Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.42 KB, 14 trang )

Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Trong quá trình phân tích vụ việc, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan trọng
để đi đến những lập luận hợp pháp có lợi nhất. Có những phương pháp
nghiên cứu khác nhau cho từng loại hồ sơ tuỳ theo lĩnh vực : hồ sơ của vụ
việc hành chính, dân sự, hình sự… Tuy nhiên, điển hình và tiêu biểu nhất vẫn
là kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự:
Hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các văn bản, tài liệu được các cơ quan tiến
hành tố tụng thu thập hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử vụ án hình sự, được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho việc
giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài.
Thông thường hồ sơ vụ án hình sự được sắp xếp theo một trình tự nhất định,
theo nhóm tài liệu, lấy thời gian thu thập làm căn cứ để sắp xếp theo thứ tự
tài liệu thu thập trước để ở trên, tài liệu thu thập sau để ở dưới, cụ thể như
sau:
- Các văn bản về khởi tố vụ án, khởi tố bị can
- Các văn bản về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn
- Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của những người tham
gia tố tụng
- Biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng
- Tài liệu về nhân thân bị can


- Tài liệu về nhân thân người bị hại
- Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra
- Tài liệu kết thúc điều tra
- Tài liệu về truy tố
- Tài liệu trong giai đoạn xét xử
- Các tài liệu của Toà án cấp trên khi huỷ án điều tra lại hoặc xét xử lại (nếu
có)


Việc nghiên cứu cách sắp xếp hồ sơ vụ án cho phép Luật sư nhìn nhận một
cách tổng thể các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để có phương pháp nghiên
cứu khoa học, hiệu quả và trích dẫn tài liệu, bút lục có trong hồ sơ đúng và
chính xác. Mặt khác, luật sư phải nhớ thứ tự sắp xếp hồ sơ vụ án để khi kết
thúc việc nghiên cứu hồ sơ, bàn giao lại hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng
không bị thất lạc, mất thời gian tìm lại, đồng thời học cách sắp xếp tiểu hồ sơ
của mình để tiện cho việc tra cứu, trích dẫn khi thực hiện bào chữa tại phiên
toà.
2. Khái niệm Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các họat động của Luật sư: xem
xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng
cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành
vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó,
luật sư xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố
tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ Luật sư cần phải nghiên
cứu hồ sơ một cách tòan diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ


vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là
quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Tuỳ theo hồ sơ vụ án cụ thể, Luật
sư có thể nghiên cứu hồ sơ theo thứ tự thời gian diễn ra, theo trình tự tố tụng
hoặc theo từng tập tài liệu liên quan đến từng người tham gia tố tụng. Yêu
cầu đặt ra là phải nghiên cứu đầy đủ, ghi chép, lập được hệ thống chứng cứ
của vụ án để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bào chữa, đề cương bào
chữa hoặc luận cứ bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
3.Phương pháp nghiên cứu hồ sơ:
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ là cách thức Luật sư có thể nghiên cứu hồ sơ
vụ án theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố
vụ án rồi mới nghiên cứu các tài liệu xác định về về hành vi phạm tội của bị

can…Người bào chữa có thể nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng ,
phương pháp này bắt đầu từ việc nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp
đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác. Nghiên cứu theo phương pháp
này cho phép nghiên cứu hồ sơ qua đó kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ
của các quyết dịnh tố tụng. Mỗi phương pháp có thế mạnh khác nhau, tuỳ
theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ
sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố
tụng của người được trợ giúp pháp lý, người bào chữa có thể sử dụng một
trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp
để đạt hiệu quả cao.
4. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:
4.1 Kỹ năng nghiên cứu bản cáo trạng:


Luật sư nghiên cứu bản cáo trạng để hiểu nội dung của vụ án, diễn biến hành
vi phạm tội của bị can, yêu cầu giải quyết bồi thườngthiệt hại (nếu có) và
quan điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát. Khi nghiên cứu bản cáo trạng,
Luật sư cần ghi chép lại đầy đủ các hành vi phạm tội của bị can; tội danh,
điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viện dẫn để truy tố; các
chứng cứ được Viện kiểm sát dùng làm căn cứ xác định tội phạm , người
phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, yêu cầu bồi
thường thiệt hại của người bị hại, đương sự. Thông qua nghiên cứu cáo trạng,
luật sư cần rút ra được những điểm quan trọng liên quan đến việc bào chữa,
bảo vệ.
Cùng với việc nghiên cứu cáo trạng, Luật sư cần đọc biên bản giao nhận cáo
trạng để tìm hiểu xem bị can có đồng ý với nội dung bản cáo trạng hay
không? nếu không đồng ý thì ý kiến của bị can như thế nào, bị can có đưa ra
được những chứng cứ để bác bỏ một phần hay toàn bộ nội dung quyết định
truy tố hay không? Thông thường, những bị can đồng ý với nội dung bản cáo
trạng thì ra phiên toà sẽ nhận tội, ít phản cung; những bị can không chấp nhận

nội dung bản cáo trạng thì sẽ không nhận tội và thường thay đổi lời khai.
Trường hợp bị can không đồng ý với nội dung bản cáo trạng Luật sư cần
nghiên cứu kỹ các chứng cớ để xác định sự thật của vụ án và trao đổi với họ.
4.2 Kỹ năng nghiên cứu bản kết lụân điều tra:
Luật sư nghiên cứu bản kết luận điều tra để hiểu rõvề diễn biến của tội phạm,
các chứng cứ mà cơ quan điều tra dùng để hiểu rõ về diễn biến của tội phạm ,


các chứng cứ mà Cơ quan điều tra dùng để chứng minh tội phạm và quan
điểm, ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của Cơ quan điều tra.
Trong quá trình nghiên cứu bản kết luận điều tra, Luật sư cần so sánh, đối
chiếu, ghi lại những hành vi của bị cáo có nêu trong cáo trạng nhưng không
được đề cập trong kết luận điều tra ; những điểm mâu thuẫn giữa bản cáo
trạng và kết luận điều tra; quan điểm, ý kiến đề nghị giải quyết vụ án của cơ
quan điều tra có lợi cho người được trợ giúp pháp lý mà mình bào chữa, bảo
vệ.
4.3 Kỹ năng nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can:
Khi nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, Luật sư cần làm rõ xem bị can có
nhận những hành vi nêu trong cáo trạng hay không. trường hợp bị can nhận
tội thì tìm hiểu tư tưởng, động cơ, mục đích, việc thực hiện hành vi phạm tội
và sự ăn năn, hối cải của bị can như thế nào? Trên cơ sở đó xác định các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo như hìan cảnh phạm tội, nguyên
nhân, điều kiện phạm tội, động cơ, muc đích phạm tội, nhân thân của bị can.
Trong trường hợp bị can không nhận tội, Luật sư nghiên cứu biên bản hỏi
cung bị can để nắm được các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa
cho mình.
Khi nghiên cứu các biên bản hỏi cung, Luật sư cần ghi lại theo trình tự thời
gian: các hình vi bị can nhận như trong cáo trạng (có trích dẫn bút lục); hành
vi nào cáo trạng nêu nhưng bị can không thừa nhận, các lý lẽ bị can đưa ra để
bào chữa, chứng minh cho mình không có những hành vi đó? Hành vi nào



ban đầu bị can nhận tội nhưng sau đó không thừa nhận nữa (ghi rõ tội nhận
tội ở biên bản hỏi cung nào, bút lục nào?).
Khi nghiên cứu các biên bản hỏi cung, Luật sư cần kiểm tra về thủ tục tố
tụng: xem biên bản hỏi cung đầu tiên có ghi phần giải thích quyền và nghĩa
vụ của bị can hay không; biên bản hỏi cung có bị tẩy xóa, sửa chữa hay viết
thêm hay không? Nếu bị sửa chữa thì có chữ ký xác nhận của bị can hay
không? Trong trường hợp biên bản hỏi cung ghi cả thái độ, cử chỉ của bị can
trong lúc trả lời như bị can cúi đầu, im lặng, không trả lời, lý do bị can không
ký vào biên bản…thì Luật sư cần ghi lại và lưu ý làm rõ nguyên nhân, trong
nhiều trường hợp những cử chỉ, hành vi này thể hiện diễn biến tâm lý, đấu
tranh tư tưởng của bị can khi khai báo hoặc bị can phản ứng việc làm sai trái
của Điều tra viên.
4.4 Kỹ năng nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người làm chứng:
Luật sư nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người làm chứng để hiểu rõ sự
việc phạm tội xảy ra có những người nào biết, nghiên cứu những xác nhận
của họ về các tình tiết của sự việc như thế nào. Trên cơ sở đó, Luật sư sử
dụng lời khai của những người làm chứng để bảo vệ cho bị cáo hoặc đương
sự. Khi nghiên cứu bản ghi lời khai của người làm chứng trực tiếp hay gián
tiếp biết về tình tiết của vụ án; mối quan hệ của người làm chứng với bị can,
bị cáo, người bị hại như thế nào? Khi người làm chứng tiếp nhận các thông
tin về tội phạm thì các điều kiện chủ quan (tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp,
khả năng tiếp thu thông tin, nhận thức của người làm chứng…) và điều kiện
khách quan ( không gian , thời gian, thời tiết, ánh sáng, âm thanh..nơi xảy ra


vụ án) tác động ra sao? Những tình tiết trong lời khai của người làm chứng
cần được sử dụng để bảo vệ cho bị can , bị cáo (ghi rõ số bút lục). Trong
trường hợp có mâu thuẫn giữa các lời khai của một người làm chứng teong

các lần khai khác nhau hoặc mâu thuẫn giữa các lời khai của những người
làm chứng thì phải tìm ra nguyên nhân, kiểm tra tính xác thực, trong trường
hợp cần thiết phải đối chiếu với các lời khai, chứng cứ khác.
4.5 Kỹ năng nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại
Luật sư nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại để nắm vững diễn
biến của tội phạm, các hành vi phạm tội của bị can, bị cáo đã thực hiện như
thế nào? mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, quan điểm của người bị
hại hoặc nhân thân của họ về việc giải quyết vụ án và yêu cầu đòi bồi thường
thiệt hại. Khi nghiên cứu biên bản ghi lời khai của người bị hại, cần chú ý so
sánh, đối chiếu các lời khai của người bị hãi trong các lần khác nhau xem có
phù hợp hay mâu thuẫn với nhau; đối chiếu giữa lời khai của người bị hại với
lời khai của bị can, bị cáo thì Luật sư cần làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của
người bị hại với thực tế khách quan và với các chứng cứ khác có trong hồ sơ
vụ án. Nếu bảo vệ cho người bị hại, Luật sư cần nghiên cứu và ghi lại những
tình tiết xac định hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và các chứng cứ xác
định về việc bồi thường thiệt hại là có cơ sở.
4.6 Kỹ năng nghiên cứu biên bản đối chất
Trong hồ sơ vụ án có thể có nhiều biên bản đối chất giữa các bị can, bị cáo
với nhau; biên bản đối chất giữa bị can và người làm chứng…Khi tham gia tố
tụng, Luật sư cần nghiên cứu các biên bản này để có cơ sở đánh giá những lời


khai còn mâu thuẫn. Nếu lời khai trong biên bản đối chất có lợi cho người
được trợ giúp pháp lý thì cần ghi lại để sử dụng trong quá trình bảo vệ, bào
chữa.
4.7 Kỹ năng nghiên cứu các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện
trường, thu thập chứng cứ, biên bản thực nghiệm điều tra …
Nghiên cứu các biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập
chứng cứ, biên bản thực nghiệm điều tra… nhằm kiểm tra xem các loại biên
bản này có được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục tố tụng mà pháp luật

quy định hay không như có ghi trong thành phần người tham gia, ý kiến
người chứng kiến hay không; những đồ vật cần niêm phong có chữ ký của
chủ quản đồ vật hay không. Đối với hoạt động điều tra, thu thập vật chứng,
Luật sư cần chú ý địa điểm và cách thức thu thập vật chứng, các đặc điểm
riêng của vật chứng, quá trình thu thập vật chứng. Luật sư cần so sánh vật
chứng với các chứng cứ khác xem có phù hợp hay không để xác định giá trị
chứng minh nguồn chứng cứ này.
4.8 Kỹ năng nghiên cứu kết luận giám định:
Nghiên cứu kết luận giám định nhằm kiểm tra các điều kiện để đưa ra kết
luận giám định có được bảo đảm hay không (vật chứng, số lượng, chất lượng
đồ vật, tài liệu gửi đi giám định, thủ tục yêu cầu giám định…); các phương
pháp được áp dụng để thực hiện giám định có cơ sở khoa học hay không.
Luật sư cần so sánh kết luận giám định với các chứng cứ khác của vụ án để
đánh giá độ chính xác của kết luận giám định. Nếu thấy kết quả giám định
không có cơ sở tin cậy (thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với thực tiễn


khách quan…) thì ghi lại và đề nghị với Tòa án yêu cầu giám định bổ sung
hoặc giám định lại.4.9 Kỹ năng nghiên cứu giấy tờ về lý lịch của bị can, bị
cáo và các biên bản, tài liệu khác.
Luật sư cần nghiên cứu giấy tờ về lý lịch của bị can, bị cáo để hiểu rõ về
nhân thân của họ; cần ghi tóm ắtt hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của bị
can, bị cáo. Đặc biệt khi bào chữ cho bị can, bị cáo phải chú ý ghi lại những
điểm về nhân thân bị can, bị cáo là những tình tiết giảm nhẹ hình phạt để làm
cơ sở đề nghị Toà án xem xét quyết định hình phạt. trường hợp luật sư bảo vệ
cho người bị hại thì cần ghi lại những đặc điểm nhân thân bất lợi cho bị cáo
như bị cáo có tiền án, tiền sự, những lần vi phạm pháp luật của bị cáo…
Khi tham gia tố tụng, Luật sư cần nghiên cứu các biên bản, tài liệu khác như
biên bản giao nhận cáo trạng, các biên bản xác minh của Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát; các nhận xét và đề nghị của các cơ quan đoàn thể; các đơn từ

khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng. Luật sư cần nghiên
cứu kỹ các tài liệu này nhằm tìm ra những chứng cứ có lợi cho thân chủ mà
mình bảo vệ, bác bỏ những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý để đề nghị Toà án bác
bỏ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
5Kỹ năng chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị cáo
Dù luật sư giỏi đến đâu chăng nữa, trước khi tham dự phiên tòa đều phải
chuẩn bị đề cương chi tiết bài bào chữa, trong đó đặc biệt chú ý đến luận cứ
bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo trên cơ sở những nhận định, đánh giá,
buộc tội bì cáo trong hồ sơ vụ án và các tài liệu, chứng cứ, vật chứng có liên
quan đến vụ án.


Kết quả bào chữa phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị bài bào chữa. Nó
giúp cho người bào chữa tự tin, giữ được tâm lý chủ động trong quá trình
tranh tụng và lịp thời bổ sung thêm những lậun cứ mới phát sinh trong quá
trình tranh tụng. Nếu không chuẩn bị tốt bài bào chữa, Luật sư sẽ rơi vào tình
thế bị động, bào chữa tản mạn, dài dòng, lập luận không logic, chặt chẽ, thậm
chí dùng những thuật ngữ không chính xác, bỏ sót những tình tiết có lợi cho
bị cáo hoặc đương sự, không tập trung vào vấn đề mang tính bản chất nhằm
gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Để chuẩn bị bản luận cứ bào chữa tốt thì người bào chữa phải tổng hợp các
tài liệu đã có trong hồ sơ, các tài liệu thu thập được sau khi nghiên cứu hồ sơ,
các tài liệu do bị cáo và thân nhân của họ cung cấp; các tài liệu thu nhập được
trong quá trình gặp người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, các tài liệu đã xuất trình
với cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị họ ch6áp nhận làm chứng cứ của vụ án
và các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật
tố tụng hình sự,…mà người bào chữa sẽ sử dụng và viện dẫn khi bào chữa.
Để xây dựng được một bài bào chữa ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ,
logic và có sức thuyết phục, Luật sư phải tập trung trí tuệ phân tích các quan

điểm, nhận định, đánh giá luận cứ buộc tội của Kiểm sát viên về diễn biến vụ
án, đặc điểm phạm tội, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và các luận cứ
buộc tội. Trên cơ sở đó, so sánh với nhận định, đánh giá, quan điểm của mình
sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét hiện trường, tài liệu, chứng cứ, vật
chứng có liên quan, tìm hiểu nhân thân bị cáo và tham khảo ý kiến cơ quan tổ
chức, cá nhân có liên quanhoặc biết vụ việc và đưa ra luận cứ của mình.


Thông thường nội dung của bài bào chữa gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận.
- Phần mở đầu của bài bào chữa bao giờ cũng bắt đầu từ những lời thưa gửi
xã giao, lịch thiệp: “Kính thưa Hội đồng xét xử; kính thưa vị đại diện Viện
kiểm sát giữ quyền công tố, thưa các quý vị…” thể hiện sự tôn trọng với tất
cả mọi người. Sau đó, người bào chữa tự giới thiệu về bản thân mình, về tổ
chức chủ quản, về lý do tham gia bào chữa, bảo vệ cho thân chủ. Ví dụ: Kính
thưa Hội đồng xét xử, kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát, tôi là Nguyễn Văn
A, trợ giúp viên pháp lý (Luật sư là cộng tác viên) của Trung tâm trợ giúp
pháp lý nhà nước thành phố Đà Nẵng nhận nhiệm vụ bào chữa cho người
được trợ giúp pháp lý là bị cáo Nguyễn Văn B tại phiên toà sơ thẩm hôm nay.
Có nhiều cách để mở đầu khác nhau nhưng nhìn chung, phần mở đầu phải
giới thiệu để Hội đồng xét xử, những người tham gia phiên toà biết được
người bào chữa, bảo vệ là ai, lý do tham gia bào chữa và bào chữa cho ai?
Yêu cầu của phần mở đầu là phải gậy được sự chú ý cho ngừơi nghe, kích
thích được sự quan tâm của tất cả những người có mặt ở phiên tòa và định
hướng cho họ tiếp nhận những quan điểm, ý kiến tranh luận của Luật sư. Vì
vậy, phần mở đầu cần ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết, gây chú ý cho ngườ nghe
ngay từ đầu.
- Phần nội dung của bài bào chữa cần tập trung phân tích những nhận định,
đánh giá, luận cứ buộc tội của cáo trạng và đưa ra những chứng cứ pháp lý
chứng minh sự không đầy đủ, mâu thuẫn, không phù hợp với sự thật khách

quan của vụ án để phủ nhận lời cáo buộc của Viện kiểm sát và gỡ tội cho bị


cáo. Trong phần này phải nêu ra được các chứng cứ, phân tích được các tình
tiết có lợi cho thân chủ, phải viện dẫn các căn cứ pháp luật theo hướng có lợi
cho thân chủ để từ đóchứng minh cho định hướng bào chữa của mình. Trong
trường hợp có tình tiết mới Luật sư thu thập được chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ
tội thì sử dụng để bác bỏ luận cứ buộc tội của Viện kiểm sát. Để có luận cứ
gỡ tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội, Luật sư phải nêu lên được điều kiện
(nguyên nhân phạm tội), phân tích đặc điểm nhân cách của thân chủ lúc phạm
tội dẫn đến động cơ phạm tội, làm rõ nguyên nhân dẫn đến bị cáo thực hiện
hành vi phạm tội và cấu trúc của hành vi phạm tội. Trong nhiều trường hợp,
động cơ phạm tội quyết định hình thức lỗi là tình tiết định tội, định khung
hình phạt, nhưng đồng thời cũng là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Luật sư cần chú ý đề cập đến những
vấn đề trên khi nó có tác dụng gỡ tội hoặc là tình tiết giảm nhẹ tội.
- Phần kết luận của bài bào chữa cần ngắn gọn và biểu cảm, trong đó khẳng
định quan điểm, nhận định cuối cùng của người bào chữa với những chứng
cứ pháp lý rõ ràng và đưa ra những đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các
điểm, khoản, điều của các luật tương ứng để từ đó đưa ra những kết luận có
lợi cho người được trợ giúp pháp lý cũng như việc giải quyết vần đề khác của
vụ án. Cuối cùng, Luật sư thể hiện sự tin tưởng vào phán quyết công minh,
bình đẳng, khách quan và đúng pháp luật của Hội đồng xét xử và chân thành
cảm ơn.
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


1. Khi chuẩn bị luận cứ bào chữa, sau mỗi ý phải để khoảng trống, cách dòng
để có thể bổ sung thêm được những nội dung mới phát sinh tại Toà án, tránh
phải sửa chữa, tẩy xoá trong bản bào chữa. Đây là kinh nghiệm thực tiễn có

nhiều tiện ích nên người bào chữa cần lưu ý.
2.Bài bào chữa dù soạn thảo cẩn thận đến đâu cũng không phải là hoàn hảo
nhất vì nó được chuẩn bị trên cơ sở những gì đã có trong hồ sơ vụ án và
những chứng cứ, tài liệu thu thập được. Nó có thể chưa đầy đủ hoặc thừa, vô
dụng khi tại phiên toà phát sinh những tình tiết mới, sự kiện mới, chứng cứ
mới hoặc bên buộc tội tự rút bỏ hoặc bổ sung thêm những chứng cứ buộc tội
của mình. Vì vậy, luật sư cần phải tập trung cao độ chú ý lắng nghe khi Kiểm
sát viên đọc bản luận tội, và những câu hỏi, trả lời, ý kiến tranh luận của
những nhười tham gia phiên toà để kịp thời điều chỉnh quan điểm, nhận xét,
đánh giá và đưa ra luận cứ gỡ tội phù hợp;
3. Khi tranh tụng tại Toà án, Luật sư nên sử dụng đề cương chi tiết của bài
bào chữa mà không nên đọc bài bào chữa chuẩn bị sẵn. Như vậy sẽ giúp cho
luật sư tự tin và tự nhiên hơn, tự do, thoải mái hơn mà không phụ thuộc nhiều
vào bài bào chữa. Đương nhiên là Luật sư phải thuộc bài bào chữa đã được
chuẩn bị.
4.Trước khi tham dự phiên toà, người bào chữa phải kiểm tra bản bào chũa,
bài bảo vệ bằng cách đọc lại và rà soát lại nội dung, luận cứ bào chữa, đồng
thời chuẩn bị tài liệu, chứng cứ cần thiết phục vụ bào chữa. Tài liệu, chứng
cứ phục vụ bào chũa phải được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc sử dụng
tại phiên toà bắng cách tài liệu nào cần sử dụng trước thì để lên trên, cái nào


sử dụng sau thì để xuống dưới, tráng trường hợp khi cần viện dẫn thì tìm mãi
không thấy.



×