Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.39 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG

Tên đề tài:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
KHỐI VĂN PHÒNG TẠI TP.HCM

GV Phụ trách : TS. Nguyễn Ánh Hồng
SVTH : Nguyễn Thị Bích Trâm
Môn : Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Lớp : NVSP K15


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, sự phát triển của xã hội đã làm thay đổi nhận thức của con người về công
việc, người lao động có xu hướng thích thay đổi công việc trong một vài năm, họ không
muốn làm việc suốt đời trong một tổ chức. Hơn nữa, người lao động ngày càng đòi hỏi sự
cân đối hài hòa giữa công việc và cuốc sống gia đình của họ. Thực tế cho thấy trong những
năm gần đây, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với hiện tượng “nhảy việc” của các cán
bộ nhân viên, các nhân viên giỏi, hoặc thậm chí là các cán bộ quản lý giỏi. Hiện tượng này
đang trở thành một vấn đề nhức nhối đối với không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà còn
xảy ra tại nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.Các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi cách
để duy trì và phát triển nguồn nhân lực vốn có của mình. Bởi vì nhân viên là tài sản quan
trọng nhất của doanh nghiệp. Ngay cả Bill Gates, nguyên chủ tịch tập đoàn Microsoft,
cũng đã từng tuyên bố: “Hãy lấy đi 20 nhân vật quan trọng nhất của chúng tôi thì
Microsoft sẽ trở thành công ty bình thường”. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội DN TP.HCM
trên 2.700 DN cho thấy, 100% DN đang gặp khó khăn về vấn đề nhân lực. Còn Công ty
Bảo hiểm AIA và AIG lại đưa ra một thông số:Việc biến động nhân sự làm cho công ty


mất đi từ 150%-180% chi phí. Ngoài ra, việc biến động nhân sự còn làm cho các công ty
mất đi lượng khách hàng từ 20%-50%. Sự ổn định trong đội ngũ nhân viên sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí (tuyển dụng, đào tạo, v.v.), giảm các sai sót (do
nhân viên mới gây ra khi chưa quen với công việc mới), tạo niềm tin và tinh thần đoàn kết
trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó nhân viên sẽ xem doanh nghiệp là nơi lý tưởng cho họ
phát huy năng lực của mình cũng như gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cuối cùng quan
trọng hơn hết, sự ổn định này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tạo được sự
tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để xây dựng được đội ngũ nhân viên ổn định cho công ty mình?
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ
việc của nhân viên khối văn phòng.Từ đó giúp họ có các định hướng, chính sách phù hợp
trong việc sử dụng lao động để giữ chân những nhân viên phù hợp mà nhà quản lý mong

1


muốn họ gắn bó lâu dài với công ty. Và đó cũng chính là lý do tôi đã chọn đề tài

“Các

yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TP.HCM”.
2. Câu hỏi nghiên cứu & mục tiêu nghiên cứu
Như đã trình bày, sự biến động lao động trong những năm gần đây luôn là vấn đề nổi
bật mà các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện
nay, tình hình lạm phát và cơn sốt bão giá đang rầm rộ, buộc người lao động phải cân
nhắc lựa chọn nơi làm việc phù hợp. Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi: Các yếu tố nào
có ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TP.HCM?
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu trên cần giải quyết được các mục tiêu sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng
tại TP.HCM.

- Kiến nghị giải pháp giảm thiểu và hạn chế số lượng nhân viên nghỉ việc trong các
doanh nghiệp ở TP HCM.
3. Đối tượng nghiên cứu & Phạm Vi Nghiên Cứu :
3.1. Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ của nhân viên
khối văn phòng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau trên địa bàn TP.HCM.
Đối tượng khảo sát : nhân viên văn phòng thuộc các lĩnh vực khác nhau đang cư trú
và làm việc tại TP.HCM
3.2 Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được giới hạn ở nhân viên văn phòng trên
địa bàn TP.HCM..
4. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết
Nghiên cứu thực hiện xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và thang đo các yếu tố
ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc và đối tượng là nhân viên khối văn phòng tại TP. HCM.
Vì thế, hy vọng đây là cơ sở để triển khai các nghiên cứu ứng dụng tương tự trong các
lĩnh vực khác.

2


Về mặt thực tiễn
Từ kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý của các công ty nói chungcó một
cái nhìn đầy đủ và toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên
mình. Vì thế, nghiên cứu sẽ đặt cơ sở cho các nhà quản lý của các công ty hoạch định các
chiến lược quản lý nhân sự phù hợp.
5. Cấu trúc nghiên cứu:
Cấu trúc nghiên cứu của đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Phần Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Chương 4: Giải pháp giảm thiểu, hạn chế lượng nhân viên nghỉ việc trong các DN trên
địa bàn TP.HCM
Chương 5 : Kết Luận
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Nguồn dữ liệu (hay phương pháp thu thập dữ liệu):
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra trực tiếp với bảng
câu hỏi thiết kế sẵn.
6.2 Phương pháp thực hiện:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp định tính và định
lượng.
• Phương pháp định tính: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm gồm các bạn đồng
nghiệp, bạn bè và người thân đang làm việc trong các tổ chức kinh doanh
khác nhau nhằm xác định hiệu chỉnh thang đo, điều chỉnh bảng câu hỏi
khảo sát và thu thập các thông tin cần thiết để bổ sung thêm cho phần giải
pháp kiến nghị.
3




Phương pháp định lượng: Xử lý dữ liệu khảo sát bằng cách sử dụng kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp, phát bảng câu hỏi rồi thu về. Cỡ mẫu cho khảo
sát định lượng trong nghiên cứu này là 200. Dữ liệu được nhập, làm sách,
phân tích SPSS 16.0 và bằng excel. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử
dụng gồm: Thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định thang
đo với Cronbach ‘s Anpha…

Quy trình nghiên cứu :

Bước 1 : Dựa trên những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan để đưa ra một

mô hình thang đo với những biến quan sát mà người nghiên cứu cho rằng sẽ có thể là các
yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của người lao động khối văn phòng tại TP.HCM.
Bước 2 : Tiến hành nghiên cứu sơ bộ, thông qua tham khảo ý kiến của một số đồng
nghiệp và người thân đang công tác tại các công ty thuộc địa bàn Tp.HCM và đã từng
chuyển chổ làm việc ít nhất một lần. Kết quả sau nghiên cứu sơ bộ nhằm bổ sung, chỉnh
sửa mô hình thang đo và các biến quan sát.
Bước 3 : Tiến hành nghiên cứu chính thức, phương pháp phỏng vấn trực tiếp mẫu thuận
tiện bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp cho các học viên trường kinh tế cao học, văn
bằng hai, và các đơn vị thuận tiện.
Bước 4 : Phân tích kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị.
7. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
• Mô hình nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu một số mô hình như: mô hình mười yếu tố động viên liên
quan đến thuộc tính công việc được phát biểu bởi Kenneth A . Kovach (1987), mô hình

4


nghiên cứu của Vũ Mộng Thùy My (2009). Ngoài ra, nghiên cứu này có mục tiêu là phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên lao động khối văn phòng
nên không giới hạn trong một ngành hay lĩnh vực cụ thể miễn là nhân viên thuộc khối văn
phòng ứng với các trình độ khác nhau. Vì vậy có rất nhiếu yếu tố tác động đến dự định
nghỉ việc, tuy nhiên mô hình nghiên cứu này kế thừa 5 yếu tố cùa tác giả Vũ Mộng Thuy
My đã kiểm định được công thêm yếu tố mức thu nhập hiện tại được coi là yếu tố tác
động đáng kể đến việc nhân viên có dự định thay đổi công việc hay không. Cho nên mô
hình nghiên cứu đề xuất như sau :

Sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên

H1Công việc ổn định và chế độ

đãi ngộ

H2Dự định

Sự gắn bó với nghề và công ty

H3
Mức thu nhập

Mối quan hệ giữa các đồng
nghiệp
Cân bằng giữa cuộc sống và
công việc

-

nghỉ việc

H4-

H5H6-

Hình 1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc dự định nghỉ
việc của nhân viên.
• Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất ở hình 1, các giả thuyết sẽ được hình thành như
sau:
-

Sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên: Sự quan tâm của cấp trên có ảnh hưởng rất lớn đến

hiệu quả làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy được đối xử tốt, được

5


sếp quan tâm, thông cảm, đánh giá cao thì họ ít có dự định thay đổi nơi làm việc và
ngược lại.Vì vậy, giả thuyết H1 được phát biểu như sau :
H1: Sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên càng nhiều thì dự định nghỉ việc càng giảm
-

Công việc ổn định và chế độ đãi ngộ: Một khi công việc tạo cho người lao động
một niềm tin vững chắc rằng họ sẽ không bị tác động nhiều bởi các yếu tố khách
quan, không phải lo sợ vì mất việc hay bị chuyển bộ phận khác, đồng thời công ty
có chính sách thưởng phạt phân minh, được bảo về quyền lợi người lao động, họ
nhận thức được rằng họ có nhiều cơ hội đào tạo và phát triển thì họ sẽ ít có dự định
thôi việc. Do vậy , giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
H2: Công việc càng ổn định và chế độ đãi ngộ càng tốt thì dự định nghỉ việc se
càng giảm

-

Sự gắn bó với nghề và công ty: Nhân viên có lòng say mê đầy nhiệt huyết đối với
công việc của mình đang làm thì họ sẽ không có dự định nghỉ việc. Nếu công ty
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc tốt và nhân viên luôn cảm thấy công
ty là một phần trong cuộc sống của họ, thì họ sẽ không nghỉ đến việc rời bỏ công
ty mà kiếm việc khác. Vì vậy, giả thuyết H3 được phát biều như sau:
H3: Sự gắn bó với nghề và công ty càng nhiều thì dự định nghỉ việc càng giảm.

-


Mức thu nhập bao gồm lương, thưởng. Khi mà nhân viên nhận thấy mình được trả
lương cao, công bằng sẽ làm việc tốt hơn và hài lòng với công việc hiện tại và khi
họ nhận thấy họ được trả lương thấp hay không công bằng thì họ sẽ có dự định
nghỉ việc. Hơn nữa, nhân viên sẽ ở lại nếu họ được thưởng. Nhân viên được
thưởng dựa vào chất lượng công việc của họ. Vì vậy, giả thuyết H4 có thể được
phát biểu như sau:
H4: Mức thu nhập càng cao, càng hấp dẫn càng cạnh tranh thì dự định nghỉ việc
càng ít.

-

Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp: Các cá nhân làm việc trong một không khí
thân thiện, hoà đồng, mọi người đều sẳn lòng giúp đỡ nhau, phối hợp nhịp nhàng
với nhau hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, họ có thể thông cảm và chia se
với nhau mọi việc chứ không đơn thuần chỉ là quan hệ công việc mà thôi. Có được

6


những người đồng nghiệp tốt như thế thì nhân viên sẽ ít có suy nghỉ phải nghỉ việc.
Do đó, giả thuyết H5 được phát biệu như sau:
H5: Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp càng tốt thì dự định nghĩ việc càng giảm.
-

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc: Người lao động luôn thích thú khi đồng
thời hoàn thành tốt công việc ờ công ty và cuộc sống cá nhân được chu toàn.Nói
cách khác, khi người nhân viên không thấy bị áp lực bởi công việc và cuộc sống,
họ cân đối được thời gian cho công ty và thời gian cho cuộc sống cá nhân. Như
vậy họ sẽ không nghỉ việc. Trong trường hợp này, giả thuyết H6 được phát biển
như sau:


H6: Cân bằng giữa cuộc sống và công việc càng nhiều thì dự định nghỉ việc se càng
giảm.
Thông tin mẩu nghiên cứu
-

Thông thường phân tích nhân tố EFA theo Gorsuch,, 1983 thì cần có ít nhất 200
quan sát. Nghiên cứu này vì chọn mẫu thuận tiện nên cỡ mẫu sẽ được ấn định theo
tiêu chuẩn 5:1 ( Bollen,1989): số quan sát ít nhất cần lớn hơn 5 lần số biến. Cho
nên, trong nghiên cứu này có 25 tham số cần ước lượng do đó kích thước mẫu tối
thiểu phải là 25x5=125. Vì vậy kích thước mẫu đề ra trong nghiên cứu này là n =
200 ( 220 dự phòng).

-

Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện với phong phú về ngành nghề của nhiều
công ty khác nhau trong khu vực khối văn phòng tại TP.HCM

7


PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào các Anh/chị! Tôi đang thực hiện nghiên cứu về ý định chuyển việc của
nhân viên khối văn phòng tại TP.HCM. Xin các anh/chị chú ý rằng không có trả lời nào là
đúng hay sai. Các trả lời của anh/chị đều có giá trị đối với nghiên cứu này. Tôi xin cam
đoan tất cả các thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được bảo mật hoàn toàn. Cuộc phỏng vấn
này rất quan trọng cho bài nghiên cứu. Do đó, Tôi rất mong các anh/chị sẽ dành một phần
thời gian quý báu của mình để trả lời một cách chân thành bảng câu hỏi sau.
PHẦN I. Đánh giá mức độ đồng ý
Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị về các phát biểu dưới đây

theo quy ước: 1. Hoàn toàn phản đối 2. Phản đối 3. Trung dung (không đúng/không sai)
4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý .

hiệu

Các phát biểu

Mức độ đồng
ý

QL4

Cấp trên của anh/chi thường xuyên quan tâm, thăm hỏi
anh/chi
Cấp trên của anh/chi rất gần gũi, thân thiện với anh/chị
Cấp trên của anh/chị thường khuyến khích, động viên anh/chị
trong quá trình làm việc
Trong công ty Anh/chị luôn được cấp trên tôn trọng

QL5

Cấp trên ghi nhận sự đóng góp của anh/chị đối với công ty

SD1

Công việc cho Anh/chi sử dụng tốt năng lực cá nhân của mình 1 2 3 4 5
Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã
1 2 3 4 5
hội và bảo hiểm y tế cho anh/chị .
Công việc của Anh /chị đang làm mang tính ổn định lâu dài

1 2 3 4 5

QL1
QL2
QL3

SD2
SD3
SD4
SD5
GK1
GK2
GK3
GK4
GK5

Công ty có chế độ thưởng tiền tết cao cho anh /chị
Công ty luôn tạo điều kiện cho anh/chị được nghỉ phép, nghỉ
bệnh khi có nhu cầu
Anh/chị luôn quan tâm tới sự tồn tại và phát triển của công ty
mình đang làm
Anh/chi cảm thấy công ty này như là một phần gia đình của
mình
Công ty có ảnh hưởng lớn đến bản thân anh/chị
Anh/Chị luôn tự hào là nhân viên của công ty
Nghề nghiệp Anh/chi đang làm được xác định là sự nghiệp
lâu dài của anh/chị.

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5


TL1

Anh/chi luôn cảm nhận những khó khăn của công ty là khó
khăn của chính mình
Anh/chi được trả lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra

TL2

Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào mức lương từ công ty

GK6

TL3
DN1
DN2
DN3
DN4

CB1
CB2
CB3
PT1
PT2
PT3
PT4

Anh/chị được nhận tiền thưởng và tăng lương khi hoàn thành
tốt công việc
Các bạn đồng nghiệp rất vui ve, thân thiện hòa đồng
Đồng nghiệp của anh/chị luôn phối hợp tốt với nhau để hoàn
thành công việc
Đồng nghiệp của anh/chị thường xuyên cho lời khuyên khi
cần thiết
Đồng nghiệp của anh/chị là người đáng tin cậy
Công việc hiện tại của anh/chị có liên quan đến cuộc sống gia
đình anh/chị
Công việc hiện tại của anh/chị đòi hỏi phải làm thêm giờ
(tăng ca)
Công ty bố trí thời gian rõ ràng hợp lý
Anh chị được biết rõ những điều kiện để thăng tiến
Công ty có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề
nghiệp cá nhân
Anh chị được định hướng và huấn luyện phù hợp với công
việc đảm nhận
Công ty tạo nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển cá nhân.

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

PHẦN II. Dự định nghỉ việc
DD1 Anh/chị không có ý định làm việc lâu dài tại công ty

1 2 3 4 5

DD2 Anh/chị cho rằng mình sẽ tìm một chổ làm khác trong năm tới
Anh/chị sẽ chuyển chỗ làm nếu tìm được một chỗ làm khác tốt
DD3
hơn ở đây
DD4 Anh/chị chỉ xem công ty này chỉ là nơi làm việc tạm thời.
Anh/ chị thích chuyển công tác cũng như di chuyển nơi làm
DD5
việc

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5


PHẦN III. Thông tin cá nhân
1.

Bộ phận công tác của anh /chị trong công ty: ………………… , thuộc ngành nghề:
……………………………………..

2.

3.

Loại hình công ty mà bạn đang công tác:
 cty Liên doanh

 Cty Cổ phần

 cty Nước ngoài

 Khác

 cty Tư nhân

Vị trí công tác của anh / chị thuộc nhóm:
 Nhân viên ở các bộ phận  Cán bộ quản lý cấp tổ, đội
 Trưởng / phó phòng ban hoặc tương đương  Công Việc VP khác
 Nam


4.

Giới tính :

5.

Trình độ chuyên môn :

 Nữ

 ≤Trung cấp  Cao đẳng  Đại học
6.

Tuổi đời của anh / chị
 Dưới 22

7.

 Từ 22 đến 25

 Từ 25 đến 35

 Trên 35

Thời gian làm việc tại công ty:
 Dưới 3 năm

8.

 Sau đại học


 Từ 3-<5 năm

 Từ 05-<10 năm

 Trên 10 năm

Thu nhập trung bình/ tháng của anh / chị (cả các khoản ngoài lương) thuộc nhóm:
 <5 tr đ

 Từ 5 tr đ - <7 tr đ

 Từ 7 - <10 tr đ

 Từ 10 tr đ trở lên

Xin chân thành cám ơn quý anh chị !!!

-



×