Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐA DẠNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp QUA CHỦ đề “THANH NIÊN với VIỆC GIỮ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.87 KB, 11 trang )

ĐA DẠNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP QUA CHỦ ĐỀ
“THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một đòi hỏi tất yếu của
quá trình giáo dục. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh mở
rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tính tích cực xã hội và kỹ năng
sống. Là dịp để các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn để làm
giàu thêm vốn sống cho mình. Bên cạnh đó, những hình thức hoạt động xã
hội, hoạt động thực tiễn là phương tiện rất tốt để học sinh rèn luyện các
phẩm chất nhân cách như: tình thương người, tình đoàn kết, lòng tự trọng,
lòng khoan dung, tính tập thể,...
Tuy nhiên không phải tiết học ngoài giờ lên lớp nào cũng thành công, đem
lại hứng khởi cho học sinh. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách
tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một
mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi giờ học
đến.
Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm “ Đa dạng hình thức hoạt động ngoài giờ
lên lớp qua chủ đề: Thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ” là
những kinh nghiệm của chúng tôi trong việc sử dụng các hoạt động ngoài
giờ lên lớp sao cho có hiệu quả nhất, có sức hấp dẫn, giúp học sinh tham gia
một cách hào hứng, tự nguyện và qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, vì tập
thể, sự hòa đông... của học sinh.

II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với
sự hình thành nhân cách của HS
+ Thực hiện chương trình phân ban THPT từ năm học 2006-2007 của Bộ
GD&ĐT, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục
toàn diện học sinh. Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm


khắc sâu các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoài giờ học. Từ đó giúp
các em trang bị đầy đủ khả năng để có thể hòa nhập với xã hội. Vai trò của
GV đối với hoạt động này là không nhỏ, đặc biệt GVCN là người trực tiếp
chỉ đạo, cố vấn và giúp các em hoàn thành được những kỹ năng cơ bản như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng xây
dựng quan hệ cá nhân.


+Theo quan điểm của các nhà lí luận giáo dục, giáo dục không chỉ diễn ra
trên lớp, trong tiết học mà còn thực hiện ở ngoài lớp, ngoài trường theo
phương thức kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội thông qua
các hình thức như học tập, lao động, vui chơi, hoạt động môi trường, sinh
hoạt tập thể…hoặc trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định
trong chương trình.
+ Việc tổ chức cũng như quản lý tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
sẽ tạo môi trường thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục để
tiềm năng học sinh có cơ hội bộc lộ nhằm góp phần phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh.

- Xuất phát từ tâm lí tiếp nhận của học sinh, tâm lí lứa tuổi
Để dạy học cũng như giáo dục đạt kết quả cao, chúng ta không thể coi
học sinh là khách thể thụ động, mà các em thực sự là một chủ thể có ý thức,
hoạt động tích cực để đón nhận tri thức (giáo trình Giao tiếp sư phạm của
GVC Lê Thanh Hùng - Trường Đại học An Giang). Nhưng, nếu học sinh
đón nhận tri thức chỉ theo một cách quen thuộc, hay một hình thức có sẵn
mà không có sự thay đổi, học sinh sẽ nảy sinh tâm lí nhàm chán, thụ động
chứ không còn tích cực nữa.
Theo tâm lí học- tâm lí lứa tuổi THPT, ở lứa tuổi này, các em có yêu
cầu cao hơn trong công việc, trong cách suy nghĩ. Là lứa tuổi mang tính chất
tập thể nhất. Bởi vậy, hoạt động tập thể có vai trò lớn trong sự hình thành và

phát triển nhân cách thanh niên mới lớn. Có những việc, người lớn không
được quyết định thay, làm thay. Học sinh ở lứa tuổi này cũng rất muốn
chững tỏ mình, rất muốn thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động
tập thể.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Thực tiễn công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường trong
những năm qua: chỉ được tiến hành một cách phong trào, nặng về hình
thức và các hoạt động bề nổi như, văn nghệ … hoặc biến thành một buổi tự
sinh hoạt của lớp. Điều đó dẫn đến HĐGD ngoài giờ lên lớp rời rạc, thiếu
thực tế, không sinh động ... tạo tâm lí chán nản cho đối tượng tham gia.
- Thực tiễn về cách thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của cá
nhân.
+ Trong những năm học trước đây, việc tổ chức hoạt động lên lớp chủ yếu là
theo nội dung hoạt động và gợi ý thực hiện các hoạt động từ tài liệu hoạt
động ngoài giờ lên lớp của Bộ GD & ĐT. Song trong quá trình thực hiện


chúng tôi thấy rằng những hoạt động được nêu trong các chủ đề còn đơn
điệu, nhiều khi lặp lại ở hình thức thảo luận, toạ đàm.
Ví dụ: ở chủ đề tháng 1: “Thanh niên với việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân
tộc”, tài liệu chỉ gợi ý 2 nội dung hoạt động sau:



Thảo luận chủ đề: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”
Trình diễn trang phục các dân tộc Việt Nam

Vậy nên, để tiết hoạt động ngoài giờ có hiệu quả, giáo viên nhất thiết phải
đầu tư, thiết kế thêm một số hình thức hoạt động khác nhằm tạo sự hấp dẫn
lôi cuốn với học sinh.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ( ĐA DẠNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP QUA CHỦ ĐỀ “THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ
GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”)
1. Mục tiêu của hoạt động: Sau hoạt động, học sinh cần:
- Nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hoá dân tộc , có ý thức trong việc gìn
giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Biết phân tích các nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc và những nét văn
hóa địa phương.
- Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa- xã hội do nhà trường tổ chức.
2. Các hình thức hoạt động cụ thể: trên cơ sở mục tiêu của hoạt động,
chúng tôi đã thực hiện chủ đề này với sự phối hợp tham gia của 2 lớp: 12A2
&12 C4, trong thời gian 60 phút như sau:
2.1. Trò chơi “Đoán hình bắt chữ”:
a. yêu cầu của hoạt động: học sinh sẽ tìm hiểu về đặc sắc văn hóa dân tộc
qua những hình ảnh được trình chiếu.
b. Nội dung: Học sinh sẽ chuẩn bị trên P.P theo hướng dẫn của Giáo viên
theo những nội dung sau:
- Lễ hội: Đêm rằm phố cổ, đua ghe ngo, lễ hội trái cây Nam Bộ...
- Công trình văn hóa: chùa Một Cột, Văn Miếu, cố đô Huế...
- Các địa danh văn hóa- lịch sử: Điện Biên Phủ, thành cổ Quảng Trị, nghĩa
trang Trường Sơn...


Bên cạnh việc chuẩn bị nội dung trên P.P, giáo viên nhắc học sinh chuẩn
bị thêm các phương tiện cho hoạt động như: máy chiếu, cử người điều khiển
chương trình, phần thưởng.
c. Hình thức:
- 1 học sinh tham gia trình chiếu P.P, 1 học sinh dẫn chương trình
- Toàn bộ học sinh 2 lớp tham gia
- Kết thúc hoạt động, người điều khiển nhận xét tinh thần tham gia của 2

lớp, đề nghị xem lại phần chuẩn bị cho hoạt động 2.
2.2. Phần thi “Ai nhanh hơn”
a. Yêu cầu của hoạt động: học sinh tìm hiểu văn hóa ẩm thực đặc sắc của
các vùng miền trong cả nước
b. Nội dung: trong khoảng thời gian 5 phút, học sinh ghi tên những món ăn
đặc sắc của các vùng miền. Đội nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng trong phần
thi này.
c. Hình thức: mỗi lớp cử một đội lên tham gia phần thi này (2-3 học sinh),
chuẩn bị bảng, bút lông, cử 1 HS dẫn chương trình, Giáo viên và tất cả
những học sinh ở dưới sẽ là giám khảo của phần thi này.
- Kết thúc hoạt động, giáo viên nhận xét sự hiểu biết về văn hóa ẩm thực của
học sinh, tinh thần tham gia của 2 đội, của cổ động viên 2 lớp, phát thưởng.
2.3. Phần giao lưu với khán giả: cử 1 học sinh dẫn chương trình phần
này.Đây là phần tìm hiểu về văn hóa địa phương.
- Người dẫn chương trình sẽ giới thiệu nét riêng của văn hóa địa phương.
- Có 4 câu hỏi, học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ có phần thưởng.
Ví dụ: Kể tên những làng nghề truyền thống của Quảng Nam
+ Giải thích nghĩa của cụm từ “Ngũ phụng tề phi”?
+ Kể tên ít nhất 3 lễ hội truyền thống của Quảng Nam
+ Hãy thể hiện một điệu hát hò khoan dí dỏm, dễ thương của Quảng Nam?
2.4. Thi hát và đoán những làn điệu dân ca của một số dân tộc Việt
Nam


a. Chuẩn bị: Mỗi lớp chuẩn bị 2 tiết mục
b. Hình thức: 2 lớp xen kẻ trình diễn. Lớp này sẽ trả lời câu hỏi của lớp
khác đưa ra: Tên của làn điệu dân ca này? Hoặc làn điệu này của dân tộc
nào (vùng miền nào?)
- Kết thúc hoạt động, người dẫn chương trình nhận xét, trao thưởng.
2. 5. Phần thi “Ai? Là gì?”

a. Yêu cầu của hoạt động:
-Học sinh hiểu được nếp sống văn hóa lâu đời của các dân tộc qua trang
phục của họ.
- Ủng hộ việc giữ gìn và duy trì các trang phục mang bản sắc dân tộc, biết
lựa chọn trang phục phù hợp.
b. Tổ chức
- Về trang phục : mỗi lớp trình diễn một trang phục đặc trưng của một dân
tộc. Người trình diễn hỏi: “Đây là trang phục của dân tộc nào?”Lớp kia sẽ
trả lời.
- Về phong tục: mỗi lớp một tiết mục: 1 học sinh sẽ ra sân khấu diễn xuất
bằng điệu bộ về một phong tục của người Việt ( giáo viên gợi ý cho học sinh
chuẩn bị: phong tục bới tóc, ăn trầu..), người diễn xuất hỏi “ Đây là phong
tục gì của người Việt?”. Lớp kia sẽ trả lời.
- Kết thúc hoạt động, giáo viên sẽ nhận xét, trao thưởng.
- Cuối cùng, giáo viên tổng kết những hoạt động của học sinh,
lưu ý về những nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy; những hủ tục lạc hậu
cần bài trừ...
2.6. HS viết báo cáo thu hoạch
Để kiểm tra nhận thức của học sinh về hoạt động, giáo viên yêu cầu học sinh
về nhà viết báo cáo thu hoach về nội dung sau:
- Qua buổi sinh hoạt, em biết thêm điều gì về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Theo em, văn hóa Việt Nam sẽ như thế nào trong thời kì hội nhập hiện
nay?


Phần báo cáo này có thể thay cho nội dung của phần tọa đàm như trong tài
liệu hướng dẫn tổ chức HĐNGLL mà thực chất là một hình thức rất khô
khan, ít gây hứng thú ở học sinh.
3. KẾT QUẢ
Với những hình thức tổ chức như trên, học sinh tham gia rất hào hứng,

sôi nỗi. Một số học sinh cũng đã chứng tỏ năng lực của mình trong vai trò
của người dẫn chương trình. Đặc biệt, học sinh cũng đã tự thiết kế phần
trình chiếu P. P rất ấn tượng.
Với tiết học này, học sinh không những rèn kĩ năng giao tiếp, tinh thần
tập thể, sự hòa đồng mà còn chứng tỏ sự hiểu biết của mình về văn hóa, về
kĩ năng sử dụng thành thạo tin học- một trong những yêu cầu mà nhà trường
hướng đến cho học sinh.
Sau tiết HĐNGLL, chúng tôi cũng đã điều tra ý kiến của học sinh về tiết
học cũng như các tiết HĐNG khác mà các em tham gia, hầu hết học sinh
đều tỏ ra rất hứng thú với các hình thức nêu trên.
III. KẾT LUẬN
Mỗi hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đều có ưu thế riêng
của nó. Vấn đề là trong thời gian cụ thể cho phép, giáo viên có thể chọn lựa
và sáng tạo thêm các hình thức cho phù hợp với mỗi chủ đề, với hứng thú,
với nhận thức và khả năng có thể có của học sinh.
Lựa chọn những hình thức như trên, chúng tôi nghĩ rằng đã đáp ứng
được điều đó. Bởi phần thưởng xứng đáng với giáo viên không gì hơn lời
nhận xét của học sinh: “Đây là tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp vui nhất, thú
vị nhất mà em từng tham gia”.
IV. KIẾN NGHỊ
Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay vẫn còn nhiều
lúng túng về phương pháp, hình thức, vẫn còn tư tưởng xem tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp như là tiết sinh hoạt đơn thuần. Nên thành
lập Ban Hoạt động ngoài giờ lên lớp để cùng phối kết hợp GVCN lớp đưa ra
kế hoạch, phương án hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng
của nhà trường.
Giáo viên nên thống nhất trong nhóm giáo viên chủ nhiệm của khối lớp để
phân công cụ thể: nếu tổ chức hoạt động chung của cả khối thì mỗi giáo
viên chỉ đảm nhận 1 chủ đề. Làm như thế, giáo viên sẽ đỡ vất vả hơn trong



iệc HĐNGLL, sẽ có thời gian thiết kế để hoạt động có hiệu quả hơn, tránh
hiện tượng làm qua loa, chiếu lệ.
Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng, sự hấp dẫn, phong phú của hoạt
động, đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định về kinh phí. Nhà trường nên
tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cho các tiết học này.
Cần tăng cường tìm kiếm, mua thêm tài liệu tham khảo để phục vụ cho
hoạt động này.

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của hoạt động
3.2 Các hình thức tổ chức cụ thể
4. Kết quả nghiên cứu
III. KẾT LUẬN
IV. KIẾN NGHỊ

Trang
2
3
3
4
4
4
5
8

8
8


PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010- 2011
----------------------------------(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường THPT Lê Quý Đôn
- Đề tài: ĐA DẠNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP QUA
CHỦ ĐỀ “THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC”

- Họ và tên tác giả: : Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Trúc Đào
- Đơn vị: Tổ Ngữ văn. Trường THPT Lê Quý Đôn
- Điểm cụ thể:
Phần

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lý luận

Nhận xét
Điểm tối
của người đánh giá xếp loại đề đa
tài
1
1

4. Cơ sở thực tiễn


2

5. Nội dung nghiên cứu

9

6. Kết quả nghiên cứu

3

7. Kết luận

1

8.Đề nghị
9.Phụ lục
10.Tài liệu tham khảo

1

11.Mục lục

1

Điểm đạt
được


12.Phiếu đánh giá xếp
loại

Thể thức văn bản, chính
tả
Tổng cộng

1
20đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 - 2011
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn
1. Tên đề tài: ĐA DẠNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
QUA CHỦ ĐỀ “THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN
TỘC”

2. Họ và tên tác giả: Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Trúc Đào.
3. Chức vụ: Giáo viên .Tổ: Ngữ Văn
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a)
Ưu điểm: ..........................................................................................................
...................
.....................................................................................................................
........
.....................................................................................................................
........



.....................................................................................................................
........

b) Hạn
chế: ...................................................................................................................
..........
.....................................................................................................................
........
.....................................................................................................................
........
.....................................................................................................................
........

5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THPT Lê Quý
Đôn thống nhất xếp loại : .....................
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ

tên)
............................................................
............................................................
............................................................

II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:

Chủ tịch HĐKH


(Ký, ghi rõ họ tên)
tên)
............................................................
............................................................

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ



×