Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.46 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong thời đại của nền kinh tế thị trường
với nhiều sự đổi thay, vừa tạo cơ hội tốt, vừa là thách thức rất lớn đối với những
nước đang phát triển như nước ta, đó là sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, là sự
bùng nổ của công nghệ thông tin hay sự ra đời của những tiến bộ khoa học, kỹ
thuật mới,…Thực tế này đòi hỏi nước ta phải nỗ lực hết sức về mọi mặt, trong đó,
việc phát huy vai trò của tri thức, trí tuệ là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của đất nước và để bắt kịp với tiến trình phát triển của thế giới.
Trong các nguồn lực cần thiết cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn lực trình độ cao là một yếu tố quyết định. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải phát triển một đội ngũ nhân lực giàu “chất xám” để
phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, một thách thức lớn
đang đặt ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, đó là tình trạng “chảy máu chất xám”.
Hiện tượng “chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây thất
thoát nguồn nhân lực giàu “chất xám”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
Để hiểu rõ hơn về nạn “chảy máu chất xám” trên thế giới cũng như ở Việt
Nam và những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
đồng thời phân tích để làm rõ những nguyên nhân gây ra “chảy máu chất xám”, từ
đó đề ra giải pháp khắc phục hiện tượng này, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài
“Chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hiểu rõ về vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề “chảy máu chất
xám” ở trên thế giới và Việt Nam, tác động của nó tới quá trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.



- Đánh giá được thực trạng “chảy máu chất xám” tại Việt Nam và những
nguyên nhân của nó, từ đó có những giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng
“chảy máu chất xám”.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới vấn đề “chảy máu chất
xám” và sự tác động của nó tới sự phát triển của một quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực trạng “chảy máu chất
xám” qua các năm.


NỘI DUNG
I. Tổng quan về “chảy máu chất xám”.
1. Khái niệm “Chảy máu chất xám”.
Xét ở phạm vi nhỏ: “chảy máu chất xám” là hiện tượng nhân viên giỏi đã
được đào tạo ở một công ty, cơ sở này quyết định chuyển sang một công ty khác,
một cơ sở khác để làm việc.
Xét ở phạm vi rộng hơn: “chảy máu chất xám” là thuật ngữ dùng để chỉ vấn
đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua
những nước khác.
Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua những
nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiến
thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vực
khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn".
2. Các biểu hiện của “chảy máu chất xám”.
“Chảy máu chất xám” có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo đặc điểm kinh
tế- văn hóa- xã hội của mỗi quốc gia, tuy nhiên những biểu hiện chính của nó là:
• Những trí thức có khả năng, có năng lực, được đào tạo bài bản, đang công

tác tại các công ty, cơ quan Nhà nước chuyển ra làm việc cho các công ty ngoài
quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân chính là do nhu cầu được
trả lương cao.
• Hiện tượng một số cán bộ đang công tác tại các vụ, viện, trung tâm nghiên
cứu, các cơ quan Nhà nước nhưng lại làm bán thời gian cho các tổ chức, công ty
nước ngoài.
• “Chảy máu chất xám” diễn ra ở các đối tượng học sinh, sinh viên cao đẳng,
đại học, trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp loại ưu không
chấp nhận ở lại trường hoặc không về công tác ở các vụ, viện, trung tâm nghiên
cứu, số khác đi du học nước ngoài thì không quay trở về.
• Một số trí thức công tác tại các cơ quan khoa học được cử đi học tập hoặc


công tác ở nước ngoài, nhưng sau đó ở lại nước đó làm việc theo đúng chuyên môn
đã được đào tạo.
• Vấn đề “suy giảm chất xám” hay “mất dần chất xám” cũng được coi là
“chảy máu chất xám”. Tình trạng “suy giảm chất xám” thể hiện ở chỗ: một số
người được đào tạo bài bản ở nước ngoài nhưng lại bỏ nghề và làm việc không
theo đúng chuyên môn. Hoặc, nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng không có việc làm,
buộc họ phải làm những công việc khác không đúng chuyên môn.
(Theo Viện tâm lý học: tamly.com.vn)
3. Nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Nạn “chảy máu chất xám” diễn ra ngày càng mở rộng về quy mô ở các nước
trên thế giới chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: Hiện nay, thị trường lao
động thế giới đang dư thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu trầm trọng số lượng trí
thức giỏi, đặc biệt những người có trình độ kỹ thuật cao, giỏi quản lý. Ví dụ, năm
2013, ở Nhật chỉ có 1,2 triệu người mới gia nhập vào lực lượng lao động trong khi
có đến 2,2 triệu người về hưu. Kết quả là, lực lượng lao động bị thiếu 1,1 triệu
người. Hay như ở Canada- quốc gia có nền kinh tế ổn định và thịnh vượng nhất

nhóm G7 thì người dân cũng chỉ cung ứng được tối đa 70% nhu cầu trong tổng số
6.5 triệu lao động mà nước này cần tính đến 2020.
- Do lương bổng và chính sách đãi ngộ không thỏa đáng mà nhân viên giỏi
thường chuyển tới công ty khác có mức lương cao hơn để làm việc.
- Thiếu sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, trong khi gặp nhiều cản trở từ phía
Nhà nước, không được Nhà nước hay các tổ chức tài trợ cho các công trình
nghiên cứu, chính quyền hạn chế trong các vấn đề pháp lý, sự can thiệp của các cơ
quan công quyền vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Xuất phát từ tình trạng thất nghiệp hay các nhà quản lý không đủ trình độ
nhận thức để trọng dụng những người thực sự tài giỏi và có chuyên môn, khiến cho
một lực lượng lớn tri thức phải tìm cách tự cứu lấy mình và đi tìm một mảnh đất
“màu mỡ” hơn để tạo dựng cơ nghiệp.


- Nạn phân biệt chủng tộc: ví dụ: đất nước Malaysia ưu ái người Mã Lai và
các dân tộc bản địa (gọi là Bumiputra) hơn hẳn so với cộng đồng thiểu số người
Hoa (chiếm 24%) và người Ấn (chiếm 7%). Chính phủ ban hành nhiều chính sách
có lợi cho các dân tộc bản địa, như: cho họ được mua hàng giá rẻ, vào đại học dễ
dàng, được làm việc trong cơ quan nhà nước khi ra trường… điều này khiến những
người thuộc các sắc tộc khác cảm thấy bị bỏ rơi, không được trong dụng nên họ
quyết định ra đi tìm chân trời mới.
- Sự hạn chế quyền tự chủ trong trường học:
Ví dụ: người châu Phi có trình độ giáo dục cao khi đến cư trú ở các nước
phương Tây hầu hết không thể tìm được việc làm ngay tức khắc, mà đa số họ phải
bỏ tiền ra để tiếp tục học và lấy bằng cấp tương đương ở nước sở tại. Bằng cấp tại
châu Phi tất nhiên không được các nước phát triển công nhận. Thế nên, chỉ có 1/5
số người di cư này có thể xin việc đúng ngành nghề tại châu Âu, hơn 2/3 phải học
lại ở Mỹ. Những người không có cơ hội học tập thì phải chọn các nghề tạm bợ với
đồng lương ít ỏi.
- Môi trường học tập và làm việc các nước phát triển thường tốt hơn, tạo điều

kiện cho các nhân tài có cơ hội thăng tiến, áp dụng những gì mình học vào thực tế.
4. Hiện tượng “chảy máu chất xám” ở một số nước trên thế giới.
Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước
này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng
như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm. Ngay các quốc gia tiên tiến Tây Âu và
Canada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về “chất xám” của họ di cư sang
Mỹ. Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán
một số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học
gia sang Anh. Tuy nhiên, cho đến nay, “chảy máu chất xám” trầm trọng nhất vẫn
là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông
Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
-

Ở châu Phi: Theo con số được đưa ra trong đánh giá của Hiệp hội các trường đại
học châu Âu (EUA), hiện Châu Phi hiện đang thiếu hụt trầm trọng học giả (chỉ có
2,3% các nhà nghiên cứu làm việc tại châu Phi). Cụ thể, tỷ lệ này ở đất nước Tây
Phi Sierra Leone chiếm 53%, Gambia có 63% và Cape Verde là 67%. Chảy máu


chất xám ở châu Phi đang là một thách thức lớn đối với châu lục này bởi hệ thống
giáo dục ở đây chưa được cải tiến, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất và chưa có khả
năng thu hút nhân tài.
-

Ở Venezuela: Ước tính, khoảng 1 triệu người Venezuela đã ra nước ngoài chỉ trong
vòng 10 năm qua từ sau cuộc cách mạng Bolivar, hàng chục nghìn giáo sư
Venezuela đã lao vào vòng xoáy khốn đốn. Các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, nhà quản lý
và kĩ sư đang lần lượt rời bỏ đất nước này; còn những ai đã ra nước ngoài thì
không có ý định quay về.


-

Ở các nước Đông Nam Á: Theo tờ The Jakarta Post số ra mới đây dẫn lời hai
chuyên gia Viện Nghiên cứu chính sách nhập cư (MPI) của Mỹ, Demetrios
Papademetriou và Dovelyn Rannveig Mendoza cho rằng Đông Nam Á đang lãng
phí lao động có trình độ cao. Hai chuyên gia này nhận định mặc dù 10 nước thành
viên ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc đáp ứng một số mục
tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và đã có những tiến bộ trong việc tạo
điều kiện cho sự dịch chuyển lao động có tay nghề trong khu vực, nhưng đến nay
vấn đề này thực sự vẫn tiến triển rất chậm.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính có 1,3 triệu lao
động có trình độ đại học ở Đông Nam Á đã tìm tới các nước có thu nhập cao hơn ở
Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, New Zealand và Australia. Đáng chú ý, con số này đã
tăng lên 40% kể từ năm 2000.

-

Ở Malaysia: từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009, số công dân xuất ngoại lập
nghiệp là hơn 300.000 người, tăng cao so với con số 140.000 người năm 2007.
Tính đến năm 2011, có tới hơn một triệu người Malaysia sinh sống ở nước ngoài .
Lực lượng này lại làm trong các ngành trọng yếu như tài chính, kỹ thuật và công
nghệ.
( theo www.vietnamplus.vn/malaysia-chay-mau-chat-xam...su.../89998.vnp).
Ngoài ra, thực trạng chảy máu chất xám không chỉ diễn ra ở các nước nghèo,
các nước đang phát triển mà còn diễn ra ngay cả các nước phát triển, điển hình
như:

-

Ở Anh: mặc dù được đánh giá là thành công trong việc thu hút “chất xám” từ các

nước đang phát triển, nhưng chính nước Anh cũng gặp phải vấn đề này, đặc biệt


trong lĩnh vực khoa học. Một cuộc điều tra gần đây của OECD cho thấy, tình trạng
“chảy máu chất xám” ở nước Anh đang lên tới đỉnh cao. Tính đến năm 2011, Anh
có khoảng 3,3 triệu người di cư ra nước ngoài, trong đó có 1,1 triệu người có bằng
Đại học. Trong số các nhân tài có trình độ cao ở Anh có 28,3% số người có bằng
về y dược và giáo dục, 28,5% nhân tài công tác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật
và nghiên cứu khoa học, đây là đội ngũ trí thức mà nước Anh rất cần. Theo khảo
sát năm 2011 của tập đoàn GfK- Tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới,
cứ 4 người Anh thì có 1 người mong muốn ra nước ngoài làm việc để thoát khỏi
cuộc sống đắt đỏ và mức lương được cho là chưa hợp lý, 36% người có bằng cử
nhân và 38% người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ cho bày tỏ việc cân nhắc việc
chuyển ra nước ngoài.
-

Ở Nhật Bản: vốn là một nước công nghiệp phát triển, nhưng gần đây họ cũng đang
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài ngay tại quê nhà. Ước tính có khoảng
2.500 kĩ sư Nhật trong ngành kỹ thuật công nghiệp đang làm việc tại Đài Loan.

-

Ở Nga: Trong vòng 10 năm kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở Nga tan rã, ước tính có
khoảng 500.000 tới 800.000 chuyên gia người Nga bỏ quê hương để tới các nước
phương Tây lập nghiệp. Tình trạng di cư của các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục
diễn ra đầu thế kỷ 21. Nước Nga là nơi đào tạo các chuyên gia khoa học nổi tiếng,
nhiều nước phương Tây đã giành nhiều ưu ái cho các nhà khoa học Nga. Các nhà
vật lý, toán học và sinh học của Nga có thể tìm việc tại các trường Đại học Mỹ mà
không gặp khó khăn gì lớn. Tình trạng “chảy máu chất xám” khiến Nga thiệt hại
hơn 30 tỷ USD/năm. Theo cơ quan thống kê Nga, trong năm 2012, khoảng 123.000

người dân đã rời khỏi nước và năm 2013, con số này là 186.000 người. Đặc biệt,
trong năm 2014, có tới 203.659 người Nga di cư khỏi đất nước
5. Những biện pháp, chính sách hạn chế “chảy máu chất xám” ở một số nước.
Hiện nay, “chảy máu chất xám” đang là vấn đề nhức nhối của các quốc gia
trên thế giới, chính vì vậy mà trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mình,
các nước đã có những chính sách để hạn chế tình trạng này, ví dụ như:

-

Ở Ấn Độ và Trung Quốc: Chú trọng thành lập công ty do những chuyên gia hồi
hương làm chủ, hoặc thử áp dụng biện pháp “hoàn lại tiền đào tạo” nếu sinh viên
bỏ nước mà đi. Đặc biệt Trung Quốc còn ra quy định 6 loại đối tượng không được
phép làm việc ở nước ngoài nếu không có sự đồng ý của cơ quan chức năng. Ngoài


ra Trung Quốc cũng đang tập trung nâng cấp (ngang tầm cỡ quốc tế) hơn 100
trường Đại học để tạo ra một nền giáo dục có chất lượng cao. Còn Ấn Độ thì áp
dụng biện pháp ràng buộc, nếu sinh viên không về nước làm việc sau khi học xong,
sẽ phải hoàn tiền đào tạo suốt cả những năm học phổ thông.
-

Ở Singapore: Khuyến khích du học sinh tích lũy thật nhiều kinh nghiệm học tập và
làm việc tại các nước, sau đó trở về để thực sự “tìm kiếm tương lai”. Bởi chính phủ
Singapore khẳng định: Đặc biệt quan tâm tới những người có kinh nghiệm làm
việc ở nước ngoài, họ nói rằng chính điều này sẽ giúp đất nước giữ vững khả năng
cạnh tranh. Giảm thuế đánh vào thu nhập cá nhân giảm xuống 20%.

-

Ở Hàn Quốc: Áp dụng chính sách lương cao cộng với đảm bảo chỗ ở chất lượng

cao, kể cả thanh toán học phí cho con cái các chuyên gia.

-

Ở Malaysia: Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường công lập, thực hiện liên
kết đào tạo với các trường ĐH quốc tế, chính phủ còn chú trọng tạo môi trường
khoa học – kinh tế thuận lợi.

-

Ở Đức: Áp dụng mô hình thu hút tri thức một cách gián tiếp, một mặt thì gửi sinh
vên ra nước ngoài tận dụng nguồn học bổng đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Mặt
khác tái sử dụng, không đánh mất nguồn lực quý báu này. Đồng thời, thành lập
nhiều diễn đàn khoa học, dành ngân sách cố định cho các giải thưởng khoa học có
giá trị. Đây có thể xem là bước đầu tiên để thị trường lao động chất lượng cao ở
Đức tiếp cận với “những bộ óc thông minh nhất” của thế giới.

II. Thực trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải
pháp.
1.

Thực trạng.


Hiện nay, những nhân viên có năng lực và trình độ cao thường nhảy sang
những nơi có lương cao hơn và chế độ đãi ngộ tốt hơn. Đây là một hiện tượng bình
thường và xảy ra thường xuyên hơn của thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát
triển, hiện tượng này càng phổ biến, và thực ra là một điều kiện không thể thiếu
của sự phát triển lành mạnh. Tuy nhiên vấn đề này không còn bình thường nữa khi
có rất nhiều nhân tài, kể cả các cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài hay các du

học sinh của chúng ta sau khi hoàn thành chương trình tốt nghiệp, rất ít người trở
về nước làm việc, điều này là tổn thất lớn khi Việt Nam đang nỗ lực rút ngắn
khoảng cách với các nước phát triển trong khu vực. Để hiểu rõ hơn về thực trạng
“chảy máu chất xám” ở nước ta hiện nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở từng đối tượng
cụ thể như sau:
1.1.

“Chảy máu chất xám” ở học sinh, sinh viên.

Theo thống kê từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng,
theo đó, năm học 2010-2011 có 98.536 người, năm học 2011-2012 có 106.104 học
sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Và tính đến năm 2013, nước ta có 125.000
học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài, tăng 15% so với năm 2012, đồng thời
đây cũng là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ niên học 2008/2009 trở lại đây.
Trong đó có hơn 90% sinh viên đi du học bằng con đường tự túc, khiến tổng số chi
phí du học chiếm tới 1% GDP trong năm 2013.
Và cần lưu ý hơn là trào lưu du học không chỉ gồm học sinh đã tốt nghiệp
THPT hoặc có nhu cầu học cao học, nghiên cứu sinh, mà đã mở rộng tới học sinh
đang học tại các trường trung học phổ thông, thậm chí đang là học sinh học trung
học cơ sở. Cụ thể như các trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ Hà
Nội), Amsterdam, Trần Phú, Chu Văn An (TP Hà Nội); THPT năng khiếu (Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Lê Quý Đôn, Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong (TP Hồ
Chí Minh),… là nơi có học sinh du học từ năm lớp 11, 12 với tỷ lệ cao. Có giáo
viên tổng kết sơ bộ và đưa ra con số: mỗi năm các trường này “mất” ít nhất từ một
đến hai lớp cuối cấp; còn hiệu trưởng của một trường chuyên tâm sự rằng mỗi
năm, nhìn hàng trăm học sinh có học lực khá, giỏi của trường nô nức du học ông
không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối bởi không biết có bao nhiêu em trong số đó sẽ
quay trở về?



Và một thực tế đáng buồn là có đến 70% du học sinh sau khi học không
muốn trở về nước, theo số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện số lượng du học sinh
của nước ta cho dù có học bổng hay tự túc, thậm chí du học bằng ngân sách nhà
nước,…số học xong quay về là rất ít. “Chất xám” của Việt Nam đang bị thất thoát
đến giật mình, chỉ với 70% du học sinh “một đi không trở lại” như hiện nay, số
“chất xám” thất thoát lên đến 87.500 người. Còn số người trở về Việt Nam sau khi
tốt nghiệp liền thì có rất nhiều lý do như: có vị trí tốt đang chờ sẵn, bị buộc phải về
theo hợp đồng đã lý với cơ quan cử đi, không thể tìm việc ở nước ngoài, muốn “xả
hơi” sau mấy năm học hành cực khổ, muốn đoàn tụ với gia đình hoặc có lý tưởng
và lòng tin vào bản thân có thể vượt khó để xây dựng sự nghiệp.
Vấn đề “chảy máu chất xám”, “thất thoát” nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân
lực chất lượng cao đang ở mức báo động. Gần đây nhất đất nước chứng kiến 12/13
nhà vô địch sân chơi tri thức “Đường lên đỉnh Olympia” được cấp học bổng du học
nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học hầu hết họ đều ở lại làm việc cho các
công ty, tổ chức nước ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có duy nhất một người
đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đó Lương Phương Thảo- nhà vô địch
mùa thứ 3 của chương trình đường lên đỉnh Olympia, hiện đang làm việc cho một
công ty quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Phản ứng trước con số 70% du học
sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Thành Vinh- Á quân
của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, nói: “Nếu 30%
quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ, 70% nữa quay trở
về chỉ làm môi trường thêm chật chội. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết
thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? ”- (www.tienphong.vn/)
Trước phản ứng như vậy, chúng ta nhận thấy rằng không chỉ một người mà
có rất nhiều người, rất nhiều nhân tài trẻ dường như họ không muốn quay trở về
đất nước sau khi đi học ở nước ngoài.
1.2.

“Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.


Hiện nay, trong các doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng dịch chuyển
nhân công từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Đặc
biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tới trên 51% lao động là chuyển dịch
từ khu vực Nhà nước qua. Khu vực kinh tế tư nhân tuy có mức thu nhập bình quân
lao động thấp hơn khu vực kinh tế Nhà nước, nhưng có mức thu nhập bình quân


của loại lao động lãnh đạo, lao động có trình độ tay nghề hay lao động chất xám lại
cao hơn ( hệ số thu nhập của loại này có cách biệt đáng kể so với mức thu nhập
bình quân của toàn khu vực). Do đó, luồng chuyển nhân công từ khu vực Nhà nước
sang khu vực tư nhân lại chủ yếu là lao động có tay nghề và trình độ cao. Điều này
thực sự đáng lo ngại bởi nếu cứ tiếp tục chuyển dịch như vậy thì khu vực Nhà nước
sẽ lấy đâu ra những người có năng lực để quản lý, điều hành.
Đối với khu vực kinh tế Nhà nước, sự thuyên chuyển chủ yếu là diễn ra
trong nội bộ các doanh nghiệp Nhà nước như từ doanh nghiệp Nhà nước khác
chuyển qua trên 26%, từ các đơn vị quản lý Nhà nước chuyển qua gần 4%. Các
ngành nghề có tỷ lệ lao động cao về thay đổi công việc nhiều lần ( lớn hơn hoặc
bắng 2 lần với tỷ lệ từ 15% đến 20% lao động) là ngành dịch vụ, thương nghiệp và
ngành xây dựng. Loại công việc thuyên chuyển nhiều nhất là công việc kinh doanh
văn phòng và công nhân kỹ thuật bậc cao với tỷ lệ trên 57%. Tỷ lệ lao động đang
có nguyện vọng chuyển đến nơi khác là 6,5%, trong đó ngành cao nhất là thương
nghiệp với 9,48%, khu vực kinh tế cao nhất là khu vực kinh tế tư nhân 7,05%, loại
lao đọng cao nhất là chuyên gia kỹ thuật 9,38% và quản lý Nhà nước 9,09%.
Khi hỏi về loại doanh nghiệp thuận lợi nhất cho việc thăng tiến thì tỷ lệ trả
lời cao nhất dành cho doanh nghiệp Nhà nước là 30,5%, loại doanh nghiệp tốt nhất
để tăng thu nhập là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ trả lời cao nhất
là 51,75%, loại doanh nghiệp tốt nhất để đảm bảo công việc tỷ lệ trả lời cao nhất
dành cho cơ quan Nhà nước 47,5%, kế đến là doanh nghiệp Nhà nước 39%. Tóm
lại, trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp thuận lợi nhất cho

việc thăng tiến và đảm bảo công việc là doanh nghiệp Nhà nước, còn doanh nghiệp
tốt nhất để tăng thu nhập là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng không
phải ai cũng có thể dễ dàng thăng tiến, người thì đông còn vị trí chỉ có một, để lên
chức thì luôn có những vấn đề nảy sinh đằng sau. Chính điều này cộng với lương
thấp đã làm cho những người tài không có động lực để ở lại làm việc và họ sẵn
sàng đi sang những nơi có môi trường thuận lợi để làm việc với mức thu nhập cao
như các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, việc xây dựng cơ chế tiến cử, trọng dụng người tài trong các cơ
quan, ban ngành vẫn chưa được xem trọng, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân
lực, nhân tài. Tình trạng “chảy máu chất xám” đã xảy ra ở các cơ quan Nhà nước,
khi các công ty liên doanh, nước ngoài thu hút đội ngũ chuyên viên, trưởng, phó


phòng ở các sở, ngành. Không những thế, các công ty ấy còn có những chính sách
thu hút nguồn nhân lực trẻ mà chúng ta vừa đào tạo.
Một ví dụ điển hình về tình trạng chảy máu chất xám trong các cơ quan,
doanh nghiệp Nhà nước đó là trường hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào
năm 2008.Trong khi hầu hết các dự báo đều khẳng định lạm phát trong năm 2008
sẽ tiếp tục có nguy cơ tăng cao, thì ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - cơ
quan đóng vai trò chủ đạo trong việc kiềm chế lạm phát, hàng trăm cán bộ, công
chức có năng lực, trình độ và tâm huyết lần lượt nộp đơn xin thôi việc. Trong số
đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng. Sáng 26/12/2007, vụ trưởng đầu
tiên của NHNN nộp đơn xin thôi việc vì lý do riêng và để tìm công việc phù hợp
hơn. Đó là ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụng
phi ngân hàng. Tuy nhiên, ông Dũng không phải là cán bộ lãnh đạo cấp vụ cuối
cùng rời khỏi NHNN vì lý do tương tự. Những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có
kiến thức về cả vi mô lẫn vĩ mô, nắm vững cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng,
có nhiều kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ như ông Dũng chính là đối tượng mà
các tổ chức tín dụng "trải thảm đỏ" mời chào.
Năm 2014, dư luận càng quan tâm hơn về vấn nạn “chảy máu chất xám” khi

tình trạng cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài nhưng không về nước như trường
hợp ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, Phó Phòng Hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ
Cần Thơ, từng học thạc sĩ chuyên ngành, quản lý quan hệ quốc tế tại Anh theo đề
án 150 của Cần Thơ, được cử đi công tác tại Canada đầu tháng 7.2014, không về
nước, viết thư xin nghỉ việc. Trong khi đó đề án 150 quy định người được du học
bằng ngân sách phải cam kết làm việc cho địa phương thời hạn bằng ba lần thời
gian học tập. Trước đó, ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung tâm Công nghệ thông
tin, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, nhân dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 đi
tour du lịch sang Hàn Quốc không trở về.
Hay như trường hợp của hãng hàng không Vietnam Airlines trong đầu năm
2015 vừa qua, khi mà nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của Vietnam
Airlines xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác. Các nhân viên
này bao gồm cả phi công, điều hành khai thác bay và bộ phận bảo dưỡng tàu bay.
Lý do là vì mức lương thấp hơn so với các hãng khác. Một cơ trưởng của Vietnam
Airlines cho biết, lương phi công nội của Vietnam Airlines chỉ bằng nửa so với


Vietjet Air. Theo công bố của Vietnam Airlines , mức lương dành cho phi công
năm 2013 là xấp xỉ 75 triệu đồng/tháng, tiếp viên hàng không là 18,7 triệu
đồng/tháng. Có thể nói, trong vận tải hàng không, phi công đóng vai trò cực kỳ
quan trọng đối với các hãng bay. Chi phí đào tạo tốn kém, chi phí tiền lương cao,
tuy nhiên nguồn nhân lực phi công trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Hiện tại, Vietnam Airlines vẫn phải thuê gần 30% phi công nước ngoài, với chi phí
lương cao hơn phi công Việt Nam.
(www.evn.com.vn/.../Vietnam-Airline-va-cuoc-chien-giu-nguoi-tai2015116)
Điều đáng nói là chúng ta đang thất thoát nhân tài trong chính những chính
sách mà Nhà nước đưa ra nhằm đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để
phát triển đất nước. Điển hình như Đề án 322- đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ
thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”. Mỗi năm Nhà nước dành
100 tỉ đồng để đưa những trí thức trẻ Việt Nam ra nước ngoài học các chương trình

sau đại học, số tiền này chiếm 3% trong tổng chi ngân sách giáo dục hằng năm.
Theo thống kê chính thức, từ năm 2000 (khi chương trình bắt đầu) đến 2010, Việt
Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho đề án. Đến hết năm 2010, có 4.590 người, gồm
khoảng 3000 cán bộ, giảng viên, đã được gửi đi nước ngoài học tập. Tuy vậy, có lo
ngại về “chảy máu chất xám” khi nhiều người đã không trở về Việt Nam, hoặc nếu
về nước cũng không trở lại đơn vị gửi mình đi học. Bộ Giáo dục – Đào tạo cho
biết, trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về
nước.
(vietnamnet.vn/vn/giao-duc/72895/doan-ket-buon-cua-de-an-322.html)
Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám ở nước ta đang thực sự đáng báo động,
khi mà một lượng lớn những nhân tài, những người được cử đi đào tạo nước ngoại
không quay trở về phục vụ đất nước, họ sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng với các cơ quan
cử đi trước đó. Còn đối với những người trở về, những người có năng lực, trình độ
ở trong nước thì cũng sẵn sáng dời bỏ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước để làm
cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với cơ chế
kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo như hiện nay, những người tài đều từ chối
không muốn làm trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước như vậy, thì trong một
tương lai không xa, liệu khối kinh tế Nhà nước có thể làm tròn vai trò chủ đạo
hay không và các cơ quan Nhà nước có thể làm tốt vai trò quản lý, điều hành của
mình hay không?


Các tác động của việc chảy máu chất xám đến kinh tế -xã hội Việt Nam.

2.


Về mặt tích cực.

Trước hết, phải coi rằng đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, của

việc gia nhập WTO, việc “chảy máu chất xám” cũng có mặt tích cực của nó vì dù
người lao động có đi đâu thì sức lao động, “chất xám” ấy vẫn được biến thành vật
chất hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất hẳn.
Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất
lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vố lớn để
đầu tư và chi dùng. Đồng thời, họ cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và
đầu tư giữa người ngoại quốc và người bản xứ, là thành phần đầu tư và giúp cho sự
học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.
Trong khoảng 3 năm gần đây, lượng kiều hối về nước liên tục tăng. Nếu như
năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD, năm 2012 là 11 tỷ USD, năm
2013 là 12 tỷ USD (cafef.vn/.../kieu-hoi-ve-viet-nam-nam-2014).
Nếu Nhà nước, doanh nghiệp có chính sách cho đi học ở nước ngoài, xuất
khẩu lao động và sau đó đãi ngộ nhân tài thì sẽ hướng “dòng chảy chất xám” chảy
ngược về trong nước. Chúng ta có nguồn nhân lực học tập ở nước ngoài, làm việc
ở nước tiên tiến, phát triển. Khi tích luỹ được kinh nghiệm, trí thức họ sẽ trở về
nước làm việc. Đây là mặt tích cực của “chảy máu chất xám” mà chúng ta có thể
học tập ở Philippin, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc.
Giá trị được tạo ra của doanh nghiệp sẽ lớn hơn khi người tài có môi trường
phát triển tốt hơn, kéo theo giá trị chung của nền kinh tế sẽ tăng lên. Hiện tượng
này buộc những doanh nghiệp phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, môi
trường làm việc theo hướng tích cực hơn để giữ chân và thu hút nhân tài.
Đảm bảo công bằng cho xã hội khi có sự đánh giá đúng năng lực của con
người trong công việc. Hay “đánh giá theo khả năng, không đánh giá theo thâm
niên”.


Đây là một hiện tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn
trong thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ
biến và thực ra là một điều kiện không thể thiếu của sự phát triển lành mạnh.
Cuộc cạnh tranh vì tài năng đã đưa đến rất nhiều lợi nhuận, từ việc thúc đẩy

năng suất lao động đến việc tăng thêm các cơ hội, từ việc đẩy mạnh sự thoả đáng
nghề nghiệp đến việc tăng thêm những tiến bộ khoa học. Càng nhiều nước và công
ty cạnh tranh giành tài năng, càng có nhiều cơ hội để các nhân tài xuất hiện từ bóng
tối. Nó làm cho nền tri thức nhân loại cân bằng hơn, và nền kinh tế thế giới phát
triển đồng bộ hơn: nước lên sẽ đưa thuyền lên theo.


Về mặt tiêu cực:

Mặc dù vấn đề chuyển dịch chất xám có những mặt tích cực đến đất nước ta
nhưng nếu như bị “chảy máu” quá nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới
“sức khỏe” của một quốc gia. Và thực tế, chảy máu chất xám ở nước ta đã bộc lộ
những mặt tiêu cực không nhỏ.
Khi người tài bỏ xứ ra đi, đất nước đã mất một nguồn vốn nhân lực rường
cột cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng
nhất so với các yếu tố như: tài chính, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế
(infrastructure). Với lượng chất xám không “chảy về” Việt Nam như hiện nay thì
chúng ta đã,đang và sẽ còn thiếu những người tài thực sự trong việc quản lý, điều
hành và phát triển đất nước. Chúng ta đưa ra mục tiêu xây dựng đất nước đến năm
2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng đến bây giờ thì
mọi việc dường như là không thể, một phần là bởi chúng ta đang thất thoát đi một
lượng lớn nguồn lực có trình độ cao.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: Với các phương thức quản lý nhân sự
lạc hậu như hiện nay, với mức lương thấp vào môi trường làm việc không thuận lợi
rất nhiều nhân tài đã bỏ đi. Việc này đã gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp khi
vừa mất đi những người có kinh nghiệm, năng lực, vừa tốn chi phí, thời gian đào
tạo lại, nhất là trong thời buổi hội nhập, có thể nói một "cuộc chiến" giành giật
nhân tài đang diễn ra, bởi sở hữu nhân tài tốt sẽ có những sáng tạo trong tương lai.
Nếu với tình trạng nhân tài một đi không trở lại như vậy, các doanh nghiệp nước ta
có thể sẽ thất bại ngay tại sân nhà.



Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Phú Thái, nguồn nhân
lực đang là mối quan tâm và sự đau đầu lớn của tất cả các doanh nghiệp. Chính vì
không có nguồn nhân lực tốt nên Việt Nam không có được các tập đoàn lớn. “Chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực của ta hiện nay không cao, trong khi nhân lực giỏi
thường hướng đến các tập đoàn đa quốc gia và làm việc tại nước ngoài. Hiện phần
lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tất cả đều gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm những nhân lực có chất lượng”, ông Đoàn nhận xét.
Bà Vũ Mỹ Lan, Chủ tịch Công ty TNHH Giáo dục và Đào tạo VinAcademy,
cho biết, nhiều doanh nghiệp trải lòng rằng rủi ro lớn nhất với họ hiện nay là thiếu
nguồn nhân lực có trình độ để thực hiện các kế hoạch phát triển trong tương lai,
nhất là những nhân sự cấp cao, tìm "đỏ mắt" không ra.
Một khảo sát mới đây tại TP. HCM cho thấy, tình trạng thiếu hụt trầm trọng
lao động có trình độ cao đứng đầu là trong ngành công nghiệp, có tới 67% doanh
nghiệp trong lĩnh vực này cho rằng họ không được đáp ứng nhu cầu về cán bộ
quản lý. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, với 51% số doanh nghiệp được hỏi cho biết
thiếu cán bộ quản lý có chất lượng. Các doanh nghiệp cũng thông báo họ phải đào
tạo lại hầu hết mọi lao động khi nhận vào làm việc ở mọi cấp bậc, từ công nhân kỹ
thuật đến các cử nhân, thạc sỹ,... do chất lượng đào tạo yếu kém. Nhân sự đã thiếu
hụt, phải đào tạo lại, nhưng không ít người trong số đó, sau một thời gian làm việc
tích lũy được kinh nghiệm, có kỹ năng lại bỏ doanh nghiệp ra đi. Một doanh
nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh kể rằng, 3 năm qua họ mất đi 3 nhân sự cao cấp là các
trưởng phòng, nắm giữ vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Một người
chuyển ra nước ngoài làm việc, còn 2 người chuyển sang làm cho công ty FDI với
thu nhập cao hơn.
(Theovieclam.nld.com.vn/)
Tóm lại, hậu quả tiêu cực của “chảy máu chất xám” là rất lớn, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới cả quốc gia, khiến các chúng ta không thể tiến triển nhanh để bắt
kịp đà phát triển của thế giới, có nguy cơ sẽ bị tụt hậu về phía sau.

3.

Nguyên nhân.

Vấn đề chảy máu chất xám ở Việt Nam đã không còn là một vấn đề mới lạ
nữa mà nó đã xảy ra trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác với mức độ


này càng báo động hơn. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thất
thoát chất xám” của Việt Nam như hiện nay? Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu,
nhóm nhận thấy tình trạng “chảy máu chất xám” của nước ta do những nguyên
nhân sau:


Thứ nhất, do xu thế hội nhập thế giới, việc tham gia vào các tổ chức như WTO,
ASEAN,... đã cho tạo cơ hội thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động giữa các
quốc gia. Lao động Việt Nam có thể đi làm ở các nước khác và thực tế là có rất
nhiều người đi nhưng không trở về mà lập nghiệp luôn ở nước ngoài.


Thứ hai, do chính sách thu hút nhân tài.

Lâu nay, nhiều địa phương, doanh nghiệp hô hào giữ chân nhân tài, trải thảm
đỏ đón nhân tài, hỗ trợ nhân tài khi trở về nước làm việc. Nhưng đó mới chỉ là
những khẩu hiệu suông, thiếu thực tế. Xét cho cùng, người tài quay lưng với quê
hương, đất nước còn do chính sách thu hút nhân tài của chúng ta bộc lộ nhiều yếu
kém.
Rất nhiều cán bộ sau khi đưa đi đào tạo tiến sĩ trở về đã bị bố trí vào những
công việc với điều kiện hạn hẹp, không phù hợp. Điều này tạo ra độ vênh trình độ
trong một số cơ quan. Thí dụ, người lãnh đạo cao nhất hoặc các chức vụ như

trưởng phòng có trình độ cử nhân, trong khi người được đào tạo tiến sĩ lại cất nhắc
vào vị trí chuyên viên thông thường.
Bên cạnh đó, khả năng thăng tiến bị hạn chế trong môi trường làm việc tại
Việt Nam, nhất là trong các cơ quan nhà nước, cũng là một trong những bất cập
của chính sách thu hút nhân tài trở về nước cống hiến. Theo nhiều chuyên gia, môi
trường làm việc ở nhiều cơ quan nhà nước hiện nay quá nhiều gò bó, nặng tiêu cực
muốn, thăng tiến phải có ô dù, phải được cơ cấu, thay vì dựa vào năng lực và tài
năng. Để có một công việc chấp nhận được, họ phải chạy chọt, đút lót như những
ứng viên đào tạo trong nước. Chưa kể xin được việc rồi, nhiều người vỡ mộng do
không thể phát huy được tài năng, kiến thức vì môi trường làm việc không tương
xứng.


Thứ ba, do chính sách đãi ngộ, tiền lương.

Thực tế, nhiều du học sinh hoặc các tầng lớp trí thức còn vấp phải một rào
cản về mức thu nhập khi trở về nước. Một cán bộ trong một trường đại học có


tiếng ở TPHCM từng chia sẻ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ở
Australia trở về trường công tác, mức lương nhà trường trả chỉ tròm trèm 4 triệu
đồng/tháng. Với đồng lương còm cõi như vậy, cán bộ trẻ này trang trải chi phí sinh
hoạt hàng ngày đã khó, đừng nói gì đến việc nuôi con, mua nhà, sắm xe hay còn đủ
tâm trí nghiên cứu khoa học hay giảng dạy. Trước đây, GS. Ngô Bảo Châu trở về
nước cống hiến rõ ràng ông không đặt nặng vấn đề thu nhập, nhưng với mức lương
trên dưới 10 triệu đồng/tháng không thể nói nước ta đang trọng dụng nhân tài.
Theo tờ báo VIETNAM TIMES số ra ngày 03/09/2015, mức lương tối thiểu
của Việt Nam khá thấp khi so sánh với các nước trong khu vực. Xét về mức lương
trung bình, Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia nhưng thấp hơn hầu hết
những nước ở châu Á như Thái Lan (357 USD), Malaysia (609 USD), Singapore

(3.547 USD) và Trung Quốc. Theo đó, mức lương tối thiểu trong năm 2014 của
Việt Nam chỉ là 90,15 USD và tối đa là 128,11 USD.

Nguồn: ADB và ILO (2014), “Báo cáo cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý
hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung


Thứ tư, do sự phát triển kém của khoa học công nghệ làm cho một lượng lớn
những trí thức trẻ, những người có đam mê nghiên cứu khoa học không có đủ điều


kiện để nghiên cứu, buộc họ phải tìm đến những nước phát triển để học tập, làm
việc.
Ngoài ra, còn có một số lý do khác như do cơ sở giáo dục, hệ thống trường
học trong chất lượng cao trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh, sinh viên, hay do tâm lý của một số người nghĩ rằng chỉ có đi du học mới học
tập tốt, mới có thể làm giàu và có địa vị xã hội dẫn đến việc họ đi và ở lại luôn
nước ngoài.
4.

Giải pháp.

Có thể nói, nguồn lực là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự phát
triển của đất nước, nhưng với thực trạng “chảy máu chất xám” như hiện nay thì
mỗi năm chúng ta đang mất đi một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì
vậy, chúng ta cần phải có những chiến lược triệt để nhằm phát hiện, thu hút và giữ
chân người tài.


Đối với Chính phủ:


Thực tế, trong vòng 2 năm qua, chính phủ đã ban hành nhiều nghị định quan
trọng nhằm hạn chế “chảy máu chất xám” như:
• Nghị định số 141/2013/NĐ-CP: quy định một số chính sách ưu đãi đối với
giảng viên (Điều 8).
• Nghị định số 40/2014/NĐ-CP: quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân
hoạt động khoa học và công nghệ.
• Nghị định số 99/2014/NĐ-CP: quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và
khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
• Nghị định số 87/2014/NĐ-CP: quy định các cá nhân hoạt động khoa học
công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia
hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
• Nghị định 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt đông
khoa học công nghệ.


Thông qua những chính sách như trên, Chính phủ tạo điều kiện, môi trường
làm việc thuận lợi cho cá nhân để họ phát huy năng lực của mình, có động lực để ở
lại nước, làm việc cho các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, để hạn chế, khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám” như hiện
nay, thiết nghĩ Chính phủ cần:
- Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, giảm ngoại tệ chảy ra
nước ngoài du học.
- Có chính sách đãi ngộ và mặt bằng phát triển. Nếu trong nước mà điều kiện
làm việc tương đương với nước ngoài, sẽ có rất nhiều người muốn về nước làm
việc, bởi vì tâm lý chung của người châu Á là gắn bó với quê hương.
- Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất
thời. Vì vậy, chiến lược giữ người giỏi phải tiến hành song song 4 yếu tố: Thu hút,
tuyển dụng, hội nhập và cộng tác.
- Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện

ra nhân viên giỏi cần giữ. Đó là việc luôn hoàn thành xuất sắc công việc, đảm trách
những công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức hiếm trên thị trường lao động, tâm
huyết với sự phát triển của doanh nghiệp …
- Có nhiều đổi mới trong chính sách tiền lương. Đối với đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nước, phải bảo đảm “đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế
độ hưởng thụ thỏa đáng và công bằng” để giữ chân nhân tài.
- Cần đề ra các quy định về đối tượng không được phép ra làm việc ở nước
ngoài nếu không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, bao gồm: công chức
nhà nước, chuyên gia kỹ thuật, những người làm trong các bộ phận cơ mật hoặc
công tác liên quan tới pháp luật,… Đồng thời, phải xử lý nghiêm minh đối với
những đối tượng được Nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài nhưng sau đó không
trở về.
- Chính phủ phải có những chính sách nhằm bảo đảm liên lạc giữa những
người đi xa với quê hương đất nước, kêu gọi hướng về Tổ quốc.


- Cần ưu tiên xây dựng những mô hình tập trung nghiên cứu cấp cao, hợp tác
với các nước phát triển để đưa các công nghệ tiên tiến về sử dụng trong nghiên cứu
của ta.
- Xây dựng đề án về trợ cấp, hỗ trợ cho cán bộ có trình độ cao bằng cách nhìn
nhận đúng đắn về khả năng và năng lực của người đó tạo ra trong công việc.


Đối với giáo dục:

- Chú trọng đào tạo nghề: Triển khai quyết định số761/QĐ-TTg ngày
23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển trường nghề
chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao.
- Có những quy định, chế tài xử phạt đối với những du học sinh sử dụng ngân
sách Nhà nước để học nhưng ở lại nước ngoài. Thực hiện các ràng buộc pháp lý

như: cam kết trở về nước sau khi du học.
- Đầu tư cho nền giáo dục mới: như xây dựng các trường đại học, cao đẳng,
trường dạy nghề có cơ sở vật chất hiện đại, có các chương trình đào tạo tiên tiến
liên kết với các trường đại học uy tín trên thế giới.
- Tạo ra một môi trường học tập và làm việc phù hợp với chuyên ngành, nghề
đào tạo của sinh viên để kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả làm việc.
- Liên kết giữa trường học với doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu thị trường.


Đối với doanh nghiệp:

- Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện
ra nhân viên giỏi cần giữ từ đó tìm ra được những yếu tố quyết định để giữ chân họ
lại. Nếu muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lại lâu dài với doanh nghiệp cần giảm
yếu tố bất mãn bao gồm lương bổng và chế độ làm việc, yếu tố tạo nguồn, bao gồm
thu hút và tuyển dụng…
- Doanh nghiệp nên có chính sách lương bổng phù hợp với năng lực và đóng
góp của nhân viên, cần có chế độ phúc lợi đặc biệt dành cho các nhân viên: cơ hội
được học tập, nâng cao kiến thức; tặng cổ phiếu; tặng bằng khen; tăng lương,…
- Phân quyền mạnh mẽ hơn cho người tài: Người tài là những người có khả
năng làm việc độc lập nên họ sẽ rất khó chịu nếu cấp trên giám sát quá chặt chẽ,


thay vào đó là khuyến khích họ ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về những việc
họ làm.
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện để tạo cơ hội phát triển những điều
họ được học tập ở nước ngoài, hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội
trong công ty: có thể tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí,…để giúp cho người
lao động thoải mái và hiểu biết nhau hơn.
- Phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho nhân viên, bố trí lao động phù hợp với

trình độ, khả năng, sở trường của người lao động: đây là một trong những yếu tố
quan trọng để giữ chân nhân viên giỏi.
- Tạo cơ hội thăng tiến và điều kiện để người tài phát huy năng lực của bản
thân, như giao những nhiệm vụ đầy thách thức, thường xuyên mở các hội thảo,
tham gia các chương trình, các cuộc thi lớn…


Một số đề xuất của nhóm:

- Xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo chất lượng cao trong nước hoặc liên
kết với các trường đại học nước ngoài đào tạo trong nước để giảm tỷ lệ học sinh,
sinh viên ra nước ngoài, thu hút chất xám quay về.
- Cần mở các học viện nghiên cứu thực tiễn và các trung tâm dành riêng đào
tạo cho các học sinh, sinh viên ưu tú nhất cả nước và những con người tài năng.
- Có các kênh thông tin chính thức, uy tín, cung cấp thông tin về các cơ hội
tìm kiếm việc làm ở quê nhà cho du học sinh.
- Cần giáo dục tinh thần tự nguyện, tham gia xây dựng đất nước với những
ứng viên, du học sinh, nghiên cứu sinh đi học tập ở nước ngoài. Nhà nước và
doanh nghiệp cần có chính sách thiết thực hơn nữa trong việc ưu đãi, động viên,
khích lệ những người học tập ở nước ngoài trở về.
- Đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn sử dụng nguồn nhân lực do
Nhà nước đào tạo, phải hoàn trả lại kinh phí cho Nhà nước.

III. KẾT LUẬN


Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng ta thấy rằng “ chảy máu chất xám”
vẫn đang là vấn nạn của xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở các nước kém phát triển mà
ngay cả các nước tiên tiến cũng có. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước gốc
lẫn nước có người di cư đến. Nước gốc thì bị mất nhân tài, mất nguồn lực chính

giúp đất nước đi lên. Nước nhận chất xám thì gặp khó khăn trong việc đào tạo, cải
cách văn hóa giúp những người di cư đến thích ứng môi trường mới.
Mặt khác, chúng ta thấy được tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực
chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là trong tiến
trình nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan trọng là, việc
phát triển nguồn lực đó rất khó khăn trong khi hiện tượng “chảy máu chất xám” ở
nước ta đang diễn ra ngày một phức tạp hơn. Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập
WTO, không những hàng hóa, sản phẩm tự do lưu chuyển mà thị trường việc làm
cũng rộng mở hơn, lao động có tay nghề dễ dàng tìm được công việc ở các nước
khác, do ở đó lương cao, có nhiều chính sách đãi ngộ,…để thu hút lực lượng lao
động giỏi.
Trước những thách thức cùng với hiện trạng “chảy máu chất xám” nghiêm
trọng ở nước ta hiện nay, xã hội cần có những cái nhìn toàn diện hơn, đánh giá
đúng tác động của hiện tượng này để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục mặt tiêu
cực; đặc biệt là các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này, cần
có nhiều hơn những biện pháp, chính sách phù hợp, hiệu quả để thu hút “chất xám”
trở về với đất nước; đồng thời, nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, kêu gọi
họ có những đóng góp cho quê hương cho dù ở bất cứ nơi đâu trên khắp thế giới.
Đồng thời thu hút thêm đầu tư từ nước ngoài làm tăng ngân sách nhà nước, cải tạo
cơ sở vật chất nhằm vì mục đích cuối cùng làm đất nước phát triển.

Danh sách nhóm:


1.
2.
3.
4.
5.
6.


Phạm Thị Mai.
Trần Thị Giáng Ny.
Lê Văn Giáo.
Hoàng Sỹ Lĩnh.
Trần Ngọc Quý.
Phan Thị Hoài.

Tài liệu tham khảo:
-

Tổng cục thống kê Việt Nam:


-

Cục đào tạo với nước ngoài- Bộ giáo dục và đào tạo: www.moet.gov.vn/
Cổng thông tin Chính phủ: www.chinhphu.vn/
Tin thế giới: vietbao.vn
Báo tuổi trẻ: tuoitre.vn
Tin giáo dục.
Báo tiền phong: www.tienphong.vn/
Báo người lao động: nld.com.vn ›
Báo nhân dân: www.nhandan.com.vn/- Bàn về hiện tượng chảy máu chất
xám- ngày 9/11/2012.
Nghiên cứu quốc tế: />Tin tức online: www.tinmoi.vn/chay-mau-chat-xam-tag.html. chảy máu chất
xám- ngày 2/11/2015.



×