THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
PGS.TS. Lê Thiên Hương
10. TÀI LiỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng Khóa học Kỹ năng giám sát,
kiểm tra, thanh tra trong hành chính (DANIDA –
NAPA Project), Hà Nội – 2006
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Thanh
tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội – 2008
- PGS.TS. Nguyễn Văn Động, Quyền con người,
quyền công dân trong hiến pháp Việt nam, Nhà
xuất bản khoa học xã hội- 2005, trang 55
- TS. Phạm Hồng Thái, Pháp luật về khiếu nại, tố
cáo - vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002
- Nguyễn Thị Thương Huyền, Yêu cầu hoàn thiện
pháp luật về tổ chức thanh tra theo ngành và lĩnh
vực hiện nay, Tạp chí Thanh tra, số 6/2008
- Đinh Văn Minh, Vai trò của công tác thanh tra
trong việc thúc đẩy cải cách hành chính, góp
phần phòng, chống tham nhũng, Tạp chí thanh
tra, số 7/2008
- Phan Văn Minh, Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
với việc xử lý các đơn thư tố cáo và cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, Bài viết tham luận tham gia Đề tài cấp Bộ
của Thanh tra Chính phủ “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ
quan thanh tra nhà nước theo Luật phòng, chống tham
nhũng” (2007)
- Vũ Thư, Vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát với công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng. Bài
viết đăng trên website: www.giri.gov.vn
- Thanh tra nhà nước (2004), Quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, Hà Nội
- Lê Thiên Hương, Bùi Thị Thanh Thúy, Những
điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010, Tạp chí
Quản lý nhà nước (6/2011)
- Văn bản quy phạm pháp luật
+ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (Sửa
đổi, bổ sung năm 2001);
+ Luật Khiếu nại, và các văn bản hướng dẫn
+ Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn
+ Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng
dẫn
Chuyên đề 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA
TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
(KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC)
I. Quyền lực nhà nước và sự cần
thiết phải giám sát, kiểm tra,
thanh tra đối với quyền lực nhà
nước
1. Khái niệm, bản chất và cấu trúc
QLNN
Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của
người này lên người khác và buộc họ
phải phục tùng
Các loại quyền lực:
+ Quyền lực chính trị;
+ Quyền lực nhà nước;
+ Quyền lực tôn giáo;
+ Quyền lực kinh tế;
+ Quyền lực gia đình…
Trong đó:
- Quyền lực chính trị là khả năng áp
đặt ý chí của giai cấp này lên giai
cấp khác và buộc họ phải phục
tùng
- Quyền lực nhà nước là Quyền
lực của giai cấp thống trị và được
đảm bảo trên cơ sở sức mạnh của
nhà nước
NN là một tổ chức đặc biệt của g/c
thống trị và của XH. NN sinh ra từ
yêu cầu của cuộc đấu tranh g/c và
các nhu cầu của XH, nhưng nó khác
với các TCXH khác chủ yếu ở chỗ: NN
được sử dụng một thứ quyền lực đặc
biệt do XH trao cho - QLNN. Đó là
một loại quyền lực gắn liền với khả
năng bắt buộc- cưỡng chế đối với tất
cả mọi TC và cá nhân trong XH.
1.2. Bản chất của Quyền lực nhà
nước
Tính giai cấp: QLNN được thực hiện
bằng hệ thống thiết chế NN, có khả
năng sử dụng các công cụ NN để buộc
cư dân quốc gia phục tùng ý chí của
giai cấp thống trị.
- Tính xã hội (nhu cầu, lợi ích chung của
xã hội)
1.3. Cấu trúc của QLNN
Quyền lực nhà nước gồm 3 bộ phận:
a. Bộ phận cấu thành tạo nên bản chất của
QLLL: ý chí của giai cấp cầm quyền
b. Bộ phận tạo nên cơ cấu tổ chức quyền
lực (bộ máy NN) bao gồm: cơ quan, tổ chức
nhà nước cùng các phương tiện vật chất và
các QPPL
c. Bộ phận bảo vệ quyền lực: cơ chế và các
phương thức kiểm soát QLNN
a. Ý chí của giai cấp cầm quyền
(ý chí nhà nước)
+ Định hướng việc tổ chức NN và được
tuyên bố chính thức nhân danh NN
+ Được thể hiện dưới hình thức pháp
lý (ý chí toàn xã hội)
+ Được đảm bảo thực hiện bởi NN
Ý chí NN có những đặc điểm sau:
- Ý chí của giai cấp định hướng việc tổ
chức nhà nước và được tuyên bố
chính thức nhân danh nhà nước
- Về nguyên tắc, ý chí nhà nước được
thể hiện dưới hình thức pháp lý. Về
hình thức, nó là ý chí của toàn xã hội
- Việc thực hiện ý chí nhà nước được
đảm bảo bởi sức mạnh của nhà nước
b. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Cấu trúc của BMNN:
1. Hệ thống cơ quan Lập pháp: Nghị
viện
2. Hệ thống cơ quan Hành pháp:
Chính phủ
3. Hệ thống cơ quan Tư pháp: Tòa án
c. Yếu tố cấu thành của quan hệ
QLNN
- Chủ thể quyền lực nhà nước
- Khách thể quan hệ quyền lực : giai
cấp, cá nhân, các mối liên kết của tổ
chức, cá nhân
- Nội dung của quan hệ quyền lực
gồm:
- + Chuyển ý chí của chủ thể cầm
quyền thành ý chí của quyền lực
- + Sự lệ thuộc của chủ thể đó vào ý
chí
2. Khái niệm, đặc điểm kiểm
soát quyền lực nhà nước
“QLNN một khi được nhấn mạnh và
thực thi thái quá sẽ trở thành
“con dao hai lưỡi”, hay mang lại
tác dụng ngược đối với chính mục
tiêu và tôn chỉ của Nhà nước là
bảo đảm sự ổn định và phát
triển”
2.1. Đặc trưng về sự vận động của
QLNN
- Xu hướng sử dụng trái phép quyền
lực được giao để phục vụ cho lợi ích
cá nhân, gia đình, dòng họ (lợi dụng
quyền hạn).
- Xu hướng thứ hai là lạm dụng quyền
lực (lộng quyền, lạm quyền).
2.2. Sự cần thiết phải
Kiểm soát QLNN
Là là một yếu tố cấu thành khách quan của
hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Khi
chúng ta thừa nhận quyền lực nhà nước bắt
nguồn từ nhân dân, thì hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước sẽ gồm ba yếu tố cấu
thành: trao quyền, sử dụng quyền và kiểm
soát quyền. Để bảo đảm quyền lực thực sự
của nhân dân, không để xảy ra việc dân
“trao quyền rồi mất quyền” thì tất yếu phải
kiểm soát.
2.2. Cần thiết phải Kiểm soát
QLNN vì:
Thứ nhất, KSQLNN đã là ước vọng hàng
nghìn năm qua của nhân loại tiến bộ với
mong muốn xây dựng nên một NN mà
trong đó, các quyền và tự do của con người
được bảo đảm thực sự để cho XH không
phải chịu đựng những bất công, phi lý,
cũng như sự lộng quyền và bạo hành do
những người nắm quyền lực gây ra nhờ vào
cơ chế kiểm soát quyền lực ngay chính
trong bộ máy quyền lực nhà nước.
2.2. Cần thiết phải KSQLNN vì:
Thứ hai, chỉ có bằng cơ chế KSQLNN một
cách thực sự theo đúng nghĩa của nó, thì
toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền
và các quan chức của bộ máy đó mới có thể
tự giác vận hành theo đúng quỹ đạo của
PL, mới có thể tránh được sự tha hóa quyền
lực với những nguy cơ không thể chấp nhận
được trong một NNPQ đích thực, đó là: Lạm
quyền - vượt quyền hoặc nhược quyền
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ nhất, Cơ chế KSQLN bao gồm hệ thống
các phương thức - khả năng và quy tắc
được điều chỉnh trong Hiến pháp và các đạo
luật khác với tư cách là những cơ sở pháp lý
để cơ quan chuyên trách của bộ máy quyền
lực nhà nước thuộc nhánh quyền lực tương
ứng (QLP, QHP hoặc/và QTP) được phân
công chức năng giám sát việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước dựa vào đó
thực hiện các hoạt động của mình.
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ hai: Cơ chế KSQLNN bao gồm
phương thức kiểm tra tính hợp hiến hợp pháp của các văn bản quy phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ ba, Cơ chế KSQLNN bao gồm khả
năng tiến hành thủ tục tố tụng về
Hiến pháp đối với các vụ việc có liên
quan đến các quy phạm hiến định
(HĐ Hiến pháp/Tòa án Hiến pháp)
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ tư: Cơ chế KSQLNN góp phần
làm cho quá trình tổ chức quyền lực
nhà nước được tuân thủ theo đúng
các quy định của Hiến pháp và pháp
luật.