Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Hãy CHỈ RA các HÀNH VI TIÊU cực của THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LIÊN hệ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM và đề SUẤT một số GIẢI PHÁP NHẰM hạn CHẾ HÀNH VI TIÊU cực của THỊ TRUONGF CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.79 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN:

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

GVHD : TRẦN THỊ YẾN

NHÓM:

02

ĐỀ:Hãy CHỈ RA CÁC HÀNH VI TIÊU CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .LIÊN HỆ
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HẠN CHẾ HÀNH VI TIÊU CỰC CỦA THỊ TRUONGF CHỨNG KHOÁN.


DANH SÁCH NHÓM

STT
1

HỌ TÊN
DƯƠNG THỊ HIỀN

MÃ SV
12010243

2



PHẠM THỊ ĐỊNH

12006353

3

PHẠM THỊ THOA

12006783

4

DƯƠNG THỊ HỒNG

12006813

5

NGUYỄN THỊ THẢO

12006903

6

BÙI THỊ THÊM

12001864

GHI CHÚ


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

Mục lục


Trang
Mở đầu :………………………………………………………………………………………………………
Chương I: Những vấn đề chung về TTCK………………………………………………………………..
I .TTCK thế giới………………………………………………………..…………………………………………….
1. Lich sử hinh thành TTCK……………………………………………………………………………
2. Khái niệm bản chất của TTCK ………………………………………………………………………
3. Thanh phần tham gia TTCK………………………………………………………………………..

4.Vị trí của TTCK TRONG TTTC……………………………………………………………………..
5.Vai trò của TTCK …………………………………………………………………………………….
II. TTCK VIỆT NAM………………………………………………………………………………………………
1 . Sự ra đời của TTCK VN……………………………………………………………………………..
2.Sự cần thiết phải có của TTCK…………………………………………………………………
CHƯƠNG II. CÁC HÀNH VI TIÊU CỰC CỦA TTCK……………………………………………….
A: Tình trạng thực tế của TTCK VN…………………………………………………………………..

1.Thuận lợi…………………………………………………………………………………………………..
2. Khoa khăn…………………………………………………………………………………………………….
B: Các hành vi tiêu cực của TTCK VN……………………………………………………………………
1.Yếu đầu cơ…………………………………………………………………………………………………………..
2. Mua bán nôi gián………………………………………………………………………………………………
3.Thông tin sai sự thật…………………………………………………………………………………………
4. Mua bán cổ phiếu ngầm………………………………………………………………………………….
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA TTCK VN…..
I:Định hướng phát triển của TTCK VN………………………………………………………………
II:Một số giả pháp phát triển của TTCK VN……………………………………………………….


MỞ ĐẦU
Việc hình thành và phát triển Thị trường (TTCK) là bước phát triển tất yếu
của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường cũng đòi hỏi phải có TTCK để làm cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư
(bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và dân chúng) với bên kia là các doanh
nghiệp cần vốn kinh doanh và Nhà nước cần vốn để thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước (tiền để thỏa mãn các nhu cầu chung của đất
nước). TTCK có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói
riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ có thể được thực
hiện khi các giao dịch trên thị trường được diễn ra một cách hợp pháp, tạo điều
kiện tăng tính hiệu quả và giảm rủi ro của thị trường. Kinh nghiệm của các nước
trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động giám sát của Ủy ban
chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) đối
với TTCK, đặt biệt là giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK là một yêu cầu
rất quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quy mô TTCK ngày càng tăng,
sự tham gia của các trung gian tài chính trong và ngoài nước trên TTCK ngày càng
phát triển.TTCK từ khi thành lập đến nay đã phát huy được chức năng của mình
đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế gây

kiềm hãm sự phát triển của thị trường, với những vấn đề trên việc nghiên cứu
giao dịch chứng khoán trên TTCKVN thực sự là một nhu cầu cần thiết cả về lý luận
và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế trên nhóm chúng tôi (mạnh dạn nghiên cứu )và
thực hiện tiểu luận với đề tài: “Hãy chỉ ra các hành vi tiêu cực của thị trường
chứng khoán. Liên hệ thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp nhằm hạn chế các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.Hi vọng
những kiến thức của nhóm chúng tôi sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát về hoạt
động của thị trường Việt Nam trong giai đoạn hội nhập WTO.


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TTCK
I:TTCK THẾ GIỚI
1.

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán.

Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại địa điểm của gia
đình Vanber ở Bruges Bỉ gọi là “Sở giao dịch”.
Giữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và
thiết lập một mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở
Giao Dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được
thành lập tại Pháp, Đức, và Bắc Âu.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một
cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Băc Âu, các nước Tây Âu
khác và Bắc Mỹ.
Cho đến năm 1921, ở Mỹ khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở
giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập.
Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch
chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển
trong khu vự Đông Nam á vào những năm 1960-1970 và những nước như Ba Lan,

Hungary, Sec, Nga, Trung Quốc vào những năm 1990...
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới cho
thấy giai đoạn đầu thị trường phát triển một cách tự phát với sự tham gia của các
công chúng đầu tư. Khi phát truển đến một mức độ nhất định thị trường bắt đầu
phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và
hònh thành hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường.


2 .Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và
dài hạn. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được
chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp
khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ
giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng
thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khóan là hình
thức phát triển bậc cao của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
3 .Thành phần tham gia TTCK




Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK .Nhà phát hành còn được gọi là người cung cấp chứng khoán hàng hóa của TTCK.
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK.
- Bao gồm: + Nhà đầu tư cá nhân
+ Nhà đầu tư có tổ chức

+ Nhà môi giới – công ty chứng khoán. 1.1.2. Vị trí và vai trò của thị trường chứng

khoán

4. Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của
thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính thể hiện: Thị trường chứng
khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn. Thời gian đáo hạn 1 năm t Như
vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường
vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán là hạt


nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán
các công cụ nợ và các công cụ vốn (các công cụ sở hữu).
5.Vai trò của thị trường chứng khoán
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh
khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Thứ hai, thị trường cứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng
hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công
chúng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập
trung vốn cho phát triển kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc giữa sở hữu và quản
lý.
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán . Việc mở của thị
trường chứng khoán làm tăng tính thanh khoản và cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
Thứ năm, thị trường cứng khoán tạo cơ hội cho Chính Phủ huy động các
nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho
việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo hiệu quả về các chu
kỳ kinh doanh trong tương lai.



II . TTCK VIÊT NAM
1. Sự ra đời của chứng khoán Việt Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị
định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị
trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định
thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết
định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm Giao dịch chứng
khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với
TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty
lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5
đến 30 tỷ đồng). Từ đó đến nay, TTCK VN đã không ngừng biến động và ngày càng
chứng tỏ rằng nó là 1 trong những thị trường đượ .c quan tâm nhất hiện nay. Bài
viết sau sẽ phần nào khái quát quá trình hình thành và phát triển kể
2 .SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ TTCK Ở VIỆT NAM.
Việt Nam là một nước đang phát triển chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi
mới công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúng ta đã đạt một số kết quả ban đầu đáng
khích lệ nhưng so với những khu vực và thế giới chúng tavaanx là một nước chậm
phát triển. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vốn cho sản xuất là vô
cùng cần thiết và không thể thiếu.Tiềm năng kinh tế của nước ta có,lược lượng lao
đọng dồi dào đang ngày càng có tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực, chúng ta hoàn
toàn có khả năng phát triển nhanh hơn nữa. Vấn đề đặt ra là làm sao có vốn để
đầu tư khai thác những tiềm năng sẵn có ấy phục vụ cho công cuộc phát triển đất
nướ hiện nay. Hiện nay dễ nhận thấy có 2 nguồn vốn cơ bản mà chúng ta đang tập
trung khai thác đó là vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước.
Vốn đầu tư nước ngoài có 2 ưu điểm hơn nữa nó còn đi liền với công nghệ
hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó vốn đầu tư nước ngoài



cũng có những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chúng ta phải đói mặt với lạm
phát gia tăng và nguy cơ khủng hoảng về tài chính giống nhaunhuw một số nước
Đông Nam Á trước đây. Thứ 2, các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
có thể sẽ lấn át thành phần kinh tế hà nước khiến chúng ta lệ thuộc vào kinh tế từ
đó dẫn đến lệ thuộc vào chính trị.
Vốn đầu tư nước ngoài: Trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay Đảng
ta đã xác định dựa vào nguồn lược trong nước là chính do vậy vốn đầu tư trong
nước được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là nguồn vốn có giới hạn
nhưng không nhỏ. Làm sao thu hút được nguồn vốn này vào đàu tư? Chúng ta đã
phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy mọi khả năng của các
thành phần kinh tế trong xã hội nhưng có lẽ vẫn là chưa đủ vì trong dân chúng còn
rất nhiều các khoản nhà rỗi như tiết kiệm, các quỹ tiết kiệm, quy bảo hiểm……
Trong khi rất nhiều tổ chức cá nhân và doanh nghiệp thì rất cần vốn, đi vay các
ngân hàng thì không được vì không cò gì thế chấp mặc dù dự án là rất khả thi.
Quan hệ tín dụng không được phổ biến ở Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước
phát triển cho thấy TTCK là công cụ rất tốt để huy đọng tối đa các khoản nhàn rỗi
đưa vào phát triển. Nó phù hợp với tâm lý muôn hình muôn vẻ của các thành
phần trong xã hội, sẽ là bà đỡ cho các dự án khả thi và các doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã được hơn một năm tuy quy mô
của thị trường còn nhỏ hẹp, khối lượng cổ phiếu giao dịch còn ít và chưa đại diện
cho các ngành kinh tế trọng điểm, vai trò tác động đến nền kinh tế còn hạn chế
song nó đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển trên TTTC
Việt Nam

CHƯƠNG 2: CÁC HÀNH VI TIÊU CỰC CỦA TTCK

Tác động của TTCK đối với nền kinh tế được ví như con dao hai
lưỡi. Một mặt có vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu cho sự phát triển của

nền kinh tế, mặt khác nếu không được vận hành đúng quy luật và không có
sự giám sát chặt chẽ của luật pháp,thì những kẻ đầu cơ sẵn sàng sử dụng các
thủ đoạn gian dối để làm lũng đoạn thị trường vì thế trên TTCK luôn có hai
mặt: tích cực và tiêu cực


A. Tình trạng thực tế của chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam đã trải qua một năm nhiều biến động. Giá trị giao dịch bình
quân trên HOSE đạt 881,5 tỷ đồng/phiên. Các cổ phiếu trên HOSE đang được định
giá ở mức 11,3 lần lợi nhuận và 1,5 lần giá trị sổ sách (P/B). Huy động vốn qua
TTCK năm nay tăng mạnh với trái phiếu doanh nghiệp trong khi đó qua phát hành
cổ phiếu và IPO đạt giá trị rất thấp. Tổng số vốn huy động được qua TTCK năm
2012 là 41 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2011.
1. Thuận lợi.
Nền kinh tế đã ra khỏi khủng khoảng với mức tăng trưởng cao và liên tục
trong vài năm năm liên tiếp gần đây. Yếu tố này đã kích thích sự tăng lên về nhu
cầu tư, nhất là đầu tư dài hạn. Người đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào các mục
đích sinh lợi khác nhau, trong đó cú cỏc chứng khoán trên thị trường. Mặt khác,
trước khi hình thành thị trường chứng khoán hoàn chỉnh chung ta đó có một số
công cụ tài chính ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng và các thị
trường vốn ngắn hạn khác
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là chúng ta có sự giúp đỡ của
một số nước, một số tổ chức quốc tế, các công ty chứng khoán nước ngoài quan
tâm giúp đỡ về nhiều mặt.
2. Khó khăn.
Do thị trường chứng khoán là thể chế kinh tế mới mẻ, chúng ta chưa có
chưa có kinh nghiệm thực tiễn, nên trong giai đoạn đầu vận hành không thể trỏnh
khỏi những khiếm khuyết quy mô thị trường còn nhỏ bé, số lượng công ty niêm
yết còn quá ít, số lượng chứng khoán và giá trị còn thấp chưa xứng với khả năng



và điều kiện phát triển của nền kinh tế. Nhiều công ty cổ phần đủ điều kiện niêm
yết nhưng chưa hào hứng tham gia do còn ngần ngại. Họ chưa nhận thức đầy đủ
lợi ích của việc niêm yết hay còn e ngại kiểm toán công khai hoá thông tin, thay
đổi cơ cấu sở hữu... Quan hệ cung-cầu cổ phiếu mất cân đối, nhu cầu đầu tư của
công chúng lớn, gây áp lực lên giá làm giá chưng khoán tăng liên tục ( có trường
hợp tăng 600% như cổ phiếu của HAP) và xu hướng này này còn có khả năng tăng
cao gâu nguy cơ tiềm tàng về sụt giá chứng khoán. Trong khi đó trái phiếu chính
phủ là loại trái phiếu có khối lượng niêm yết khá lớn thì lại kém sôi động. Điều này
cho thấy trái phiếu chính phủ chưa hấp dẫn các nhà đầu tư mặc dù nú cú độ an
toàn cao.
Thu nhập của người dân cũng thấp, tỷ lệ tiết kiệm và tiêu dùng còn quá
chênh lệch. Thói quen tiêu dùng lãng phí còn rất phổ biến. Tình hình lạm phát còn
chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn. Hệ thống pháp lý về thị trường chứng khoán
tới nay vẫn chưa hoàn chỉnh. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp còn rất chậm
chạp, cầm chõng, số lượng cổ phần không đáng kể so với yêu cầu đề ra.
B. Các hành vi tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Yếu tố đầu cơ:
Đầu cơ là một yếu tố có tính toán của những người chấp nhận rủi ro. Họ có
thể mua cổ phiếu hôm nay và hy vọng ngay mai giá cả sẽ tăng dể bán ra thu chênh
lệch. Yếu tố đầu cơ dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng
hay giảm giả tạo. Sự cấu kết giữa nhiều người sẽ tạo ra sự khan hiếm hay thừa
thãi giả tạo làm cho giá cổ phiếu lên xuống đột ngột.
Nói chung luật về TTCK không cấm đầu cơ nhưng cấm cấu kết dưới mọi hình
thức.
Đây là vấn đề rất phức tạp ở Việt Nam. Trước hết là do TTCK mới thành lập
luật về TTCK còn nhiều điều còn đang bàn cãi. Tiếp đó là mới chỉ có một số it



người tham gia vào TTCK với số lượng lớn do đó rất đễ câu kết với nhau. Đây là
vấn đề rất khó phát hiện và giải quyết.
- Ví dụ: BBT là cổ phiếu dở nhất sàn HOST, nhưng trong đợt tăng giá nóng
cuối năm 2006 đã tăng gần 300%. Trong khi đó DHG là một cổ phiếu tốt lại chỉ
giảm giá mà không hề tăng giá. Vì sao vậy? Vì DHG chào sàn với giá quá cao,
~300k. Vì vậy toàn thị trường tăng nóng, nhưng DHG vẫn giảm. TYA được đánh giá
là cổ phiếu tốt, nhưng trong giai đoạn tăng nóng cuối năm 2006 tăng không quá
30%. Tại sao vậy? Vì TYA có nhiều bất ngờ xấu. Kết quả kinh doanh theo quý của
TYA rất thất thường, lúc lỗ, lúc lãi.
Mua bán nội gián
a.Khái niệm
Một cái nhân nào đó lợi dụng việc nắm được nhưng thông tin nội bộ
của đơn vị kinh tế để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó một cách
không bình thường nhằm thu lợi riêng cho mình ảnh hưởng đến giá của cổ
phiếu đó trên thị trường.Mua bán nội gián được coi là vi phạm quyền lợi
chung khi sử dụng nguồn thông tin từ bên trong.

2.

b.Nguyên nhân
Nghiên cứu về vấn đề này ông Nguyễn Hoàng Hải (TS, Tổng thư kí VAFI - Tổng thư
ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) cho biết: “Theo qui định thì các
công ty niêm yết phải chuyển các tài liệu, thông tin về doanh nghiệp mình đến
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán để các trung tâm công bố. Khoảng thời gian từ
lúc thông tin gửi về cho đến lúc được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán công bố
có khi kéo dài đến 4 - 5 ngày. Với quãng thời gian như vậy, những người nắm được
các thông tin này hoàn toàn có thể đặt những lệnh mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi
nhờ biết trước thông tin so với các nhà đầu tư khác. Thực chất, đấy chính là giao
dịch nội gián”. Chính việc qui định tất cả thông tin đều phải về qua đầu mối này đã
nảy sinh cơ chế “xin - cho” về thông tin, tự nhiên Trung tâm Giao dịch Chứng

khoán lại có thêm những “quyền” mới trong tay. Ví dụ như việc có được trước
những thông tin về tỉ suất lợi nhuận cao của một công ty có thể khiến những
người này lợi dụng để “gom” khối lượng lớn cổ phiếu, chờ đến khi công bố thông
tin, giá cổ phiếu tăng họ bán ra thu chênh lệch giá. Hay như với những công ty bị
lỗ, người có thông tin hoàn toàn có thể quyết định bán sớm số cổ phiếu mà mình
nắm giữ để tránh thiệt hại”.


c. Một số ví dụ
·

Thực trạng tình hình mua bán nội giánquốc tế

1.
ImClone Systems Inc. là công ty dược phẩm Mỹ chuyên sản xuất thuốc
chống ung thư được lập ra vào năm 1984. Vào nửa cuối năm 2001, thế giới doanh
nghiệp được một phen kinh hoàng khi cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa
Kỳ loại bỏ một trong những thuốc được mong đợi nhất được phát triển bởi công
ty này.
Nhà sáng lập và CEO của công ty là Samuel D. Waskal đã bán cổ phần và vận
động gia đình, người thân hỗ trợ trước khi tung tin về thuốc của công ty bị bác bỏ,
trong mối e ngại rằng giá cổ phiếu của ImClone Systems Inc. sẽ giảm xuống đáng
kể. Ông bị kết án 7 năm tù giam vì hành vi giao dịch nội gián và gian lận.
2.
Mỹ phanh phui vụ giao dịch nội gián lớn nhất trong lịch sử (Trích từ
www.tinmoi.vn):
“Thương vụ này đã giúp quỹ đầu cơ SAC thu lợi 276 triệu USD:
Mathew Martoma – cựu giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại SAC Capital
Advisors LP – vừa bị buộc tội đã thực hiện vụ giao dịch nội gián có qui mô lớn nhất
trong lịch sử.

Theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Bộ Tư pháp Mỹ,
Martoma đảm nhận vị trí giám đốc quản lý danh mục tại CR Intrinsic Investors,
một đơn vị trực thuộc SAC Capital Advisors có trụ sở đặt tại Stamford.
Từ mùa hè năm 2006 đến giữa tháng 8/2008, Martoma đã biết được các
thông tin nội bộ của 2 công ty dược Elan Corporation và Wyeth.
Do Martoma đã thâm nhập được vào các thông tin tiêu cực về loại
thuốc trị bệnh Alzheimer, CR Intrinsic Investors ngay lập tức thoát hết vị thế đối
với 10,5 triệu cổ phiếu tại Elan và 7 triệu cổ phiếu tại Wyeth.
Sau đó, CR Intrinsic Investors bán hết số cổ phiếu này với dự báo giá sẽ
giảm xuống trong tương lai.
Kết quả là, nhờ vào việc biết trước kết quả tồi tệ của loại thuốc trên,
Martoma nhanh chóng xoay chuyển vị thế từ người đầu cơ giá lên thành người
đầu cơ giá xuống.


Do đó, CR Intrinsic Investors thu được lợi nhuận và tránh được các khoản lỗ
có giá trị lên tới 276 triệu USD. Bản thân Martoma cũng nhận được 9 triệu USD
tiền thưởng sau sự kiện này.
Trong buổi họp báo được tổ chức hôm qua, luật sư Preet Bharara đã nhấn
mạnh rằng vụ việc này chưa hề có tiền lệ trong lịch sử.Martoma đã bị FBI bắt giữ
tại nhà riêng ở Florida.
Martoma là người thứ 6 đến từ SAC bị buộc tội giao dịch nội gián. Hiện nay
38 tuổi, anh bị buộc tội gian lận và sẽ phải chịu tối thiểu là 20 năm tù.
Theo Robert Khuzami, trưởng phòng cưỡng chế tại SEC, vụ việc này khẳng
định thêm rằng khi giao dịch nội gián, nhà đầu tư không chỉ đánh cược một số
tiền mà còn đánh cược cả sự nghiệp, danh tiếng, sự an toàn tài chính và sự tự do
của họ. Vụ việc này một lần nữa chứng tỏ nhà đầu tư sẽ phải trả giá rất đắt nếu
như bỏ qua bài học này.”
Qua sơ đồ tham khảoàNhững tác động tốt xấu của thị trường CK cũng cho thấy
quy mô cũng như dòng vốn đổ vào các quỹ đầu cơ ngày càng lớn mạnh.

·

Thực trạng tình hình mua bán nội giántrong nước
Theo báo www.kinhte24h.com:

“Sự kiện Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương và hàng loạt cá nhân bị phát
hiện đặt mua hàng triệu cổ phiếu của Công Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến
Tre (FBT) để trục lợi dựa trên những thông tin chưa công bố khiến dư luận xôn
xao.
Với hành vi trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định xử
phạt 70 triệu đồng đối với Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương, 30 triệu đồng với
các cá nhân còn lại.
Ngoài trường hợp FBT, UBCKNN từng xử phạt nhiều cá nhân trong các công
ty niêm yết thực hiện giao dịch nhưng không công bố thông tin.
Mới nhất là trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã mua 62.000 cổ
phiếu DQC nhưng không công bố thông tin.
Hay bà Mai Hương, người có liên quan đến ông Mai Văn Bình, Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần Bao bì PP Bình Dương (HBD) bán 12.390 cổ phiếu
HBD nhưng không công bố thông tin.


Tuy nhiên, hai trường hợp này cũng chỉ bị xử phạt 10 triệu đồng với lý do
không công bố thông tin chứ không thể liệt vào vi phạm giao dịch nội gián vì chưa
đủ chứng cứ.

d. Các ảnh hưởng
 Tác động đến nhà đầu tư
Một số nhà đầu tư nắm được nhiều thông tin sẽ thu được lợi nhuận cá biệt
cao hơn lợi nhuận thị trường: điều này là do các doanh nghiệp có những nguồn

thông tin tốt chưa được công bố, do đó giá cổ phiếu trên thị trường của các
doanh nghiệp này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực (undervalued). Tuy nhiên,
một số nhà đầu tư, bằng cách này hay cách khác, nắm được những nguồn thông
tin đó và mua vào cổ phiếu với giá rẻ, thu được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi
nhuận của thị trường.
Một số nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ phải bỏ ra chi phí cá biệt cao
hơn chi phí thị trường: trái ngược với điều trên, những nhà đầu tư nắm được ít
thông tin sẽ mua phải những cổ phiếu có giá thị trường cao hơn giá trị thực
(overvalued) nên sẽ phải chịu chi phí cao hơn chi phí thị trường, thu lợi nhuận
thấp và có thể thua lỗ.
Hệ quả là những nhà đầu tư có ít thông tin sẽ dần từ bỏ thị trường. Điều
này sẽ tác động ngược trở lại những nhà đầu tư có nhiều thông tin (khi đó không
có người mua thì họ sẽ không bán được cổ phiếu và thu về lợi nhuận như kỳ vọng)
và những người này cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang những lĩnh vực khác hấp
dẫn hơn.


Tác động đến doanh nghiệp

Do tác động của bất cân xứng thông tin, các nhà đầu tư không còn niềm tin
và động lực (về lợi nhuận) tham gia Thị trường Chứng khoán. Điều này khiến cho
việc huy động vốn thông qua cổ phần hóa của các doanh nghiệp trở nên khó khăn,
họ phải chuyển sang những hình thức huy động vốn khác như vay vốn ngân hàng
hay phát hành trái phiếu… Những hình thức này làm tăng chi phí huy động vốn
của doanh nghiệp và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngoài
ra, các doanh nghiệp sẽ không còn động lực tham gia Thị trường tài chính nói
chung và Thị trường Chứng khoán nói riêng.


Tác động đến sự phát triển của Thị trường chứng khoán



Thứ nhất, do những tác động của bất cân xứng thông tin đến nhà đầu tư và
doanh nghiệp khiến các thành phần kinh tế không còn niềm tin và động lực tham
gia Thị trường Chứng khoán. Điều này ngăn cản sự phát triển của Thị trường
Chứng khoán nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng lợi thế về
thông tin của mình để làm giá một số loại cổ phiếu (thực tế, điều này thường
xuyên diễn ra trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là đối với các cổ
phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội), tạo cung cầu ảo trên thị trường,
tạo bong bóng và khiến thị trường tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ.
3.Thông tin sai sự thật
Là một hành vi thiếu đạo đức nhằm mục đích làm cho giá cổ phiếu của
công ty khác giảm sút hoặc giá cổ phiếu mình được tăng do việc tung tin đồn
thất thiệt trên thị trường.
Các công ty niêm yết cũng có thể vi phạm hành vi thông tin sai sự thật
nếu cung cấp thông tin cho thị trường không cập nhật, không đầy đủ hoặc thậm
chí là hoàn toàn sai sự thật cũng là thiệt hại lợi ích nhà đầu tư và gây rối loạn thị
trường.
 Ví dụ
• Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (Mã Chứng khoán: SMC)
Dù không bị bất ngờ lãi lớn, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại
SMC (Mã Chứng khoán: SMC) cũng may mắn thoát lỗ 6 tháng đầu năm với khoản
lãi gần 18 tỷ đồng. Riêng quý II, SMC lỗ trên 27 tỷ đồng.
Trước đó, theo lời ông Nguyễn Ngọc Anh – Chủ tịch Hội đồng quản trị SMC
là 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp ước đạt 53 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và hoàn
thành 76% kế hoạch cả năm.
Trong báo cáo giải trình biến động, SMC trần tình giá thép giảm những
tháng đầu quý II đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến lãi gộp, chỉ đạt 32 tỷ đồng. Mức
lãi này không đủ bù một số chi phí cơ bản như tài chính, bán hàng và các phí phát

sinh khác khiến doanh nghiệp lỗ.
Ngay sau khi công bố thông tin trên, tại phiên giao dịch ngày 29/7/2013, giá
một cổ phiếu SMC giảm từ 12.500 đồng xuống còn 12.300 đồng sau đó SMC dao
động quanh mốc 12.800 đồng một cổ phiếu. Tính đến ngày 30/6/2013, công ty có
3.048 tỷ đồng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu đạt 576 tỷ đồng trong khi nợ phải trả
là 2.467 tỷ đồng.


Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG)


Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai cũng từng công bố "nhầm" báo cáo tài
chính 2012 và khiến cổ đông bất ngờ khi đột nhiên tăng lãi từ 3 tỷ lên 10 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này sau đó giải thích chuyện sai số liệu trên là do "nhầm lẫn" từ kế
toán khi phải làm báo cáo tài chính quá gấp.
Ở chiều ngược lại, sàn chứng khoán cũng xuất hiện trường hợp công ty
đang lãi bỗng nhiên hóa lỗ, dù kết quả là của nửa năm trước nhưng vẫn tác động
không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư.


Công ty cổ phần Mirae (Mã chứng khoán: KMR)

Công ty cổ phần Mirae khiến các cổ đông và nhà đầu tư bị hẫng khi bỗng
nhiên báo lỗ 21 tỷ đồng của năm 2012 vào ngày 12/8 khi điều chỉnh một số hạng
mục trong báo cáo tài chính bán niên và cả năm ngoái.
Sau khi thông tin nêu trên được công bố, trong phiên giao dịch ngày
13/8/2013, gần 1,5 triệu cổ phiếu KMR đã bị nhà đầu tư bán tháo, đẩy giá về mức
sàn 2.700 đồng và duy trì đến nay (19/8). 6 tháng đầu năm nay, Mirae lãi sau thuế
2 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ của năm trước. Hiện tại công ty vẫn chưa có
báo cáo kiểm toán.




Sự tác động lên thị trường chứng khoán
 Nhìn nhận chung:

Có hai trường hợp có thể xảy ra là: cố ý hay không cố ý công bố thông tin sai sự
thật trong hoạt động chứng khoán. Thực tế thì cũng không thể chứng minh rõ
ràng mà phải dẫn bằng phán quyết của luật pháp.
Ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích, Công ty cổ phần
Quản lý quỹ Sài Gòn Hà Nội (SHF) cho rằng chuyện bất ngờ lãi, lỗ như vậy rất dễ
gây ảnh hưởng đến cổ đông và nhà đầu tư khi ra quyết định mua, bán cổ phiếu.
“Vấn đề này không chỉ công ty quy mô vốn nhỏ mà ngay cả những blue-chip cũng
vướng phải, nguyên nhân chính là do bộ máy hoạt động động công ty phức tạp
khiến việc lập báo cáo rất khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp nhiều
đơn vị con”, ông Đức phân tích.
Trong trường hợp xấu, đây có thể là sơ hở giúp các doanh nghiệp có nhiều
công ty con dễ dàng “lách luật” để luân chuyển chi phí, giấu lỗ cho công ty mẹ. “Ví
dụ doanh nghiệp mẹ báo lãi, nhưng các khoản chi phí lại dồn xuống hết cho công
ty con mới dẫn đến kết quả sau hợp nhất bị lỗ”, ông Đức đặt giả thiết.
Thông thường, ông Đức chia sẻ, ở các doanh nghiệp trên thế giới, luật và
những quy định được tuân thủ rất chặt chẽ nên ít khi xảy ra trường hợp sai lệch
số liệu quá lớn giữa trước, sau kiểm toán hoặc ước tính và chính thức công bố.


Còn tại Việt Nam, “công ty báo nhầm kết quả kinh doanh có thể gửi công văn lên
Ủy ban giải trình. Trường hợp đang lãi thành lỗ, nếu được chấp nhận hợp lý thì
nhà đầu tư cũng đành chịu khi đã chót giao dịch cổ phiếu do bị ảnh hưởng bởi
thông tin.
Nhưng nếu không được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ bị khép vào tội thao túng giá,

mức phạt có thể lên đến một tỷ đồng”, ông Đức chia sẻ.
Đánh giá về thực trạng này, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhận định có
quá nhiều nguyên nhân và cách giải thích cho trường hợp chuyển lỗ thành lãi
hoặc số liệu lợi nhuận "tiền hậu bất nhất" tại doanh nghiệp. “Sự chuẩn xác của số
liệu nói chung chưa cao, tính minh bạch trong kinh doanh của một số doanh
nghiệp Việt Nam còn thấp. Cơ quan chức năng cũng đang xem xét để kết luận
đúng, sai cho từng trường hợp. Tuy nhiên, sự nhập nhằng như vậy sẽ khiến doanh
nghiệp tự đánh mất niềm tin ở nhà đầu tư.”
guồn: tinnhanhchungkhoan.vn
4. Mua bán cổ phiếu ngầm.
Mua bán cổ phiếu ngầm là việc mua bán không qua thị trường chứng
khoán. Điều này có thể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa tới việc khống
chế hay thay thế lãnh đạo.
Ở Việt Nam hiện nay đang có một thị trường cổ phiếu ngầm hoạt động
rất sôi nổi. Thị trường này được tạo nên bởi hiện tượng tư nhân hóa trong quá
trình CPH DN Nhà nước. Nhiều cá nhân bên ngoài đã móc nối với các chức sắc
bên trong các công ty CPH để mua cổ phiếu của công nhân với giá thấp hơn rất
nhiều so với giá bên ngoài thị trường. Một số cổ đông do thiếu hiểu biết đã
chuyển nhượng tài sản vào tay các đầu nậu theo hình thức như vậy. Đơn cử
như Công ty Cổ phần Tr. T., 80% số cổ phiếu với số tiền mua bán trên 20 tỉ đồng
đã được chuyển nhượng bất hợp pháp cho một cá nhân bên ngoài. Hay trường
hợp một số DN lợi dụng chủ trương ưu tiên cho công nhân trong công ty mua
cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông để ôm trọn số cổ phiếu phát hành. Do
tâm lý sợ lỗ, công nhân thường “bán đổ bán tháo” cổ phiếu của mình và số cổ


phiếu này lại rơi vào tay một số người quản lý DN. Số cổ phiếu bán ra ngoài chỉ
để... che mắt thế gian, chiếm có 8% giá trị DN CPH. Đơn cử TTBKT đã định giá
thấp tài sản của công ty, 400 m 2 đất của công ty chỉ được định giá 100.000 USD
trong khi giá trị trường lên tới 7 triệu USD và chỉ có 9 người đã mua gần 39% số

cổ phiếu của công ty.
Những mặt tiêu cực đó có thể hạn chế và khắc phục bằng việc ban hành
một số hệ thống luật lệ hoàn chỉnh, và có sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán
quốc gia.
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢ PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA TTCK
VIỆT NAM
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng quản lý ,khuyến
khích và tạo điều kiện phát cho thị trường phát triển theo đúng đường lối và
định hướng của đảng và chính phủ
Uỷ ban chứng khoan nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước thống
nhất.Nhằm tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt ,hiệu quả và an
toàn.
Việt Nam sẽ xây dựng một thị trường chứng khoan có tổ chức ,hoạt
động công bằng,hiệu quả an toàn ,bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư ,phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ,của đất nước,từng bước hội nhập với thị trường
chứng khoán, của các nước trong khu vực và thế giới .
Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển TTCK từ quy mô nhỏ tói quy mô lớn
,từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể
của đất nước.
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VN


TTCK là phong vũ biểu tượng của nền kinh tế ,các mối quan hệ về huy
động và luân chuyển vốn trên TTCK được hình thành và biến đổi trên cơ sở
phản ánh các điều kiện kinh tế vĩ mô .Chính vì vậy các chính sách nhawmmf
đảm bảo tính vững chắc và ổn định của nền kinh tế có tầm quan trọng rất lớn
đối với phát triển TTCK
Sự ổn định kinh tế vĩ mô và sự nhất quán trong chiến lược phát triển,vai
trò của hệ thống quản lý có tính chất quyết định đối với sự thành bại của một

thị trường .Vì vậy chúng ta cần sớm sem sét các văn bản pháp quy hiện hành để
điều chỉnh một cách đồng bộ ,phù hợp với các mâu thuẫn trong các văn bản
pháp qui định đó .
Sự phát triển TTCK và chương chình cổ phần hóa có mối quan hệ mật
thiết vói nhau .Do đó cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa để lựa chọn một số
doanh nghiệp có thể phất hành cổ phiếu và trái phiếu .Để đẩy nhanh tốc độ cổ
phần hóa thì chúng ta cần phải có các văn bản pháp lý đủ mạnh để buộc các
doang nghiệp phải cổ phần hóa .Ngoài ra ,nhà nước cần phải tạo ra môi truongf
kinh doanh thuận lợi ,”binhg đẳng”, có chính sách ưu đãi thuế cho các công ty
cổ phần để các công ty nay có thể phát triển .Hơ nữa, nhà nnuowcs phải có các
giải pháp giúp đỡ người lao động vay vốn để mua cổ phần ,xóa bỏ quy định hạn
chế mua cổ phần , tăng cường chế độ cổ phần hóa và tăng cương tuyên chuyền
ưu điểm của cổ phần hóa .Chúng ta không chỉ cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước mà còn nên súc tiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuocs ngoài .
Bất kì thị trường nào muốn hoạt động thì cần phải có cung và cầu đối vói
hàng hóa trên thị trường .Do đó trong thòi kì đầu mới ra đời TTCK ,chúng ta cần
đẩy mạnh các nguồn cung chứng khoán theo hướng khuyến khích các doanh
nghiệp có đủ điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng .Chúng ta cần
thực hiện các biện pháp hỗ chợ ,ưu đãi cho các doanh nghiệp huy đọng vốn
thông qua phát hành chứng khoán .Để đẩy mạnh cầu chứng khoán ,chúng ta


cần khuyến khích các tổ chức ,cá nhân mua chứng khoán trên cơ sở phát triển
kinh tế nhanh ,bền vững ,kiểm soát lạm phát ,năng cao đời sống nhân dân
nhằm tăng trưởng mức tiết kiệm kiểm trong dân cư .Thực hiện chính sách dần
dần mở cửa thị truongf một cách thích hợp để khuyến khích đầu tư nước ngoài
, việc phát triển hệ thống trung gian tài chính hoạt động trên TTCK , hệ thống
giám sát có hiệu quả, tăng cường phổ biến ,phổ cập kiến thức về TTCK .Thêm
vào đó ,cần phải súc tiến nhanh việc thành lập thị trường chứng khoán phi
chính thức và ttck tại Hà Nội hay các trái phiếu cần có lãi hấp dẫn hơn lãi suất

tiền gửi tiết kiêm.
Các cơ quan chức năng nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ các tiêu
chuẩn hành phát đảm bảo chứng khoán phát hành phải là chứng khoán chất
lượng , ban hành chế độ kế toán , kiểm toán thống nhất để năng cao chất
lượng của các thông tin về TTCK , tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể hiểu
được các thông tin đó và ra quyết định đầu tư chính xác .Thực hiện chế độ công
bố thông tin bắt buộc ,xử lý nghiem minh các hành vi vi phạm trong phát hành
và gioa dịch chứng khoán .
Nhà nước cần có chính sách tạo nguồn nhân lục cho TTCK qua việc mở
các lớp đào tọa lại trường ,trên chuyền hình ,đài ,báo về các kiến thức từ cơ
bản tới chuyên sâu về chứng khoán và TTCK .Trong hoạt động đó chúng ta có
thể lựa chọn những người thực sự để tạo điều kiện phát triển TTCK.


KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của
nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua
diển biến trên thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trưòng
tài chính, thị trường chứng khoán đươc hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra
các hoạt động mua bán, trao đổi các chứng khoán - các hàng hoá và dịch vụ tài
chính giữa các chủ thể tham gia. Việc mua bán trao đổi này đựoc thưc hiện theo
những quy tắc nhất định

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Giáo trình thị trường chứng khoán – Trường Đại Học Ngoại Thương, PGS,
NGƯT Đinh Xuân Trình, PTS Nguyễn Thị Quy

2


Bùi Nguyên Hoàn - Việt Nam với Thị trường chứng khoán - NXB Chính trị
quốc gia – 1997

3

Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ
của TS Kinh tế - Vũ Bằng - Phó chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

4
-

Tham khảo một số website:




-

/>


×