Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Học viên: Vi Thị Huyền
Lớp: QH- 2014- S

1


HÀ NỘI – 2015

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang phát triển với tốc độ rất nhanh, cuộc
cách mạng khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hoá đang có tác động
mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh của "thế giới
phẳng", thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc là vấn đề
sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân
tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị truyền thống của các dân tộc là các vấn
đề căn bản, cốt yếu và là nền tảng để làm nên nét riêng của mỗi dân tộc, tạo
nên sự khác biệt giữa các dân tộc. Đối với nước ta, chưa bao giờ, việc giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc lại được đặt ra một cách cấp thiết như hiện nay.
Bởi đây không chỉ là điều kiện để phát triển lành mạnh con người và xã hội
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và tiến bộ của


đất nước.
Nghị quyết TW 5 khóa VIII- năm 1998, Nghị quyết chuyên đề về
"Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã khẳng định vai
trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, tương lai đất nước: " Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội" với mục đích " Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn
bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng con người, từng gia đình, từng tập
thể, cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người,
ta ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp".
Đại hội lần thứ XI ( tháng 1/2011), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh quan
điểm, khẳng định đường lối phát triển văn hóa trong sự nghiệp xây dựng xã
hội phát triển bền vững ở Việt Nam: " Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần
sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ
và thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển. Kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng
3


đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây
dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ cao". Nghị định
05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về công tác dân tộc cũng khẳng định: " Các
dân tộc thiểu số có trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng
nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật".
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa nói chung là bổn phận của mỗi cá nhân,
gia đình và cả xã hội, tuy nhiên môi trường giáo dục được kỳ vọng nhiều hơn
cả là trường học, đặc biệt là các trường nội trú. Trường nội trú là mô hình
trường học đặc biệt vì ở đây tập trung đông đủ các thành phần học sinh dân
tộc thiểu số vì thế việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số sẽ đạt hiệu

quả hơn các môi trường khác.
Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên là ngôi trường chuyên
biệt, trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số vùng
biên giới, hải đảo và các khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh- một
nguồn nhân lực vô cùng quan trọng của một tỉnh có nền kinh tế phát triển, có
đường biên giới dài giáp với Trung Quốc trên đất liền và trên biển.
Hiện nay, nhà trường có số lượng học sinh không nhiều so với các
trường THPT khác trong tỉnh, nhưng trường lại có số lượng học sinh đa dạng
nhất. Sống trong môi trường nội trú, học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều
luồng văn hóa xã hội cả tích cưc và tiêu cực, nhiều loại văn hóa có sức hút
mạnh mẽ với giới trẻ nói chung và với học sinh nói riêng và đặc biệt là học
sinh người dân tộc thiểu số. Điều này khiến các em dễ bị xa rời nền văn hóa
truyền thống, đặc biệt là văn hóa của dân tộc thiểu số của các em. Nhiều học
sinh tự ti với văn hóa của chính dân tộc mình như ngại sử dụng ngôn ngữ dân
tộc, ngại mặc trang phục dân tộc. Những lí do này, khiến cho một bộ phận
không nhỏ học sinh người dân tộc thiểu số không còn yêu thích, quý trọng
truyền thống văn hóa của dân tộc minh, thậm chí muốn rũ bỏ để tiếp cận văn
hóa hiện đại.
4


Với trách nhiệm đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số chất
lượng cao cho tỉnh nhà, nhà trường đã xác định trọng trách: bên cạnh các nội
dung giáo dục khác, còn cần giáo dục bản sắc văn hóa, khơi gợi lòng tự hào
về truyền thống văn hóa dân tộc, coi đây là yếu tố quan trọng giúp các em
phát triển tình yêu quê hương, đất nước. Bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện
thuận lợi trong công tác sau này, khi các em đã trưởng thành.
Việc giáo dục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các
trường nói chung và trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên được chú
trọng, nhưng chưa toàn diện, hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng

và Nhà nước, vì vậy tác giả chọn đề tài: Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yêntỉnh Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp khóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả xác định mục đích cuối cùng là nâng cao
hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng
thông qua một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc tại trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc tại trường PTDT Nội trú.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
tại trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và phân
tích nguyên nhân của thực trạng;
3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện
pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc tại trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh.
5


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc tại trường PTDT Nội trú
THCS&THPT Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc tại
trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục
bản sắc văn hóa dân tại các trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên
để đảm bảo có tính khả thi, đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tại trường PTDT Nội trú
THCS&THPT Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2011- 2012 đến nay.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của tác giả đó là: Thực trạng quản
lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong trường PTDT Nội trú
như thế nào? Vai trò của công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc đối với các nhà trường như thế nào? Và cần những biện pháp quản lý
như thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc trong trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh?
7. Giả thuyết khoa học
- Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh tại trường PTDT Nội trú có hiệu quả thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực hiện chủ trương của Đảng
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập
hiện nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1.

Ý nghĩa lý luận:
6


Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc cho học sinh tại trường PTDT Nội trú tại huyện Tiên Yên hiện
nay, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để
xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này.

8.2.

Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt

hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh tại trường PTDT
Nội trú của tỉnh Quảng Ninh, từ đó triển khai kinh nghiệm tới hệ thống
trường PTDT Nội trú của cả nước.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về
quản lí các hoạt động giáo dục toàn diện, giáo dục bản sắc văn hóa của nhà
trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham
khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho
đề tài.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở
về vấn đề hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, quản lý hoạt động giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và quản lý hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng. Đối tượng khảo sát sẽ là giáo viên, cán bộ
Đoàn- Đội, cán bộ quản lí nhà trường.
- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin
sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế
hơn và tập trung vào GV và CBQL
9.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng
Dựa trên các số liệu thống kê được về chất lượng giáo dục toàn diện
trong những năm học gần đây; về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc thiểu số của cán bộ quản lý qua các nguồn số liệu, nhằm
7



đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí
hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của nhà trường.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc cho học sinh trường PTDT Nội trú.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc cho học sinh trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 3: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDT Nội trú
THCS&THPT Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC,
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc ở trường PTDT Nội trú.

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục
1.2.3. Quản lý trường học
1.2.4. Bản sắc văn hóa dân tộc

1.2.5. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
1.3. Đặc điểm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường
PTDT Nội trú.
1.3.1. Đặc điểm của học sinh trường PTDT Nội trú
1.3.2. Đặc điểm giáodục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường
PTDT Nội trú
1.4. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học
sinh trường PTDT Nội trú
1.4.1. Quản lí mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trường
1.4.2. Quản lý nội dung, hình thức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong
nhà trường.
1.4.3. Quản lý kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong nhàtrường.
1.4.4.Quản lý phương pháp tổ chức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong
nhà trường.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong
nhà trường.
1.5. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc trong trường PTDT Nội trú.
9


1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.2. Yếu tố khách quan
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC Ở CÁC TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Đặc điểm KT-XH tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Sơ lược về các trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Quy mô trường lớp
2.2.2. Chất lượng giáo dục toàn diện
2.2.3. Nhu cầu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
2.2.4. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý
2.3. Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường PTDT Nội trú
tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Nhận thức về việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường PTDT
Nội trú tỉnh Quảng Ninh.
2.3.2.Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường
PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh.
2.3.3.Nguyên nhân của thực trạng.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở
trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh.
2.4.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về công tác quản lí hoạt động
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh.

10


2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở
trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh.
2.4.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc ở trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên Yên tỉnh
Quảng Ninh.
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG ĐỔI GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC

SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS&THPT TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả
3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường PTDT Nội trú THCS&THPT Tiên
Yên tỉnh Quảng Ninh.
Các biện pháp dự kiến
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho học sinh..
3.2.2. Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
3.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
qua các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo.
3.2.4. Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện
tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

11


3.2.5. Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các
hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.
3.2.6. Quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc.
3.3. Kết quả khảo cứu về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
3.3.1. Đối tượng khảo cứu
3.3.2. Cách thức tiến hành khảo cứu
3.3.3. Mục đích khảo cứu
3.3.4. Các biện pháp được khảo cứu

3.3.5. Nội dung khảo cứu.
Tiểu kết chương 3

12


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh
* Đối với UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
* Đối với CBQL các trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Ninh
* Đối với GV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đặng Quốc Bảo, Bùi Tiến Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển
và quản lí giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2.

Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội

3.

Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

4.


Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận
và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.

5.

Các văn kiện ĐH Đảng về vấn đề văn hóa và giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc.

6.

Các bài viết của các tác giả có liên quan đến nội dung của luận văn.

13



×