Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.71 KB, 24 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP LẦN 1
---------------
1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGÂN HÀNG:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –
chi nhánh Bắc Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development – North Hanoi Branch.
- Tên gọi tắt: Agribank – North Hanoi Branch.
- Tên viết tắt: VBARD – North Hanoi Branch.
- Trụ sở chính: 217 Đội cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
* Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK)
được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/NĐBT với tên gọi
ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 1990, theo Quyết
định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngân hàng được đổi tên thành
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/10/1996, theo Quyết định số
280/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng lại được đổi tên
thành tên gọi như hiện nay.
Điều 43/QĐ 117/2002/QĐ/HĐQT-NHN
o
quy định về Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân
hàng như sau:
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có
nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và một
1
số chức năng có liên quan đến các Chi nhánh theo ủy quyền của Ngân hàng
Nông nghiệp.
2. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có
nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo


ủy quyển của Ngân hàng Nông nghiệp (Chi nhánh cấp 1).
3. Chi nhánh của Chi nhánh cấp 1 là đơn vị phụ thuộc của Chi nhánh cấp 1,
có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Chi nhánh cấp 1
theo ủy quyền của Chi nhánh cấp 1 (Chi nhánh cấp 2).
4. Chi nhánh của Chi nhánh cấp 2 là đơn vị phụ thuộc của Chi nhánh cấp 2,
có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Chi nhánh cấp 2
theo ủy quyền của Chi nhánh cấp 2 (Chi nhánh cấp 3).
5. Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có
con dấu, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. Văn
phòng đại diện không thực hiện hoạt động kinh doanh.
6. Đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có don
dấu, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng, đào tạo
bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nông
nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng Nông nghiệp giao phù
hợp với quy định của pháp luật
7. Tổ chức bộ máy kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ
của các Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được cụ
thể hóa trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị do Hội đồng quản trị
quyết định.
Chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánh cấp I của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, được thành lập trong Quyết định này. Đến nay, Chi nhánh
đã có 3 chi nhánh cấp II với nguồn vốn bình quân 400 tỷ đồng/chi nhánh và 05
2
phòng giao dịch kinh doanh có hiệu quả, có phòng giao dịch đạt nguồn vốn tới
100 tỷ đồng.
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng:
1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Đến 31/12/2007 toàn chi nhánh có 145 lao động.
Trong đó:
+ Trình độ từ thạc sỹ trở lên: 8

+ Trình độ đại học: 84
+ Trình độ cao đẳng: 53
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
3
Nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh:
Phòng Kế hoạch nguồn vốn
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại
tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho
Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến
lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển
nguồn vốn.
- Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo
- Đầu mối thu thập và quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình
thực hiện kế hoạch, thông phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền
tệ theo qui chế, qui trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quí, năm. Dự thảo các báo cáo
sơ kết, tổng kết.
Phòng Tín dụng:
- Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, phân
loại khách hàng tín dụng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và
ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ,

ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong
địa bàn, theo dõi, đánh giá, tổng kết và đề xuất Giám đốc cho phép nhân rộng.
- Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng
khắc phục.
4
- Marketing tín dụng: thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng,
giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ đến khách hàng, tiếp nhận yêu cầu và
ý kiến phản hồi từ khách hàng.
- Quản lý hồ sơ tín dụng, tổng hợp, phân tích, bảo mật thông tin và lập báo
cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo qui trình tín dụng; tham gia ý
kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong qui trình tín dụng, quản lý rủi
ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi
nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Phòng kế toán - Ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định của Ngân
hàng nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài
chính, quĩ tiền lương của chi nhánh.
- Quản lý, giám sát và thực hiện các quĩ chuyên dùng theo qui định.
- Thực các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; chấp hành quy định về an
toàn kho quỹ, định mức tiền mặt theo quy định
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán vá các
báo cáo theo qui định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo qui định.
Phòng Điện toán:

- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê, hoạch toán nghiệp vụ và tín dụng.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo qui
định.
- Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa và làm dịch vụ tin học.
Phòng Hành chính quản trị:
- Xây dựng và đôn đốc thực hiện chương trình công tác hàng tháng, quí và
chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh.
5
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành
chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Đầu mối quan hệ
với cơ quan tư pháp tại địa phương.
- Lưu trữ, phân tích, đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
của chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác văn thư, lễ
tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định,
công cụ lao động.
- Theo dõi, quản lý mạng lưới chi nhánh; đề xuất việc mở rộng hoặc thu
hẹp mạng lưới.
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm, quản lý lao động, theo
dõi thực hiện nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể.
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương theo quy chế; thực
hiện công tác quản lý cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; tổng hợp, theo
dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu và làm đầu mối công tác tổ
chức; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ

theo quy định.
Phòng kinh doanh ngoại hối.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Thanh toán quốc tế thông
qua mạng SWIFT Ngân hàng nông nghiệp.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến
thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng
nước ngoài
Phòng nghiệp vụ thẻ và phát triển sản phẩm:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị, giới thiệu
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về
dịch vụ, tiếp thu, đề xuất giải pháp.
6
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản
phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, xây dựng kế hoạch
tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá.
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo qui định. Quản
lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo qui định của Ngân hàng
Nông Nghiệp.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch quảng bá thương hiện, tiếp thị, tuyên
truyền.
1.2.3. Cơ cấu mạng lưới:
Đến thời điểm 31/12/2007, Chi nhánh đã có 3 chi nhánh cấp II với nguồn
vốn bình quân 400 tỷ đồng/chi nhánh và các phòng giao dịch hoạt động hiệu
quả, đưa tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên 10 điểm. Một số chi nhánh và
phòng giao dịch có nguồn vốn bình quân cao như:
+ Chi nhánh Kim Mã: Nguồn vốn 886 tỷ đổng, dư nợ 290 tỷ đồng
+ Chi nhánh Hoàng Quốc Việt: Nguồn vốn 858 tỷ, dư nợ 257 tỷ.
+ Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên: Nguồn vốn 371 tỷ, dư nợ 28 tỷ
+ Phòng giao dịch số 4: Nguồn vốn 27 tỷ đồng, dư nợ 45 tỷ

+ Phòng giao dịch số 5: Nguồn vốn 28 tỷ, dư nợ 22,5 tỷ
1.3. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng:
Ngân hàng Agribank Bắc Hà Nội cung cấp những dịch vụ sau:
1.3.1. Dịch vụ tiền gửi:
• Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,
các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
• Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất
hấp dẫn
7
1.3.2. Dịch vụ tín dụng:
• Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
• Cho vay vốn, đồng tài trợ
• Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
• Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối
với cán bộ, CNV và các đối tượng khác
• Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án
trong nước và quốc tế.
1.3.3. Dịch vụ thanh toán trong nước:
• Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD &
EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế
• Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước
• Thu, chi hộ
• Chi trả lương qua tài khoản,.....
1.3.4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
• Ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán qua Ngân
hàng trên nền công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán hiện đại - an toàn -
tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế.
• Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ

thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền(TTR)
• Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại.
• Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất
khẩu.
• Thanh toán, chuyển tiền biên giới
8
• Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
• Thu đổi ngoại tệ.
1.3.5.Các sản phẩm dịch vụ khác:
• Thu tiền tại nơi yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt triên
100 triệu đồng.
• Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của
các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
• Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa
và quốc tế.
• Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác....

2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG:
2.1.Những thuận lợi khó khăn:
2.1.1.Thuận lợi:
- Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước quyết tâm đổi mới các chính
sách và hệ thống tài chính – tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền
vững.
- Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Công nghiệp phát
triển kéo theo dịch vụ tăng nhanh, nhất là trong các lĩnh vực lưu chuyển, bán lẻ
hàng hóa, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thong, internet, xuất nhập khẩu.
- Năm 2007 vừa qua, Hà Nội đã thực hiện quyết liệt 5 nhiệm vụ trọng tâm,
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch: tăng
trưởng GDP đạt 12,1%, là mức cao nhất từ 10 năm trở lại đây, sản xuất công
nghiệp tăng 21,1%. Đầu tư FDI tăng 31,8%, khu vực kinh tế dân doanh tăng

27,7%. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giữ ở mức cao với 4,28 tỷ USD, tăng 20%.
9

×