Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo kinh nghiệm, giải pháp: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Huy động thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.07 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------&------------

BÁO CÁO KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
“HUY ĐỘNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN, XÃ HỘI HÓA
NGUỒN LỰC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÚP THÔN CỐNG TO,
XÃ TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN YÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI”

Ngêi thùc hiÖn: La ThÞ Thñy
Chøc vô: BÝ th HuyÖn §oµn Tiªn Yªn

Tiên Yên, tháng 11 năm 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
Huy động thanh niên tình nguyện, xã hội hóa nguồn lực tổ chức
các hoạt động giúp thôn Cống To, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên
trong chương trình xây dựng nông thôn mới

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: La Thị Thủy
- Sinh ngày 31/08/1985
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học.
- Chức vụ: Ủy viên BTV Tỉnh Đoàn, Huyện ủy viên, Bí thư Huyện Đoàn
- Đơn vị công tác: Huyện Đoàn Tiên Yên.
- Quê quán: Xuân Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa.


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
CÔNG TÁC
1. QuyÒn h¹n, nhiÖm vô ®îc giao hoÆc ®¶m nhËn
- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn: Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh
Đoàn các nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cùng các đồng
chí trong BTV Tỉnh Đoàn phụ trách theo dõi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác
đối với cụm đoàn thi đua Miền núi, biên giới, hảo đảo.
- Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện: Có quyền được tham gia ý kiến
đóng góp xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình công tác toàn khóa của
Ban Chấp hành, có nhiệm vụ tuyên truyền, triển khai mọi chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.
- Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Tiên Yên: Có
nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành triển khai mọi chương trình, kế hoạch công tác


Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi trong toàn huyện. Có trách nhiệm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng cho thanh thiếu nhi, thường xuyên tổ chức các hoạt
động phong trào để tuyên truyền, giáo dục, thu hút, tập hợp thanh niên.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp huy động thanh niên
tình nguyện, xã hội hóa nguồn lực, tổ chức các hoạt động giúp thôn Cống To, xã
Tiên Lãng, huyện Tiên Yên trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Cơ sở lý luận về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào
thanh niên tình nguyện.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ cách mạng, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh luôn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những năm qua các cấp ủy Đảng tiếp tục
dành nhiều sự quan tâm đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi:
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định:

“Thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối
sống; tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi được tham gia các hoạt động vui chơi,
giải trí lành mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc
làm… thu hút rộng rãi thanh thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt phụ trách”.
Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 17/7/2008 của Đảng “Về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” đã chỉ rõ: Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai
của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa. Thanh niên
được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và
nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là
động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Nghị
quyết TW 7, khoá X đã nêu mục tiêu chung là: “Tiếp tục xây dựng thế hệ
thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành
pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội
nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong
lao động tập thể, trở thành những công dân có ích của đất nước. Cổ vũ thanh
niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học


- công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh
niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi
để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc
làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khoá XI đã ban hành Nghị quyết số
02 NQ/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên,
giai đoạn 2001- 2010”. Sau khi có Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh uỷ,
Đảng bộ huyện Tiên Yên đã triển khai chương trình hành động số 07/CT-HU
ngày 25/12/2001 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết 02, 04
của Tỉnh ủy về việc "Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên, giai đoạn 2001 - 2010", với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
cụ thể; giao cho Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì cùng với Phòng Tổ chức lao
động (nay là Phòng Nội vụ), Ban Dân vận Huyện ủy theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy. Ngày 13/10/2008
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Chương trình hành động số 55CTr/HU về “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng và thực tiễn công tác Đoàn trên địa bàn
dân cư trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn khoá VII đã ban hành Nghị quyết số 07 NQ/BCHTWĐ về
“Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng cố xây dựng
Đoàn ở địa bàn dân cư” và cuộc vận động “Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững
mạnh”; ngày 17/6/2003 Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Ninh đã ban hành
Nghị quyết số 42 NQ/TĐ-QN về “Một số giải pháp nâng cao số lượng, chất
lượng đoàn viên”; tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các
chi đoàn trên địa bàn dân cư giai đoạn 2012- 2017.


Tiên Yên là huyện miền núi, có nhiều dân tộc, nằm ở trung tâm khu vực
Miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 647,897 km2, với 12
xã, thị trấn, 122 thôn, khu phố, dân số trên 50.000 người, đồng bào

dân tộc thiểu số chiếm trên 50,2 % (chủ yếu là dân tộc Dao, tày, Sán
dìu, Sán chỉ,...). Hiện nay, tổng số thanh niên trong độ tuổi của
huyện Tiên Yên là 10.115 người, chiếm 21,7% dân số toàn huyện. Cơ
cấu thanh niên huyện Tiên Yên gồm: Thanh niên nông thôn: 6.752
(trong đó thanh niên dân tộc là 4.264; thanh niên tôn giáo là 29); Thanh
niên đô thị: 628; Thanh niên công nhân: 42; Thanh niên công chức,
viên chức: 963; Thanh niên khối trường học 1.685; Thanh niên khối lực
lượng vũ trang: 45.

2.2.2. Cơ sở thực tiễn:
Tiên Lãng là xã vùng thấp ven biển của huyện Tiên Yên, nằm cách trung
tâm huyện 01km về phía đông, có trục đường Quốc lộ 18A và 4B đi qua. Tổng
diện tích đất tự nhiên là 4.145,98 ha; dân số trên toàn xã là: 6282 người với 1577
hộ, gồm có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Dao, Sán chỉ, Sán
dìu, Mường, Hoa. Địa bàn xã chia thành 08 thôn trong đó có 05 thôn vùng thấp
và 03 thôn vùng xa. Với vị trí địa lý thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội cũng như phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ theo hướng phát triển hiện đại hóa và đô thị.
Thôn Cống To là một trong 3 thôn khó khăn nhất của xã Tiên Lãng, nằm
cách trung tâm xã 4km về phía đông, tổng diện tích đất tự nhiên là 1.293,52ha.
Toàn thôn có 101 hộ với 406 nhân khẩu, dân tộc Dao chiếm 98%. Hiện trong
thôn có 29 hộ cận nghèo và 01 hộ nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao; 26 cụ
cao tuổi; 78 cháu học sinh theo học các trường Mầm Non, Tiểu học và THCS.
Tình hình phân bố dân cư không tập trung, hệ thống đường giao thông thôn mặc
dù đang được đầu tư, nâng cấp theo chương trình xây dựng nông thôn mới, tuy
nhiên việc đi lại của nhân dân vẫn gặp khó khăn, hiện tại nhiều em học sinh trong
thôn gia đình còn khó khăn nên phải đi bộ đến trường; nhà ở dân cư còn trên 20%
là nhà tạm. Cuộc sống của người dân chủ yếu là canh tác nông nghiệp, song đồng
đất trong thôn nhiễm mặn, trên 90% nhân dân luôn phải sống trong tình trạng
thiếu nước và không được sử dụng nước sạch. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt



và sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và lượng nước trong
các ao, hồ. Đặc biệt vụ chiêm xuân năm 2015 do khí hậu biến đổi, nắng hạn kéo
dài nên gần 40ha diện tích đất trồng lúa của nhân dân bị chết khô do các hồ chứa
nước bị cạn kiệt không có nước để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế khó khăn trên, cá nhân tôi đã lựa chọn nội dung “Giải
pháp huy động thanh niên tình nguyện, xã hội hóa nguồn lực, tổ chức các hoạt
động giúp thôn Cống To, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên trong chương trình xây
dựng nông thôn mới” để triển khai thực hiện và đăng ký đề tài sáng kiến kinh
nghiệm thi đua năm 2015.
3. Giải pháp, quy trình triển khai, thực hiện đề tài:
Quá trình triển khai thực hiện mô hình “Giải pháp huy động thanh niên
tình nguyện, xã hội hóa nguồn lực, tổ chức các hoạt động giúp thôn Cống To, xã
Tiên Lãng, huyện Tiên Yên trong chương trình xây dựng nông thôn mới” trải qua
các bước cụ thể sau:
3.1. Bước 1: Xây dựng Kế hoạch phối hợp với Đảng ủy, chính quyền địa
phương trong việc huy động thanh niên tình nguyện, xã hội hóa nguồn lực giúp
thôn Cống To, xã Tiên Lãng trong chương trình xây dựng nông thôn mới 2015.
Đây là giải pháp quan trọng đầu tiên trước khi triển khai mô hình, việc xây dựng
kế hoạch cụ thể sẽ đưa ra được các giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả phù
hợp tình hình thực tế nhằm nâng cao ý thức của người dân; Các nội dung thực hiện
trong chương trình sẽ cụ thể, thiết thực, sáng tạo, bám sát chỉ đạo chung của huyện,
gắn với những nhiệm vụ chính trị tại địa phương; Huy động được sự vào cuộc, tạo
sự thống nhất về nhận thức, sự đồng thuận chung của cán bộ, nhân dân, thanh
thiếu nhi và các đối tượng có liên quan trong quá trình thực hiện mô hình.
3.2. Bước 2: Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chức họp cùng Đảng ủy,
HĐND, UBND, Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể chính trị xã Tiên Lãng, Bí thư chi
bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn Cống To để thảo luận và thống
nhất các nội dung trong chương trình giúp đỡ thôn; Tiến hành khảo sát thực tế tại

thôn.
3.3. Bước 3: Tiến hành họp thôn cùng nhân dân để tuyên truyền, vận động
nhân dân cùng tham gia thực hiện mô hình. Xác định việc làm tốt công tác thông


tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và huy động sự vào cuộc của nhân dân sẽ
quyết định hiệu quả khi triển khai công việc, phát huy vai trò dân chủ, khách
quan, do đó Huyện Đoàn đã chủ động cùng nhân dân, thanh niên trong thôn bàn
bạc, thảo luận và phân tích để lựa chọn các nội dung, phương án triển khai hiệu
quả nhất.
3.4. Bước 4: Huy động các lực lượng thanh niên tình nguyện, các nguồn
lực tại chỗ và xã hội hóa ủng hộ để triển khai các nội dung chương trình giúp thôn.
3.5. Bước 5: Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra,
giám sát, đánh giá hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. Gắn với chức
năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, nên trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, BTV Huyện Đoàn luôn
chú trọng tới công tác giám sát, kiểm tra về tiến độ triển khai, chất lượng hiệu
quả công việc và các nội dung trong chương trình giúp đỡ.
3.6. Bước 6: Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau khi triển khai mô hình.
Khen thưởng, động viên đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong quá trình triển khai thực hiện.
4. Kết quả cụ thể đạt được:
Qua quá trình triển khai thực hiện Đề tài trong thực tế đã thu được nhiều
kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
4.1. Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tuyên
truyền nhân dân thay đổi nếp sinh hoạt không phù hợp vệ sinh, xây dựng ý thức bảo
vệ môi trường: thành lập Đội Thanh niên xung kích trực tiếp tuyên truyền và hướng
dẫn các hộ gia đình dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc sinh hoạt đảm bảo vệ sinh
(thực hiện vào chủ nhật hằng tuần); tổ chức 35 buổi huy động đoàn viên thanh thiếu
nhi cùng nhân dân ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm; huy động trên 500 đoàn
viên thanh niên tham gia hoạt động cải tạo, vệ sinh môi trường, trồng 1000 cây xanh

tại khu bãi rác của thôn giúp hoàn nguyên môi trường.
4.2. Xã hội hóa 20 triệu đồng để hỗ trợ 02 mô hình nuôi dê cho 02 hộ thanh
niên nghèo của thôn phát triển kinh tế (Đồng chí Tằng Văn Thắng và Trần Xuân
Quỳnh); hỗ trợ vật liệu và 02 triệu đồng tiền mặt làm cổng chào vào thôn.


4.3. Xã hội hóa kinh phí tổ chức các hoạt động và tặng quà cho trẻ em
nghèo trong thôn, cụ thể: Phối hợp Salon tóc Tommy Hải tặng quà, cắt tóc miễn
phí cho trẻ em trong thôn nhân dịp Tháng hành động vì trẻ năm 2015 (Gồm 80
phần quà cho các em học sinh nghèo, 10 suất quà cho 10 hộ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn; 01 suất cho em Chìu Văn Kiên bị U não đang điều trị tại Bệnh
viên, tổng trị giá 8,5 triệu đồng); Phối hợp với Đội Thanh niên tình nguyện
Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh tổ chức Tết Trung thu và tặng quà, học bổng
cho học sinh, trẻ em nghèo và các hộ có hoàn cảnh khó khăn trong thôn, tổng giá
trị 35.000.000đ.
4.4. Huy động công thanh niên tình nguyện giúp nhân dân trong thôn làm
đường bê tông: huy động trên 100 công thanh niên tình nguyện cùng nhân dân
trong thôn, san gạt, đổ bê tông trên 800m đường liên xóm (đoạn đường dẫn ra
khu đánh bắt thủy hải sản của thôn).
4.5. Đặc biệt, Đoàn Thanh niên đã giúp nhân dân trong thôn tham gia cải
tạo hồ Cây Trám, hồ Ba Nán - nơi cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất
nông nghiệp của hơn 100 hộ dân trong thôn: Huy động thanh niên tham gia Lễ
khởi công cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước cây trám (80 công tình nguyện). Tham
gia cải tạo vệ sinh, trồng cỏ xung quanh bờ hồ. Huy động 150 công thanh niên
tình nguyện, máy xúc của thanh niên hoàn thành cải tạo vét lòng hồ, đắp bờ hồ
Ba Nán, góp phần tăng diện tích chứa nước, phục vụ tưới tiêu phát triển sản xuất
nông nghiệp cho nhân dân trong thôn (Ước tính trên thực tế khi triển khai công
trình trị giá 400 triệu đồng, nhưng thanh niên tham gia thực hiện dưới hình thức
xã hội hóa công tình nguyện, giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới chỉ với trị
giá 120 triệu đồng, chủ yếu chi phí dầu máy xúc, bằng 1/3 chi phí so với thực tế).

Công trình hoàn thành không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo, môi trường
sống mà còn là điều kiện quan trọng giúp nhân dân phát triển kinh tế, sản xuất.
Qua thực tiễn triển khai đề tài cho thấy, việc xã hội hóa nguồn lực, công
thanh niên tình nguyện giúp thôn Cống To, xã Tiên Lãng trong chương trình xây
dựng nông thôn mới là một việc làm thiết thực, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Tiên Yên, góp phần huy động mạnh mẽ
hơn tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên, các tầng lớp nhân


dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt trong công tác hỗ trợ, giúp
đỡ nhân dân tại các thôn còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện, làm thay đổi
diện mạo, nếp sống, suy nghĩ và cải thiện công tác vệ sinh môi trường, góp phần
tích cực đẩy nhanh tiến độ về đích nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Yên.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai mô hình, Đoàn Thanh niên huyện còn
gặp một số khó khăn nhất định, do 98% là đồng bào dân tộc Dao, ý thức của
người dân còn nhiều hạn chế, nếp sống sinh hoạt lạc hậu, nên việc tuyên truyền
hướng dẫn nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, hoạt động vệ sinh môi trường đạt kết quả
chưa cao, chưa thực sự thu hút đông đảo người dân tham gia.

Thời gian tới, Đoàn Thanh niên huyện sẽ tiếp tục tăng cường huy động lực
lượng, xã hội hóa nguồn lực để giúp thôn đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới và
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương.

NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI SKKN

La Thị Thủy





×