Phần mở đầu
Chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kì lĩnh
vực nào cũng nằm ở công tác quản lý và hoạch định các nguồn lực. Bài toán quanr
trị nguồn lực luôn là những bài toán khó khăn phức tạp dành cho những nhà quản trị
doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp mình phát triển bền vững,có khả năng cạnh
tranh để tồn tại thì buộc các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải giải quết tốt bài
toán về nguồn lực. Từ đó mới có thể phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp
mình.
Hiện nay để hỗ trợ cho công tác quản trị có rất nhiều các giải pháp phần
mềm, công nghệ kĩ thuật cao tích hợp được những phương pháp,quy trình hiệu quả
cho công tác quản lý. Một trong những giải pháp đó là giải pháp hoạch định nguồn
lực “Enterprise Resource Planning” viết tắt là ERP, chính là Hệ thống thông tin
quản lý doanh nghiệp. Đã có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụn thành công
cho doanh nghiệp mình, và thu được những thành công đáng kể. Tuy nhiên không
phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư ứng dụng hệ phần mềm này, và không
phải doanh nghiệp nào cũng thành công khi đầu tư ERP..
Bằng những kiến thức đã học từ môn học “Hệ thống thông tin quản lý” cùng
với sự hướng dẫn của giảng viên môn học, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, nhóm chúng
tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên kứu ERP tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và
xuất nhập khẩu Savimex,viết tắt là SAVIMEX”.Để hiểu thêm về ERP, những lợi
ích ,quy trình ứng dụng thực tế của ERP vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên với kiến
thức hạn hẹp, năng lực còn yếu kém vì vậy bài làm chắc chắn sẽ còn nhiều điểm
thiếu xót, rất mong cô và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến cho nhóm chúng tôi
hoàn thành tốt đề tài của mình.
Xin cảm ơn !
1
NỘI DUNG
Phần 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Hợp tác
kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex .
Địa chỉ:194 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. HCM
Điện thoại:84-(8) 381 000 17 / Fax:84-(8) 381 003
Email
Website
1.1 Lịch sử hình thành.
• Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thành lập ngày 29/08/1985, trực thuộc
Tổng công ty XNK Tổng hợp và Đầu tư (IMEXCO).
• Năm 1989, Công ty tách khỏi Tổng Công ty XNK Tổng hợp và Đầu tư
(IMEXCO) để trực thuộc ủy Ban Nhân Dân TPHCM ngày 22/11/1989 và trở thành
Công ty XNK trực tiếp.
• Năm 1992, Công ty quyết định chuyển từ kinh doanh XNK tổng hợp sang sản
xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ.
• Tháng 04/1994, đổi tên thành Công ty Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu
SAVIMEX, tên giao dịch quốc tế là Savimex Corporation, gọi tắt là SAVIMEX
theo quyết định số 1180/QĐ-UB-NC của UBND TPHCM ngày 22/04/1994.
• Ngày 1/6/2001, đổi tên thành Công ty CP Hợp tác kinh tế và XNK SAVIMEX.
• Ngày 9/5/2002 cổ phiếu của công ty niêm yết tại HOSE.
VĐL đến tháng 3/2009 là 102.574.500.000 đồng.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh.
2
• Sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đồ mộc gia dụng, gỗ chế biến, hàng gỗ trang trí
nội thất, nông sản, thủy hải sản, công nghệ phẩm.
• Xuất khẩu lương thực, thực phẩm chế biến lâm đặc sản, thủ công mỹ nghệ.
• Nhập khẩu máy móc nông ngư cơ, phân bón máy móc phụ tùng chế biến gỗ, hóa
chất, máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển, linh kiện điện tử, nhiên liệu,
nguyên vật liệu, phụ liệu, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.
• Xây dựng và trang trí nội thất, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công
nghiệp, lâm nghiệp.
• Cho thuê nhà ở, văn phòng; kinh doanh nhà ở.
Tư vấn thiết kế và giám sát công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1.3 Vị thế công ty.
• Về qui mô sản lượng xuất khẩu sản phẩm gỗ qua các năm gần đây, Savimex
chiếm tỷ trọng tương đối lớn, luôn chiếm vị trí trong 10 doanh nghiệp có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất VN.
Về qui mô công nghệ cao trong ngành tinh chế sản phẩm đồ gỗ thì Công ty Savimex
hiện nay là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam.
1.4 Chiến lược Phát triển và Đầu tư
• Thị trường xuất khẩu: Ngoài thị trường Nhật công ty sẽ mở rộng xuất khẩu
sang thị trường Mỹ và EU.
Thị trường nội địa: Phát triển thị trường nội địa nhanh hơn thị trường xuất
khẩu và doanh số nội địa sẽ cân bằng với xuất khẩu trước năm 2010 (năm 2001
doanh số xuất khẩu 90%, nội địa 10%). Thị trường nội địa tập trung vào xây dựng
chung cư cho người lao động theo dạng 3 trong 1: Savimex đảm nhận xây dựng,
trang trí nội thất và trang bị đồ mộc cho căn hộ hoàn chỉnh với giá người lao động
có thể chấp nhận được với chất luợng kỹ thuật và mỹ thuật cao.
1.5 Các dự án lớn.
3
• Đầu tư bổ sung máy móc thiết bị (máy cắt tấm, máy dơn sóng, lò đốt...)cho
xí nghiệp sản xuất bao bì. Chuẩn bị đầu tư cho nhà máy chế biến gỗ vào KCN.
Đầu tư các dự án địa ốc: Cao ốc căn hộ thương mại, Lạc long quân - Q1, Khu dân
cư P.Phú mỹ - Q7, Khu du lịch hồ Tuyền lâm - Đà lạt, Hoàn thiện thủ tục pháp lỹ
chuẩn bị đầu tư cho các dự án: Dự án cao ốc xanh đường Đào trí - Q7, Dự án khu
chung cư 6ha tại Q.12 và dự án 5ha tại Q.Thủ đức.
1.6 Triển vọng Công ty
• Việc áp đặt luật chống bán phá giá của Mỹ đối với đồ gỗ trung quốc (bộ
phòng ngủ), song song với việc khan hiếm nguồn nguyên liệu tại chỗ và nguồn lao
động tại các nước thuộc khối ASEAN, đã tạo ra xu hướng khách hàng tập trung tìm
kiếm nguồn cung ứng đồ gỗ tại Việt nam ngày càng tăng.
• Việt nam chuẩn bị gia nhập WTO, với nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao,
đầu tư nước ngòai tăng mạnh, đã tạo ra nhu cầu ngày càng cao về đồ gỗ, trang trí
nội thất và nhà ở.
• Sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty đã được UBND Thành phố xét chọn
làm sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố đã tạo tiền đề cho Công ty mở
rộng thị trường và có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn các doanh nghiệp trong ngành.
Các điều kiện về môi trường, công nghệ cao, tay nghề công nhân cao, công nghệ
quản lý hiện đại và thị trường cơ bản (Nhật) ổn định, đã góp phần tạo sự phát triển
ổn định và bền vững của Công ty.
1.7 Rủi ro Kinh doanh chính và đối thủ cạnh tranh.
• Chính sách về đất đai, thủ tục pháp lý phức tạp và thường thay đổi đã làm
chậm tiến độ triển khai các dự án nhà ở của Công ty.
• Thị trường của Savimex chủ yếu tập trung xuất khẩu sang thị trường Nhật,
Mỹ,... nên chịu ảnh hưởng bởi một số sắc thuế nhập khẩu.
• Nguồn nguyên liệu của Savimex chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Trung
Quốc, Malaysia, Thụy Điển… thời gian nhập khẩu khoảng 30 ngày. Do đó công ty
có thể gặp phải rủi ro về biến động giá cả.
4
Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS công ty chưa có kinh nghiệm nên gặp rất
nhiều khó khăn về năng lực chuyên môn, tài chính.
Phần 2 Tổng quan về ERP
2.1 ERP là gì ?
ERP được định nghĩa là một hệ thống ứng dụng đa phân hệ” (Multi Module
Software Application) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều
hành tác nghiệp . Bản chất ERP là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng
đa phân hệ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và tác nghiệp.
Giải pháp ERP cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và
điều hành tài chính – kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh
và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý
nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo, .v.v. Thêm vào đó, như một
đặc điểm rất quan trọng mà các giải pháp ERP cung cấp cho các doanh nghiệp, là
một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả
năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các
nhân viên.
2.2 Lợi ích của ERP.
o Hỗ trợ nhân viên kế toán phải trả tăng khả năng kiểm soát hóa đơn và
quản lý quá trình thanh toán, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và loại
trừ sự phụ thuộc của họ vào máy tính đối với những công việc đó.
o Giảm bớt khối lượng các văn bản giấy tờ thông qua việc hỗ trợ các định
dạng trực tuyến cho phép cập nhật và truy xuất thông tin một cách nhanh
chóng.
3. Có thông tin phục vụ mục tiêu kinh doanh kịp thời nhờ việc cập nhật
ghi sổ các giao dịch hàng ngày thay vì hàng tháng.
o Tăng độ chính xác của thông tin nhờ khả năng thể hiện thông tin tốt hơn
với đầy đủ các thông tin chi tiết.
5
o Kiểm soát chi phí hiệu quả.
o Đáp ứng và theo dõi khách hàng nhanh hơn.
o Hiệu quả hơn trong việc quản lý tiền mặt thông qua việc giảm chễ hạn
giao hàng và thúc đẩy quá trình khách hàng thanh toán.
o Hỗ trợ theo dõi và có các giải pháp nhanh hơn, tốt hơn với các bộ câu
truy vấn.
9. Cho phép khả năng đáp ứng nhanh các thay đổi trong quá trình hoạt
động kinh doanh và các điều kiện trên thị trường.
o Giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh nhờ việc hoàn thiện các
quá trình kinh doanh.
o Tăng khả năng liên kết về nhu cầu cung ứng giữa các địa điểm ở xa và
với các chi nhánh ở các nước khác nhau.
o Thống nhất về thông tin khách hàng trên mọi ứng dụng.
o Nâng cao hiệu quả hoạt động mang tính quốc tế thông qua việc hỗ trợ
nhiều chính sách thuế, cơ chế về ngân hàng, các biểu mẫu chứng từ hóa
đơn, hỗ trợ đã tiền tệ, đa kỳ kế toán và đã ngôn ngữ.
o Nâng cao khả năng truy cập và quản lý thông tin xuyên suốt toàn doanh
nghiệp.
6