Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

KẾT QUẢ điều TRA THỰC TRẠNG NHU cầu CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ của các tổ CHỨC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.07 KB, 29 trang )

BÁO CÁO
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG & NHU CẦU CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC & DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

Thực hiện: ThS. Lê Vũ Toàn
Trung tâm nghiên cứu & tư vấn về quản lý – ĐHBKHN

1


Mục lục
Mục lục.......................................................................................................................................2
Mục lục biểu đồ...........................................................................................................................3
Mục lục bảng...............................................................................................................................3
1. Chuyển giao công nghệ và hoạt động môi giới chuyển giao công nghệ tại Việt Nam...........4
2. Qui trình tổ chức điều tra........................................................................................................5
3. Tổng hợp một số kết quả điều tra............................................................................................5
3.1. Đánh giá về hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ..............................................5
3.2. Đánh giá về nhu cầu chuyển giao công nghệ.................................................................11
4. Kết luận, kiến nghị................................................................................................................16
5. Phụ lục báo cáo.....................................................................................................................18
Phụ lục 1: Danh sách đối tượng điều tra...............................................................................18
Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra thực trạng tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ.............21
Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra về nhu cầu của tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ ....26

2


Mục lục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu điều tra hiện trạng chuyển giao công nghệ.................................................6


Biểu đồ 3.2. Cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ của các tổ chức....................................7
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu chuyên gia trong nước ...............................................................................7
Biểu đồ 3.4. Trình độ chuyên gia làm việc trực tiếp...................................................................8
Biểu đồ 3.5. Các hình thức chuyển giao công nghệ....................................................................8
Biểu đồ 3.6: Phương thức tiếp cận thông tin công nghệ.............................................................9
Biểu đồ 3.7: Tổ chức tìm kiếm khách hàng................................................................................9
Biểu đồ 3.8: Liên kết, hợp tác chia sẻ thông tin........................................................................10
Biểu đồ 3.9. Khó khăn – thuận lợi khi thực hiện chuyển giao công nghệ................................11
Biều đồ 3.10. Tìm hiểu các lĩnh vực cần được hỗ trợ...............................................................12
Biểu đồ 3.11. Các lĩnh vực cần được đào tạo thêm..................................................................12
Biều đồ 3.12. Đề xuất hỗ trợ tài chính......................................................................................13

Mục lục bảng
Bảng 3.1. Các lĩnh vực công nghệ được chuyển giao.................................................................6
Bảng 3.2. Các lĩnh vực công nghệ được chuyển giao...............................................................10
Bảng 3.3. Các lĩnh vực công nghệ được chuyển giao...............................................................14
Bảng 3.4. Các đề xuất bổ sung cơ chế chính sách....................................................................15

3


1. Chuyển giao công nghệ và hoạt động môi giới chuyển giao
công nghệ tại Việt Nam
Hoạt động chuyển giao công nghệ là một trong những hoạt động thường xuyên
và quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, các đơn vị sản
xuất. Đây cũng là lĩnh vực mà không một quốc gia nào không quan tâm. Công nghệ
cùng với con người, tri thức, phương thức tổ chức quản lý sản xuất,… là những
nguồn lực của sự phát triển. Việc phổ biến thông tin công nghệ được nhiều quốc gia
quan tâm, ở Nhật, tứ năm 1956 đã hình thành Cục KH&CN (STA) và một trong
những chính sách đầu tiên của STA là thành lập Trung tâm Thông tin KH&CN (JICST)

vào năm 1957. JICST đã phát triển như một cơ quan trung ương cung cấp thông tin
KH&CN ở Nhật Bản. Đến năm 1970, theo yêu cầu số 4 của Thủ tướng Nhật Bản về
"Chính sách cơ bản về cung cấp thông tin KH&CN", Hệ thống thông tin KH&CN
(NIST) được hình hành với mục tiêu để nhiều cơ quan thông tin tiến hành các chức
năng độc lập có thể chia sẻ và phối hợp với nhau, để liên kết chúng dưới sự kiểm
soát của Chính phủ và cuối cùng là xây dựng được một hệ thống cung cấp thông tin
KH&CN trong toàn quốc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng tin
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, việc tự cung tự cấp không trở nên lạc hậu,
thay vào đó là việc tìm kiếm, học hỏi và tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ
của các nước công nghiệp phát triển, sự chuyển dịch công nghệ từ nơi có công nghệ
cao sang nơi có công nghệ thấp là hoạt động thường xuyên và đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước cũng như vai trò định hướng phát triển của nhà
nước thì việc nắm rõ thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ, nhu cầu chuyển
giao công nghệ, xúc tiến và kiểm soát được hoạt động chuyển giao công nghệ là hết
sức cần thiết.
Thực hiện mục tiêu tìm hiểu thực trạng chuyển giao công nghệ, nhu cầu
chuyển giao công nghệ trong định hướng phát triển các tổ chức môi giới chuyển giao
công nghệ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổ chức điều tra 02 phiếu điều tra: 01
điều tra về thực trạng chuyển giao công nghệ tại các tổ chức hoat động chuyển giao
công nghệ; và 01 phiếu điều tra về nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanh
nghiệp.
Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu tổng hợp các kết quả điều tra
theo 02 nội dung trên:

4


2. Qui trình tổ chức điều tra
Bước 1: Hoàn thiện đầy đủ bộ phiếu điều tra
Bộ phiếu điều tra được xây dựng theo các tiêu chí, yêu cầu về nội dung đã nêu

ở phần cơ sở phương pháp luận. Thông qua các thảo luận nhóm, đã xây dựng 02 bộ
phiếu điều tra và có lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học bên ngoài để tăng
tính khách quan & phù hợp, đảm bảo ba yêu cầu: hoàn chỉnh về nội dung, đẹp về
hình thức và thuận tiện nhất cho người trả lời. (các mẫu phiếu xem phụ lục).

Bước 2: Xác định danh sách các đơn vị điều tra
-

Các tổ chức có hoạt động chuyển giao công nghệ, làm tư vấn chuyển giao công
nghệ, bao gồm: Các tổ chức nhà nước có nhiệm vụ tư vấn chuyển giao công
nghệ; các trung tâm, viện nghiên cứu có công nghệ chuyển giao; các doanh
nghiệp làm tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ.

-

Các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức đã nhận chuyển giao công nghệ trong
thời gian gần đây; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất để đánh
giá nhu cầu chuyển giao công nghệ

Bước 3: Tiến hành điều tra
-

Một đoàn công tác bao gồm các chuyên gia tham gia điều tra và cán bộ sở ban
ngành mời tham gia khi thực hiện điều tra tại các đơn vị ngoài địa bàn Hà Nội

-

Phương pháp điều tra sử dụng là phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến của các nhà
quản lý, các cá nhân theo danh sách điều tra.


Bước 4: Xử lý dữ liệu điều tra
-

Kết quả điều tra được xử lý sơ bộ và đánh giá, nếu phát hiện sai sót thì liên lạc
lại với người trả lời phỏng vấn đề hoàn thiện.

-

Số liệu điều tra được xử lý lại và xuất ra các thông tin phục vụ nghiên cứu của
đề tài

3. Tổng hợp một số kết quả điều tra
Sau khi tổng hợp 3 đợt điêu tra tại 3 khu vực thuộc 3 miền của Việt Nam là
miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhóm điều tra chọn ra 40 mẫu phiếu hoàn
thiện để thực hiện việc phân tích số liệu bằng các phần mền chuyên dụng ( SPSS;MS
excel...).

3.1. Đánh giá về hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ

5


Trong điều tra về hiện trạng hoạt động chuyển giao công nghệ, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp kết hợp điền phiều điều tra. Cơ
cấu điều tra được thể hiện như trong biểu đồ 3.1 với 57 % là tổ chức, doanh nghiệp
trong nước; 38% là đơn vị sự nghiệp công lập.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu điều tra hiện trạng chuyển giao công nghệ
Theo kết quả phỏng vấn, các công nghệ thường được chuyển giao nằm trong
một số lĩnh vực như trong bảng 3.1. dưới đây.

Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng (chế biến)
Đo đạc, kiểm tra chất lượng, tư vấn hệ thống máy móc, cơ khí.
Công nghệ Vật liệu
Công nghệ cơ khí,
Công nghệ môi trường, xử lý chất thải
Công nghệ cơ khí
Công nghệ trong Nông nghiệp
Tập huấn, Tư vấn, Thực hiện mô hình trình diễn
Tư vấn thiết kế trong xây dựng.
Công nghệ sinh học
Bảng 3.1. Các lĩnh vực công nghệ được chuyển giao
Nhìn chung, từ kết quả điều tra cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp tham gia
các dịch vụ chuyển giao công nghệ hết sức đa dạng, bao gồm: tư vấn chuyển giao,
định giá công nghệ, giám định công nghệ,.... Kết quả điều tra được thể hiện như
biều đồ 3.2.

6


Biểu đồ 3.2. Cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ của các tổ chức
Kết quả điều tra ở một số lượng hạn chế cho thấy, đã có sự tham của các
chuyên gia nước ngoài trong các hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ,
mặc dù số lượng còn rất hạn chế.
Về chuyên gia trong nước, theo kết quả điều tra cho thấy, với số lượng tổ chức,
doanh nghiệp được điều tra có 706 chuyên gia, trong đó 218 chuyên gia là cộng tác
viên; 488 chuyên gia làm việc trực tiếp tại các đơn vị (chiếm 69,1% chuyên gia trong
nước làm việc trong lĩnh vực).

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu chuyên gia trong nước
Điều tra sâu hơn cho thấy, có 30,3% số chuyên gia làm việc trực tiếp có trình

độ sau đại học; 69,7% có trình độ đại học và không có trình độ dưới đại học. Cụ thể
như biểu đồ 3.4.

7


Biểu đồ 3.4. Trình độ chuyên gia làm việc trực tiếp
Theo điều tra về Các hình thức môi giới chuyển giao công nghệ của tổ chức
(doanh nghiệp) cho thấy có đến 39,3% đơn vị điều tra đều triển khai song song việc
mua bán công nghệ và mua bán bí quyết công nghệ. Số lượng đơn vị thực hiện mua
bán công nghệ chiếm 57,1% ý kiến điều tra, trong khi số lượng đơn vị thực hiện
mua bán bí quyết, bản quyền chỉ chiếm có 42,9% ý kiến được hỏi.

Biểu đồ 3.5. Các hình thức chuyển giao công nghệ
Trong quá trình điều tra về phương thức tiếp cận thông tin công nghệ của các
tổ chức (doanh nghiệp) thì có đến 85,7% ý kiến hỏi trả lời có tham gia giới thiệu,
quảng bá và xúc tiến ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Hiện nay, việc tìm hiểu thông tin và tiếp cận thông tin công nghệ là một vấn đề
quan tâm không chỉ của các đơn vị mà còn là quan tâm của các cơ quan quản lý nhà
nước. Trong quá trình điều tra, khi hỏi về cách thức tiếp cận thông tin công nghệ
cho thấy : đa số các đơn vị tìm kiếm thông tin thông qua mạng internet (89,3%) ; từ
các đối tác liên kết trong và ngoài nước (80%) ; từ các hội thảo, hội chợ công nghệ
(85,7%)- điều này cũng là minh chứng cho lý do thành công của các hội chợ công
8


nghệ được tổ chức thường xuyên bởi Bộ khoa học công nghệ trong những năm gần
đây.

Biểu đồ 3.6: Phương thức tiếp cận thông tin công nghệ

Bên cạnh đó thì việc tiếp cận thông tin công nghệ cũng được rất nhiều đơn vị
thực hiện thông qua các đối tác liên kết trong và ngoài nước (85,7% ý kiến được hỏi
thông qua cách này). Và việc thông qua các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ
nước ngoài cũng với tỉ khá cao trong số ý kiến được hỏi (39,3%).
Đánh giá về sự chủ động trong tìm kiếm khách hàng, các đơn vị, tổ chức cá
nhân được điều tra phỏng vấn đều đã thể hiện được sự chủ động trong việc tiếp cận
khách hàng. Theo kết quả điều tra, có 60,7% đã chủ động tìm kiếm khách hàng
thông qua hoạt động marketing trực tiếp, trong khi khố thông qua báo đài, tạp chí,
internet, sự kiện, hội thảo hay triển lảm là 75%; nhiều đơn vị cũng đã thực hiện
thông qua hệ thống website và quảng quảng cáo. Bên cạnh đó, do nhu cầu lớn, nên
cũng đã có nhiều khách hàng chủ động tìm đến (89,3%)

Biểu đồ 3.7: Tổ chức tìm kiếm khách hàng

9


Mặc dù đã có sự chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng và tìm
kiếm thông tin công nghệ, tuy nhiên việc liên kết, hợp tác chia sẻ nguồn thông tin
với các tổ chức khác hoạt động cùng lĩnh vực vẫn chưa thực sự mạnh; chỉ có 38% ý
kiến được hỏi trả lời đã thực hiện liên kết, hợp tác chia sẻ thông tin.

Biểu đồ 3.8: Liên kết, hợp tác chia sẻ thông tin
Trong quá trình điều tra, mức độ sẵn sàng công nghệ của các đơn vị được điều
tra đã được đề cập đến, theo số liệu thống kê sau điều tra, chỉ có 10,7% ý kiến được
hỏi là có khả năng cung cấp công nghệ ngay lập tức trên 80% công nghệ đã được
yêu cầu; đa số ý kiến được hỏi vẫn chưa sẵn sàng khi có nhu cầu chuyển giao công
nghệ của khách hàng.
Dưới 50%
Ngay lập tức

Trong vòng 1 tháng
Trên 1 tháng

Từ 50% - 80%

53,6%
92,9%
60,7%

35,7%
7,1%
35,7%

Trên 80%
10,7%
0,0%
3,6%

Bảng 3.2. Các lĩnh vực công nghệ được chuyển giao
Khảo sát hiện trạng chuyển giao công nghệ cho thấy còn rất nhiều các rào cản
khi triển khai. Với mục tiêu đánh giá hiện trạng chuyển giao công nghệ, nhóm nghiên
cứu cũng đã tiến hành điều tra về những thuận lợi và khó khăn trong thực tế triển
khai.
Đánh giá về mặt thuận lợi như nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ hiện nay
như thế nào, thì có đến 64% ý kiến được hỏi cho rằng là rất lớn và cũng đánh giá
cao vai trò hỗ trợ của tổ chức trung gian (64% ý kiến được hỏi).
Tuy nhiên khi hỏi về cơ chế đã minh bạch và thông thoáng hay chưa, chỉ có
36% ý kiến được hỏi đồng ý với quan điểm này.

10



Các rào cản pháp lý cũng là một trở ngại lớn cho các hoạt động chuyển giao
công nghệ, có 75% ý kiến được hỏi cho rằng cần phải xem xét lại các rào cản về mặt
pháp lý hiện nay, đồng nghĩa với việc nhà nước cần phải có những hướng dẫn, điều
luật chi tiết để hoạt động chuyển giao công nghệ có thể triển khai tốt hơn.
Một số vấn đề khác như năng lực tài chính, đàm phán chuyển giao, vay vốn, ...
được thể hiện như trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3.9. Khó khăn – thuận lợi khi thực hiện chuyển giao công nghệ

3.2. Đánh giá về nhu cầu chuyển giao công nghệ
Trong quá trình điều tra, các đơn vị sự nghiệp công lập được điều tra bao gồm
các sở khoa học công nghệ các tỉnh ; các trung tâm nghiên cứu khoa học của các
trường đại học. Đây là những đơn vị có nhiều công nghệ chuyển giao cũng như có
vai trò quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ.
Nhóm nghiên cứu điều tra cũng tiến hành điều tra mong muốn được hỗ trợ về
các lĩnh vực khác nhau trong quá trình hoạt động như : về thông tin nguồn công
nghệ ; về đào tạo hỗ trợ đánh giá, định giá công nghệ,... . Nhìm chung, đa số các đề
xuất của nhóm nghiên cứu về lĩnh vực cần được hỗ trợ đều nhận được sự quan tâm
của người được phỏng vấn, 85,7% ý kiến được hỏi đều mong muốn được cung cấp
các thông tin về nguồn công nghệ ; 78,6% ý kiến được hỏi mong muốn được hỗ trợ
11


trong việc định giá công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ mới được xây
dựng thành luật ở Việt Nam trong một số năm gần đây vì vậy hoạt động đàm phán
chuyển giao công nghệ hay vấn đề sở hữu trí tuệ cũng được nhiều ý kiến mong
muốn được hỗ trợ.


Biều đồ 3.10. Tìm hiểu các lĩnh vực cần được hỗ trợ
Khi tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực cần được hỗ trợ về mặt đào tạo, có đến
92,9% ý kiến mong muốn tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá, định giá
công nghệ. Trong xu thế hội nhập, kỹ năng đàm phán chuyển giao công nghệ cũng
được các quan tâm với 78,6% ý kiến được hỏi mong muốn đào tạo thêm về lĩnh vực
này. Cũng có nhiều ý kiến được hỏi quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm từ các tổ
chức môi giới chuyển giao công nghệ nước ngoài (46,4% ý kiến được hỏi). Các hội
chợ, hội thảo công nghệ cũng là môi trường tốt để các doanh nghiệp, các tổ chức
tiếp cận được với thông tin công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Biểu đồ 3.11. Các lĩnh vực cần được đào tạo thêm

12


Về vấn đề tài chính, khi được hỏi về các mong muốn được hỗ trợ thì có tới 75%
ý kiến được hỏi mong muốn tạo điều kiện tiếp cận các quí đầu tư khoa học công
nghệ hiện có của chính phủ, bộ khoa học công nghệ và các quĩ đầu tư khoa học
công nghệ khác do nhà nước quản lý. Trong thời gian gần đây, các quĩ này đã tạo
điều kiện cho nhiều nhà khoa học trẻ triển khai các nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ ; biến nhiều ý tưởng công nghệ thành sản phẩm thương mại. Đây là nguồn vốn
quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Vấn đề hỗ trợ nghiên cứu triển khai R&D cũng được nhiều ý kiến điều tra mong
muốn. Đây là thực tế thường thấy của các hoạt động nghiên cứu hiện nay : thiếu
kinh phí để làm các thí nghiệm, các nghiên cứu chuyên sâu hay sản xuất thử
nghiệm, làm cho các nghiên cứu khoa học chỉ dừng lại trên giấy tờ.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các quĩ cho vay bên ngoài cũng được quan tâm
(42,9% ý kiến được hỏi mong muốn được hỗ trợ để tiếp cận quĩ đầu tư mạo hiểm).
Đã có rất nhiều ý kiến được hỏi chỉ cần hỗ trợ trong việc huy động vốn để triển triển
bằng hình thức bảo lãnh tín dụng (nhà nước đứng ra đảm bảo cho khoản vay của

đơn vị).

Biều đồ 3.12. Đề xuất hỗ trợ tài chính
Các công nghệ được chuyển giao, theo điều tra thường nằm trong các lĩnh vực
sau đây.
Công nghệ môi trường.
Đo đạc, kiểm tra chất lượng, tư vấn hệ thống máy móc, cơ khí. Tư vấn thiết
kế trong xây dựng.
Công nghệ Vật liệu
Xử lý chất thải
13


Công nghệ cơ khí
Công nghệ trong Nông nghiệp
Tập huấn, Tư vấn, Thực hiện mô hình trình diễn
CN Môi trường, Dây truyền thiết bị CN
Công nghệ trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư Nghiệp, nuôi trồng, tài nguyên , chế
biến nông sản.
Thông tin Khoa học Công nghệ
Công nghệ trong Nông Nghiệp
Tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ. Tư vấn chuyển nhượng Vixăng CN
Công nghệ viễn thông
Kiểm toán năng lượng
An toàn vệ sịnh lao động và bảo vệ môi trường.
Cung cấp thông tin công nghệ.
Công nghệ thông tin
Điện tử viễn thông
Cơ khí chế tạo máy, công nghệ CNC, CADLCAM.
Cơ khí, CNTT, Viễn thông, công nghệ môi trường, .

Công nghệ xây dựng dân dụng và cầu đường.
CNTT, CN Thực phẩm
Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng (chế biến),
Công nghệ sinh học.
Đào tạo và quản lý sản xuất.
CN sản xuất hàng tiên dùng, CN Điện tử, tự động hoá năng lượng tái tạo
Bảng 3.3. Các lĩnh vực công nghệ được chuyển giao
Trong câu 6 của phiếu điều tra, các ý kiến được hỏi đều mong muốn có hợp tác
với các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Qua
phỏng vấn đã có rất nhiều ý kiến mong muốn đươc hợp tác; các lĩnh vực quan tâm
cần hợp tác như: Công nghệ sinh học; Công nghệ chế biến;Công nghệ môi trường;
Công nghệ trong ngành xây dựng; Công nghệ vật liệu.
Khi được hỏi về việc có cần thiết phải thành lập Hiệp hội các Tổ chức môi giới
chuyển giao công nghệ không? thì 82,1% ý kiến trả lời có, tuy nhiên qua phỏng vấn,
cũng nhiều ý kiến đề nghị nhà nước bổ sung các cơ chế chính sách đẩy hơn nữa việc
chuyển giao công nghệ, phát triển các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ. Một
số ý kiến được tổng hợp như bảng 3.3:

14


Biên bản hướng dẫn và thủ tục pháp lý thành lập tổ chức hợp tác chuyển
giao công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ. Thủ tục rườm rà.
Công khai minh bạch định hướng các dự định công nghệ Nhà nước.
Hướng thị trường. Phê duyệt đề án, đề cương nhanh hơn. Nâng cao phối
hợp.
Nâng cấp khả năng cập nhập tìm kiếm cho tin học
Đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng cơ chế đặc thù cho chuyển giao công nghệ thông thoáng,

hiệu quả.
Hỗ trợ về thuế. Hỗ trợ kinh phí đầu tư.
Hỗ trợ và tạo thị trường chocác sản phẩm vào DN sử dụng công nghệ
được chuyển giao.
Bảng 3.4. Các đề xuất bổ sung cơ chế chính sách

15


4. Kết luận, kiến nghị
Qua kết quả phân tích chung ta đã thấy được một bức tranh tổng quát về các
tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Có một số điểm nổi bật đáng
lưu ý:


Các tổ chức có hoạt động tư vấn môi giới trung gian hoạt động dưới hình thức
đơn vị sự nghiệp trong nước và doanh nghiêp chiếm đa số. Mặc dù đã hình
thành một số hình thức hoạt động khác như các doanh nghiệp nước ngoài hay
các chuyên gia đứng vai trò độc lập cho hoạt động môi giới công nghệ tuy
nhiên các hình thức này chưa có quy chế hoạt động nhất định nên thường
hoạt động nhỏ lẻ và không có định hướng quản lý cụ thể.



Các đơn vị này thường thực hiện hoạt động môi giới công nghệ kèm theo việc
mua bán thiết bị công nghệ



Hình thưc tiếp cận nguồn công nghệ của doanh nghiệp khá đa dạng nổi bật

nhất là việc tìm kiếm công nghệ qua mạng Internet và từ các hội chợ hội
thảo. Tuy nhiên để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ trong nước cần đẩy
mạnh việc ứng dụng các công nghệ từ các công trình nghiên cứu thuộc khối
viên trường. Nguồn công nghệ này khá lớn được phát triển bằng nguồn ngân
sách nhà nước, rất nhiều công nghệ đã khẳng định được hiệu quả ứng dụng
trong thực tế. Các nguồn công nghệ từ nước ngoài cũng cần được chú ý
không chỉ tăng số lượng mà còn cần kiểm soát nhằm lựa chọn các công nghệ
mới tiên tiến đáp ứng được xu hướng phát triển của công nghệ đảm bảo lợi
ích quốc gia về nâng cao trình độ công nghệ, Bảo vệ môi trường, phát triển
kinh tế



Một số các dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ còn yếu điển hình như dịch
vụ đánh giá, định giá công nghệ, giám định công nghệ do đó ta thấy các dịch
vụ tư vấn chuyển giao công nghệ mặc, môi giới chuyển giao công nghệ, xúc
tiến công nghệ chiếm ưu thế trong các đơn vị thực hiện điều tra tuy nhiên
chất lượng dịch vụ chưa cao.

Dựa trên kết quả phân tích về nhu cầu của các tổ chức môi giới chuyển giao
công nghệ chúng ta có tổng kết một số kiến nghị nổi bật:


Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian: Cần có các nguồn
lực hỗ trợ về đào tạo các kỹ năng cho hoạt động chuyển giao công nghệ như
đánh giá định, giá công nghệ đàm phán chuyển giao công nghệ.

16





Cung cấp thêm kiến thức về các văn bản luật cho hoạt động chuyển giao công
nghệ, quy trình thủ tục đăng kí bản quyền sáng chế, sở hữu trí tuệ.



Đưa ra các chính sách hỗ trợ thương mại hóa công nghệ, phát triển thị trường
công nghệ, Phát triển tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ như một
công cụ thúc đẩy việc ứng dụng đổi mới công nghệ, ứng dụng các kết quả
nghiên cứu tại khối viện trường vào sản xuất kinh doanh.



Đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển nguồn công nghệ, hỗ trợ hoạt động
liên kết cung cầu công nghệ. Liên kết khối Viên, Trường với doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh, liên kết các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ.



Phát triển các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho hoạt động ứng dụng đổi mới
công nghệ thông qua việc tạo điền kiện thuận lợi việc tiếp cận nguồn tín dụng
ưu đạ, Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia, Hỗ trợ kinh phí R&D.
Hình thành và phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm về KHCN

17


5. Phụ lục báo cáo
Phụ lục 1: Danh sách đối tượng điều tra

STT

Tên đơn vị

Khu vực

Lĩnh vực

1

Trung tâm nghiên cứu công nghệ
và Thiết bị CN – trực thuộc ĐH
Bách Khoa HCM

TP Hồ Chí Minh

Công nghệ cơ khí, Tự
động hóa, Môi
trường...

2

Trung tâm nghiên cứu vật liệu
Polime

TP Hồ Chí Minh

Công nghệ Vật liệu mới

3


Trung tâm ứng dụng tiến bộ
KHCN tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre

CN Môi trường, CN
Sinh học, CN chế biến

4

Trung tâm công nghệ mới ANFA

TP Hồ Chí Minh

CN Môi trường, CN
Thực phẩm, CN Chế
Biến

5

Trung tâm nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ - Trực thuộc ĐH
Nông lâm TP HCM

TP Hồ Chí Minh

CN trong lĩnh vực nông
lâm ngư nghiệp, Môi
trường, Chế biến nông

sản

6

Trung tâm dịch vụ KHCN trực
thuộc CQ đại diện Bộ KHCN tại TP
HCM

TP Hồ Chí Minh

Cung cấp các dịch vụ
tư vấn: Lập quy hoạch
dự án đầu tư cho các
DN trong và ngoài
nước; Tư vấn hoạt
động R&D trong doanh
nghiệp; đánh giá thẩm
định công nghệ...

7

Trung tâm thông tin – Tư liệu Cần TP Cần Thơ
Thơ

Thông tin KHCN

8

Trung tâm kỹ thuật - ứng dụng
CN – trực thuộc Sở KHCN Cần thơ


TP Cần thơ

CN Môi trường, CN
Sinh học

9

Cty Cơ Khí Công nghệ

TP Hồ Chí Minh

CN Cơ Khí, Phương án
tiết kiệm năng lượng

10

Cty TNHH TM&DV An Phú Thịnh

Bình Dương

Cung cấp dịch vụ tư
vấn TK, đo đạc kiểm
chuẩn máy móc thiết bị
công nghiệp...

11

Cty TNHH Giải pháp môi trường
Nam Trinh


TP Hồ Chí Minh

CN Môi trường

12

Cty CP Hóa Nông Hợp Trí

TP Hồ Chí Minh

Tư vấn kỹ thuật công
nghệ trong lĩnh vực
Nông nghiệp, Bảo vệ
18


thực vật, CN thực
phẩm
13

Cty CP Thiên Sinh

TP Hồ Chí Minh, Dịch vụ tư vấn kỹ thuật
Bình Dương
bảo vệ thực vật, CN
trong lĩnh vực nông
nghiệp

14


Cty CP Tư vấn đâu tư và chuyển
giao công nghệ (Investconsult
group)

TP Hồ Chí Minh

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

15

Công ty cổ phần đào tạo và tư
vấn Bách Khoa

Đại học bách
khoa Hà nội

Tư vấn dịch vụ công
nghệ

16

Công ty TNHH MTV Đầu tư và
Phát triển Công nghệ Bách Khoa
Hà Nội

Đại học Bách
Khoa Hà Nội


Tư vấn chuyển giao
công nghệ

17

Công ty trách nhiệm hữu hạn
Bách Khoa.

Đại học Bách
Khoa Hà Nội

Tư vấn chuyển giao
công nghê

18

Công ty TNHH Đầu tư xúc tiến
Công nghệ Việt Nam

Hoàng Mai – Hà Tư vấn CGCN: Công
Nội
nghệ thông tin, Công
nghệ thự phẩm

19

Công ty Cổ phần Nối cốt thép Việt
Nam

Hai Bà Trưng –

Hà Nội

20

Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Thanh Xuân –
công nghệ ATC
Hà Nội

21

Công ty Cổ phần Kỹ thuật và
thương mại Novatus

Hoàng Mai – Hà TVCGCN: CN chế tạo
Nội
máy, CNC, CADCAM

22

Công ty Cổ phần Tư vấn và
chuyển giao Công nghệ Quốc Tế
ICT

Đống Đa – Hà
Nội

TVCGCN: Công nghệ
chế tạo đồ nội thất,
trang trí cho ngành XD


23

Công ty tư vấn và chuyển giao
công nghệ TMT

Đống Đa – Hà
Nội

Tư vấn và chuyển giao
công nghệ, Tư vấn về
quản trị doanh nghiệp,
Tư vấn, xây dựng/
chứng nhận hệ thống
quản lý theo tiêu
chuẩn quốc tế

24

Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học
và Công nghệ Hùng Vương

Từ Liêm – Hà
Nội

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

25

Trung tâm Quản lý chất lượng và

ứng dụng công nghệ (Quatech)

Số 76 Nguyễn
Du - Hà Nội

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

26

Công ty TNHH tư vấn quản lý

Tầng 4, số 45

Tư vấn chuyển giao

Chuyển giao công nghệ
xây dựng dân dụng +
cầu đường
TVCGCN: CN thông tin,
CN môi trường, CN SX
hàng tiêu dùng, điện
tử, năng lượng tái tạo

19


quốc tế IMC

Khâm ThiênHà Nội


công nghệ

27

Công ty APAVE Việt Nam và
Đông Nam Á

363 Hoàng
Quốc Việt Quận Cầu Giấy
- Hà Nội

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

28

Công ty TNHH Đức Anh

777 Phạm Văn
Đồng - Hà Nội

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

29

Công ty TNHH Công nghệ xanh:

Tầng 5 - toà

nhà Sholega 275 Lạch Tray Hải Phòng.

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

30

Công ty Cổ phần tư vấn dự án và
môi trường bền vững

11/1/933 Tôn
Đức Thắng, Sở
Dầu, Hồng
Bàng, TP.Hải
Phòng

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

31

Công ty Cổ phần môi trường Hải
Phòng

21 - Đường
Ngô Quyền Quận Ngô
Quyền - HP

Tư vấn chuyển giao
công nghệ


32

Trung tâm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật
về môi trường

Trụ sở Sở
KH&CN Hải
Phòng - Số 1
Phạm Ngũ Lão

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

33

Trung tâm nghiên cứu tư vấn tài
nguyên và môi trường biển

Trụ sở Sở
KH&CN Hải
Phòng - Số 1
Phạm Ngũ Lão
– Hải Phòng

Tư vấn chuyển giao
công nghệ

34


Công ty TNHH TM và DV An Phúc

Hải Châu – Đà
Nẵng

TVCGCN ngành điện
tử, viễn thông

35

Trung tâm ứng dụng CN diệt mối
và phát triển CN môi trường

Thanh Khê –
Đà Nẵng

TVCGCN xử lý môi
trường

36

Công ty Cổ phần công nghệ Tân
hợp Nhất

Hải Châu – Đà
Nẵng

TVCGCN: công nghệ
thông tin


37

Công ty TNHH Long Minh Hải

Hải Châu – Đà
Nẵng

TVCGCN: công nghệ
điện tử viễn thông

38

Công ty cổ phần Vạn Xuân

Hải Châu – Đà
Nẵng

TVCGCN: công nghệ
thông tin

39

TT thông tin khoa học công nghệ

Hải Châu – Đà
Nẵng

Cung cấp thông tin
nguồn CN


40

Trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa

Hải Châu – Đà

Cung cấp thông tin CN,
20


miền Trung

Nẵng

hỗ trợ đào tạo

41

TT Tư vấn chuyển giao Công
nghệ an toàn vệ sinh lao động và
bảo vệ môi trường Miền Trung

Hải Châu – Đà
Nẵng

TVCGCN: an toàn vệ
sinh lao động và bảo
vệ môi trường

42


TT Công nghệ sinh học và ứng
dụng KHCN Đà Nẵng

Hải Châu – Đà
Nẵng

TVCGCN: Công nghệ
môi trường, Công nghệ
sinh học

Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra thực trạng tổ chức môi giới chuyển
giao công nghệ

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
I. THÔNG TIN CHUNG
1.Tên tổ chức ( doanh nghiệp):
____________________________________________________________
Năm thành lập: _________________
Số điện thoại:___________________ Số Fax: __________________
Người liên hệ: __________________ Chức vụ: __________________ Phòng ban: ___________
2. Địa chỉ doanh nghiệp.
Tỉnh/TP: ____________________________
Quận/Huyện: ________________________
Xã/Phường: ________________________
3. Loại hình hoạt động.
Doanh nghiệp trong nước

Công ty nước ngoài hoặc liên doanh
Đơn vị sư nghiệp công lập
(Đơn vị trực thuộc trực thuộc bộ, sở ,viên, trường nào?
……………………………………………………………………………………………………..)
Hình thức khác
(Hình thức gì?................................................................................................................................)

21


4. Lĩnh vực, loại hình công nghệ thiết bị đươc chuyển giao chủ yếu tại tổ chức (doanh
nghiệp)(Cơ khí, CNTT, viễn thông, công nghệ môi trường, công nghệ xây dựng cầu đường, công
nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, hoặc ghi tên các công nghệ đang triển khai .......)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
5. Nguồn cung công nghệ - thiết bị của đơn vị xuất xứ từ đâu:

Tỷ lệ %

Tự nghiên cứu và phát triển
Từ nguồn công nghệ trong nước (khối viện, trường)
Từ nguồn công nghệ nước ngoài
Nguồn cung khác
(Ghi nguồn cung cấp………………………………………...........................................)
6. Các dịch vụ chuyển giao công nghệ tổ chức cung cấp hoặc tham gia:
Tư vấn chuyển giao công nghệ
Đánh giá công nghệ
Định giá công nghệ
Giám định công nghệ
Môi giới chuyển giao công nghệ
Xúc tiến chuyển giao công nghệ

Hỗ trợ thương mại hóa công nghệ
7. Các hình thức môi giới chuyển giao công nghệ của tổ chức (doanh nghiệp):
Mua bán bí quyết công nghệ, bản quyền sáng chế công nghệ
Mua bán dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ
Cả hai hình thức trên
8. Các đối tác cung cấp công nghệ và thiết bị công nghệ chính của công ty:
TT

Tên đối tác

Quốc gia

Loại thiết bị - công nghệ đã chuyển
giao

Hợp tác từ
năm nào?

1
2

22


3

4
9. Tổ chức (doanh nghiệp) có là đại diện độc quyền tại Việt nam cho hãng sản xuất thiết bị
công nghệ nào không? Nếu có hãy nêu rõ Tên, Quốc gia và lĩnh vực hoạt động chính.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10.Tổng số cán bộ, chuyên gia Tư vấn – chuyển giao công nghệ( ghi số lượng):

Chuyên gia nước ngoài: _______________
Chuyên gia trong nước: _______________
Trình độ sau đại học:

_______________

Trình độ đại học:

_______________

Cộng tác viên:

_______________

11. Tổ chức (doanh nghiệp) có mối liên hệ hợp tác nào với các Viện – Trường đại học – Các
tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước cũng như ngoài nước không?
A. Có

B. Không

Nếu có, xin hãy nêu rõ:
A. Mục đích (VD: Tìm nguồn công nghệ, hợp tác nghiên cứu làm chủ công nghệv.v ...):
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------B. Hình thức hợp tác(VD: Đối tác chiến lược, cổ phần góp vốn, theo dự án.v.v...)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------12. Tổ chức(doanh nghiệp) có tham gia giới thiệu, quảng bá và xúc tiến ứng dụng công nghệ
mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất không?
A. Có

B. Không

13. Tổ chức tiếp cận các nguồn thông tin công nghệ bằng cách nào?

Từ các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước
Nguồn công nghệ tìm được qua mạng Internet
Từ các hội thảo, hội chợ công nghệ
Từ các đối tác liên kết trong và ngoài nước
Từ các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ nước ngoài

23


Từ các nguồn khác
14. Tổ chức tìm kiếm khách hàng bằng cách nào?
Thông qua báo đài, tạp chí, internet, sự kiện, hội thảo, triển lãm
Khách hàng tự tìm đến tổ chức
Do khách hàng cũ giới thiệu
Thông qua quảng cáo từ website, các hệ thống quảng cáo
Từ các hoạt động marketing trực tiếp
Từ các nguồn khác

15. Tổ chức (doanh nghiệp) có liên kết hợp tác, chia sẻ nguồn thông tin với các tổ chức khác
hoạt động cùng lĩnh vực không?
A. Có

B. Không

16. Mức độ sẵn sàng về công nghệ:
Thời gian đáp ứng yêu cầu công nghệ cho khách hàng của đơn vị?

Tỷ lệ %

Sẵn có (ngay lập tức)

Trong vòng 1 tháng
Trên 1 tháng
17. Các khó khăn – thuận lợi thường gặp khi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ:
Rào cản pháp lý
Năng lực tài chính doanh nghiệp
Hiểu biết của bên nhận chuyển giao về công nghệ mới
Đàm phán chuyển giao
Công tác đào tạo sau chuyển giao
Công tác hậu mãi
Nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ là rất lớn
Doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của tổ chức trung gian
Cơ chế thông thoáng, minh bạch
Hỗ trợ của các cơ quan nhà nước
Dễ dàng trong việc vay vốn cho việc nhập khẩu công nghệ
Dễ dàng tìm kiếm các công nghệ đáp ứng yêu cầu khách hàng
Các điều kiện khác:

24


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------18. Thông tin tài chính cơ bản
A. Tổng số vốn lưu động : _______________
B. Tổng doanh thu thuần:
Năm 2006: ______________ Năm 2007: _____________

Năm 2008: _____________

C. Lợi nhuận trước thuế:
Năm 2006: ______________ Năm 2007: _____________


Năm 2008: _____________

19. Giá trị lớn nhất của một hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc thiết bị công nghệ đơn vị
bạn đã thực hiện:

(Phiếu điều tra chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, các thông tin của đối tượng điều tra sẽ
được bảo mật và được chỉ sẻ khi có sự cho phép của đơn vị điêu tra khảo sát)
Người cung cấp thông tin………………………………………………………………………..
Chức vụ……………………………………………………………………………………………

25


×