Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.09 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------------

ĐỀ CƯƠNG THẠC SĨ

Tên đề tài:
“TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG ”

Ngành học: Quản lý kinh tế
Mã số:

Họ tên: Nguyễn Văn Hòa
MSHV: 24 160 279
Lớp: CH24 QLKTC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Hướng

HÀ NỘI, năm 2016


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư chủ yếu làm
việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với
khoảng 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã,


đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định
kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng
giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị,
thị trấn, thị tứ.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình
mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Mục tiêu chung của
chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một
nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị
quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây
dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng

2


nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc
trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt
Nam.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông
thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia
của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông
thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ
bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuât; Kinh
tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã
xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng
cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở
nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày
càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt
nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn
chế, như vấn đề quy hoạch nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều
lĩnh vực và phải mang tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ
còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng.
Đặc biệt chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về huy động nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới. Đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn; nhận thức
nhiều người còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xây
dựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại. Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh
việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công
tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều
nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi
người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự
lãnh đạo của Đảng..." nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
Thực tiễn cũng cho thấy, xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp
khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng sản xuất,

3



quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm
cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh
công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới,
chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về
phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại. Để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan
điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học
cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại
nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt
Nam.
Để xây dựng nông thôn mới đạt tiến độ trên toàn huyện Lạng Giang, vấn đề
huy động các nguồn lực ở các xã miền núi là rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian
qua việc huy động này còn có những hạn chế nhất định. Để góp phần thực hiện tốt
hơn Chương trình xây dựng nông thôn mới, Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
tại các xã miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp
tăng cường huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn ở các xã Miền núi
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong xây dựng nông
thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang giai đoạn 2011- 2015.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp để tăng cường huy động các nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi trên địa bàn huyện Lạng Giang
trong giai đoạn 2016 - 2020.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Kết quả xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Lạng Giang?


4


- Các nguồn lực chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi
huyện Lạng Giang?
- Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tạị các xã miền núi
huyện Lạng Giang?
- Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới?
- Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường huy động nguồn lực
trong xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Lạng Giang?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
Đối tượng khảo sát: các xã miền núi xây dựng nông thôn mới và các hoạt
động liên quan đến việc huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đánh giá thực trạng trong xây dựng nông thôn mới, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang.
- Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu tại các xã miền núi huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong xây dựng nông thôn mới tại các
xã miền núi huyện Lạng Giang qua các năm 2013-2015, kết quả tăng cường huy
động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã huyện Lạng Giang của
năm 2015. Từ đó đưa ra giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang giai đoạn 2016 - 2020.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.2 Vai trò của huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới

5


2.1.2.1. Xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần phát triển
kinh tế hộ.
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
2.1.2.3. Huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới góp phần hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn
2.1.3. Đặc điểm của hoạt động huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới
2.1.4. Nội dung của huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới
2.1.5.1.Nhân tố tự nhiên
2.1.5.2. Nhân tố kinh tế -xã hội
a. Nhân lực
b. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
c. Thị trường
d. Tài chính
e. Quản lý nhà nước và chính sách
g. Truyền thống văn hóa
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.1. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới của
một số nước trên thế giới
2.1.2. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới Việt

Nam
2.1.3. Kinh nghiệm huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới của
một số tỉnh
2.1.4 Một số chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và tỉnh Bắc Giang về
huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
2.3. Các nghiên cứu có liên quan

6


PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Giang là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên
244,41 km², có 21 xã miền núi và 02 thị trấn, dân số 198.660 người (tháng
12/2015), trong đó chủ yếu là người dân tộc kinh, chiếm hơn 99%. So với các
huyện trong tỉnh, huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển
kinh tế xã hội. Trung tâm huyện nằm cách thành phố Bắc Giang 20km và cách thủ
đô Hà Nội 60km, nằm trên quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn lên
cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng- Lạng Sơn.
3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai
3.1.2.2. Dân số và lao động
3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống,
tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo vùng
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách
báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và các tư liệu có trên các trang web có liên quan.
Nguồn số liệu Niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của địa bàn nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp: Sau khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu, sẽ tiến hành điều
tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu các chỉ tiêu định lượng và định tính
- Nội dung điều tra:

7


+ Thông tin cơ bản của các hộ gia đình (số lao động, nghề nghiệp, điều kiện
cơ sở vật chất, trình độ học vấn, quy mô diện tích sản xuất, hình thức sản xuất, thời
gian, sản lượng, năng suất nuôi, áp dụng KHKT, chính sách hỗ trợ của nhà nước ...)
+ Những thuận lợi cũng như khó khăn của hộ nông dân
- Phương pháp điều tra:
+ Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu :
nghề nghiệp, trình độ học vấn, số lao động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
máy móc, quy mô, đối tượng, hình thức, được hưởng hỗ trợ của nhà nước, tình hình
áp dụng TBKHKT mới và các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động.
Đồng thời có những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có những nhận xét, kiến
nghị...
+ Điều tra, phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung của phiếu điều tra đã được
xây dựng, tiến hành điều tra thử trên một số hộ dân. Mục đích đánh giá lại những
thông tin hộ có thể cung cấp, chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho phù hợp rồi tiến hành
điều tra thật tại các hộ lựa chọn.
- Số lượng điều tra: Đề tài lựa chọn nghiên cứu sâu tại 3 xã(dự kiến lựa chọ 3
xã đại diện cho vùng cao, vùng đồng bằng, vùng chũng của huyện. Dự kiến là xã

Nghĩa Hòa, Tân Dĩnh, Đại Lâm), ngoài việc phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến
công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng nông thôn mới, đề tài thu thập thông tin từ 90 hộ
đại diện tại 3 xã này, phương pháp chọn đại diện cho 3 nhóm hộ: hộ khá, hộ trung
bình và hộ nghèo.
3.2.3 Phương pháp phân tích
* Thống kê mô tả:
Phương pháp này được dùng để đánh giá mô tả phạm vi nghiên cứu, những
đặc trưng của các hộ gia đình được khảo sát và những chỉ tiêu được dùng để đánh
giá như: quy mô diện tích, hình thức, đối tượng. Qua đó phản ánh được những nét
cơ bản về tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Nho Quan.
* Phương pháp so sánh: phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình
hình sản xuất, kết quả, hiệu quả.

8


* Phân tổ thống kê:
Phương pháp này nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các
bảng thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê. Sau khi đã
phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau,
việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các
thành phần, sẽ rút ra các nhận xét.
* Phương pháp PRA:
Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) cũng sẽ được
sử dụng trong đề tài này thông qua một số kỹ thuật như thu thập tài liệu có sẵn, tạo
lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và sử dụng phương
pháp phỏng vấn linh hoạt.
Các kỹ thuật và cách thức thực hiện PRA trong đề tài:
Phương pháp PRA


Cách thức thực hiện
- Lựa chọn những người dân tham gia.

Làm việc theo nhóm

- Bố trí địa điểm, thời gian làm việc.
- Tiến hành các công cụ PRA lựa chọn.

Phỏng vấn linh hoạt

- Chuẩn bị danh mục, chủ đề phỏng vấn.
- Xây dựng các câu hỏi mở, câu hỏi bán định hướng.

+ Công cụ phân tích SWOT: Thực hiện bằng cách xem xét những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương ở hiện tại. Để từ đó có những
giải pháp thích hợp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt
qua thách thức trong tương lai, đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho huy
động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại các xã miền Núi huyện Lạng
Giang.
+ Strenght – các điểm mạnh (S); Đây là những điểm mạnh để, những yếu tố
nội tại của hộ như vốn, lực lượng lao động kinh nghiệm sản xuất.
+ Weaknesses- các điểm yếu (W): đây là những điểm còn chưa hoàn thiện,

9


chưa tốt, các yếu tố kém bên trong của hộ như thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu tính
năng động, trông chờ ỉ lại...
+ Opprtunnities – các cơ hội (O): đây là các yếu tố bên ngoài, là những cơ

hội, yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế, chính sách của nhà nước và của địa
phương khuyến khích.
+ Threats- các mối nguy (T): Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài
mà các hộ có thể phải đối mặt như: sự cạnh tranh của sản phẩm vùng khác, tiêu
chuẩn cần phải tuân thủ.
- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập có chọn
lọc ý kiến đánh giá của những cán bộ chỉ đạo, quản lý cán bộ phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư.... Từ đó rút ra
những nhận xét về thực trạng chương trình và có hướng giải pháp được chính xác
và khách quan hơn.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích
* Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động các nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Lạng Giang:
* Chỉ tiêu đánh giá kết quả của huy động các nguồn lực:
Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả:
Hiệu quả kinh tế các nguồn lực:
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí = GO/TC
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí = VA/TC
+ Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí = MI/TC
Hiệu quả sử dụng lao động:
+ Giá trị sản xuất trên ngày người = GO/LC
+ Giá trị gia tăng trên ngày người = VA/LC
+ Thu nhập hỗn hợp trên ngày người = MI/LC
Hiệu quả sử dụng đất đai:
+ Hệ số sử dụng ruộng đất
+ Giá trị sản xuất/ 1ha canh tác
+ Thu nhập/1 ha canh tác

10



PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
tại huyện Lạng Giang, tỉnh bắ Giang
4.1.1. Các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
4.1.2. Quy mô huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện
4.1.3 Cơ cấu các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
4.1.4. Tổ chức các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
4.1.5 Các hình thức huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
4.1.6 Đánh giá kết quả và hiệu quả huy động các nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới
4.1.6.1 Về kinh tế
4.1.6.2 Về xã hội
4.1.6.3 Về môi trường
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
4.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
* Đầu tư cho xây dựng nông thôn mới
* Lao động trong xây dựng nông thôn mới
4.2.2. Khoa học kỹ thuật
4.2.3. Đặc điểm văn hóa
4.3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
4.3.4. Chính sách và qui hoạch huy động các nguồn lực trong xây dựng nông
thôn mới
4.4. Định hướng và giải pháp huy động các nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới tại các xã miền núi huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang


11


4.4.1. Căn cứ của các giải pháp (quan điểm mục tiêu và định hướng tăng
cường huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới của huyện Lạng
Giang)
4.4.2. Định hướng huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
4.4.3 Các giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực trong xây dựng
nông thôn mới cho các xã miền núi huyện Lạng Giang
5. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
- Đối với nhà nước
- Đối với chính quyền địa phương
- Đối với người dân
- Đối với nhà khoa học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về
việc ban hành bộ tiêu trí Quốc gia về xây dượng nông thôn mới và Quyết định số
342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 về việc sửa đổi một số tiêu trí của bộ tiêu trí Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới.
2. Quyết định Số: 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.....
3. Niên giám thống kê Bắc Giang năm 2015.

12


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Thời gian: Tháng 4/2016 – tháng 5/2017
Hoạt động
Nhận đề tài và chuẩn bị đề cương
Bảo vệ đề cương sơ bộ tại bộ môn
Hoàn thiện đề cương
Thu thập thông tin thứ cấp
Thiết kế phiếu điều tra
Điều tra thử và hoàn thiện phiếu điều tra
Nghiên cứu thực địa
Thu thập thông tin sơ cấp
Nhập số liệu
Báo cáo tiến độ
Tổng hợp, xử lý số liệu
Phân tích, hình thành báo cáo
Viết bản thảo luận văn
Chỉnh sửa bản thảo
Thẩm định luận văn ở BM
Bảo vệ luận văn

Thời gian
4/2016
27/5/2016
6/2016
20/6-10/7/2016
11/7-20/7/2016
25/7-10/8/2016
10/8-15/8/2016
15/7-10/9/2016
11/9-30/9/2016
12/2016

20/12/2016
1/2017
1/2017
3/2017
..../2017
dự kiến 5/2017

Ghi chú

Giáo viên hướng dẫn

Học viên

TS. Lê Ngọc Hướng

Nguyễn Văn Hòa

13



×