LỜI MỞ ĐẦU
Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước có nghĩa là bằng
những cơ chế và hoạt động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu
quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì
dân, khơi dậy trí tuệ và tinh thần, ý chí tự lực tự cường của nhân dân, đem lại
những tiện ích và thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một
trật tự nhất định. Vì thế chúng ta cần phải bảo đảm pháp chế thông qua các biện
pháp pháp lý trong quản lý Nhà nước. Đó là các biện pháp: Hoạt động giám sát
của cơ quan quyền lực nhà nước; Hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành
chính nhà nước; Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; Hoạt động của thanh tra
Nhà nước và thanh tra nhân dân; Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội
(kiểm tra xã hội) và hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong những biện pháp pháp lý trên, hoạt động giám sát của cơ quan
quyền lực nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
Hoạt động của các cơ quan này tác động tích cực và chi phối rất lớn hoạt động
của các cơ quan nhà nước khác, trong đó có cơ quan hành chính nhà nước. Vậy
vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước đối với việc bảo
đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước như thế nào? chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu và làm rõ qua nội dung sau.
NỘI DUNG
I. Một số khái niệm:
1. Pháp chế:
Pháp chế là một thuật ngữ được nhắc đến khá thường xuyên ở Việt Nam,
trong các văn kiện của Đảng, của nhà nước, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong các tác phẩm luật học...hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau
về vấn đề này. Mặc dù được diễn đạt khác nhau song giữa các định nghĩa đó có
một điểm cốt lõi tương tự nhau, đó là các tác giả của chúng đều đề cập đến yêu
cầu hay đòi hỏi pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện bởi các chủ thể trong
xã hội, từ nhà nước đến các chủ thể khác. Khái niệm pháp chế có thể diễn đạt
một cách đơn giản như sau: “Pháp chế là sự đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân
trong xã hội đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách
nghiêm chỉnh và triệt để nhằm tạo ra trong xã hội một trật tự, kỷ cương cần
thiết”.
Pháp chế là một phạm trù rất rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung
pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Nội
dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là sự triệt để
tôn trọng pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Chính từ
nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản
lí hành chính nhà nước. Nếu thiếu nguyên tắc này hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước sẽ không có cơ sở pháp lý bền vững, sẽ rơi vào tình trạng khủng
hoảng, không thống nhất hoặc thiếu đồng bộ.
2. Bảo đảm tính pháp chế:
Bảo đảm tính pháp chế là tổng thể các biện pháp, các cách thức có tính
chất pháp lý do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện
nhằm đảm bảo sự tôn trọng và triệt để sự tuân theo pháp luật trong quản lý hành
chính.
Bảo đảm pháp chế được hiểu như là những khả năng thực hiện trên thực
tế đối với pháp luật hiện hành nhằm xây dựng và củng cố chính quyền của dân,
do dân, vì dân, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Việc bảo đảm pháp chế có ý nghĩa to lớn trong quản lý
hành chính nhà nước nói riêng.
- Pháp chế được bảo đảm thông qua đường lối chính trị của Đảng cầm
quyền.
- Pháp chế được bảo đảm thông qua các biện pháp xã hội và đạo đức, bởi
vì nguồn gốc của pháp chế là pháp luật.
- Pháp chế dược bảo đảm thông qua chế độ kinh tế của xã hội.
- Pháp chế được bảo đảm thông qua các yếu tố pháp lý như thể chế pháp
lý, chế định pháp lý, công cụ pháp lý, hình thức và các biện pháp pháp lý.
Để bảo đảm tính pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước chúng ta
phải:
- Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ
để Nhà nước pháp quyền Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và
nhân dân lao động được bảo vệ và có đủ điều kiện thực hiện các quyền tự do
chân chính của họ.
- Xây dựng một bộ máy tổ chức điều hành tinh gọn, đủ năng lực.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ và năng lực đáp ứng
yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ được giao.
- Có nguồn kinh phí đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công cuộc đổi mới để
thực hiện pháp luật, để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, coi đó là
điều kiện tiên quyết để đưa pháp luật vào cuộc sống và người lao động có đủ
điều kiện để tự bảo vệ mình.
- Xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm pháp luật bất kể họ là ai, ở
cấp nào để khẳng định pháp luật là công bằng, bất kỳ cơ quan, tổ chức và cá
nhân nào cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật.
- Tiến hành nhiều hình thức, phương pháp và biện pháp khác nhau tạo nên
sức mạnh tổng hợp để thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước hay ở từng địa
phương.
Căn cứ vào nội dung và tính chất của các biện pháp tổ chức - pháp lý,
chúng ta có thể phân biệt các biện pháp bảo đảm pháp chế cơ bản gồm hoạt
động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước, hoạt động kiểm tra, giám sát
của tổ chức xã hội và công dân. Những biện pháp này tuy xét về tính chất có
khác nhau nhưng nội dung chúng đều thể hiện quyền lực của nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Giám sát:
Giám sát tức là theo dõi, xem xét kiểm tra và nhân định về một việc làm
nào đó đúng hay sai với những điều đã quy định.
Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định. Giám sát luôn gắn với đối
tượng cụ thể (giám sát ai và giám sát cái gì).
Giám sát được tiến hành trên cơ sở những quy định cụ thể.
Giám sát là hoạt động có mục của một chủ thể nhất định.
Ở nước ta, khái niệm giám sát được dùng chỉ quyền của nhân dân lao
động thông qua hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước.
II. Vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước đối với
việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước.
Theo Điều 2 Luật hoạt động giám sát của quốc hội đã quy định: “Giám sát
là việc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh
giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội”. Các cơ quan quyền lực Nhà nước là những cơ quan có vị
trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Vị trí pháp lý cũng như chức
năng nhiệm vụ và quyền hạn của nó do Hiến pháp quy định.
Đây là chức năng hiến định của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chức
năng này xuất phát từ quyền giám sát tối cao của cơ quan lập pháp nước ta đối
với mọi cơ quan, tổ chức khác, trong đó có các cơ quan quản lý nhà nước, ở vai
trò, vị trí của các cơ quan quyền lực Nhà nước nói chung trong quan hệ với các
cơ quan quản lý nhà nước. Phạm vi, nội dung, quyền hạn, hình thức, và phương
pháp giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của các đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp được quy định trong Hiến pháp và nhiều văn
bản khác.
1. Hoạt động giám sát của Quốc hội:
Hoạt động giám sát được coi là một trong hai chức năng chủ yếu nhất
của Quốc hội được quy định tại Khoản 4 Điều 83, khoản 2 Điều 84 Hiến pháp
1992. Hoạt động giám sát của Quốc hội còn được quy định tại Luật giám sát của
Quốc hội ban hành năm 2003. Tại khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội năm
2001: “Quốc hội ...thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của Nhà nước”. Những quy định này (giáo trình)
Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua nhiều hình
thức khác nhau
Trên kỳ họp Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của
Chính phủ, thảo luận cac báo cáo đó và đặc biệt là thông qua quyền chất vấn của
đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ và các thành viên chính phủ.
Ủy ban thường vụ Quốc hội là tổ chức quan trọng nhất không những có
nhiệm vụ giúp Quốc hội, mà còn trực tiếp thực hiện quyền giám sát đối với quản
lý Nhà nước và hiệu lực của quyền này được bảo đảm bằng nhiều quyền hạn cụ
thể, trong đó tiêu biểu là quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định của Chính phủ.
Các ủy ban, Hội đồng dân tộc của Quốc hội giúp Quốc hội thực hiện
quyền giám sát đối với quản lý nhà nước và trên các kỳ họp báo cáo trước Quốc
hội về kết quả hoạt động giám sát của mình thể hiện bằng các báo cáo thẩm tra,
thuyết trình...
Các đoàn đại biểu và từng đại biểu không những có nhiệm vụ giúp Quốc
hội giám sát hoạt động của Chính phủ, mà còn có quyền trực tiếp giám sát hoạt
động của các cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước, có quyền
yêu cầu các cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước trực tiếp và
áp dụng các biện pháp để khắc phục việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước được thực
hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: Nghe, xem xét và đánh giá công khai
các báo cáo của chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các
bộ về hoạt động của mình, thông qua việc chất vấn của các đoàn đại biểu Quốc