Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu tác động của trung quốc đến nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------------------

HUỲNH THU HẰNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC
ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG
KHU VỰC CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------HUỲNH THU HẰNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC
ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG
KHU VỰC CHÂU Á

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Huỳnh Thu Hằng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU ....................................................................................... 2


1.1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.3.

Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.4.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 5

1.5.

Bố cục đề tài ........................................................................................................... 6

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM……………………………………………………………………………….7
2.1.

Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ kinh tế giữa các nước ......................... 7

2.2.

Vai trò của Trung Quốc đối với các nước Châu Á .............................................. 15


CHƢƠNG 3.
3.1.

3.2.

Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.1.1.

Mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước Châu Á ..................... 26

3.1.2.

Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam ................................. 29

Mô tả dữ liệu ........................................................................................................ 31

CHƢƠNG 4.
4.1.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 26

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 40

Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các nước Châu Á .............................. 40


4.2.

4.1.1.


Hồi quy tổng thể ........................................................................................ 40

4.1.2.

Các kênh tác động ...................................................................................... 44

4.1.2.1.

Các liên kết thương mại ...................................................................... 44

4.1.2.2.

Các liên kết tài chính ........................................................................... 47

Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam ........................................... 51
4.2.1.

Tăng trưởng Trung Quốc tác động đến tăng trưởng Việt Nam ................. 51

4.2.2.

Chỉ số giá chứng khoán Trung Quốc và tăng trưởng Việt Nam ................ 58

CHƢƠNG 5.

KẾT LUẬN ........................................................................................ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

CAB

GDP

FEM

NFA

OECD

REM

SC

SSEC

VAR

Diễn giải
Cán cân tài khoản vãng lai
(Current account balance)
Tổng sản phẩm Quốc nội
(Gross Domestic Product)
Mô hình tác động cố định
(Fixed – effects model)

Tài sản nước ngoài ròng
(Net foreign assets)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
(Organization for Economic Cooperation and Development)
Mô hình tác động ngẫu nhiên
(Random – effects model)
Tiêu chuẩn thông tin Schwarz
(Schwarz information criterion)
Shanghai composite index
Mô hình tự hồ quy vector
(vector autoregression)


VECM

VIF

FPI

FDI

Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số.
(Vector Error Correction Model).
Hệ số phóng đại phương sai
(Variance inflation factor)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
(Foreign Portfolio Investment)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc (từ 2000 – 2014).
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng ở một số quốc gia, theo %. (Nguồn: World Bank)
Biểu đồ 2.3: Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Á, 1996-2014.
Biểu đồ 4.1: Hàm phản ứng đẩy: tỷ lệ tăng trưởng của GDP Trung Quốc và Việt Nam
Biểu đồ 4.2: Phân tích phương sai: tỷ lệ tăng trưởng của GDP Trung Quốc và Việt
Nam
Biểu đồ 4.3: Hàm phản ứng đẩy: SSEC và tăng trưởng Việt Nam
Biểu đồ 4.4: Phân tích phương sai: SSEC và tăng trưởng Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: GDP (PPP) của Trung Quốc, các nước OECD và thế giới (Đơn vị: tỷ USD).
Bảng 2.2: Giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc với Thế Giới.
Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2014.
Bảng 3.1: GDP (PPP) của các nước trong khu vực. Đơn vị: Tỷ USD.
Bảng 3.2.: Thống kê mô tả
Bảng 3.3: Hiệp phương sai và hệ số tương quan
Bảng 4.1: Hồi quy tổng thể các nhân tố tác động đến tăng trưởng các nước Châu Á:
Pool-OLS, 1999-2014
Bảng 4.2: Hồi quy tổng thể các nhân tố tác động đến tăng trưởng các nước Châu Á:
FEM, 1999-2014
Bảng 4.3: Thương mại Trung Quốc tác động đến tăng trưởng các nước Châu Á: PoolOLS, 1999-2014
Bảng 4.4: Thương mại Trung Quốc tác động đến tăng trưởng các nước Châu Á: FEM,
1999-2014
Bảng 4.5: Tài chính Trung Quốc tác động đến tăng trưởng các nước Châu Á: PoolOLS, 1999-2014
Bảng 4.6: Tài chính Trung Quốc tác động đến tăng trưởng các nước Châu Á: FEM,
1999-2014
Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết Jonhansen: tỷ lệ tăng trưởng Trung Quốc và Việt

Nam, quý I/2000 – quý IV/2014
Bảng 4.8: Kiểm định nhân quả Granger: tỷ lệ tăng trưởng Trung Quốc và Việt Nam,
quý I/2000 – quý IV/2014
Bảng 4.9: Hồi quy tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào tăng trưởng Trung
Quốc, quý I/2000 – quý IV/2014
Bảng 4.10: Kiểm định đồng liên kết Jonhansen: SSEC và tăng trưởng Việt Nam, quý
I/2000 – quý IV/2014
Bảng 4.11: Kiểm định nhân quả Granger: chỉ số giá chứng khoán Trung Quốc và tăng
trưởng GDP Việt Nam, I/2000 – IV/2014


Bảng 4.12: Hồi quy tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào chỉ số giá chứng
khoán Trung Quốc, quý I/2000 – quý IV/2014


1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu phám phá mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với tăng trưởng của 25
quốc gia Châu Á được lựa chọn và đánh giá mức độ tác động thông qua các kênh dẫn
truyền là thương mại và tài chính. Bằng phương pháp Pool-OLS và mô hình tác động
cố định (fixed-effects model), kết hợp với dữ liệu được quan sát theo năm của 25 quốc
gia Châu Á từ 1999-2014, chúng ta tìm thấy các mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống
kê cao. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của kênh thương mại và tài chính Trung
Quốc đến nền kinh tế các nước trong khu vực Châu Á. Đồng thời, bài nghiên cứu mối
quan hệ kinh tế song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam thông qua tỷ lệ tăng
trưởng của Trung Quốc và chỉ số giá thị trường chứng khoán SSEC. Sử dụng phương
pháp kiểm định nhân quả Granger và VECM, kết quả đều cho thấy mối quan hệ nhân
quả Granger một chiều từ tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc và chỉ số SSEC tác động
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.



2

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong những thập niên gần đây, vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới ngày
càng trở nên quan trọng. Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và trở thành nền
kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc cũng là chủ
nợ lớn nhất của Mỹ, khi mà sở hữu 1300 tỷ USD Trái Phiếu Mỹ.
Trung Quốc tăng trưởng cao không có gì khó hiểu. Trong 30 năm đầu của nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa, trung bình Trung Quốc tăng trưởng 4,2%. Lúc bấy giờ Trung
Quốc dù gặp nhiều trắc trở bởi kế hoạch đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hoá... nhưng là
nền kinh tế có rất nhiều động lực phát triển chưa được phát huy. Trung Quốc có sức lao
động dồi dào chưa được sử dụng, tài nguyên phong phú chưa được khai thác nhiều.
Đặc biệt, Trung Quốc thiếu vốn và phương tiện quản lý, điều hành kinh tế tiên tiến.
Khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa từ năm 1978, tất cả đều ào ạt. Thứ nhất,
chính sách mới phát huy những động lực mà trước kia chưa sử dụng được. Thứ hai,
dòng vốn trung bình mỗi năm 1.000 tỷ USD đổ vào Trung Quốc, trong đó đứng đầu là
Hồng Kông (Trung Quốc), tiếp đó là Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Ma Cao (Trung
Quốc), Châu Âu, Nhật Bản... Như ruộng lúa hạn hán nứt nẻ, giờ gặp những trận mưa
rào, Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh chóng. Cho nên từ những năm cải cách, Trung
Quốc tăng trưởng 7-9%. Quy mô nền kinh tế đã tăng gần 20 lần theo USD trong suốt
30 năm. Từ 1992 Trung Quốc chuyển sang kinh tế thị trường, đặc biệt là 10 năm đầu
của thế kỷ XXI, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,8% - tốc độ đó là bình thường. Tốc
độ phát triển này còn nhanh hơn Châu Âu trong suốt cuộc Cách Mạng Công Nghiệp
hoặc ở Mỹ sau khi mở cửa Tây Mỹ trong thế kỷ 19. Summer (2007) chỉ ra rằng, thực tế

sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc – quốc gia chiếm 1/5 dân số thế giới – là
một trong những sự kiện phát triển kinh tế quan trọng trong thời đại chúng ta.


3

Ngoài tác động trong nước, tăng trưởng nhanh của Trung Quốc trong các thập niên gần
đây đã có tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Thông qua việc mở cửa, hội nhập toàn
cầu, Trung Quốc càng gia tăng mối quan hệ với phần còn lại của thế giới thông qua
giao thương quốc tế, thị trường hàng hóa toàn cầu, dòng vốn, và qua việc sử dụng tiền
tệ của Trung Quốc ở các nước, và trong mối tương quan chặt chẽ của tình hình thị
trường Trung Quốc và các nước Châu Á (kể cả thế giới). Sau 2008, Trung Quốc tiến
hành quốc tế hóa đồng Nhân Dân Tệ. Cuối năm 2014, Trung Quốc ký 29 thỏa thuận
hóa đổi tiền tệ song phương và đến tháng 10/2014, đồng Nhân Dân Tệ đã vượt qua
đồng đô-la Úc và đô-la Canada để trở thành đồng tiền được sử dụng thanh toán nhiều
thứ 5 trên thế giới, gần tiếp cận với đồng Yên Nhật. Mức độ sử dụng đồng Nhân Dân
Tệ trong thanh toán quốc tế trong 2 năm 2012-2014 đã tăng trên 321%. Riêng năm
2014, mức tăng trên đạt 102% so với mức tăng chung 4,4% của tất cả các loại tiền tệ
khác trong thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, từ quý III/2015 nền kinh tế bị rơi vào tình trạng suy giảm. Trung Quốc đã
phá giá đồng Nhân Dân Tệ, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao đốc. Hãng Reuters
dẫn lời nhà kinh tế Tim Condon thuộc Hãng ING Group đánh giá: "Không ai biết điều
gì sẽ xảy ra với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự mù mờ về tăng trưởng của Trung
Quốc hiện là nguyên nhân chính khiến các thị trường chao đảo”. Nếu tăng trưởng của
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụt giảm mạnh, sẽ kéo theo các nước khác sụt theo.
Đánh giá được những biến động lên xuống của nền kinh tế Trung Quốc, thực sự có ảnh
hưởng như thế nào đến các quốc gia trong khu vực châu Á trong thời gian qua. Và xem
xét các tác động kinh tế này thông qua các kênh dẫn truyền. Chúng ta có thể đo lường
mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là
Việt Nam. Đồng thời, dự đoán được xu hướng tác động của mối quan hệ kinh tế này

trong thời gian tới. Vì vậy, tôi chọn đề tài “nghiên cứu tác động của Trung Quốc đến
nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực Châu Á” để làm rõ các vấn đề trên.


4

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các
nước trong khu vực Châu Á và xem xét mối quan hệ này thông qua các kênh dẫn
truyền. Kênh thương mại được nghiên cứu thông qua các chỉ số xuất nhập khẩu và
kênh tài chỉnh được nghiên cứu thông qua các chỉ số đại diện cho dòng tài chính và
biến động trên thị trường tài chính Trung Quốc.
Đặc biệt, bài nghiên cứu khám phá mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam
trong dài hạn và ngắn hạn. Xem xét giữa Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ
nhân quả một chiều hay hai chiều. Đồng thời, đánh giá sự tác động của biến này lên
biến kia khi có một sự thay đổi, một cú sốc xảy ra.
1.3.

Nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu được phân thành hai vấn đề lớn:
Một là, nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và tăng trưởng các nước
trong khu vực bằng hồi quy Pool-OLS và mô hình tác động cố định (FEM).
 Hồi quy tăng trưởng của Trung Quốc, OECD và thế giới với tăng trưởng của các
nước trong khu vực để đánh giá tác động tổng thể.
 Kiểm định tác động của kênh Thương Mại Trung Quốc (thông qua hoạt động
xuất nhập khẩu) đối với tăng trưởng các nước.

 Kiểm định tác động của dòng Tài Chính Trung Quốc đối với tăng trưởng các
nước. Dòng tài chính – đại diện cho tiết kiệm quốc gia được đo lường bởi chỉ số
Cán cân tài khoản vãng lai và Tài sản nước ngoài ròng. Thêm vào đó, đánh giá
tác động của thị trường Tài chính Trung Quốc đối với các nước. Biến động thị
trường tài chính được đo lường bởi lãi suất ngắn hạn (tín phiếu kho bạc Trung


5

Quốc 3 tháng), lãi suất dài hạn (trái phiếu 10 năm) và chỉ số giá chứng khoán
(Shanghai Composite Index).
Hai là, bằng phương pháp đồng liên kết Jonhansen kết hợp với VECM và kiểm định
nhân quả Granger nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng Trung Quốc, chỉ số giá
chứng khoán và tăng trưởng của Việt Nam.
 Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian bằng phương pháp
Augmented Dickey-Fuller (ADF). Nếu chuỗi dừng ở sai phân bậc 1, kiểm định
đồng liên kết Jonhansen.
 Tiến hành kiểm định nhân quả Granger để xem xét chiều tác động của các chuỗi
dữ liệu.
 Hồi quy VECM để đánh giá mức độ tác động giữa các chuỗi dữ liệu thời gian.
1.4.

Đóng góp của đề tài

Bài nghiên cứu có một số đóng góp so với các tài liệu hiện có. Đầu tiên, đề tài nghiên
cứu sâu hơn về từng kênh tác động cụ thể chứ không chỉ đánh giá tổng thể như các
nghiên cứu trước. Thứ hai, Trung Quốc và hầu hết các nước Châu Á mới mở cửa giao
thương trong vài thập niên gần đây nên mốc thời gian được nghiên cứu trong mẫu từ
1999 – 2014 có tính cập nhật hơn. Thứ ba, bài nghiên cứu rõ ràng hơn sự tác động của
Trung Quốc đối với Việt Nam thông qua tăng trưởng và Thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, đề tài giúp chúng ta khám phá và đo lường mức độ tác động của các kênh
dẫn truyền từ Trung Quốc đến các nước trong khu vực để giúp các nước trong khu vực
có thể phần nào xây dựng kế hoạch nhằm duy trì tăng trưởng, ổn định nền kinh tế khi
đối mặt với các cuộc khủng hoảng và tình hình biến động kinh tế đến từ Trung Quốc và
tìm kiếm lợi ích đa dạng hóa vốn quốc tế khi tìm kiếm thị trường ít tương quan.


6

1.5.

Bố cục đề tài

Bài nghiên cứu sẽ lần lượt đi qua bốn phần tiếp theo. Phần hai trình bày tổng quan lý
thuyết gồm các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ kinh tế giữa các nước và đánh giá
sơ bộ vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và các nước trong khu vực
cũng như Việt Nam. Phần ba nêu ra phương pháp nghiên cứu trong bài, mô tả dữ liệu.
Phần bốn trình bày kết quả nghiên cứu. Phần năm là kết luận.


7

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1.

Các nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ kinh tế giữa các nƣớc

Đã có những nghiên cứu trước đây về mối tương quan tăng trưởng giữa các nước.
Nghiên cứu các liên kết tăng trưởng xuyên quốc gia thường tập trung vào sự lan truyền

của tăng trưởng các nước (hoặc nhóm nước) phát triển đến các nước, các nhóm nước
nhỏ khác trong khu vực hoặc trên toàn thế giới. Các kết quả đều ít nhiều đều đưa ra
được những mối liên kết, tương quan có ý nghĩa. Ví dụ như: Hyun-Hoon Lee và cộng
sự (2000) nghiên cứu sự tác động của chu kỳ kinh doanh của Mỹ và Nhật lên nền kinh
tế Úc theo hai kênh truyền dẫn là xuất khẩu và thị trường tài chính. Kết quả cho thấy
khi tỷ giá thả nổi, Mỹ tác động lên Úc mạnh hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn, còn của
Nhật yếu đi và chỉ tác động trong ngắn hạn. Callen và McKibbin (2001) cho thấy trong
khi củng cố tài chính ở Nhật, ban đầu sẽ giảm tăng trưởng trong nước, trung hạn sẽ tác
động dương lên cả kinh tế trong nước và các nước trong khu vực (các nước Châu ÁThái Bình Dương). Nới lỏng tiền tệ làm tăng hoạt động trong nước ở ngắn hạn, tác
động lên các nước khu vực trong trung hạn.
Sự lan tỏa tăng trưởng từ các nước khu vực lớn đến các nước láng giềng nhỏ hơn thu
hút sự chú ý ngày càng tăng.


Arora và Vamvakidis (2001, 2005) tập trung nghiên cứu mối quan hệ tăng

trưởng giữa các nước lớn và các nước trong trong vực cũng như toàn thế giới. Năm
2001, tác giả nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế Mỹ đến các nước trên thế
giới và tác động theo từng khu vực. Thay vì thập trung ước lượng tác động của sự biến
động quốc tế (các cú sốc) lên chu kỳ kinh doanh trong nước như Ahmed và Loungani
(1999, 2001) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (a vector error-correction) để ước


8

lượng tác động của các cú sốc sản lượng quốc tế lên sản lượng nội địa của vài nhóm
nước trong các nền kinh tế thị trường mới nổi ở Châu Á và Mỹ Latinh. Arora và
Vamvakidis (2001) sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed-effects) để mục đích
phân tích tăng trưởng trong dài hạn. Tác giả hồi quy các nhân tố tăng trưởng và các các
biến kiểm soát qua một thời gian dài. Mô hình hồi quy tỷ lệ tăng trưởng thực GDP bình

quân đầu người của các nước trên thế giới (không bao gồm Mỹ) theo một loạt các biến
độc lập bao gồm nhóm các yếu tố trong nước: biến trễ của GDP bình quân, phát triển
nhân khẩu học (tăng trưởng dân số), tổng đầu tư trong nước, vốn con người, tỷ lệ xúc
tiến thương mại; và nhóm các yếu tố nước ngoài: tỷ lệ tăng trưởng thực GDP bình quân
đầu người ở Mỹ và phần còn lại của thế giới, trung bình tỷ trọng xuất khẩu trên GDP
bình quân đầu người thực của các bạn hàng với mỗi quốc gia. Dữ liệu được lấy từ 1980
đến 1989 cho tất cả các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Trong đó, mỗi
quan sát được tính trung bình theo 5 năm, trừ biến trễ GDP bình quân đầu người lấy dữ
liệu năm đầu tiên trong từng giai đoạn 5 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng trưởng ở Mỹ
có tác động dương và có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng các nước khác, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Tác giả tìm thấy một sự giảm sút trong tăng trưởng của Mỹ
đối với các nước đạt mức 1-1. Hơn thế, các kết quả còn ám chỉ tác động của tăng
trưởng Mỹ lên các nước khác có thể được giải thích bởi vai trò của nó trong quá trình
giao thương.
Dựa trên nghiên cứu trên, năm 2005, các tác giả này cũng xem xét tác động tăng
trưởng kinh tế Nam Phi đến các nước Châu Phi còn lại. Trong bài, tác giả bổ sung thêm
các biến như lạm phát, tỷ lệ viện trợ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, biến giả cho các nước
nằm giáp biển, và đa dạng sắc tộc. Các mối quan hệ được đo lường bằng phương pháp
hồi quy Pool-OLS và mô hình tác động cố định tương tự như nghiên cứu năm 2001.
Kết quả cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế Nam Phi có tác động tích cực đến tăng
trưởng ở các nước Châu Phi còn lại, ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố tăng trưởng
khác. Tác động của các cú sốc khu vực và toàn cầu, sự thay đổi trong mô hình và thời


9

kỳ mẫu có ý nghĩa mạnh. 1% tăng lên trong tăng trưởng của Nam Phi tương ứng 1/2 –
3/4% tăng lên của tăng trưởng các nước Châu Phi còn lại. Tác giả phân tích dựa trên tỷ
lệ tăng trưởng trung bình của các nước theo từng thời kỳ nhỏ 5 năm để tránh tác động
vĩ mô ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi các cú sốc tạm thời và chu kỳ kinh doanh. Trong bài

có đề cập tác động của FDI và đầu tư danh mục đến dòng vốn của một số nước thông
qua kênh liên kết tài chính. Đồng thời, đề cập quy mô và và vai trò dẫn đầu của quốc
gia Nam Phi trong các chính sách đa quốc gia và sáng kiến kinh tế. Tuy nhiên, trong
các nghiên cứu của tác giả, không khuyến khích cô lập theo từng kênh tác động mà tập
trung thay thế tác động tổng hợp. Vì vậy, tác giả có đề xuất cho các nghiên cứu tương
lai có thể đánh giá tầm quan trọng của các kênh thay thế qua đó tăng trưởng được
truyền dẫn.


Frank và cộng sự (2003) nghiên cứu tác động của Mỹ đến khu vực Châu Á –

Thái bình Dương và khám phá mối liên kết thông qua kênh Thương Mại, Đầu Tư và
liên kết Tài Chính thông qua thị trường chứng khoán liên quan đến cuộc cách mạng IT.
Các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được lựa chọn trong 2 nhóm của các
nước Châu Á gồm các nước Châu Á phát triển (ADCs) như Nam Hàn, Đài Loan,
Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc cùng với 4 nước ASEAN: Indonesia, Philippin,
Thái Lan. Trước tiên, tác giả kiểm tra nhân quả của chuỗi thời gian GDP, và sau đó
kiểm tra chuỗi thời gian chỉ số giá chứng khoán. Đầu tiên, tác giả kiểm tra nhân quả
của Mỹ với các nước ADCs chính gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.
Trung Quốc được lựa chọn từ các nước ASEAN+ vì quy mô nền kinh tế và tầm quan
trọng tăng trưởng của Trung Quốc trong nền kinh kế khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Sau khi sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết, mô hình
tự hồi quy vector (VAR) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa 5 chuỗi tỷ lệ
tăng trưởng GDP. Đối với chỉ số giá chứng khoán cũng tiến hành tương tự theo tiến
trình: kiểm định quan hệ nhân quả Granger theo cặp, và kiểm định quan hệ nhân quả
VAR. Dữ liệu chỉ số giá chứng khoán được thu thập theo ngày ở mức giá đóng cửa cho


10


mỗi 5 nước gồm Trung Quốc (Shanghai Composite, SSEC), Hàn Quốc (Seoul
Composite, KS11), Nhật Bản (Nikkei 225), Đài Loan (Taiwan Weighted, TWII) và Mỹ
(S&P 500, GSPC. Kết quả được tìm thấy là các liên kết được tăng cường kể từ cuộc
cách mạng IT. Không có quan hệ nhân quả một chiều có ý nghĩa từ GDP Mỹ đến Nhật,
Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng sự sụt giảm trong chỉ số giá chứng khoán
Mỹ sẽ là nguyên nhân suy thoái thị trường chứng khoán ở Nhật, Hàn, và Đài Loan,
nhưng không ảnh hưởng Trung Quốc. Không có ý nghĩa của quan hệ nhân quả một
chiều từ GDP Mỹ đến Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng sự sụt giảm
trong chỉ số giá chứng khoán Mỹ sẽ gây nên sự suy thoái trong thị trường chứng khoán
ở Nhật, Hàn, Đài Loan, nhưng không ảnh hưởng đến Trung Quốc.


Swiston và Bayoumi (2008) đã kiểm tra mức độ và các kênh lan truyền từ các

khu vực chính của thế giới – Mỹ, khu vực Châu Âu, Nhật Bản và phần còn lại của thế
giới - lên Canada và Mexico. Tác giả nghiên cứu tác động thông qua ba kênh thương
mại, giá cả hàng hóa và kênh tài chính. Sử dụng mô hình VAR kết hợp với phương
pháp quasi-Bayesian (được đưa ra bởi Bayoumi và Swiston, 2007) để ước lượng mối
quan hệ tăng trưởng giữa các nước khi xuất hiện các cú sốc. Phương pháp phân tách
Cholesky không được sử dụng trực tiếp ở đây vì các mối liên kết không được sắp xếp
thứ tự rõ ràng. Để đo lường mức độ tác động của liên kết tài chính, tác giả sử dụng ba
công cụ, cũng đại diện cho chính sách tiền tệ của các nước: lãi suất ngắn hạn (chứng
khoán chính phủ 3 tháng), lãi suất dài hạn (chứng khoán chính phủ 10 năm) và giá cổ
phiếu của Mỹ, khu vực Châu Âu và Nhật. Kết quả chỉ ra với Canada, 1% cú sốc trong
GDP thực của Mỹ chuyển dịch đến 3/4 % sang cho Canada – trong đó lan truyền tài
chính quan trọng hơn thương mại trong các thập niên gần đây.
Klyuev (2008) cũng khám phá mức độ liên kết tài chính giữa Canada và Mỹ, nhằm đo
lường tác động trong thay đổi điều kiện tài chính ở Mỹ lên điều kiện tài chính và hoạt
động kinh tế thực của Canada. Ông cho rằng những biến động liên tục trên thị trường
tài chính toàn cầu càng cho thấy vai trò của các liên kết tài chính giữa các nước, cũng



11

như tác động của điều kiện tài chính lên hoạt động kinh tế thực. Trong bài sử dụng mô
hình tự hồi quy vector cấu trúc (SVAR) 6 biến bao gồm tỷ lệ lạm phát CPI, tỷ lệ tăng
trưởng GDP thực, và lãi suất T-bill 3 tháng cho mỗi quốc gia. Lãi suất đại diện cho
điều kiện tài chính. Tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát đo lường hoạt động kinh tế
thực. Dữ liệu được thu thập theo quý từ quý I/1983 đến quý I/2007. Số quan sát khá
lớn nhưng xét ở vĩ mô các số liệu biến động không nhiều trong thời kỳ trước đó. Với
dữ liệu theo quý, độ trễ được sử dụng là 4. Nghiên cứu cho thấy sự thắt chặt trong điều
kiện tài chính của Mỹ tác động có ý nghĩa lên hoạt động thực ở Canada. Ví dụ 1% tăng
lên trong lãi suất T-bill 3 tháng (các yếu tố khác không đổi) dẫn tới giảm hơn 1% trong
tăng trưởng GDP thực ở Canada sau 3 quý. Điều này có thể giải thích bởi ba cách thức
tác động: kênh tài chính trực tiếp, sự suy giảm là do chi phí sử dụng vốn tăng khi các
công ty Canada tăng vốn ở Mỹ; kênh tài chính gián tiếp, sự tăng trưởng bị cản trở bởi
các điều kiện tài chính ở Canada bị thắt chặt do phản ứng với sự thắt chặt ở Mỹ; và
kênh thương mại, thông qua sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, và tương ứng với nhu cầu
giảm trong xuất khẩu Canada.


Ilahi và Shendy (2008) tìm thấy tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực, tiêu dùng tư

nhân và đầu tư tư nhân ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (bao gồm Pakistan) được
liên kết mạnh mẽ với dòng Kiều hối và tích lũy thặng dư tài chính trong các nước GCC
– Hội đồng hợp tác vùng vịnh. Sử dụng phương pháp VAR, tác giả nghiên cứu các mối
liên kết thông qua hai kênh là tài chính và kiều hối. Khác với định nghĩa kênh tài chính
như bài nghiên cứu của Swiston và Bayoumi (2008) – đại diện cho điều kiện tài chính
– trong bài, Ilahi và Shendy sử dụng khái niệm kênh tài chính với ý nghĩa tích lũy dòng
tài chính. Vì không có dữ liệu dòng tài chính song phương giữa GCC và các nước

trong khu vực cho nên tác giả sử dụng chỉ số cán cân tài khoản vãng lai được tích lũy
của các nước GCC đại diện cho quy mô dòng tài chính của các nước này. Dữ liệu kiều
hối song phương từ các nước GCC đến các nước khác là không có sẵn hoặc không đầy
đủ. Cho nên, tác giả sử dụng nguồn kiều hối từ Saudi Arabia như một đại diện dòng


12

kiều hối GCC. Tất nhiên mô hình được đưa vào thêm biến giá dầu, đây là động lực
chính của liên kết giữa GCC và các nước trong khu vực. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
thêm các biến kiểm soát tăng trưởng gồm tỷ lệ xúc tiến thương mại, đầu tư, chi tiêu
chính phủ, dân số, lạm phát và độ trễ của GDP bình quân đầu người. Dữ liệu theo năm
được thu thập từ 1972 – 2006 (35 năm), và để tránh các cú sốc ngắn hạn, dữ liệu được
lấy trung bình theo 3 năm.
Dựa trên nghiên cứu này, Alturki và cộng sự (2010) cũng tiến hành nghiên cứu mức độ
tác động của tăng trưởng ở Nga với 11 nước CIS (trừ Nga) thông qua các kênh Thương
Mại, Tài Chính và Kiều Hối. Dữ liệu được lấy theo năm từ 1997 – 2008. Kết quả cho
thấy tồn tại mối liên kết kinh tế giữa Nga và CIS và mối liên kết này bị ảnh hưởng từ
cuộc khủng khoảng kinh tế Nga 1998.
Hiện có rất ít nghiên cứu thực nghiệp được thực hiện để đánh giá tác động của tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc đến các nước còn lại trên thế giới. Trong đó, kể tới nghiên
cứu của Arora và Vamvakidis (2010)1 cho thấy vai trò của Trung Quốc trong nền kinh
tế thế giới và đo lường tác động của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đến các nước trên
thế giới trong ngắn hạn và dài hạn. Tác giả ước tính ngắn hạn dựa trên mô hình tự hồi
quy vector và mô hình hiệu chỉnh sai số, kết quả cho thấy hiệu ứng lan tỏa của tăng
trưởng Trung Quốc đến các nước đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Trong các
tác động lan tỏa dài hạn, tác giả ước lượng dựa trên hồi quy dữ liệu bảng, cũng cho kết
quả có ý nghĩa và mức độ tăng lên trong những thập kỷ gần đây vượt ra khỏi Châu Á.
Tuy nhiên, những nghiên cứu của các tác giả này đều đánh giá kết quả tác động tổng
hợp chứ không tập trung xem xét trên từng kênh tác động.

Có một số phương pháp để kiểm tra mối liên kết giữa nền kinh tế các nước với nhau.
Arora và Vamvadidis (2001) áp dụng hồi quy tăng trưởng thông thường để nghiên cứu

1

Arora và Vamvakidis nghiên cứu Paper China’s economic growth: International Spillovers năm 2010 trên IMF
working paper. Năm 2011, chỉnh sửa và ấn bản trên tạp chí China & World Economy


13

tác động của tăng trưởng kinh tế của Mỹ đến các nước còn lại trên thế giới, mà không
quan tâm đến các kênh liên kết cụ thể như tài chính, đầu tư,… và áp dụng phương pháp
này cho các nghiên cứu tương tự sau đó. Callen và McKibbin (2001) sử dụng G-Cubed
để nghiên cứu tác động của thay đổi chính sách Nhật lên các nước Châu Á – TBD.
Watanabe (1996) nghiên cứu tác động của giá chứng khoán Mỹ và biến động lên các
nước Châu Á – TBD, sử dụng mô hình EGARCH (an exponential autoregressive
conditionally heteroskedastic). Frank và cộng sự (2003) sử dụng Granger kiểm tra quan
hệ nhân quả của các liên kết, và sau khi tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng, sử dụng
phân tích “phản ứng đẩy”. Tác giả kiểm tra quan hệ nhân quả và các động lực của
chuỗi thời gian GDP, sau đó, kiểm tra chuỗi thời gian của chỉ số giá chứng khoán.
Alain và Elsabé (2007) sử dụng mô hình a novel dynamic factor2 để điều tra mối quan
hệ giữa chu kỳ kinh doanh của Nam Phi với 11 nước Cộng đồng Phát triển Miền nam
Châu Phi (SADC).
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đều cho thấy mối quan hệ phụ thuộc
giữa các nước nhỏ và các nước lớn, do đó, chúng ta kỳ vọng một mối tương giữa các
quốc gia Châu Á với Trung Quốc thông qua nhiều lĩnh vực, nhiều kênh tác động.
Trong bài này, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu theo hai phần lớn. Một là xét mối quan
hệ giữa nền kinh tế Trung Quốc và tăng trưởng của các nước trong khu vực Châu Á
(25 nước được xét trong mẫu) bằng cách hồi quy dữ liệu bảng Pool-OLS và FEM cho

25 nước như phương pháp trong bài nghiên cứu của Arora và Vamvadidis (2005). Sau
đó, đánh giá tác động riêng lẻ của từng kênh Thương Mại và Tài Chính. Hai là xét mối
quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam theo phương pháp được trình bày
trong nghiên cứu của Frank và cộng sự (2003). Chúng ta tiến hành kiểm định tính
dừng, hiện tượng đồng liên kết, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và ước lượng mô

2

Forni, M., Hallin, M.,Lippi, M., Reichlin, L.,2003. Mô hình a Generalized Factor: ước lượng và dự báo.
ECARES-ULB Working Paper. www.dynfactors.org


14

hình VECM cho mối liên hệ giữa tăng trưởng của hai nước và mối liên hệ của thị
trường tài chính Trung Quốc (chỉ số giá chứng khoán SSEC) với tăng trưởng Việt
Nam.
Ngoài ra, quan tâm đến dòng kiều hối giữa các nước tác động với nhau như nghiên cứu
của Ilahi và Shendy. Các tài liệu trước đây về tác động tăng trưởng của Kiều hối lên
các nước nhận là khá mơ hồ. Theo lý thuyết, kiều hối có thể hỗ trợ tăng trưởng thông
qua tăng cường đầu tư vào vốn vật chất, tạo điều kiện hình thành nguồn vốn nhân lực
và đào sâu hệ thống tài chính của nền kinh tế nước nhận. Nhưng nguồn kiều hối có thể
còn làm giảm tăng trưởng thông qua hiệu ứng căn bệnh Hà Lan trên tỷ giá hối đoái
thực (Chami và cộng sự, 2008). Bằng chứng thực nghiệm không ủng hộ mạnh mẽ quan
điểm rằng Kiều hối thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng (Chami và cộng sự, 2008; Lucas,
2005). Bằng chứng từ những nước gửi lao động đến GCC chỉ ra rằng các dòng kiều hối
chủ yếu dẫn tới các cuộc bùng nổ tiêu dùng, và chủ yếu chuyển thành xây dựng nhà ở
và mua đồ dùng lâu bền (Taylor và cộng sự, 1996). Mặc khác cũng có một vài bằng
chứng của tác động tích cực gián tiếp lên tăng trưởng tài chính ở các nước nhận (ở các
nước Trung Đông) (Billmeier và Massa, 2007). Tuy nhiên, theo dữ liệu từ World Bank

dòng kiều hối từ Trung Quốc đến các nước không đáng kể, nên chúng ta sẽ bỏ qua yếu
tố này khi xem xét mối tác động của Trung Quốc đến các nước trong khu vực.


×