KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các thành phố lớn của nước ta đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do GTVT, ô nhiễm môi trường đã gây thiệt hại không nhỏ
về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường điển hình là môi trường trong
các đô thị hiện nay và sự cần thiết phải đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển giao
thông vận tải để đưa ra được những phương hướng đúng đắn nhằm phát triển bền vững. Báo cáo
nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường của tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị Hà
Nội” đã phần nào phản ánh nên những bức xúc về tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
tại địa bàn Hà Nội và nêu lên phương pháp hạn chế, cải thiện môi trường.
Quá trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả như sau:
- Xác định được nội dung, quy trình ĐTM và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu ĐTM cho
VTHKCC bằng xe buýt
- Tập trung nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của VTHKCC bằng xe buýt ở Hà
Nội nói chung và của tuyến buýt 32 Giáp Bát – Nhổn nói riêng. Xác định được hiện trạng, nguyên
nhân ô nhiểm môi trường trên tuyến buýt 32 Giáp Bát – Nhổn
- Phân tích, so sánh được mức độ tác động của xe buýt với các phương thức vận tải khác
(xe máy) và thấy được hiệu quả kinh tế xã hội mà VTHKCC bằng xe buýt mang lại cụ thể ở đây là
tuyến buýt 32, từ đó đánh giá cho toàn mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội
- Đưa ra được các giải pháp giảm thiếu tác động đến môi trường trong ngành GTVT và
các giải pháp phát triển bền vững loại hình VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.
- Trên cơ sở căn cứ nhiều giải pháp, tác giả lựa chọn giải pháp thay thế nhiên liệu cho xe
buýt thủ đô. Chuyển từ sử dụng nhiên liệu truyền thống (dầu diezel) sang sử dụng nhiên liệu sạch
( khí nén thiên nhiên CNG), áp dụng thí điểm cho tuyến buýt 32 và sau đó triển khai trên toàn
mạng lưới buýt Hà Nội.
- Báo cáo đã thực hiện tính toán so sánh lợi ích, chi phí giữa sử dụng dầu diezel và khí
nén thiên nhiên CNG.
Trên đây đề tài đã thống kê số liệu, tìm hiểu hiện trạng và đánh giá tác động môi trường
của tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong đô thị Hà Nội qua đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu ô
nhiễm, tránh thiệt hại về con người, thiệt hại về kinh tế xã hội và giúp cho cuộc sống con người
phát triển bền vững.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những vấn đề chưa giải quyết được
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, nhận thức, khả năng thu thập tài liệu nên việc nghiên
cứu đề tài còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được:
- Đề tài chỉ mới sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá
- Nhiều kết luận chưa thể đưa lên con số chính xác cụ thể như: Chi tiết về mức độ ô nhiễm
môi trường do hoạt động giao thông vận tải gây nên; hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì vậy nhiều tính
toán còn mang tính ước lượng chung chung
- Đề tài chưa tiến hành nghiên cứu đánh giá chi tiết tác động môi trường trên toàn mạng lưới
xe buýt mà chỉ mới tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường trên một tuyến buýt
tiêu biểu rồi từ đó đánh giá chung cho toàn hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
Để báo cáo thuyết phục hơn, các đề xuất có khả năng triển khai ứng dụng phổ biến, tác giả
cũng xin đưa ra một số các kiến nghị sau
Kiến nghị
- Áp dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường ở mức độ cao hơn, chi tiết hơn,
kết hợp nhiều phương pháp, nhiều chỉ tiêu đánh giá để có thể đưa ra một kết luận chính xác nhất về
tác động môi trường của tuyến VTHKCC bằng xe buýt.
- Cần tiến hành điều tra, nghiên cứu đánh giá tác động môi trường trên tất cả các tuyến để
thấy được tác động của mỗi tuyến và của toàn mạng lưới đối với môi trường và hiệu quả kinh tế xã
hội mà VTHKCC bằng xe buýt đạt được từ đó có phương hướng phát triển trong tương lai
- Các biện pháp về quản lý, kỹ thuật… nhằm giảm thiểu tác động môi trường của xe buýt
nói riêng và phương tiện giao thông nói chung phải được tiến hành đồng thời và liên tục
- Lắp các thiết bị lọc các khí thải độc hại cho các phương tiện.
- Mở thêm nhiều đợt kiểm tra khám phương tiện để đánh giá chất lượng phương tiện để có
phương hướng giải quyết
- Tuyên truyền hạn chế phương tiện cá nhân trong nhân dân đồng thời nâng cao chất lượng
VTHKCC bằng xe buýt
- So sánh chi tiết về những chỉ tiêu môi trường của xe buýt đối với xe máy để làm rõ hơn
mức độ cần thiết của phương tiện giao thông công cộng cũng như xe buýt trên địa bàn thành phố.
- Cần có các dự án, các đề tài nghiên cứu, các cuộc hội thảo của các chuyên gia về khả
năng ứng dụng các loại năng lượng mới ở Việt Nam.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để triển khai ứng dụng phổ biến nhiện liệu thay thế khí nén thiên nhiên CNG tác giả
đề xuất các vấn đề cần thực hiện như sau:
- Khảo sát, đánh giá tổng trữ lượng, khả năng khai thác, chế biến, khả năng cạch tranh với
nhiên liệu truyền thống, xu hướng phát triển các loại nhiên liệu và năng lượng thay thế trong nước
và trên thế giới hiện nay đến năm 2015 và xa hơn nữa.
- Đầu tư, đào tạo đội ngủ khoa học kỹ thuật nghiên cứu và phổ cập, huấn luyện các kiến
thức cho các nhân việc phục vụ trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng mới.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rải trên các phương tiện đại chúng để mọi người có kiến thức
và tầm quan trọng lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu, năng lượng mới này.
- Chuẩn bị nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng, các trạm cung cấp nhiên liệu thay thế, có thể
thực hiện theo nhiều giai đoạn, lúc đầu có thể tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có của nhiên liệu
truyền thống.
- Nhà nước cần có các chính sách ưu đải đối với các nhà đầu tư và các chính sách khuyến
khích dân chúng sử dụng các nhiên liệu mới ít ô nhiễm môi trường và giảm ảnh hưởng phụ thuộc
vào sự biến động của các nguồn nhiên liệu truyền thống trên thế giới. Đặc biệt là các phương tiện
giao thông công cộng như xe buýt, xe khách, taxi . . ., nhà nước phải có các chính sách khuyến
khích và điều lệ bắt buộc, cưỡng chế sử dụng các loại nhiên liệu này.
Ví dụ như: Hỗ trợ một phần chi phí mua xe sử dụng khí CNG; cho vay vốn dài hạn với lãi
suất thấp để chuyển đổi hoặc mua mới phương tiện; cho phép doanh nghiệp xe buýt được giữ lại
phần chênh lệch chi phí về nhiên liệu giữa dầu Diezel và CNG cho đến khi bù đắp được phần đầu
tư ban đầu đối với xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG...
Ví dụ, dùng điều lệ bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư mới phương tiện giao thông công
cộng phải sử dụng CNG. Trong khi Chính phủ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và phân
phối sản phẩm này, có biện pháp quản lý để giá CNG giữ ở mức khoảng 50-60% so với giá xăng
dầu.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các bộ giảm áp - hóa hơi, bộ trộn, bình chứa nhiên liệu áp
suất cao, các van điều khiển, van an toàn của nhiện liệu CNG . . . sản xuất trong nước để giảm giá
thành.
- Bàn luận và phân tích các vấn đề có liên quan đến các phương án sử dụng hệ thống nhiên
liệu CNG đơn hay là sử dụng song song với nhiên liệu truyền thống trên ô tô.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Khi chuyển đổi, cải tạo ô tô sang sử dụng hai hệ thống nhiên liệu song song phải kiểm tra
tải trọng, trọng tâm, phân bố tải trọng, tính năng động lực học, ổn định, dao động, di chuyển của xe
. . . và các chỉ tiêu về độ bền, đồ an toàn của các thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.
- Khi sử dụng song song nhiên liệu truyền thống và nhiên liệu thay thế cần có các nghiên
cứu thực nghiệm để tối ưu hóa thành phần các nhiên liệu trong hỗn hợp về công suất, suất tiêu hao
nhiên liệu, ô nhiễm môi trường . . . , bên cạnh đó từng bước nghiên cứu, thiết kế cải tạo các động
cơ chuyên sử dụng nhiên liệu thay thế.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS – TS. Nguyễn Đình Mạnh (2005) Giáo trình đánh giá tác động môi trường
2. Bài giảng về nghiên cứu tác động môi trường của các dự án kết cấu hạ tầng GTVT đường
bộ và đường sắt
3. Bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường giao thông vận tải, NXB Giao thông
vận tải
4. Bảo vệ môi trường giao thông vận tải, NXB Giao thông vận tải, (2000)
5. Chiến lược Quốc Gia về phát triển giao thông bền vững về môi trường đến năm 2020, Vụ
khoa học công nghệ, Bộ giao thông vận tải, Hà Nội 8/2007
6. Lê Xuân Hồng (2006), Cơ sở đánh giá tác động môi trường, NXB Thống kê Hà Nội
7. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và quản lý chất thải các công cụ pháp lý và
kinh tế, Cục môi trường xuất bản năm (1998)
8. Các quy định pháp luật về môi trường, Tập 1, NXB CTQG, Hà Nội, 1995
9. Các quy định pháp luật về môi trường, Tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 1997
10. Đánh giá tác động môi trường của một số công trình và dự án phát triển kinh tế xã hội,
Chương trình nghiên KHCN cấp Nhà Nước
11. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2005; 2007
12. Nghiên cứu giải pháp ứng dụng nhiên liệu và năng lượng mới trên ôtô, Khoa kỹ thuật giao
thông, ĐH Bách Khoa TP.HCM
13. Môi trường trong xây dựng, NXB Giáo dục, 2005
14. Thực trạng ô nhiểm không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giải pháp giảm thiểu.
Đặng Mạnh Đoàn,Trần Thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai - Viện Khoa học Khí Tượng - Thuỷ Văn
và Môi Trường
15. www.vietbao.com , www.vietnamnet.com, www.VnExpress.com, www.Vnmedia.com,
www.nea.gov.vn, />16. Và nhiều tài liệu tham khảo khác
Nguyễn Xuân Vũ – K46
81