Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bài giảng quản trị rủi ro các định chế tài chính chương 3 PGS TS trần thị thái hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.93 KB, 59 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà

1


Chương 3

RủI RO TÍN DụNG

2


Những nội dung chính
• Rủi ro tín dụng của khoản vay riêng lẻ





Phân loại và các đặc trưng của khoản vay
Lãi và phí
Lãi suất và khối lượng tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng

• Danh mục khoản vay và rủi ro tập trung
– Các mô hình đơn giản về rủi ro tập trung khoản vay


Các loại khoản vay


• Khoản vay thương mại (C&I)
• Khoản vay bất động sản
• Khoản vay cá nhân (tiêu dùng)


Khoản vay thương mại
• Ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy mục đích tài trợ (vốn
lưu động hay máy móc thiết bị…)
• Đồng tài trợ do nhiều FI cung cấp
• Có hoặc không có bảo đảm: đánh đổi giữa tài sản
thế chấp và lãi suất trên khoản vay.
• Khoản vay giao ngay và cam kết khoản vay
• Lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi
• Khả năng thay thế của thương phiếu làm giảm tầm
quan trọng của khoản vay thương mại.


Khoản vay bất động sản
• Chủ yếu là khoản vay mua nhà ở và thế chấp nhà
(mortgages).
• Quy mô khoản vay; hệ số khoản vay trên giá trị
(LTV); thời hạn (thường khá dài).
• Lãi suất và phí (hoa hồng, chiết khấu, khoản trả
trước…)
• Lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh


Khoản vay tiêu dùng
• Tài trợ các khoản vay tiêu dùng
• Do nhiều loại hình FI cung cấp, thẻ tín dụng được

sử dụng phổ biến.
• Khoản vay trong hạn mức (được phép rút tiền và
hoàn trả nhiều lần trong thời gian của hợp đồng).


Lợi suất trên một khoản vay
• Các yếu tố tác động tới lợi suất hứa hẹn trên 1
đồng cho vay






Lãi suất trên khoản vay
Bất kỳ khoản phí nào liên quan tới khoản vay
Mức bù rủi ro tín dụng trên khoản vay
Tài sản thế chấp của khoản vay
Những khoản mục phi giá khác (đặc biệt là số dư ký
quỹ và dự trữ bắt buộc)


Lợi suất hứa hẹn trên
một khoản vay
• Một FI thực hiện một khoản vay thương mại giao
ngay, thời hạn 1 năm, 1 triệu $.
Lãi suất cho vay tối thiểu (BR) = 12%
+ Mức bù rủi ro tín dụng (m) = 2%
BR + m = 14%



BR: phản ánh chi phí vốn bình quân của FI hoặc chi
phí biên của quỹ (lãi suất thương phiếu; lãi suất quỹ
bình quân hay Libor) hay lãi suất cho vay tốt nhất.


Ba loại phí
gắn với một khoản vay
• Phí phát hành khoản vay, f (xử lý hồ sơ vay)
• Tiền đặt cọc bắt buộc, dưới dạng tiền gửi không
kỳ hạn, không có lãi (b)
• Dự trữ bắt buộc (R) do NHTU đòi hỏi đối với FI
trên số tiền gửi không kỳ hạn, bao gồm cả tiền đặt
cọc.
Cùng với rủi ro tín dụng, những yếu này cần được xem xét
khi đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của khoản vay.


Lợi suất gộp trên khoản vay (k)


k = ROA trên 1$ cho vay

f  ( BR  m )
1 k  1
1  [ b (1  R )]



Tử số: dòng tiền vào hứa hẹn trên 1$, phản ánh phí trực

tiếp (f) cộng với lãi trên khoản vay (BR + m).
Mẫu số: với mỗi 1$ cho vay, số dư đặt cọc không có lãi là b;
số tiền ròng nhận được là 1-b, nếu cộng cả dự trữ bắt buộc
theo tỷ lệ R thì tổng chi phí của FI trên khoản vay 1$ là
1-b + Rb = 1 – b(1- R)


Chú ý
• Khi lãi suất tối thiểu trên khoản vay được xác định,
thì mức bù rủi ro tín dụng là yếu tố chủ yếu xác
định lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay.
• Khi thị trường cho vay thương mại trở nên cạnh
tranh hơn, thì cả (f) lẫn (b) đều trở nên ít quan
trọng hơn.


Lợi suất kỳ vọng của khoản vay
• Lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay, (1 + k),
bao gồm lãi suất khoản vay + những khoản ngoài
lãi.
• Lợi suất hứa hẹn có thể rất khác với lợi suất kỳ
vọng và lợi suất thực tế, do có rủi ro vỡ nợ.
E (r) = p (1 + k)
(p = xác suất hoàn trả khoản vay)
Nếu p < 1, tức rủi ro vỡ nợ tồn tại.  FI phải:
(1) Ấn định m đủ cao để bù đắp rủi ro
(2) thừa nhận rằng: m cao; f cao và lãi suất gốc
cao có thể làm giảm p.



• Từ đó, FI thường phải kiểm soát rủi ro tín dụng
theo hai phương diện:
 Giá (tức là lợi suất hứa hẹn): 1 + k
 Lượng (tức là tính sẵn có của tín dụng)

• Nói chung, so với khoản vay C&I (bán buôn), kiểm
soát về lượng đối với những khác biệt rủi ro tín
dụng của khoản vay tiêu dùng mạnh hơn kiểm soát
về giá.


Quyết định tín dụng bán lẻ
• Khoản vay có quy mô nhỏ; chi phí thu thập thông
tin cao → đa số các quyết định bán lẻ thường chỉ là
chấp nhận hoặc bác bỏ.
• Chỉ phân biệt khối lượng mà không phân biệt lãi
suất : phân phối tín dụng (“credit rationing”).
– Hai người vay có thể chịu cùng mức lãi suất, nhưng khối
lượng được vay là khác nhau.
– Hai người vay khoản vay thế chấp BĐS có thể đều được
chấp nhận, với lãi suất như nhau, nhưng sẽ bị phân biệt
theo hệ số LTV.


Quyết định tín dụng bán buôn
• Với các khoản vay C&I, FI sử dụng và lãi suất và
khối lượng tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng.
• Dựa vào lãi suất cho vay tốt nhất BR
 Người vay có rủi ro thấp: lãi suất < BR
 Người vay có rủi ro cao: lãi suất > BR


• FI sẵn sàng cho vay tới người vay C&I rủi ro cao,
miễn là họ trả mức lãi suất đủ cao (m đủ cao).

16


Mối quan hệ lãi suất hứa hẹn và
lợi suất kỳ vọng trên khoản vay
• Ls rất cao khuyến khích đầu tư vào dự án rủi ro
cao ; xác suất thu lợi nhuận cao , xác suất vỡ nợ
 ; FI có thể bị mất cả lãi lẫn gốc.
• Ls cao, những người vay rủi ro thấp sẽ không tới
vay FI, hoặc chuyển việc sử dụng tiền vay sang
những dự án có rủi ro cao.
• → Chất lượng trung bình các khoản vay của FI
giảm


Lợi suất dự tính trên
khoản vay [p(1+k)] %

E(r)*

1

8
k*

14

Lãi suất hứa hẹn trên
khoản vay (k) %

Quá một mức lãi suất nhất định, tốt nhất là FI thực hiện phân phối tín dụng
với các khoản vay bán buôn, tức là không cho vay hoặc giảm bớt số khoản
vay. Thay vì phân bổ theo giá (đòi mức bù rủi ro), FI có thể cần xác lập một
khối lượng trần mà nó sẵn sàng cho vay để tối đa hóa lợi suất dự tính từ
việc cho vay.


Đo lường rủi ro tín dụng
• Các phương pháp và mô hình đánh giá xác suất vỡ
nợ trên trái phiếu và khoản vay là tương tự nhau.
• Trái phiếu và khoản vay: thường có các khoản
thanh toán cố định hoặc chỉ số hóa, có vị trí ưu tiên
cao hơn so với cổ phiếu, và đều có khế ước đi kèm.
• Khế ước:
– Thỏa thuận về các hành động nhằm nâng cao xác suất
hoàn trả.
– Những giới hạn đối với loại và khối lượng nợ mới, đầu tư,
bán tài sản, hoặc các hệ số tài chính của bên vay, trong
khi khoản vay và trái phiếu tồn tại.


Các mô hình rủi ro vỡ nợ
• Đánh giá rủi ro vỡ nợ trên khoản vay và trái phiếu
– Các mô hình định tính
– Các mô hình định lượng

• Các mô hình này không loại trừ nhau, có thể sử

dụng một hoặc nhiều mô hình để đưa ra quyết định
về một mức giá tín dụng (lãi suất) hoặc về phân bổ
khối lượng khoản vay.


Các mô hình định tính
– Khi không có thông tin công khai về chất lượng của
người vay, FI phải thu thập thông tin từ các nguồn riêng
nhằm đưa ra nhận định có đủ thông tin về xác suất vỡ
nợ của người vay và giá của khoản vay hay món nợ.
– Các yếu tố chủ chốt tham gia vào quyết định tín dụng:
• (1) Các yếu tố thuộc về người vay và
• (2) Các yếu tố thị trường tác động tới tất cả những
người vay tại thời điểm của quyết định tín dụng.


Các yếu tố thuộc người vay
• Uy tín;
- Liên quan tới lịch sử tín dụng, mối quan hệ lâu dài
giữa người vay-người cho vay.
• Đòn bẩy: nợ/VCSH; tác động tới xác suất vỡ nợ
• Tính biến động của thu nhập: tác động tới xác suất đáp
ứng các khoản thanh toán, với một cơ cấu vốn xác định.
• Tài sản thế chấp: khoản vay có thể có hoặc không có tài
sản thế chấp, theo đó độ rủi ro tín dụng sẽ khác nhau.


Các yếu tố thị trường
• Chu kỳ kinh doanh
– Vị trí của nền kinh tế trong chu kỳ kinh doanh giúp đánh

giá xác suất vỡ nợ của người vay.
– Trong thời kỳ suy thoái: FI có xu hướng nâng mức độ
phân phối tín dụng

• Mức lãi suất
– Lãi suất cao (chính sách tiền tệ thắt chặt): huy động vốn
đắt đỏ, rủi ro tín dụng cao.
– Lãi suất cao có thể khuyến khích người vay chấp nhận
rủi ro quá mức, hoặc khuyến khích chỉ những khách
hàng rủi ro nhất mới đi vay.


Các mô hình cho điểm tín dụng
• Khái niệm: là những mô hình định lượng sử dụng
những đặc trưng quan sát được của người vay để
– (a) tính ra một số “điểm” thể hiện xác suất vỡ nợ của
người vay, hoặc
– (b) phân loại người vay thành các loại rủi ro vỡ nợ khác
nhau.


Những đặc điểm của người vay







Lựa chọn và kết hợp những đặc điểm kinh tế và tài

chính này của người vay cho phép:
Lượng hóa những yếu tố nào là quan trọng khi giải
thích rủi ro vỡ nợ.
Đánh giá mức độ hoặc tầm quan trọng tương đối
của những yếu tố này.
Cải thiện việc định giá rủi ro vỡ nợ
Nâng cao khả năng sàng lọc những đơn xin vay xấu
Củng cố căn cứ để tính toán khoản dự phòng mất
khoản vay.


×