Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đánh giá tác động môi trường của tuyến VTHKCC bằng xe buýt số 32 (Giáp Bát – Nhổn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.54 KB, 2 trang )

Mở đầu
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tại Việt Nam hiện nay, các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội
đang diễn ra rất mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân. Thực tế cho thấy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị đã gây nhiều
tác động xấu đến môi trường nói chung và tạo sức ép lớn đối với môi trường không khí nói riêng.
Chất lượng không khí của các đô thị đang bị suy giảm, nhiều nơi vấn đề ô nhiểm đã ở mức báo
động.
Hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh giao thông luôn là
vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm và chú ý sát sao. Sự tăng rất nhanh của phương tiện
cơ giới cá nhân: trung bình hàng năm xe máy tăng 15-17%, xe ô tô đặc biệt là xe con tăng 10-12%.
Trong khi cơ sở hạ tầng cho GTVT còn thấp. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm
cho thấy: Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các trục đường giao thông hầu như đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và các chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2,
NOx,… cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Trong những năm qua, trên cơ sở chủ trương khuyến khích phát triển VTHKCC của Đảng,
Nhà nước và UBNDTP, hệ thống VTHKCC đã phát triển mạnh mẽ, mạng lưới xe buýt đã phủ kín
toàn TP góp phần cải thiện bộ mặt giao thông của TP. Tuy nhiên, khối lượng vận chuyển của giao
thông xe buýt mới chỉ đáp ứng được 7% nhu cầu đi lại của xã hội. Bên cạnh đó nhiều phương tiện
vận chuyển đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc thuộc hệ thống cũ, tiêu tốn nhiều năng lượng và thải
ra lượng khí thải hết sức độc hại.
Thực tiễn cho thấy đã đến lúc cần phải hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ môi trường sống của con người.
Chính vì vậy đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường của tuyến VTHKCC bằng
xe buýt số 32 (Giáp Bát – Nhổn)”. Nhằm phân tích, đánh giá những tác động môi trường của tuyến
buýt số 32 nói riêng và VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội nói chung, để từ đó đưa ra được những
phương hướng đúng đắn nhằm phát triển bền vững hệ thống vận tải HKCC bằng xe buýt ở Hà Nội
và có thể áp dụng cho các đô thị ở Việt Nam
Huy vọng rằng báo cáo này sẽ là tài liệu hỗ trợ cho các quyết định về bảo vệ môi trường,


giải pháp phát triển VTHKCC bền vững. Đồng thời báo cáo này cũng là tài liệu tham khảo cho
những nghiên cứu tiếp theo về đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển giao thông,
đặc biệt là VTHKCC bằng xe buýt. Cũng như những người có quan tâm.
1
Mở đầu
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá tác động môi trường trên tuyến VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội,
cụ thể là tuyến buýt số 32 (Giáp Bát – Nhổn).
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu.
Nhằm trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1. Những cơ sở lý thuyết nào được lựa chọn để đánh giá tác động môi trường
tuyến VTHKCC bằng xe buýt
Câu hỏi 2: VTHKCC bằng xe buýt đóng vai trò gì trong hiện trạng ô nhiểm không khí
nghiêm trọng của Hà Nội.
Câu hỏi 3: Trong điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, thì giải pháp nào là khả
thi nhất để áp dụng cho VTHKCC bằng xe buýt của thủ đô Hà Nội.
Câu hỏi 4: Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của dự án thay thế phương tiện chạy bằng
nhiên liệu truyền thống (diezel) bằng nhiên liệu sạch CNG là như thế nao?
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin qua khảo sát thực địa
• Tham khảo kế thừa tài liệu
• Phương pháp phân tích tổng hợp
5. Nội dung báo cáo nghiên cứu
Gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động môi trường tuyến VTHKCC bằng xe buýt
Chương 2. Hiện trạng hoạt động VTHKCC và tác động môi trường trên tuyến buýt số 32.
Chương 3. Phương án giảm thiểu tác động môi trường của tuyến VTHKCC số 32
(Giáp Bát – Nhổn).
Kết luận và Kiến nghị
2

×