ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
A: LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các
nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến
môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nguyên tắc trung gian
là một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của thị trường chứng
khoán. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường
chứng khoán tập trung đều phải thông qua tổ chức trung gian , đó là công ty
chứng khoán. Các công ty chứng khoán ra đời giúp cho thị trường chứng
khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả
B: HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM
I. Khái niệm.
Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm
hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng
khoán : Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành
chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
II. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ
1) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
1.1 Khái niệm
Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công
ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ
chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính
1
khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao
dịch đó.
1.2 Mở tài khoản giao dịch
Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài
khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sỏ hợp
đồng ký kết giữa khách hàng và công ty.
1.3 Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng
* Quản lý tiền của khách hàng:
- Công ty chứng khoán không trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng
khoán của khách hàng và họ quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của
khách hàng tách biệt khỏi tiền của công ty.
- Khách hàng của công ty chứng khoán mở một tài khoản tiền tại
ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn.
* Quản lý chứng khoán phát hành đại chúng của khách hàng:
- Công ty chứng khoán quản lý tách biệt chứng khoán của khách hàng
với chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Công ty chứng khoán gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung
tâm lưu ký chứng khoán trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng
khoán của khách hàng.
- Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho
khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của
khách hàng.
1.4 Nhận lệnh giao dịch
- Khi giao dịch khách hàng điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào
phiếu lệnh rồi đưa phiếu lện cho người môi giới của công ty chứng khoán.
Người môi giới chứng khoán sẽ ghi nhận số thứ tự và thời gian nhận lệnh tại
2
thời điểm nhận lệnh và thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác lệnh giao
dịch của khách hàng. Công ty chứng khoán sẽ lưu giữ các phiếu lệnh của
khách hàng theo quy định của pháp luật.
- Mọi lện giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được truyền qua trụ sở chính
hoặc chi nhánh công ty chứng khoán trước khi nhập lênh vào hệ thống giao
dịch của Sở hay Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền
và chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và phải
có các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng
khi lệnh giao dịch được thực hiện.
- Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng
khoán trước khi khách hàng thực hiện giao dịch.
1.5 Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán
- Cung cấp dịch vụ với hai tư cách:
+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư
+ Nối liền những người bán và những người mua.
- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: chia sẻ
và đưa ra những lời động viên kịp thời
- Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức giúp khách hàng có nhứng
quyết định tỉnh táo.
- Đề xuất thời điểm bán hàng.
2) Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
2.1 Khái niệm: Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện
mua và bán chứng khoán cho chính mình.
2.2 Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh
3
Vốn và con người là hai điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ trong kinh doanh chứng khoán
- Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có
đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật
- Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phải có một
trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính
nhạy cảm trong công việc
2.3 Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh
- Ưu tiên khách hàng : Pháp luật yêu cầu công ty chứng khoán phải
tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự
doanh . Nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh
tự doanh của công ty. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho khách
hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán.
- Bình ổn thị trường : Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán các
công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình
có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết
cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường.
2.4 Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh
Quy trình hoạt động tự doanh có thể chia làm 5 giai đoạn sau.
* Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư
Công ty chứng khoán xác định chiến lược trong hoạt động tự doanh
của mình: đầu tư chủ động, thụ động hoặc đầu tư vào một số ngành nghề,
lĩnh vực cụ thể nào đó.
* Giai đoạn 2 : Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư
Sau khi xây dựng chiến lược đầu tư, bộ phận tự doanh của công ty sẽ
triển khai tìm kiếm các nguồn hàng hóa, cơ hội đầu tư trên thị trường theo
mục đích đã định.
4
* Giai đoạn 3 : Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư
Trong giai đoạn này công ty chứng khoán sẽ phải tiến hành thẩm định,
đánh giá chất lượng của các khoản đầu tư. Kết quả của giai đoạn này sẽ là
những kết luận cụ thể về việc đầu tư của công ty.
* Giai đoạn 4 : Thực hiện đầu tư
Sau khi đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh triển
khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán.
* Quản lý đầu tư và thu hồi vốn:
Bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá
tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý. Sau khi thu hồi vốn,
bộ phận tự doanh sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình thực hiện và lại tiếp tục
chu kỳ mới.
3) Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
3.1 Khái niệm: Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức
phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua
một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc
mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
3.2 Điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán
Hiện nay trên thế giới có 4 hình thức bảo lãnh phát hành sau: bảo lãnh
cam kết chắc chắn; bảo lãnh cố gắng tối đa; bảo lãnh tất cả hoặc không; bảo
lãnh với hạn mức tối thiểu. Hiện nay tại Việt Nam chỉ áp dụng hình thức bảo
lãnh với cam kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết
trách nhiệm của các công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán
theo hình thức cam kết chắc chắn nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
5