Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.67 KB, 2 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp tại một số địa điểm chọn lọc,
tạo điều kiện phát triển công nghiệp rộng rãi trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công
nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình
hội nhập. Song bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN, KCX đang là
mối lo lắng của cộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường do các KCN, KCX gây
ra càng gia tăng. Nhất là tại TP HCM, việc các KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường đã trở
thành mối đe dọa cho công cuộc “phát triển bền vững” của chính quyền và nhân dân thành
phố. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ô
nhiễm tại các KCN, KCX trên địa bàn TPHCM, làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời đưa
ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu lý luận:
 Làm rõ vấn đề môi trường trong quá trình toàn cầu hóa (các vấn đề môi trường
và gìn giữ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế)
 Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong vấn đề kiểm soát và ngăn chặn
hiện tượng ô nhiễm môi trường có liên quan đến phát triển kinh tế và rút ra bài học cho
việc ngăn chặn ô nhiễm tại các KCN TP.HCM
2.2. Mục tiêu thực tiễn:
 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, khí và chất thải rắn liên quan
đến sự phát triển công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp ở các KCN tại TPHCM
 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình ô nhiễm tại các KCN TPHCM
 Đề xuất hệ thống các giải pháp kinh tế – xã hội – pháp luật để giải quyết tình
trạng ô nhiễm ở các KCN TPHCM
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp khảo sát thực tế thông qua phát phiếu điều tra..
 Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
 Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study)


3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường có liên quan đến
phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp tại TP HCM
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Tại các khu công nghiệp điển hình TP HCM
4. Nội dung nghiên cứu: bao gồm có 3 chương và các phụ lục kèm theo
 Chương 1: Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến phát triển kinh tế trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế
 Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất
TP.HCM
 Chương 3: Những giải pháp ngăn ngừa và khắc phụcc hiện tượng ô nhiễm môi trường
tại các khu công nghiệp tại TP.HCM
5. Đóng góp của đề tài:
Đề tài đưa ra nghiên cứu vấn đề khá “nóng bỏng” hiện nay, đó là vấn nạn ô nhiễm môi
trường tại các KCN, KCX TP.HCM mà trong các đề tài báo cáo nghiên cứu trước đây (chẳng
hạn: “Báo cáo vấn đề BVMT trong phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam”, GS.TSKH Ngô
Thế Thi, trường ĐH Xây dựng; Tiểu luận về “Thực trạng các KCN ở Việt Nam và những giải
pháp”, Văn Thị Thanh Tuyền, Trương Thị Như Hiếu, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM;…) thì
những vấn đề môi trường trong các KCN được đề cập rất ít và dàn trải, hoặc vấn đề được báo
cáo trên góc độ quá vĩ mô. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu chi tiết về thực trạng ô nhiễm
KCN trên địa bàn TPHCM và các giải pháp kinh tế khắc phục. Vì vậy tính cấp thiết và thực
tiễn của đề tài là ở chỗ phản ánh kịp thời, cung cấp được cách nhìn khá chi tiết về tình hình ô
nhiễm tại các KCN TPHCM và đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
6. Hướng phát triển của đề tài:
Đề tài mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc phát sinh ô nhiễm tại các doanh
nghiệp trong các KCN, KCX trên toàn bộ lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai nhằm đưa ra các
giải pháp kinh tế tích hợp, mang tính ứng dụng chung cho toàn khu vực.

×