Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bài giảng quản trị rủi ro các định chế tài chính chương 5 PGS TS trần thị thái hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.69 KB, 50 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà

1


CHƯƠNG 5

RỦI RO THANH KHOẢN


Những nội dung chính






Bản chất rủi ro thanh khoản
Rủi ro bên nợ và rủi ro bên tài sản
Quản trị thanh khoản mua
Quản trị thanh khoản dự trữ
Đo lường rủi ro thanh khoản


Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
• Hai nguyên nhân: bên nợ và bên tài sản.
• Nguyên nhân bên nợ, xẩy ra khi
– Người gửi tiền, các chủ hợp đồng bảo hiểm… có nhu
cầu rút tiền tức thì.


– Tiền mặt thường được giữ tối thiểu. Những tài sản khác
muốn chuyển thành tiền ngay thì phải có chi phí.

• Nguyên nhân bên tài sản, xẩy ra khi
– Khách hàng rút quỹ theo cam kết ngoại bảng
– FI phải đáp ứng khoản vay này tức thì, phát sinh nhu cầu
về thanh khoản.


(tiếp)
• Hành động của FI:
– Dốc hết tiền mặt dự trữ
– Bán bớt những tài sản thanh khoản; có thể là với giá rất
thấp (fire - sale price) đe dọa khả năng lợi nhuận và
khả năng thanh toán của FI.
– Tìm cách mua hoặc vay thêm quỹ

• Trong trường hợp xấu nhất, FI có thể đối mặt với
hoảng loạn, dẫn tới mất khả năng thanh toán (phá
sản).


Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng
• Rủi ro thanh khoản bên nợ
– Các DI có nợ ngắn hạn với khối lượng lớn dùng để tài
trợ cho các tài sản tương đối dài hạn. Tiền gửi theo nhu
cầu (không kỳ hạn) và các tài khoản giao dịch khác
chiếm tỷ trọng lớn.
– Về lý thuyết, DI phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền
của loại nợ này bất kỳ thời điểm nào.

– Trên thực tế, các DI thường biết có một tỷ lệ nhỏ của tiền
gửi sẽ được rút vào một ngày bất kỳ.


Tiền gửi lõi và tiền rút thuần (ròng)
– Phần lớn tiền gửi theo nhu cầu (không kỳ hạn) tạo thành
tiền gửi lõi (core deposits), cung cấp nguồn tiết kiệm
tương đối ổn định, dài hạn của DI.
– Tiền rút ra có thể được bù đắp một phần bằng tiền gửi
mới và các khoản thu nhập khác.
– Khi tiền rút ra > tiền gửi bổ sung  DI trong tình trạng
tiền rút thuần (ròng);
– Để cho một DI tăng trưởng, tiền gửi bổ sung phải lớn
hơn tiền gửi bị rút, tức rút tiền ròng phải âm ( - ).

7


Phân phối tiền rút thuần
(a)
Xác suất

Dòng
vào

0

(b)
Xác suất


5%

+ Tiền rút
thuần
(dòng ra)

-2%
Dòng
vào

0

+ Tiền rút
thuần
(dòng ra)


Giải thích đồ thị
• Đồ thị (a): giả định phân phối xác suất đạt đỉnh cao
tại mức rút tiền ròng 5% → DI dự tính khoảng 5%
quỹ tiền gửi ròng sẽ bị rút vào một ngày bất kỳ với
xác suất cao nhất.
• Đồ thị (b): Đỉnh của phân phối xác suất đạt ở mức
rút tiền ròng -2% → DI đang nhận được dòng tiền
vào ròng với xác suất cao nhất.


Quản trị việc rút tiền
• Một DI có thể quản trị việc rút tiền theo hai cách
chủ yếu: mua thanh khoản và dự trữ thanh khoản.

• Trong quá khứ, cơ chế chủ yếu được sử dụng là
dựa vào thanh khoản được dự trữ.
• Hiện tại: các NH dựa vào việc mua thanh khoản,
trên thị trường tiền tệ hoặc các thị trường phi tiền
gửi khác.

10


• Quản trị thanh khoản mua
– Là sự điều chỉnh trước một trạng thái rút tiền gửi, diễn
ra ở bên nợ của bảng cân đối kế toán.
– Là cách tiếp cận mới, dựa vào thị trường tiền tệ để
giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản.

• Quản trị thanh khoản dự trữ
– Là sự điều chỉnh trước một trạng thái rút tiền gửi, diễn
ra bên tài sản của bảng CĐKT.
– Là cơ chế chủ yếu để quản trị thanh khoản theo cách
truyền thống

• Một NH có thể kết hợp cả hai chiến lược này để
đáp ứng nhu cầu về thanh khoản.


Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau một cuộc rút tiền gửi
Trước rút tiền
Tài sản: 100

Tổng: 100


Tiền gửi: 70
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 100

Sau rút tiền
Tài sản: 100

Tổng: 100

Tiền gửi: 65
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 95

Phần B. Điều chỉnh trước một cuộc rút tiền, bằng quản trị nợ
Tài sản: 100

Tổng: 100

Tiền gửi: 65
Quỹ vay: 15
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 100


Quản trị thanh khoản mua
• Các kỹ thuật bao gồm
– Mua trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường

hợp đồng mua lại, (thị trường những khoản vay ngắn
hạn giữa các ngân hàng).
– Phát hành CD bán buôn, thời hạn cố định;
– Bán (phát hành) một số kỳ phiếu, trái phiếu.


• Ưu điểm
– Duy trì quy mô của bảng CĐKT; không thay đổi quy mô
và cơ cấu của bên tài sản.

• Nhược điểm:
– NH đang trả lãi suất thị trường để bù đắp tiền gửi bị rút
có lãi suất rất thấp. Chi phí mua quỹ càng cao so với lãi
kiếm được trên tiền gửi, cách tiếp cận này càng ít hấp
dẫn đối với DI.
– Các loại quỹ này không được bảo hiểm tiền gửi, nên khi
ngân hàng đang có khó khăn về thanh toán thì việc vay
quỹ cũng không dễ dàng.

14


Quản trị thanh khoản dự trữ
• Các kỹ thuật
– Thanh lý một số TS, sử dụng lượng thanh khoản được
dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi ròng.
– Tổng dự trữ tiền = Dự trữ bắt buộc + Dự trữ vượt mức
(Giữ lượng dự trữ lớn hơn mức bắt buộc của NHTW).

• Đặc điểm

– Khi dùng tiền mặt như một cơ chế để điều chỉnh thanh
khoản, cả hai bên của bảng CĐKT đều thu hẹp.
– Chi phí của việc giữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản là chi phí cơ hội của việc không thể đầu tư tiền
vào các khoản vay hay các tài sản có thu nhập cao hơn.


Phần A. Bảng CĐKT ngay trước một cuộc rút tiền gửi
Tài sản

Nghĩa vụ

Tiền mặt: 9
Tài sản khác: 91

Tiền gửi: 70
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 100

Tổng: 100

Phần B. Điều chỉnh trước một cuộc rút tiền, bằng quản trị thanh khoản dự trữ
Tài sản

Nghĩa vụ

Tiền mặt: 4
Tài sản khác: 91


Tiền gửi: 65
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 95

Tổng: 95


Rủi ro thanh khoản bên tài sản
• Dạng thứ nhất: Rút khoản vay theo cam kết (hạn
mức tín dụng)
• Bắt nguồn từ việc NH phải thực hiện cam kết
khoản vay và các hạn mức tín dụng khác, khi
khách hàng yêu cầu.
• Hai cách giải quyết:
– Vay thêm tiền trên TTTT và cho vay số tiền đó (quản trị
thanh khoản mua).
– Giảm bớt tiền dự trữ vượt mức (quản trị thanh khoản dự
trữ)


Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau khi sử dụng hạn mức
(a) Trước khi sử dụng hạn mức

Sau khi sử dụng hạn mức

Tiền mặt: 9
Tài sản khác: 91

Tiền mặt: 9

Tài sản khác: 96

Tổng: 100

Tiền gửi: 70
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 100

Tổng: 105

Tiền gửi: 70
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 100

Phần B. Điều chỉnh bảng CĐKT khi hạn mức tín dụng được sử dụng
(a) Quản trị thanh khoản mua

(b) Quản trị thanh khoản dự trữ

Tiền mặt: 9
Tài sản khác: 96

Tiền mặt: 4
Tài sản khác: 96

Tổng: 105

Tiền gửi: 70

Quỹ vay: 15
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 105

Tổng: 100

Tiền gửi: 70
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Tổng: 100


Rủi ro thanh khoản bên tài sản
• Dạng thứ hai: Giảm sút giá trị thị trường của danh
mục đầu tư
– Khi lãi suất thay đổi (tăng) ngoài dự tính, giá trị của
DMĐT giảm sút, có thể gây thiệt hại lớn.
– Thanh khoản thị trường có thể xấu đi, vì không có người
mua trong khi nhiều người muốn bán (hành vi bầy đàn).
– Trong cuộc bán tháo, thanh khoản cạn, các chứng khoán
chỉ bán được với giá rẻ → rủi ro thanh khoản của FI
tăng.


• Hậu quả: mất vốn CSH 5 triệu $; quy mô tài sản
giảm sút.
• Hành động: FI phải cung ứng quỹ cho khoản mất 5
triệu $ trên bảng CĐKT, nhằm đáp ứng nhu cầu về
vay và rút tiền gửi.
• Giải pháp:

– Vay thêm 5 triệu $ dưới dạng tiền gửi bổ sung hoặc quỹ
mua (tức sử dụng quản trị thanh khoản mua).
– Mua thêm 5 triệu tài sản (quản trị thanh khoản dự trữ).
– Trong cả hai trường hợp, FI đều mất 5 triệu $ vốn CSH.


Phần A. Bảng CĐKT ngay trước và sau khi giảm sút giá trị DM
(a) Trước khi giảm sut

Sau khi giảm sút

Tiền mặt: 9
D.mục đầu tư: 40
Tài sản khác: 51

Tiền mặt: 9
D.mục đầu tư: 35
Tài sản khác: 51

Tổng: 100

Tiền gửi: 60
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Vốn CSH: 10
Tổng: 100

Tổng: 95

Tiền gửi: 60

Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Vốn CSSH: 5
Tổng: 100

Phần B. Điều chỉnh bảng CĐKT khi giá trị danh mục giảm sút
(a) Quản trị thanh khoản mua

(b) Quản trị thanh khoản dự trữ

Tiền mặt: 9
D.mục đầu tư: 40
Tài sản khác: 51

Tiền mặt: 4
D.mục đầu tư: 40
Tài sản khác: 51

Tổng: 100

Tiền gửi: 65
Quỹ vay: 10
Nghĩa vụ khác: 20
Vốn CSH: 10
Tổng: 100

Tổng: 95

Tiền gửi: 60
Quỹ vay: 10

Nghĩa vụ khác: 20
Vốn CSH: 5
Tổng: 95


Đo lường rủi ro thanh khoản
• Những công cụ chính được sử dụng:
– Báo cáo thanh khoản ròng (các nguồn và cách sử dụng
thanh khoản).
– So sánh các hệ số quan trọng của các NH có quy mô và
vị trí địa lý tương tự
– Chỉ số thanh khoản
– Khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ


Nguồn và sử dụng thanh khoản
• Đo lường trạng thái thanh khoản hàng ngày bằng
công cụ báo cáo thanh khoản ròng.
• Ba cách có được quỹ thanh khoản
– Bán các tài sản “lỏng”, với rủi ro giá và chi phí giao dịch
không đáng kể.
– Vay trên thị trường tiền tệ hay thị trường quỹ mua, tới
một giới hạn nhất định.
– Sử dụng khoản dự trữ tiền mặt vượt mức

• Sử dụng thanh khoản: Khối lượng quỹ vay hoặc
mua mà DI đã sử dụng.
• Tổng thanh khoản ròng: Nguồn – sử dụng.
23



Báo cáo thanh khoản ròng
(hàng ngày)
Nguồn thanh khoản
1. Tổng tài sản dạng tiền mặt
2. Giới hạn vay quỹ tối đa
3. Dự trữ tiền mặt vượt mức
Tổng

2000$
12000$
500$
14500$

Sử dụng thanh khoản
1. Quỹ vay

6000$

2. Vay NHTU

1000$
Tổng

Tổng thanh khoản ròng

7000$
1400$



So sánh giữa các DI đồng đẳng
• So sánh những hệ số quan trọng giữa các DI có
cùng quy mô và vị trí địa lý
– Khoản vay/tiền gửi (1)
– Quỹ vay/tổng tài sản (2)
– Cam kết khoản vay/tài sản (3)

• Nếu các hệ số (1) và (2) là cao?
– NH đã tài trợ cho các khoản vay dựa vào thị trường tiền
ngắn hạn hơn là vào tiền gửi lõi. Có thể có vấn đề về
thanh khoản trong tương lai, nếu NH tiến tới giới hạn
vay.

• Hệ số (3) là cao?
– NH cần một lượng thanh khoản cao để tài trợ cho việc
rút các khoản vay trong hạn mức được cấp.


×