm thiểu sự chồng chéo trong kiểm tra, xét
duyệt giữa khâu kiểm soát…thì tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đó được đẩy
nhanh hơn. Nhờ vậy dự kiến đến hết năm 2007 nhiều dự án quan trọng sẽ hoàn
thành và đưa vào sửa dụng, phát huy tác dụng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao
thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn
La, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả
năng hấp thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu
Chính phủ thực hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp
nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn
bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ năm 2007 ước đạt
31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN,cùng với
vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó giúp phần đưa tổng vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% DGP, tăng 16,1% so với năm 2006.
Năm 2007, nhiều chế độ chi tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính trong các đơn
vị sử dụng ngân sách đang tiếp tục được hoàn thiện hoặc triển khai thực hiện, bước
đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ
quan nhà nước theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính
phủ; cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị

định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày
05/09/2005 của Chính phủ. Chính sách khuyến khích xã hội hoá, thu hút các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo Nghị định số
53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ đó được chú trọng, tạo bước
chuyển mới trong hoạt động và quản lý tài chính đối với khu vực này. Công tác
kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống láng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công
được tăng cường, góp phần củng cố kỉ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn ngân sách. Với những nỗ lực cải cách thu chi hợp lý của CP, việc thu
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chi NSNN đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Cơ cấu chi NSNN đã hợp lí hơn
trước. Năm 2005, dự toán chi Ngân sách nhà nước là 229.750 tỷ đồng vượt 12,5%
so với dự toán, tăng 19,5% so với thực hiện năm 2004. Chi đầu tư phát triển từ
NSNN năm 2005 đạt 71000 tỷ đồng vượt 5005 tỷ đồng (7,6%) so với dự toán
,trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 66337 tỷ đồng, vượt dự toán 7,1 %, tăng
14,1% so với thực hiện 2004. Nhà nước đang tiếp tục ưu tiên manh mẽ cho những
công trình hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm, công trình giao thông, thuỷ lợi quan
trọng mang tính chiến lược cũng như các chương trình xoá đói, giảm nghèo. Bên
cạnh đó, Ngân sách Nhà nước đã chủ động bố trí gần 4000 tỷ đồng thanh toán nợ
trong xây dựng cơ bản. Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm đã dành khoảng 30-31%
tổng chi ngân sách nhà nước cho đẩu tư phát triển (giai đoạn 1996-2000 là 27,3%;
mục tiêu đưa ra cho giai đoạn 2001-2005 là 25,26%). Đồng thời đã chủ động giảm
bớt các khoản chi bao cấp từ Ngân sách Nhà nước, tập trung chỉ cho những nhiệm
vụ phát triển kinh tế-xã hội và chi giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.
1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách
nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi
suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ
cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động
tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều

kiện ngân sách cũng hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người
sử dụng vốn.
Tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư nhà nước-nguồn
vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Trong 5 năm (2000-2004) Quỹ đã huy động vốn để đầu tư trên 3.8000 dự án
với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Với tư cách là “vốn mồi”, bằng việc đưa số tiền
này, Quỹ đã động viên thêm khoảng 60.000-70.000 tỷ đồng vốn tín dụng thương
mại, vốn tự có của các chủ đẩu tư dành cho đầu tư phát triển. Nếu tính cả số dự án
được nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển thì tới cuối năm 2004, Quỹ đã
quản lý trên 6.600 dự án, với số dư nợ trên 69.000 tỷ đồng, vốn trong nước trên
35.000 tỷ đông, vốn ODA cho vay lại gần 34.000 tỷ đồng. Điển hình là những
chương trình dự án sau:
Các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước: Quỹ đã ký hợp đồng
và đảm bảo vốn cho vay 13.000 tỷ đồng để đầu tư 126 dự án cầu đường; 4.366 tỷ
13

×