Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kết quả thu được từ việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1998-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.89 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................3
Chương 1: Đôi nét về chương trình xóa đói giảm nghèo 135......................4
1. Quá trình thực hiện.................................................................................4
2.Nhiều tồn tại cần được giải quyết từ Chương trình 135 (giai đoạn II)
.......................................................................................................................5
Chương 2: Kết quả thu được từ việc thực hiện chương trình 135 giai
đoạn 1998-2005..............................................................................................10
I. Kết quả CSHT vùng đặc biệt khó khăn hiện nay..............................10
II. Nhìn nhận tổng quan............................................................................12
1. Những cơ hội cho đầu tư phát triển CSHT xã ĐBKK.......................12
2. Những khó khăn thách thức đối với việc phát triển hạ tầng xã ĐBKK
.................................................................................................................12
Chương 3: Đánh giá việc thực hiện chương trình 135...............................14
I. Thực hiện Nguyên tắc dân chủ, công khai, Nguyên tắc xã có công
trình dân có việc làm tăng thêm thu nhập..............................................14
II. Tính công bằng Phân bổ nguồn lực chưa xuất phát từ điều kiện khó
khăn thực tế, nặng về bình quân..............................................................17
III. Tính hiệu quả .....................................................................................18
1. Nhược điểm.........................................................................................19
2. Quản lý vốn đầu tư: Quản lý các vốn đầu tư tuy chưa có sai sót lớn
nhưng có biểu hiện thất thoát, lãng phí...................................................21
3. Chất lượng nhiều công trình hạ tầng còn thấp....................................23
IV. Tính bền vững.....................................................................................25
1. C«ng tác vận hành duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi nghiệm thu
chưa được quan tâm thực hiện................................................................25
2. Những cơ hội triển CSHT xã ĐBKK cho đầu tư phát.......................26
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3. Định hướng đầu tư phát triển CSHT xã ĐBKK của Đảng và nhà nước
.................................................................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................29


2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước còn tồn tại nhiều vùng khó khăn
trên thế giới. Vì thế đi đôi với mục tiêu phát triển kinh tế không thể thiếu
được nhiệm vụ đối với những người khó khăn, mà bộ phận naỳ không hề ít
trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới người nghèo, tìm mọi
cách đưa đất nước phát triển đồng đều giữa các vùng, phấn đầu nhà nước ta la
một nước không có người nghèo. Trong quá trình hoạch định các chính sách
phat triển cho đất nước, các chính sách cho người nghèo luôn luôn được quan
tâm, nhằm mục đích giảm tối đa người nghèo xcuống mức thấp nhất có thể.
Cùng với mục tiêu đó, chương trinh 135 ra đời. Chương trình với mục tiêu
phát triển sản xuất, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số, làm đổi thay rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội vùng
dân tộc và miền núi đã mang lại nhiều thay đổi cho những vùng mà chương
trình có tác động. Nhưng nhin chung là bất cứ một chương trình nao trên
ơhạm vi quốc gia cho dù là mang lai nhiều thành công thì cũng có những hạn
chế của nó. Đứng dưới góc độ một nhà đánh giá chương trinh, em muôn nhìn
nhận chương trinh dướ góc độ đánh giá sự tham gia của ccộng đồng theo bôn
tiêu chí cơ bản:
Thực hiện Nguyên tắc dân chủ, công khai, Nguyên tắc xã có công trình
dân có việc làm tăng thêm thu nhập
1. Tính công bằng Phân bổ nguồn lực chưa xuất phát từ điều kiện
khó khăn thực tế, nặng về bình quân
2. Tính hiệu quả
3. Tính bền vững
4. Tính công bằng
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương 1: Đôi nét về chương trình xóa đói giảm nghèo 135

1. Quá trình thực hiện
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998.
Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương
trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu,
chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm
ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy
nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình
này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I, giai đoạn 2006-
2010 là giai đoạn II. Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình
phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng
xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành
và các đại diện đoàn thể xã hội.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:
• Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
• Phát triển cơ sở hạ tầng;
• Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường
học, trạm y tế, nước sạch
● Nâng cao đời sống văn hóa
Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của
nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân
cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách
giáo khoa, một số báo chí, v.v...
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc
biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các

năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm
vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước
Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào
sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể
bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy
nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao,
nhiều mục tiêu chưa thực hiện được.
Sang giai đoạn II, Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1644 xã thuộc 45
tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135.
2.Nhiều tồn tại cần được giải quyết từ Chương trình 135 (giai đoạn II)
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phối hợp với Uỷ ban Dân tộc đã tổ chức
họp báo công bố kết quả kiểm toán Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi năm 2007
(Chương trình 135 giai đoạn II).
Ngày 31-7-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chương trình 135 đã làm thay đổi bộ mặt
nông thôn ở nhiều xã đặc biệt khó khăn
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong giai đoạn từ 1998 đến 2005, Chương trình đã tạo sự thay đổi lớn
về cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, góp phần
quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi.
Chương trình đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng dân
tộc thiểu số, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói,
nghèo giảm nhanh; giáo dục đào tạo, sức khỏe của người dân được chăm lo,
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện.
Phát huy những kết quả đó, Chương trình 135 giai đoạn II (từ năm 2006
đến 2010) tiếp tục được thực hiện theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày

10-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó 1.946 xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và 3.149 thôn, bản, làng, buôn,
xóm, ấp đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II sẽ được hỗ trợ để phát triển
kinh tế xã hội. Sau 2 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II luôn được
nhân dân ủng hộ, góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được thì Chương trình 135 giai đoạn
II cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần phải được khắc phục một cách nghiêm túc.
Kết quả đã có sau 2 năm
Chương trình 135 giai đoạn II đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của các
tầng lớp nhân dân, toàn thể xã hội và các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế. Lần
đầu tiên ở Việt Nam, các nhà tài trợ đã có cam kết mạnh mẽ về việc hỗ trợ
trực tiếp ngân sách cho triển khai Chương trình 135 giai đoạn II với nguồn
vốn hơn 3.125 tỷ đồng, trong tổng số ngân sách thực hiện là 12.950 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 2 thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II nên công tác
quản lý, chỉ đạo thực hiện của Chương trình có nhiều tiến triển. Những tồn
tại, yếu kém qua kết quả kiểm toán năm 2007 phần lớn đã được các địa
phương khắc phục; việc phân bổ vốn cơ bản đúng định mức, đối tượng và nội
dung của Chương trình; công tác giải ngân kịp thời, việc sử dụng vốn, kinh
phí nhìn chung đúng mục đích và có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của Ủy ban
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Dân tộc, năm 2007 Chương trình 135 giai đoạn II đã thanh toán 3.594 công
trình, giá trị 1.396 tỷ đồng, đạt 115,03% dự toán, bằng 84,88% kinh phí được
sử dụng.
Điều đáng nói là các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư về
giao thông, thủy lợi đã góp phần giảm khó khăn trong việc đi lại, nước sinh
hoạt và nước tưới trong nông nghiệp cho người dân; đã xây dựng được các
mô hình sản xuất, hỗ trợ vật tư, cây giống, vật nuôi, máy móc sản xuất cho
hàng vạn hộ, góp phần nâng cao đời sống của người dân, giảm dần tỷ lệ hộ
nghèo. Chương trình 135 giai đoạn II trong năm 2006 và 2007 đã được thực

hiện dân chủ, công khai và được các địa phương quan tâm, chỉ đạo thông qua
tổ chức họp dân, lấy ý kiến xây dựng kế hoạch. Từ đó tiến hành đăng ký các
hộ nghèo được hỗ trợ cây con giống, vật tư, máy móc thiết bị... Cho đến nay,
Chương trình 135 đã và đang xây dựng được 11.765 công trình, dự án, trong
đó công trình giao thông là 42%, thủy lợi 22,8%, trường học là 18%...
Nhưng tồn tại vẫn nhiều
Có thể nói Chương trình 135 giai đoạn II đã phần nào cải thiện được đời
sống của nhân dân ở những xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và thôn, bản, làng, buôn, xóm, ấp đặc biệt khó khăn. Nhưng
theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước sau khi đi khảo sát ở 10 tỉnh gốm: Yên
Bái, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon
Tum, Long An và Trà Vinh thì những tồn tại trong quá trình triển khai
Chương trình vẫn còn nhiều.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương trình 135 phần nào góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Việc triển khai Chương trình 135 của một số địa phương còn thụ động,
chưa xây dựng quy hoạch các công trình cơ sở hạ tầng, kế hoạch đầu tư dài
hạn và kế hoạch đào tạo. Việc xây dựng tiêu chí phân bổ vốn theo điều kiện
về vị trí địa lý, diện tích, dân số, tỷ lệ hộ nghèo và điều kiện đặc thù của từng
xã, thôn, bản chưa theo quy định. Các địa phương chưa cụ thể hóa hướng dẫn
thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư và chậm bố
trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này. Sự chỉ đạo của các cấp chính quyền
(huyện, xã), chủ đầu tư trong tạo việc làm cho các hộ nghèo thông qua thực
hiện dự án cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm. Đồng thời, UBND các tỉnh
chưa tổng hợp giá trị đóng góp của người dân tham gia vào thực hiện các dự
án thuộc Chương trình để đưa vào ngân sách Nhà nước.
Hơn nữa, các Ban chỉ đạo các cấp chưa thường xuyên quan tâm đến việc

kiểm tra các dự án đang triển khai tại các xã để kịp thời phát hiện những bất
cập trong qua trình thực hiện. Việc nắm bắt danh sách các hộ nghèo trên địa
bàn không cụ thể; chưa hướng dẫn các xã xây dựng phương án phân chia và
duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị nên ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư. Bên
cạnh đó, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát về tài chính của
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương trình chưa được thường xuyên, thiếu chặt chẽ dẫn đến sai phạm trong
quyết toán kinh phí dự án hỗ trợ sản xuất. Vì vậy, có tình trạng cán bộ tham
gia Chương trình giữ lại tiền hỗ trợ cho dân hoặc thu tiền của dân sai quy định
như ở huyện Thanh Sơn, Yên Lập (Phú Thọ) và Văn Chấn (Yên Bái)...
Ở hầu hết các địa phương chưa xây dựng được quy chế hoặc cam kết về
quản lý tài sản hình thành từ Chương trình cho các nhóm hộ dân được thụ
hưởng, dẫn đến việc quản lý và sử dụng còn nhiều bất cập; phân giao kế
hoạch vốn của các cấp, các ngành cho một số tiểu dự án thuộc dự án hỗ trợ
phát triển sản xuất không kịp thời, chưa đúng thời vụ và chưa sát thực tế của
địa phương nên dự án không hiệu quả. Ví dụ như tỷ lệ bò, dê chết với tỷ lệ
cao từ 20-33,3% ở tỉnh Kon Tum; trồng cây chuối sai thời vụ gây thiệt hại
cho người dân thụ hưởng ở Phú Thọ...
Ngoài ra, các nội dung được đầu tư của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất
trong năm 2007 còn manh mún, mang tính bình quân và chủ yếu mới chỉ
dừng ở việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân nên không xây dựng được các mô
hình kinh tế, mô hình sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, góp phần chuyển
đổi cơ cấu sản xuất. Việc hỗ trợ mua máy móc thiết bị sản xuất chưa thực sự
đem lại lợi ích cho các hộ nghèo một cách rộng rãi. Điều đáng nói là một số
công trình hoàn thành, bàn giao từ năm 2005 và 2006 đến nay vẫn chưa đưa
vào sử dụng nên nhiều hạng mục đã bị xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí vốn
đầu tư. Không những vậy, tỷ lệ giải ngân thuộc dự án Đào tạo thấp (đạt
56,05% so với dự toán); một số nội dung của các lớp đào tạo chưa phù hợp
với đối tượng đào tạo được quy định. Trong khi đó số người thực tế tham gia

các lớp đào tạo, tập huấn thấp hơn so với dự kiến (chỉ đạt 76,8%); thời gian
đào tạo ngắn (5 ngày/khóa) nên học viên khó tiếp thu hết nội dung đào tạo
như ở tỉnh Kon Tum, Quảng Nam.
Theo ông Lê Minh Khái, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước thì việc chất
lượng công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán ở các địa phương còn hạn chế
như sai khối lượng, áp dụng sai đơn giá; nhiều hồ sơ thiết kế sơ sài, thiếu chi
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tiết, không có báo cáo địa chất khu vực thi công dẫn đến phải điều chỉnh thiết
kế trong quá trình thi công, dự toán lập không phù hợp với hồ sơ khảo sát địa
chất. Qua công tác kiểm toán cho thấy, hầu hết các tỉnh chưa thực hiện đúng
quy định công tác nghiệm thu, lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt
quyết toán vốn công trình hoàn thành...
Có thể thấy, những tồn tại trên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu
của Chương trình 135 giai đoạn II. Do vậy, việc xử lý về tài chính; kiểm điểm
trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra các sai phạm qua công tác kiểm toán là
rất cần thiết để đảm bảo đúng mục tiêu tổng quát của Chương trình trong
những năm còn lại từ nay đến 2010.
Chương 2: Kết quả thu được từ việc thực hiện chương trình 135
giai đoạn 1998-2005
I. Kết quả CSHT vùng đặc biệt khó khăn hiện nay
Sau 7 năm thực hiện CT 135 (1998-2005), trên phạm vi cả nước dự kiến
đã có khoảng 850 xã thoát khỏi diện ĐBKK nhưng vẫn còn khoảng 1500 xã
chưa đạt được mục tiêu cơ bản của chương trình. Bên cạnh đó còn hàng nghìn
thôn bản thuộc xã khu vực II còn khó khăn về điều kiện CSHT. Một đặc điểm
chung của xã ĐBKK và thôn bản ĐBKK thuộc xã khu vực II hiện nay là: Kết
cấu hạ tầng về chất lượng mới đáp ứng bước đầu ở mức tối thiểu cho nhu
cầu sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Những năm qua, kết cấu hạ tầng miền núi, vùng sâu đã được cải thiện
một bước nhưng còn rất thiếu thốn, quy mô, chất lượng quá thấp và mới tập

trung ở các khu vực trung tâm xã: trường THCS, trường tiểu học, trạm xá, trụ
sở UBND xã đường đến trung tâm xã, điện khu vực trung tâm xã... còn rất
nhiều xã thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu nhất là công trình thuỷ lợi nhỏ,
đường giao thông thôn bản, cấp nước sinh hoạt...
Theo báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương thì ở
miền núi, vùng sâu còn 88 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, 45 xã đã
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
có đường ôtô nhưng mới đi được một mùa; 505 xã chưa có điện lưới, 26 xã sử
dụng các nguồn điện khác phụ thuôc thiên nhiên thiếu ổn định; gần 290 xã
chưa có trạm xá xã; 685 xã chưa có điện thoại; đặc biệt là thiếu các công trình
thuỷ lợi nhỏ, có địa phương năng lực tưới của công trình thuỷ lợi, có địa
phương năng lực tưới của công trình thuỷ lợi mới đáp ứng 6.13% diện tích đất
sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 1999 - 2005, do nguồn vốn hạn hẹp nên hầu hết những công
trình hạ tầng thiết yếu tiêu chuẩn thấp, thiếu đồng bộ, thiếu bền vững, dễ hư
hỏng, xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá. Theo nguồn
của Bộ giao thông vận tải, đường giao thông nông thôn cả nước hiện nay chỉ
có 10,9% đường đá dăm và đường rải nhựa, 53% đường đất, 35,4% đường
cấp phối. Khu vực miền núi phía Bắc: tỷ lệ đường rải nhựa là 0,9%, đường
đất là 69%, tỷ lệ này ở Miền Trung và Tây Nguyên là 1,7% và 61,8%. Hầu
hết kênh mương của các công trình thuỷ lợi làm bằng đất, chi phí duy tu cao,
thất thoát nước lớn. Những năm 1999-2000 nhiều địa phương xây dựng
trường học, trạm xá quy mô cấp 4, nhiều nơi khó khăn còn làm tường nhà
dựng gỗ đến nay đã xuống cấp.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu tất yếu phải nhanh chóng có các chính
sách tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển kết cấu
hạ tầng nói riêng cho các xã đặc biệt khó khăn. Những xã ĐBKK nếu không
được Đảng và Nhà nước có chính sách đặc biệt quan tâm giúp đỡ và lãnh đạo
thì các xã này rất khó tự vượt qua đói nghèo, những khó khăn thách thức lớn

sẽ tiếp tục phát triển ngày càng nghiêm trọng hơn; khoảng cách giàu nghèo
với các xã khác trong huyện, tỉnh càng lớn hơn, từ đó sẽ tạo ra điều kiện thuận
lợi cho xuất hiện các nhân tố tiềm ẩn bên trong gây mất ổn định xã hội. Do
vậy trong thời gian tới Chính phủ cần có một chương trình phát triển kinh tế -
xã hội toàn diện mà trong đó phải coi trọng việc phát triển hệ thống CSHT
cho các xã ĐBKK.
11

×