Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân thế nào và lúc nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.37 KB, 3 trang )

Quản trị rủi ro tín dụng thể nhân:
Thế nào và lúc nào?

“Chữ tín quý hơn vàng” là câu nói cửa miệng của giới kinh doanh. Sẽ không có
bất kỳ hợp đồng kinh tế nào được thực hiện nếu như các đối tác không tin tưởng
lẫn nhau. Khó ở chỗ niềm tin là thứ trừu tượng dù vẫn được xây dựng trên cơ sở
những điều mắt thấy, tay sờ, và đôi lúc là cả tai nghe nữa.
Hãy khoan nói tới việc đối tác phá sản hay vỡ nợ, cho dù có tin tưởng họ tới mức
nào, hợp đồng cam kết chặt chẽ ra sao, doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi cảnh
hàng tới chậm, thanh toán trễ… Tổn thất phát sinh không phải bao giờ cũng được
bù đắp bởi nhiều lý do: giữ quan hệ bạn hàng, hỗ trợ đối tác… Ngay cả khi nhận
được bồi hoàn về kinh tế thì doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu thiệt thòi về uy tín
với đối tác thứ ba. Bởi vậy, trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, phức tạp hay
đơn giản, công tác quản trị luôn quan tâm tới các tình huống bất ngờ với hai khái
niệm: thời gian và rủi ro.
Trong hoạt động tín dụng, hai khái niệm vừa nêu càng rõ ràng và quan trọng. Với
ngân hàng, tín dụng là niềm tin. Vì sao mọi người gửi tiền vào ngân hàng? Vì họ


tin rằng đây là nơi giữ tiền an toàn nhất. Vì sao ngân hàng cho vay? Vì tin vào khả
năng trả nợ của khách hàng. Không còn niềm tin, ngân hàng sẽ không còn tồn tại!
Vài năm trở lại đây, tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập ngày một cao hơn đã
khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của giới nhân viên, công chức tăng lên.
Dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên đặc biệt phát triển với sự đa dạng
của các loại thẻ: thấu chi, tín dụng, ghi nợ... Theo ước tính của một bài báo đăng
trên Vietnamnet tháng 12-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm 2005 của
thị trường thẻ ở Việt Nam là 300%, có ngân hàng tăng trưởng tới mức 400%.
Với sáu triệu khách hàng như thế (cũng theo ước tính của bài báo trên), các ngân
hàng thương mại hiện đang xử lý một khối lượng công việc đồ sộ trong quản trị
rủi ro các khoản tín dụng thể nhân. Chỉ lấy một ví dụ đơn giản ở công đoạn xếp
hạng tín dụng khách hàng thể nhân (nghiệp vụ đầu tiên cần tiến hành trước khi


ngân hàng ra quyết định cho vay).
Cách làm hiện nay là, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ trực tiếp thẩm định các
thông tin liên quan. Thông tin về khách hàng thường được điền vào một biểu mẫu
theo các chỉ tiêu định trước. Căn cứ theo đó, cán bộ tín dụng sẽ cho điểm từng chỉ
tiêu. Tổng số điểm của khách hàng được đối chiếu với thang điểm có sẵn của ngân
hàng để xác định nhóm tín dụng. Công việc này thường cần từ hai đến ba nhân sự,
kiểm tra chéo lẫn nhau. Trong đó gồm cả việc kiểm tra, xác định thông tin về tài
sản thuộc sở hữu của khách hàng.
Vấn đề là với quy trình xử lý như thế sẽ mất nhiều thời gian. Đó là chưa kể việc
xếp hạng tín dụng đôi khi còn thiếu chính xác. Bởi lẽ xếp hạng tín dụng thủ công
tùy thuộc vào năng lực và cảm tính của nhân viên tín dụng, do vậy dễ dẫn đến rủi
ro tiềm ẩn về con người.
Trong khi đó ở nhiều nơi trên thế giới các ngân hàng đã vận dụng công nghệ, tự
động hóa việc phân loại tín dụng. Ưu điểm nổi bật của phương thức này là nhanh


chóng, chi phí thấp và giảm rủi ro. So sánh các ngân hàng có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam với ngân hàng trong nước, ông Nguyễn Quang Đức (từng giữ
vị trí Giám đốc tín dụng ANZ Bank Hà Nội), đánh giá: “Điểm khác biệt lớn nhất
giữa hai hệ thống ngân hàng này là công nghệ quản trị rủi ro. Đối với ngân hàng
nước ngoài điều đó đã được quan tâm từ lâu và họ có nhiều công cụ để thực hiện”.
Rủi ro phát sinh từ sai sót và thiên vị cá nhân được loại bỏ tối đa trong hệ thống
xếp hạng tự động. Theo đó, khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ sẽ cung cấp thông
tin theo mẫu định sẵn cho nhân viên tín dụng. Các tiêu chí đánh giá được chọn lọc
từ thông tin dữ liệu về khách hàng trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự
động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất. Sau đó kết quả xếp
hạng được trả lại trực tiếp tới khách hàng. Thông thường, đi kèm với kết quả này
là thông báo của ngân hàng về việc chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của khách
hàng, các điều kiện về hạn mức và lãi suất… Áp dụng công nghệ như thế ngoài
việc giúp ngân hàng rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng, nó còn giúp ngân

hàng tạo cảm giác thỏa mãn cho khách hàng.
Thiết nghĩ với tốc độ phát triển khách hàng thể nhân nhanh như hiện nay, nhiệm
vụ quản trị rủi ro ở các ngân hàng ngày càng khó khăn. Vì thế việc ứng dụng công
nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng nếu không được bắt đầu
từ bây giờ, thì tới bao giờ mới thực hiện?



×