Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

mô tả chi tiết công việc của Trưởng phòng sản xuất Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng Kỹ thuật biển (Portcoast)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.11 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có doanh
nghiệp tư nhân phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp
muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây
dựng nét văn hóa riêng, phương thức quản lý nhân sự và quy tắt chế độ được toàn
thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Sản xuất kinh doanh luôn
lấy việc phát triển toàn diện con người, sản phầm chất lượng và phục vụ khách
hạng tận tâm là mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi về vấn đề sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là uy tín và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.
Một bộ phận không nhỏ đóng góp vào sự thành công trong kinh doanh của
công ty đó là bộ phận trực tiếp sản xuất, là nơi người lao động đóng góp sức lực và
trí tuệ của họ cho doanh nghiệp, là nơi sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất như:
máy móc, nguyên nhiên vật liệu và sức lao động. Do đó quản lý tốt phân xưởng và
tổ sản xuất là chìa khoá đảm bảo thành công của doanh nghiệp. Quản lý tại đơn vị
cơ sở chủ yếu là quản lý con người, bao gồm từ việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử
dụng, tạo động lực, kiểm tra đánh giá năng lực kết quả làm việc của nhân viên
trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố sản xuất và kế hoạch sản xuất.
Để hiểu rõ hơn vai trò và vị trí của nhà điều hành sản xuất, chúng tôi sẽ mô
tả chi tiết công việc của Trưởng phòng sản xuất Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế
Cảng - Kỹ thuật biển (Portcoast)_một công ty mà sản phẩm chủ yếu của họ là các
gói thầu dịch vụ thuộc lĩnh vực tư vấn thiết kế.
2. Mục tiêu thực hiện đề tài


Tìm hiểu quy cách hoạt động tại phòng sản xuất của công ty Portcoast, mô tả
chi tiết công việc của trưởng phòng sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện công việc tại chính công ty.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện về chức năng và nhiệm vụ của


trưởng phòng sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu: Phòng sản xuất Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng
– Kỹ thuật biển (Portcoast)
4. Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về công việc thực tế mà Trưởng
phòng sản xuất lại công ty đang làm.
Thu thập thông tin thứ cấp từ bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc
của trưởng phòng sản xuất công ty Portcoast.
5. Bố cục đề tài
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu công ty và thực trạng phòng sản xuất công ty
Chương 3: Mô tả công việc của trưởng phòng sản xuất
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công việc
Kết luận


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm bản mô tả công việc
Là văn bản liệt kê những chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong công việc, điều
kiện làm việc và các tiêu chuẩn cần đạt được trong công việc … Nhằm giúp cho
nhà quản trị hiểu được nội dung, yêu cầu công việc, quyền hạn và trách nhiệm của
nhân viên khi thực hiện công việc.
1.2 Khái niệm quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc
quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa
chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của
doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì
sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm

cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
1.3 Các kỹ năng cần thiết ở người quản trị sản xuất:
Các nhà quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến một doanh nghiệp
thành công hay thất bại thông qua những quyết định đúng sai của họ.
Các nhà quản trị, nhất là quản trị sản xuất quan tâm rất nhiều đến hiệu quả công
việc, thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã
bỏ ra. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại,
hiệu quả thấp khi chi phí nhiều hơn so với kết quả đạt được. Không biết cách quản
trị cũng có thể đạt được kết quả cần có nhưng có thể chi phí quá cao, không chấp
nhận được.
1.3.1 Hoạt động quản trị có hiệu quả khi:


• Giảm thiểu chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng ở đầu ra.
• Hoặc giữ nguyên các yếu tố đầu vào trong khi sản lượng đầu ra nhiều
hơn.
• Hoặc vừa giảm được các chi phí đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra.
Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được nhưng lại tỉ lệ nghịch với
chi phí bỏ ra. Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất kinh
doanh càng cao.
Cũng giống như các nhà quản trị nói chung, các nhà quản trị sản
xuất cũng thực hiện các chức năng cơ bản của quản trị như : Hoạch định,
Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm tra.
1.3.2 Quan điểm về kỹ năng cần có của nhà quản trị sản xuất của
Robert Katz
 Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn nghiệp vụ: Là khả
năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nói cách khác là trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị. Thí dụ: thảo chương trình điện
toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí .v.v... Đây là
kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị viên

trung gian hoặc cao cấp.
 Kỹ năng nhân sự (human skills): là những kiến thức liên quan đến khả năng
cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài
năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác
nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài
kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt
hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí
hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ
chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản


trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh
doanh hoặc phi kinh doanh.
 Kỹ năng nhận thức hay tư duy: (conceptual skills) là cái khó hình thành và
khó nhất, nhưng nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các
nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường
lối chính sách đối phó có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự
phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải có phương pháp tổng hợp
tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề ...
Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức độ có thể
chấp nhận được trong một tổ chức.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG
PHÒNG SẢN XUẤT CÔNG TY PORTCOAST
2.1 Tổng quan về công ty Portcoast
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng – kỹ thuật biển (PORTCOAST) là doanh
nghiệp hoạt động độc lập theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, đã được Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh
doanh số 4103002981 ngày 23/12/2004, đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày

09/06/2005, đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 09/03/2006 và đăng ký thay đổi lần
3 vào ngày 29/12/2007. Công ty có tên giao dịch quốc tế là PORTCOAST
CONSULTANT CORPORATION
Trụ sở chính của sông ty đặt tại 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận
1, Tp. Hồ Chí Minh, bên cạnh đó công ty còn có một chi nhánh phía Bắc đặt tại
C17/42/3 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Với
tổng vốn điều lệ là 53,5 tỷ đồng (vốn nhà nước chiếm 0%).
Tiền thân là Xí nghiệp Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển và Phòng Thiết kế
Cảng - Đường thủy trực thuộc Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam
- TEDI South (thuộc Bộ Giao thông Vận tải). Portcoast được thành lập trên cơ sở
kế thừa truyền thống lao động xuất sắc cũng như năng lực và kinh nghiệm tư vấn
thiết kế của Xí nghiệp Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển (2001 – 2004) và
Phòng thiết kế Cảng – Đường thủy (1977 – 2000), hiện nay Portcoast đang tiếp tục
phấn đấu hoàn thành các dự án trọng điểm được nhà nước giao cũng như thực hiện
tốt các dịch vụ tư vấn với định hướng phát triển ngang tầm với các tổ chức tư vấn
Quốc tế.
Nhằm ngày càng nâng cao chất lượng công tác tư vấn đáp ứng yêu cầu của
khách hàng trong nước và quốc tế, trong những năm qua, PORTCOAST đã nỗ lực
xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO
9001:2000. Ngày 30/07/2004, PORTCOAST CONSULTANT đã được AFAQAFNOR INTERNATIONAL (Cộng hòa Pháp) và Tổ chức IQNET cấp giấy chứng
nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
PORTCOAST CONSULTANT hiện có trên 226 cán bộ công nhân viên bao
gồm 5 Tiến sĩ khoa học, hơn 22 Thạc sĩ kỹ thuật và trên 199 kỹ sư, kỹ thuật viên


thuộc các ngành cảng, công trình biển và đường thủy, kinh tế, kỹ thuật cầu, đường
bộ, khảo sát. v.v. được đào tạo trong và ngoài nước.


Cơ cấu tổ chức của PORTCOAST CONSULTANT bao gồm các phòng ban

như sau:

Hình – 2: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Portcoast
Bên cạnh việc phát triển sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế,
Portcoast còn liên kết với các công ty thành viên trong nhiều lĩnh vực khác bao
gồm:
-

CÔNG TY TNHH ĐỊA KỸ THUẬT & GIAO THÔNG ANH


-

CÔNG TY TNHH ĐỊA HẢI

-

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG TOÀN CẦU

-

CÔNG TY CP TVĐT PHƯỚC CHÁNH

-

CÔNG TY TNHH TM & DV TIN HỌC XCOM

-

CÔNG TY TNHH CÔNG CHÍNH A.C



Song song với việc phát triển Công ty Portcoast không quên nhiệm vụ của
mình với xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai bằng những hoạt động
thiết thực như :
-

PORTCOAST đồng hành cùng sinh viên Khoa kỹ thuật Xây
dựng, ĐHBK TPHCM tại Lễ đón tân sinh viên (19/9/2009).

-

Mở lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ đấu thầu cho CBCNV Portcoast
(21-22/8/2009)

-

Trao nhà tình thương - Đồng hành cùng Chiến dịch mùa hè
xanh của Khoa kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa, TPH

-

Các dự án đã và đang thực hiện :


2.2 Thực trạng phòng sản xuất
2.2.1 Nhiệm vụ
Do đặc thù của công ty là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư
vấn và thiết kế dự án nên phòng sản xuất chính là phòng công trình. Phòng
công trình có những nhiệm vụ như sau :

-

Tư vấn thiết kế từ bước thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật đến
thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công các công trình
phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty.

-

Lập dự toán chi tiết, tổng dự toán các công trình.

-

Kiểm định nâng cấp các công trình.

-

Thẩm tra dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
hoặc thiết kế kỹ thuật thi công các công trình

-

Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu các
công trình phù hợp chức năng hoạt động của Công ty.


-

Thực hiện các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của Công ty.

2.2.2 Cơ cấu nhân sự

Phòng công trình hiện có 17 nhân viên bao gồm 1 Tiến sỹ khoa học, 4 thạc
sỹ và 12 kỹ sư chuyên ngành Cảng – Công Trình Biển. Ban Lãnh Đạo
phòng có kinh nghiệm Tư vấn thiết kế các công trình từ 5 năm trở lên. Các
nhân viên phòng là đội ngũ Kỹ sư trẻ, có năng lực và có tinh thần học hỏi,
sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ do Ban Lãnh Đạo phòng và Ban Lãnh Đạo
công ty.
2.2.3 Chế độ làm việc:
2.2.3.1 Chế độ họp, báo cáo của Phòng thiết kế công trình:
• Định kỳ mỗi tuần Phòng thiết kế công trình tổ chức họp cán bộ chủ chốt
của phòng gồm: Trưởng, phó Phòng, Tổ trưởng để đánh giá hoạt động của
phòng và tiến độ công việc, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
• Định kỳ cuối tháng Phòng thiết kế tiến hành họp toàn thể cán bộ ,đồng thời
kết hợp đánh giá xếp loại CBCNV ban gởi cho Phòng Nhân sự - Tiền
lương,
• Trong trường hợp đặc biệt, có thể yêu cầu họp đột xuất theo yêu cầu của
Trưởng Phòng.
• Hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động của Ban cho Tổng Giám
đốc Công ty (thông qua Phòng KH – TH và Ban QL.HTQLCL).
2.2.3.2 Chế độ họp, báo cáo công tác của các bộ phận, xưởng
trực thuộc
• Khi cần thiết Tổ trưởng, nhóm trưởng có thể tổ chức họp đột xuất để giải
quyết công việc,
• Hàng tuần, Trưởng các nhóm, tổ báo cáo công tác của Bộ phận Trưởng/phó
phòng.
2.2.4 Phối hợp công tác với các Bộ phận, Phòng, Ban trong Công ty
• Phối hợp với Phòng quản lý chất lượng: trong việc triển khai xây
dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất
lượng trong phạm vi liên quan đến BĐHSX.



• Với Phòng Kế hoạch – Đối ngoại: Nhận Kế hoạch công trình và
trao đổi thông tin cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực để triển khai
kế hoạch thiết kế, thi công.
• Phối hợp với Phòng Nhân sự - Tài chính: Kết hợp giải quyết các
công tác liên quan về nhân sự khối sản xuất, ngày công, tiền
lương, các chế độ liên quan.
• Với Phòng Hành chính – Quản trị: Giải quyết các sự việc vi
phạm liên quan về nội qui - kỷ luật Công ty, công tác bảo vệ tài
sản Công ty.
• Với Phòng Tài chính – Kế Toán: Báo cáo các thông tin về kế
toán thống kê liên quan vật tư phục vụ thiết kế và làm việc, kiểm
kê tài sản, Lập các thủ tục thanh - kết toán liên quan về tài chính.

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA TRƯỞNG
PHÒNG SẢN XUẤT
3.1 Vị trí


Trong sơ đồ tổ chức công ty vị trí trưởng phòng thiết kế công trình là cấp
IV, với vị trí này người trưởng phòng trực tiếp điều hành nhân viên thiết kế thực
hiện sản phẩm theo mục tiêu đặt ra của cấp trên và chủ đầu tư. Trưởng phòng thiết
kế chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc kỹ thuật và ngang cấp với các phòng
ban khác như phòng hành chính nhân sự, KCS, dự án … theo sơ đồ phân chia cấp
bậc quản lý như sau:

Phỏng đoán và kế
sách giải quyết công
việc

Đề xuất hướng

phát triển công ty
Giám
đốc
Trưởng
phòng

Nhân
viên
Tính toán
thiết kế
viên

Triển khai và xử
lý công việc

Hình 3-1: Mô hình kỹ năng ứng với cấp bậc quản lý trong công ty
3.2 Mô tả công việc
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp kết hợp với bản mô tả công việc của trưởng
phòng thiết kế công trình chúng tôi tổng hợp thành bảng mô tả công việc cụ thể
của Trưởng phòng thiết kế công trình của công ty Portcoast.
3.2.1 Mục tiêu công việc
Sản xuất sản phẩm bằng cách thiết kế và phát triển các phương pháp tính
toán, sơ phát và đề các phương án kết cấu; thiết lập các thứ tự ưu tiên; kiểm tra hồ
sơ và giám sát nhân sự.
3.2.2 Quyền hạn :


-

Điều động nhân sự, bố trí công việc hợp lý cho các hợp đồng.


-

Quyết định các biện pháp xử lý sự cố phát sinh trong hoạt động thiết kế và sau
đấu thầu liên quan thiết kế.

-

Đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm.

-

Đánh giá, xếp loại cán bộ công nhân viên trong phòng.

-

Kiến nghị, đề xuất khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong phòng

-

Các quyền hạn khác theo quy định tại điều lệ của Công ty, các quyết định của
công ty.
3.2.3 Nhiệm vụ cụ thể
-

Thiềt lập các tiêu chuẩn, phương pháp, thiết bị, chính sách và
thủ tục nhằm đảm bảo chất lượng thiết kế bằng cách nghiên cứu yêu
cầu của đồ án; nhờ tư vấn về các ứng dụng trong công nghệ mới; xác
định tiến độ xử lý công việc.


-

Thiết lập cấu trúc tổ chức bằng cách phân công nhiệm vụ; chỉ
định quyền hạn; tuyển dụng, lựa chọn, định hướng và huấn luyện nhân
viên trực thuộc phòng.

-

Xác định kế hoạch thiết kế bằng cách điều phối các yêu cầu với
các bộ phận hành chính nhân sự, kỹ thuật công nghệ, KCS hồ sơ và in
ấn đóng dấu.

-

Hoàn thành kế hoạch thực hiện đồ án bằng cách thiết lập thứ tự
ưu tiên; lập thời gian biểu các hoạt động và cho nhân viên; theo dõi
tiến trình; xem xét lại lịch trình; giải quyết các vấn đề phát sinh.

-

Đảm bảo máy móc thiết bị vận hành ổn định bằng cách thiêt
lập các yêu cầu bảo trì thiết bị; tham khảo ý kiến của phòng IT; đánh
giá máy móc thiết bị và báo cáo giám đốc kỹ thuật có kế hoạch di tu
sửa chữa.

-

Duy trì kết quả sản xuất của nhân viên bằng cách huấn luyện, tư
vấn và kỷ luật nhân viên; giải đáp thắc mắc/khiếu nại; lập kế hoạch,
theo dõi và khen ngợi kết quả làm việc.



-

Chuẩn bị báo cáo bằng cách thu thập, phân tích, tóm tắt thông
tin và các khuynh

-

Hướng tác động đến môi trường thiết kế.

-

Cập nhật kiến thức chuyên môn bằng cách tham dự các đợt tập
huấn; đọc sách báo chuyên ngành; thiết lập mạng lưới cá nhân; tham
quan các công ty tư vấn khác; tham gia các diễn đàn bằng nguồn quỹ
của công ty dưới sự xác nhận của giám đốc kỹ thuật.

-

Đóng góp cho nỗ lực tập thể bằng cách đạt được kết quả liên
quan theo yêu cầu.

3.2.4 Phân chia và đánh giá công việc
-

Phân chia công việc: phù hợp với khả năng và sở trường của
nhân viên trực thuộc phòng. Công việc phân chia phải rõ ràng, đúng
với yêu cầu kỹ thuật đề ra. Thường xuyên cập nhật thông tin và hướng
dẫn phương pháp tính toán thiết kế cho nhân viên.


-

Sơ đồ phân chia công việc:

Giám đốc kỹ
thuật chiếm
10% công việc:
ra phương án
kết cấu, kcs hồ


-

Trưởng phòng kỹ
thuật chiếm 20% công
việc: tiếp nhận và phân
chia công việc, đánh giá
và trực tiếp thực hiện 1
phần việc thiết kế

Nhân viên trực tiếp triển khai
việc chiếm 70% khối lượng
công việc bao gồm: tính toán,
vẽ và lập dự toán công trình.
Tổng hợp files dữ liệu báo cáo
kết quả…

Đánh giá và đề xuất khen thưởng cho nhân viên: theo tiêu
chí chung của công ty đề ra bằng cách cho điểm theo từng yêu cầu cụ

thể và xếp loại nhân viên theo A-B-C-D

STT

Yêu cầu đặt ra

1

Tác phong:
- Giờ làm việc
- Đồng phục
- Giao tiếp đồng

Tiêu chí cho điểm
Đạt
Không đạt

Ghi chú


nghiệp
Công việc:
Tiến độ công
việc
Chất lượng
công việc

2

3


Hoàn thiện bản
thân:
Nâng cao trình
độ chuyên
môn
Có sáng kiến
trong chuyên
môn
Hoạt động khác:

4

3.2.5 Duy trì công tác hợp giao ban hàng tuần trong phòng
-

Đánh giá công việc thực hiện trong tuần

-

Trao đổi rút kinh nghiệm các công việc sai sót

-

Phổ biến và cập nhật thông tin về các quy định của công ty

-

Lắng nghe ý kiến nhân viên tập hợp và báo cáo lãnh đạo



CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ
3.1 Đánh giá:
- Trưởng phòng sản kiêm nhiệm nhiều vấn đề: quản lý thiết kế, kiểm tra chất
lượng thiết kế, chất lượng làm việc và quản lý các vấn đề về nhân sự.
- Nguồn nhân sự trong phòng đa số là đội ngũ nhân viên trẻ với trình độ đào
tạo cao, tạo nhiều thách thức trong công tác quản lý và huấn luyện nhân viên.
- Bảng đánh giá công việc còn khá sơ sài, thiếu tính định lượng và khách quan.
- Trong khi công tác quản lý thì công ty chia thành nhiều mảng như Phòng Địa
Hải, Phòng Nền Móng, Phòng Công Trình, Phòng Kỹ thuật Công Trình.Thì
phòng thiết kế lại khá vất vả khi phải thực hiện toàn bộ các thiết kế các mảng
trên.
3.2 Giải pháp hoàn thiện nâng cao:
- Với quy mô nhân sự của phòng là 17 người, thiết nghĩ cần có thêm 2 chức
danh phó phòng: 1 quản lý về nhân sự - đối ngoại, 1 quản lý về chuyên môn để
hỗ trợ công việc cho trưởng phòng.
- Trưởng phòng cần tích cực nâng cao trình độ, tham gia các lớp huấn luyện để
tăng thêm kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý.
- Cần chia nhân sự trong phòng theo các nhóm chuyên môn, để tập trung năng
lực cho các mảng thiết kế khác nhau.Vừa mang tính chuyên môn hóa cao, vừa
tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý.
- Bảng đánh giá công việc cần xác định trọng số cho các tiêu chí đánh giá, và
trọng số cho phần tự đánh giá, đồng nghiệp và cấp trên trực tiếp. Các chỉ tiêu
cần rõ ràng hơn.


KẾT LUẬN
Công tác quản lý nhân sự đòi hỏi nhà quản lý phải có một tầm nhìn và kinh
nghiệm trong chuyên môn để vận dụng phù hợp vào thực tiễn công ty. Mỗi công



ty có một chiến lược và mục tiêu kinh doanh khác nhau nhưng cái cơ bản của chức
năng sản xuất là hoàn toàn tương tự nhau, yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.
Chính vì điều đó dưới góc độ của một nhà quản lý phải lựa chọn và đào tạo cho
mình một đội sản xuất có trình độ chuyên môn cao, tác phong công nghiệp và có
chế độ chính sách phù hợp tạo niềm tin giúp họ hoàn thành tốt công việc của
mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giới thiệu chức năng và điều hành quản lý của phòng công
trình công ty Portcoast.


-

Quản trị nhân sự, Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Văn Hòa, NXB
Giáo Dục.

-

Quản trị sản xuất – dich vụ, GS. Đồng Thị Thanh Phương,
NXB Thống Kê.

-

Leadership – MBA. Lê Phương Phương


-

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán đa văn hóa – Ts. Nguyễn Thành
Hội

-

Văn hóa doanh nghiệp – Ths. Nguyễn Việt Hưng

-



-

Bài giảng quản trị nguồn nhân lực – TSKH. Phạm Đức Chính

KẾT LUẬN



×